Tiết 2+3: Tập đọc
Ngôi nhà.
I-Mục đích yêu cầu.
1. Học sinh đọc trơn cả bài: Đọc đúng các tiếng: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ.
- Biết nghỉ hơi khi gặp các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy( dấu chấm nghỉ dài hơn so với dấu phẩy)
2. Ôn các vần yêu, iêu, tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần trên. Hiểu các từ ngữ và câu thơ cuối bài
3. Trả lời được các cau hỏi về hình ảnh ngôi nhà. Hiểu được tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ.
- Nói được tự nhiên, hồn nhiên về ngôi nhà em mơ ước.
- Học thuộc lòng khổ thơ em thích
- Giáo dục học sinh bảo vệ ngôi nhà.
II-Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III-Các hoạt động dạy học
TUẦN 28 ( Từ ngày 23 đến 27 / 3 ) T.N MÔN TÊN BÀI DẠY GHI CHÚ 2 23/ 3 C . cờ Tập đọc Ngôi nhà T1 Tập đọc T2 Toán Giải toán có lời văn ( tt) Â.N 3 24/ 3 T viết Tô chữ hoa : H,I,K Toán Luyện tập Chính tả Ngôi nhà Đ Đ Chào hỏi và tạm biệt T 1 4 25/ 3 Tập đọc Quà của bố T 1 Tập đọc T 2 Toán Luyện tập TNXH Con muỗi 5 26/ 3 T Dục Bài thể dục . Chính tả Quà của bố Toán Luyện tập chung Mĩ thuật 6 27/ 3 Tập đọc Vì bây giờ mẹ mới về T1 Tập đọc T2 Thủ công Cắt dán hình tam giác T 1 KC Bông hoa cúc trắng S H Đánh giá hoạt động trong tuần Thứ hai ngày 23 tháng 3 năm 2009 Tiết 1 : Chào cờ Tiết 2+3: Tập đọc Ngôi nhà. I-Mục đích yêu cầu. 1. Học sinh đọc trơn cả bài: Đọc đúng các tiếng: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. - Biết nghỉ hơi khi gặp các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy( dấu chấm nghỉ dài hơn so với dấu phẩy) 2. Ôn các vần yêu, iêu, tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần trên. Hiểu các từ ngữ và câu thơ cuối bài 3. Trả lời được các cau hỏi về hình ảnh ngôi nhà. Hiểu được tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ. - Nói được tự nhiên, hồn nhiên về ngôi nhà em mơ ước. - Học thuộc lòng khổ thơ em thích - Giáo dục học sinh bảo vệ ngôi nhà. II-Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa. III-Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 học sinh lên bảng đọc bài Con quạ thông minh trong SGK. - Trả lời 2 câu hỏi trong sgk - Giáo viên nhận xét - Sửa sai - Ghi điểm. 2. Bài mới: Tiết 1 a/Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài lên bảng, b/Giảng bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1:Hướng dẫn HS luyện đọc . + Giáo viên đọc lần 1. - Đọc mẫu toàn bài văn: giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm, thiết tha. a. Đọc tiếng, từ. - Cho HS tìm tiếng, từ ngữ khó,giáo viên gạch chân, kết hợp phân tích một số từ khó hiểu để củng cố phần học vần và giải nghĩa một số từ khó hiểu. - thơm phức là mùi thơm rất mạnh, rất hấp dẫn. ? Tiếng xuyến gồm âm gì ghép vần gì? -Cho hs đọc từ khó b. Luyện đọc câu: - Gọi HS lần lượt đọc nối tiếp các câu trong bài. c. Luyện đọc đoạn, bài. - Gọi HS đọc nối tiếp mỗi học sinh 1 đoạn. - Giáo viên nhận xét - Sửa sai - Cho hs đọc cả bài Giải lao. Hoạt động 2: Ôn các vần : yêu, iêu - Gọi HS nêu yêu cầu bài 1 ? Tìm tiếng trong bài có vần yêu? - Gọi HS nêu yêu cầu bài 2 ? Tìm tiếng ngoài bài có vần iêu ? - Gọi HS nêu yêu cầu bài 3 - Cho HS nhìn tranh đọc câu mẫu SGK. - Cho HS nói câu . Tiết 2 Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài. - Gọi học sinh đọc hai khổ thơ 1-2 ? Ở ngôi nhà mình bạn nhỏ nhìn thấy gì? ? Nghe thấy gì ? ? Ngửi thấy gì ? - Gọi học sinh đọc khổ thơ 3 ? Đọc những câu thơ về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước ? - Giáo viên nhận xét . Giải lao : Cho HS hát + Đọc diễm cảm lần 2. Giải lao. - Thi đọc thuộc lòng khổ thơ em thích. - GV nhận xét - Sửa sai - Ghi điểm. Hoạt động 2:Luyện nói. - cho học sinh đọc tên bài luyện nói. -Cho hs xem tranh-thảo luận -Cho hs nói về ngôi nhà mơ ước của mình + Nội dung bài nói gì? - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc cá nhân- Lớp đọc thầm - 1 học sinh đọc bài. -hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. - âm x ghép vần uyên dấu sắc. -Hs đọc cn-đt - 1 học sinh đọc trơn câu đầu, các học sinh đọc câu tiếp theo. - HS đọc nối tiếp mỗi em 1 khổ thơ. - Học sinh đọc bài các nhân- đt. 1. Tìm tiếng trong bài. - yêu 2. Tìm tiếng ngoài bài có vần iêu -buổi chiều, chiếu phim, cánh diều 3. Nói câu có chứa tiếng có vần yêu, iêu ngoài bài. - 2 HS đọc câu mẫu VD: Em rất yêu mến bạn bè - Em gái rất yếu ớt. Cô dạy em rất hiểu bài. - 3 học sinh đọc cn. - Hàng xoan trước ngõ, hoa nở như mây từng chùm. - Tiếng chim đầu hồi lảnh lót. - Mùi rơm rạ lợp trên mái nhà, trên sân thơm phức. -3 Học sinh đọc cn Em yêu ngôi nhà Gỗ tre mộc mạc Như yêu đất nước Bốn mùa chim ca -HS lắng nghe - Học sinh thi đọc . - Nói về ngôi nhà em mơ ước. -Hs thảo luận nhóm (2 em ) -Hs thi nói ve àngôi nhà mơ ước của mình - Bạn nhỏ rất yêu ngôi nhà. 3)Củng cố : Gọi HS đọc lại bài. ? Để bảo vệ ngôi nhà của mình các con cần làm gì?( Giữ gìn sạch đẹp, lau và không vẽ bậy lên tường nhà) 4) Dặn dò : Vềnhà học bài-viết bài -Xem trước bài:Quà của bố Tiết 4: Toán Giải toán có lời văn (tt) I-Mục đích yêu cầu - Củng cố về kỹ năng giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn - Tìm hiểu bài toán. ( Bài toán cho biết gì? BT hỏi gì? ) - Giải bài toán ( Thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết nêu trong câu hỏi, trình bày bài giải.) - Giáo dục học sinh làm bài cẩn thận. III-Các hoạt động dạy học - Chuẩn bị : Viết sẵn bài 1 , 2 lên bảng lớp. 1-Kiểm tra bài cũ -Cho 3 hs lên bảng làm 65 49 19 = 15 + 4. - Giáo viên nhận xét - Sửa sai - Ghi điểm. 2-Bài mới a.Giới thiệu bài:Gv ghi đề bài lên bảng b.Giảng bài Hoạt động của thầy Hoạt động của trò -Cho hs đọc bài toán 1 -Hd hs tóm tắt ? Bài toán cho biết gì ? -Bài toán hỏi gì ? - Cho học sinh lên bảng giải . - Cho học sinh ở dưới lớp làm phép tính bảng con. - Giáo viên nhận xét - Sửa sai- Ghi điểm. Nghỉ 5 phút - Cho học sinh đọc yêu cầu bài 2 Hd hs tóm tắt ? Bài toán cho biết gì? ? Bài toán hỏi gì? - Cho học sinh lên bảng làm bài. - Ở dưới lớp làm bảng con. - Giáo viên nhận xét - Sửa sai - Ghi điểm. - Cho hs đọc bài 3 -Hd hs tóm tắt -Bài toán cho biết gì ? -Bài toán hỏi gì ? -Cho hs làm bài vào vở - Chấm điểm - Sửa sai –nhận xét Bài 1: Có 8 con chim đậu trên cành cây,sau đó có hai con bay đi. Hỏi trên cây con lại mấy con chim ? Tóm tắt Có : 8 con chim Bay đi: 2 con chim Còn lại :con ? Bài giải Trên cây còn lại số con chim là: 8 - 2 = 6 ( con ) Đáp số: 6 con chim Bài 2 : An có 8 quả bóng. An thả 3 quả bay đi. Hỏi An còn lại mấy quả? Tóm tắt An có : 8 quả bóng Đã thả:3 quả bóng Còn lại: quả bóng? Bài giải An còn lại số bóng là: 8 - 3 = 5 (quả bóng) Đáp số: 5 quả bóng Bài 3: Đàn vịt có 8 con, 5 con ở dưới ao. Hỏi trên bờ có mấy con? Tóm tắt Đàn vịt có :8 con Dưới ao :5 con Trên bờ :con ? Bài giải Trên bờ còn lại số con vịt là: 8 - 5 = 3( con) Đáp số : 3 con vịt 3) Củng cố : Nêu các bước tiến hành giải toán có lời văn ? (đọc kĩ đề-tóm tắt-giải) 4) Dặn dò : Về nhà làm vbt ø xem trước bài :Luyện tập Nhận xét tiết học. Thư ùba ngày 24 tháng 3 năm 2009 Tiết 1: Tập viết Tô chữ hoa : H, I, K I-Mục đích yêu cầu. - Học sinh biết tô các chữ hoa H, I, K. - Viết đúng các vần uôi, ươi,; các từ ngữ: nải chuối, tưới cây, iêt, viết đẹp, uyêt , duyệt binh , chữ thường,cỡ vừa,đúng kiểu, đều nét, đưa bút viết đúng theo quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa con chữ trong vở. Gd hs Giữ gìn vở sạch chữ đẹp II Đồ dùng dạy học. - Chữ hoa : H, I, K . Bảng kẻ sẵn - Bảng phụ viết sẵn. III Các hoạt động dạy học. 1 Kiểm tra bài cũ : - GV kiểm tra vở viết ở nhà của HS , chấm điểm 3 em. - Giáo viên nhận xét . 2 Bài mới: a/ Giới thiệu bài:Giáo viên ghi đề bài lên bảng, b/ Giảng bài: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Hướng dẫn tô chữ hoa: H, I, K. - Cho học sinh quan sát chữ hoa ? Chữ H hoa gồm mấy nét cao mấy li ? - Gv nêu quy trình tô. ? Chữ I hoa gồm mấy nét?cao mấy li ? ? Chữ K hoa có mấy nét? cao mấy li ? -Gọi 3 em lên bảng tô chữ hoa . - Gv nhận xét . Hoạt động 2:Hướng dẫn HS viết vần, từ ngữ. - Gọi HS nhìn bảng phụ đọc lại các vần, từ ngữ. ? Những con chữ nào cao 5 li , dài 5 li? ? Những con chữ nào cao 4 li, dài 4 li ? ? Những chữ nào cao 3 li ? ? Những chữ nào cao 2 li ? - Cho HS viết bảng con. - Giáo viên nhận xét - sửa sai Giải lao: Cho lớp hát 1 bài Hoạt động 3:Thực hành viết vào vở. - Gọi HS đọc lại nội dung bài viết - Theo dõi uốn nắn học sinh viết đúng mẫu chữ hiện hành, đúng độ cao, đúng khoảng cách, nối nét, cách cầm bút, cách đặt vở, tư thế ngồi viết, Hoạt động4: Chấm điểm. - Thu vở chấm điểm, Chọn bài viết đẹp nhất, đúng mẫu chữ, đúng độ cao - Tuyên dương học sinh viết đẹp. -Hs quan sát - Gồm 3 nét, nét 1 là kết hợp 2 nét cơ bản - cong trái và lượn ngang , nét 2 là kết hợp của 3 nét cơ bản - khuyết ngược, khuyết xuôi và nét móc phải, nét 3 là nét thẳng đứng ,cao 5 li. - Gồm 2 nét : nét 1 là kết hợp của 2 nét cơ bản - cong trái và lượn ngang , nét 2 là nét móc ngược trái.cao 5 li - 3 nét ( nét cong dưới và nét lượn dọc , nét 3 là kết hợp của 2 nét cơ bản - móc xuôi phải và nét móc ngược phải nối liền nhau , tạo 1 vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.cao 5 li. - 3 HS lên bảng tô, lớp nhận xét - HS đọc CN- ĐT + Con chữ h, g, y, b + Con chữ đ, p + Chữ t + Chữ u,ô,i,ư,ơ,â. - HS viết bảng con uôi, nải chuối, ươi, múi bưởi. iêt, viết đẹp , uyêt, duyệt binh - Học s ... ết sai -Xem trước bài : Hoa sen Thứ sáu ngày 27 tháng 3 năm 2009 Tiết 1 + 2: Tập đọc : Vì bây giờ mẹ mới về. I-Mục đích yc. 1.Học sinh đọc trơn cả bài: Đọc đúng các tiếng khó : khóc oà, hoảng hốt,các từ ngữ: cắt bánh, đứt tay - Biết nghỉ hơi khi gặp các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy( dấu chấm nghỉ dài hơn so với dấu phẩy) 2.Ôn các vần ưt,ưc; tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ưt, ưc, Hiểu các từ ngữ trong bài . Nhận biết được các câu hỏi; biết đọc đúng câu hỏi. - Hiểu nội dung bài : cậu bé làm nũng mẹ, mẹ về mới khóc. - Nói năng tự nhiên, hồn nhiên theo yêu cầu luyện nói. -GD hs không nên làm nũng bố mẹ II-Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài đọc skg III-Các hoạt động dạy học 1 Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 học sinh lên bảng đọc bài Quà của bố SGK.-Trả lời câu hỏi - Giáo viên nhận xét - Sửa sai - Ghi điểm. 2 Bài mới: Tiết 1 a/Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài lên bảng, b/Giảng bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh luyện đọc . * Giáo viên đọc lần 1. - Đọc mẫu toàn bài văn: giọng hốt hoảng, ngạc nhiên của bé. a. Đọc tiếng, từ. - Cho học sinh tìm tiếng, từ ngữ khó,giáo viên gạch chân, kết hợp phân tích một số từ khó hiểu để củng cố phần học vần và giải nghĩa một số từ khó hiểu. -Cho hs đọc cn-đt b. Luyện đọc câu: - Gọi học sinh lần lượt đọc nối tiếp các câu trong bài. c. Luyện đọc đoạn, bài. - cho học sinh đọc nối tiếp mỗi học sinh 1 đoạn. -Cho hs đọc cả bài - Giáo viên nhận xét - Sửa sai Giải lao. Hoạt động 2: Ôn các vần : ưt, ưc a. Tìm tiếng trong bài. ? Tìm tiếng trong bài có vần ưt? b.Tìm tiếng ngoài bài - có vần ưt? - có vần ưc? b. Nói câu có chứa tiếng có vần ưt, uc ngoài bài. Tiết 2 Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài. - Gọi học sinh đọc cả bài. ? Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không? ? Lúc nào cậu bé mới khóc ? Vì sao - Gọi học sinh đọc bài ? Bài có mấy câu hỏi ? - Giáo viên nhận xét . * Đọc diễm cảm lần 2. -Cho hs đọc phân vai Giải lao. Hoạt động 2 Luyện nói. - Giáo viên cho học sinh đọc tên bài luyện nói. -Cho hs thảo luận - Giáo dục học sinh không nên làm nũng bố mẹ vì như thế làm bố mẹ lo lắng thêm. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc cá nhân- Lớp đọc thầm - 1 học sinh đọc bài. Cắt bánh, đứt tay, hốt hoảng - Hs luyện đọc(cn,nhóm,lớp) - 1 học sinh đọc trơn câu đầu, các học sinh đọc câu tiếp theo. - Học sinh đọc nối tiếp mỗi học sinh 1 đoạn. - Đọc bài các nhân, nhóm, tổ, đồng thanh. - đứt - bứt lá, day dứt, vứt, đứt - bức, bực, đạo đức, mức độ Mứt tết rất ngon. Cá mực nướng rất thơm. - 3 học sinh đọc -Khi bị đứt tay cậu bé không khóc. - Khi thấy mẹ về cậu bé mới khóc. Cậu bé muốn làm nũng mẹ. -3 hs đọc cả bài -3 câu Hỏi -3 hs đọc phân vai :người dẫn truyện,cậu bé, bà mẹ - hỏi nhau về : bạn có làm nũng mẹ không. -Hs thảo luận nhóm ( 2 em ) ? Bạn có làm nũng mẹ hay không ? TL : Thỉnh thoảng tôi cũng có làm nũng mẹ. 3)Củng cố : ? Có nên làm nũng bố mẹ hay không ? (Không nên làm nũng bố mẹ,nếu làm nũng bố mẹ sẽ làm bố mẹ thêm lo lắng ) 4)Dặn dò : Về nhà học bài,viết bài -Xem trước bài : Đầm sen Tiết 3 Thủ Công: Cắt , dán hình tam giác ( tiết 1) I-Mục đích yêu cầu - Học sinh biết kẻ được hình tam giác - Kẻ, Cắt dán hình tam giác theo hai cách. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II . Các hoạt động dạy học. -1 Kiểm tra bài cũ : kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh . - Giáo viên nhận xét . 2-Bài mới . a.Giới thiệu bài:Gv ghi đề bài,giáo viên ghi lên bảng b,Giảng bài. Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1: Cho học sinh quan sát hình Tam giác ? Hình tam giác có mấy cạnh ? ?Cạnh dưới hình tan giác dài mấy ô ? - Muốn vẽ hình tam giác cần xác định 3 đỉnh, trong đó 2 đỉnh là 2 điểm đầu của cạnh hình chữ nhật có độ dài cạnh 8 ô.Sau đó lấy điểm giữa của cạnh đối diện là đỉnh thứ 3. Nối 3 đỉnh với nhau ta được hình tam giác. -Vẽ hình tan giác,cắt hình tam giác - Hướng dẫn học sinh cắt cách 2 tiết kiệm giấy hơn lợi dụng vào mép giấy Chỉ cần kẻ,cắt 2 mép còn lại của tờ giấy màu -Bôi hồ dán hình tan giác Nghỉ 5 phút Hoạt động 2 : Thực hành cắt, dán hình tam giác. -Cho hs nhắc lại các bước vẽ ,cắt, dán hình tan giác - Cho học sinh thực hành. - Theo dõi uốn nắn học sinh , giúp đỡ học sinh còn lúng túng - Giáo viên nhận xét HĐ 3 :Nhận xét- đánh giá: -Nhận xét về thái độ ht của hs,sự chuẩn bị đồ dùng ht của hs -Chấm điểm –Nhận xét sản phẩm của hs Hoạt động của học sinh -Hs quan sát -3 cạnh -8 ô -Hs theo dõi . . . . -Xác định 3 Điểm , vẽ hình,cắt , dán - Học sinh thực hành trên giấy nháp. - Bình chọn bạn làm đẹp nhất, cắt , dán thẳng, đều 3.Củng cố –Dặn dò: Cho hs nêu lại các bước cắc,dán hình tam giác -Về nhà tập cắt dán hình tam giác chuẩn bị tiết sau thực hành. Tiết 4: Kể chuyện Bông hoa cúc trắng. I-Mục đích yc. - Học sinh nghe, kể dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh. Sau đó kể toàn bộ câu cuyện. Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tình yêu mẹ, lòng hiếu thảo của cô bé trong truyện đã làm cho trời đất cũng cảm động, giúp cô bé chữa khỏi bệnh cho mẹ. -Gd hs yêu quý cha mẹ II-Đồ dùng dạy học . - Tranh skg III-Các hoạt động dạy học 1 Kiểm tra bài cũ : 2 hs kể lại chuyện : Trí khôn -Gv nhận xét –ghi điểm 2 Bài mới: a/Giới thiệu bài:Giáo viên ghi đề bài lên bảng, b/Giảng bài: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: - Giáo viên kể lần1 với giọng diễn cảm. - Giáo viên kể lần 2- 3 kết hợp tranh sgk và yêu cầu học sinh nhớ câu chuyện.Giáo viên kể mẫu cho học sinh nghe đoạn 1: -Nội dung: Ngày xưa có hai mẹ con cô bé sống trong một túp lều.Họ làm lụng vất vả lắm mới đủ ăn. Một hôm người mẹ ốm nặng. Không có tiền, co bé chỉ biết tận tuỵ ngày đêm chăm sóc mẹ. Một lần, người mẹ chợt tỉnh, nói với con: - Mẹ thấy trong người mệt lắm. Con mời thầy thuốc về đây cho mẹ. - Lời kể của giáo viên về mẹ: mệt mỏi, yếu ớt. Lời của cụ già: ôn tồn. Lời của cô bé: ngoan ngoãn, lễ phép khi trả lời cụ già. Nghỉ 5 phút Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn theo tranh. - Cho học sinh quan sát tranh sgk và kể lần lượt theo tranh. - Giáo viên nhận xét . Hoạt động 3: Kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện. - Chia nhóm và cho học sinh phân vai để kể. - Giáo viên nhận xét ? Câu chuyện này cho em biết điều gì? - Học sinh lắng nghe giáo viên kể và nhớ nôïi dung câu chuyện. - Học sinh lắng nghe lời kể của từng nhân vật mà giáo viên kể. - Đọc câu hỏi dưới tranh và kể lại cho cả lớp cùng nghe. - Lớp nhận xét . 2 học sinh kể - Nhóm 1: Học sinh là người dẫn truyện. - Nhóm 2: Lời của mẹ. - Nhóm 3: Lời của cụ già. - Nhóm 4: Lời cô bé. - Lớp nhận xét - bình chọn nhóm kể hay. - Ca ngợi tình yêu mẹ, lòng hiếu thảo của cô bé trong truyện đã làm cho trời đất cũng cảm động, giúp cô bé chữa khỏi bệnh cho mẹ. 3.Củng cố : ? Con thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?(Cô bé là người con hiếu thảo với cha mẹ, chăm sốc mẹ khi mẹ bị ốm ) 4.Dặn dò : - Về kể lại chuyện cho mọi người cùng nghe. - Xem bài : Niềm vui bất ngờ Tiết 5: Sinh hoạt I-Mục đích yêu cầu . - Đánh giá tình hình hoạt động trong tuần 28. - Kế hoạch tuần 29. A )Đánh giá tình hình hoạt động trong tuần 28. - Duy trì nề nếp ra vào lớp, đi học đúng giờ giấc. - Đồng phục sạch sẽ gọn gàng ,vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Sinh hoạt tốt 15 phút đầu giờ ,giữa giờ. - Qua kiểm tra chất lượng giữa kì II cho thấy các con đã có nhiều cố gắng trong học tập,ôn bài tốt, có luyện chữ tiến bộ hơn. - Đa số các em đi học làm bài đầy đủ ở lớp cũng như ở nhà. - Một số em trong giờ học tích cực xây dựng bài sôi nổi. - Một số em biết giữ gìn vở học sạch sẽ. - Đôi bạn cùng tiến đã biết giúp đỡ nhau trong học tập. * Tồn tại. - Một số em đi học còn thiếu đồ dùng học tập, trình bày bài dơ bẩn, chữ viết còn xấu. - Một số em đọc và viết còn chậm. áB) Kế hoạch tuần 29. - Duy trì sĩ số và nề nếp. - Đi học làm bài đầy đủ và cần chuẩn bị đồ dùng tốt hơn. - Rèn luyện chữ đẹp để thi viết chữ đẹp.Chuẩn bị thi vở sạch chữ đẹp, - Tiếp tục duy trì nề nếp sẳn có. - Quán triệt một số em viết bài còn dơ bẩn. - Nhắc nhở một sốù em đi học vệ sinh cá nhân chưa sạch . - Giáo dục các em thi đua dành nhiều hoa điểm 10,thi đua giữ gìn vở sạch chữ đẹp,đôi bạn cùng tiến giúp nhau cùng tiến bộ.Chào mừng các ngày lễ lớn. - Thực hiện tham gia giữ gìn cơ sở vật chất của trường,lớp, không được ăn quà vặt trong trường, làm cảnh quan môi trường không sạch đẹp. - Thực hiện tốt việc chấp hành luật giao thông như đã học. C.Tuyên dương-Phê bình : -Tuyên dương những em ngoan ht tiến bộ :Chi,Tuấn,Ngân,,Linh,Quân -Phê bình những em chưa ngoan,ht chưa tiến bộ :Lệ,Giang,Phúc .
Tài liệu đính kèm: