Giáo án lớp 1 - Tuần 28 - Trường TH Đồng Sơn

Giáo án lớp 1 - Tuần 28 - Trường TH Đồng Sơn

Tiết 2, 3:

Tập đọc

NGÔI NHÀ

I. Mục tiêu:

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ

- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà.

- Trả lời được câu hỏi 1 ( SGK)

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa bài

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 26 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 - Tuần 28 - Trường TH Đồng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28: 
Thứ hai ngày 11 tháng 03 năm 2013
Tiết 1:
Chào cờ: 
 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
 -------------------------------------
Tiết 2, 3:
Tập đọc
NGÔI NHÀ
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà.
- Trả lời được câu hỏi 1 ( SGK)
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ:
 - HS đọc bài: Mưu chú Sẻ.
- GV nhận xét cho điểm.
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh SGK và kết hợp giới thiệu 
bài đọc.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc:
 - GV đọc mẫu bài thơ: Giọng chậm rãi, tha thiết, tình cảm.
 - HS luyện đọc
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ
- Đọc tiếng: xao, xoan, xuyến, lảnh, phức, trước, ngõ, rạ, sân, tre.
- Đọc từ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc.
+ lảnh lót: âm vang cao, trong trẻo.
+ thơm phức: mùi thơm rất mạnh, rất hấp dẫn. 
* Luyện đọc câu:
+ Bài có bao nhiêu dòng thơ?
- HS đọc dòng thơ nối tiếp (2- 3 lượt)
* Luyện đọc đoạn:
+ GV hướng dẫn HS chia khổ thơ .
- 3 HS đọc tiếp nối khổ thơ trước lớp.
( Nghỉ giữa tiết)
* Đọc cả bài:
- HS đọc cá nhân (5 em) 
- GV, HS nhận xét.
- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần.
c. Ôn các vần iêu, yêu:
+ Đọc những dòng thơ có tiếng yêu?
- HS thi đua nhau nêu lên - GV nhận xét. 
+ Tìm tiếng ngoài bài có vần iêu?
- HS thi nhau tìm và nêu lên. GV nhận xét, sửa sai.
+ Nói câu chứa tiếng có vần iêu?
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và đọc câu mẫu trong SGK:
+ Bé được phiếu bé ngoan.
- GV giải thích mẫu, sau đó cho HS suy nghĩ và thi nói câu có tiếng chứa vần iêu
 VD: Em rất yêu mến bạn bè.
 Mẹ mua nhiều quà cho em.
- GV cùng HS nhận xét.
Tiết 2
a. Đọc bài SGK:
- Đọc câu: HS đọc câu nối tiếp (2- 3 lượt)
- Đọc đoạn: HS đọc đoạn nối tiếp ( 3 lượt)
- Đọc cả bài: HS đọc cá nhân (4- 5 em)
- HS đọc ĐT 1 lần.
b. Tìm hiểu nội dung bài:
- 2 HS đọc khổ thơ đầu.
+ Ở ngôi nhà của mình, bạn nhỏ đã nhìn thấy gì? 
- HS đọc khổ 2.
+ Ở ngôi nhà của mình, bạn nhỏ nghe thấy gì, ngửi thấy gì? 
+ Hãy tìm và đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước? 
- GV chốt lại nội dung bài học.
( Nghỉ giữa tiết )
c. Luyện đọc diễn cảm:
- GV đọc mẫu
- GV gọi 3 HS đọc lại. GV nhắc các em đọc nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ. 
d. Học thuộc lòng bài thơ:
- GV: Hãy đọc thuộc 1 khổ thơ mà em thích
- HS tự đọc thuộc lòng.
- HS thi đọc thuộc trước lớp - GV nhận xét. 
e. Luyện nói: Nói về ngôi nhà em mơ ước
- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu bài luyện nói trong SGK.
- Từng cặp HS quan sát tranh SGK và thảo luận theo cặp. GV gợi ý cho HS nói đúng chủ đề.
- HS các nhóm trình bày trước lớp. 
- GV cùng HS nhận xét và đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học 
- Về chuẩn bị bài: Quà của bố.
- HS đọc bài: Mưu chú Sẻ.
- Quan sát
- Nghe
- HS luyện đọc
- Đọc tiếng: xao, xoan, xuyến, lảnh, phức, trước, ngõ, rạ, sân, tre.
- Đọc từ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc.
+ lảnh lót: âm vang cao, trong trẻo.
+ thơm phức: mùi thơm rất mạnh, rất hấp dẫn. 
- HS trả lời
- HS đọc dòng thơ nối tiếp (2- 3 lượt)
+ HS chia khổ thơ (3 khổ).
- 3 HS đọc tiếp nối khổ thơ trước lớp.
( Nghỉ giữa tiết)
- HS đọc cá nhân (5 em) 
- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần.
- HS thi đua nhau nêu lên .
- HS thi nhau tìm và nêu lên. 
- HS thi nhau tìm và nêu lên. 
-HS quan sát tranh và đọc câu mẫu trong SGK:
+ Bé được phiếu bé ngoan.
-HS suy nghĩ và thi nói câu có tiếng chứa vần iêu
 VD: Em rất yêu mến bạn bè.
 Mẹ mua nhiều quà cho em.
- HS đọc câu nối tiếp (2- 3 lượt)
- HS đọc đoạn nối tiếp ( 3 lượt)
-HS đọc cá nhân ( 5 em)
- HS đọc ĐT 1 lần.
- 2 HS đọc khổ thơ đầu.
+Hoa xao xuyến nở..
- HS đọc khổ 2.
+nghe thấy tiếng chim; Mái vàng thơm phức
+ Em yêu ngôi nhà. Bốn mùa chim ca.
- 3 HS đọc lại. 
- HS tự đọc thuộc lòng.
- HS thi đọc thuộc trước lớp - GV nhận xét. 
- 1 HS nêu yêu cầu bài luyện nói trong SGK.
- Từng cặp HS quan sát tranh SGK và thảo luận theo cặp. 
HS các nhóm trình bày trước lớp. 
- Theo dõi
Tiết 4:
Toán
GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
 (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kĩ năng giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn. 
- Hiểu bài toán có 1 phép trừ: Bài toán cho biết những gì? Bài toán hỏi gì? Biết trình bày bài giải: gồm câu lời giải, phép tính, đáp số. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ (chép nội dung bài toán).
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Bảng con, 1 em lên bảng: điền dấu
 87  78; 59  95; 34  39
- GV cùng HS nhận xét.
2. Dạy học bài mới:
a. Cách giải bài toán và cách trình bày bài giải:
 Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đề bài
- Gọi 3 HS đọc trước lớp.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- 1 HS nêu tóm tắt GV kết hợp ghi bảng
Tóm tắt:
Có : 9 con gà
Bán : 3 con gà
Còn lại: con gà?
- Yêu cầu 1 số HS nêu lại tóm tắt 
- GV hướng dẫn HS giải bài toán:
+ Muốn biết nhà An còn lại mấy con gà ta phải làm phép tính gì?
- HS tự làm bài vào vở nháp. GV Giúp đỡ HS yếu.
- Gọi 1 HS khá lên chữa bài.
- HS, GV nhận xét.
- Gọi 1 số HS đọc lại bài giải.
b. Thực hành:
 Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- HS tự tóm tắt đề và giải bài toán. GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- HS, GV nhận xét.
 Bài 2: Hướng dẫn tương tự như bài 1
- HS làm bài- 1 em lên bảng.
- Chấm bài - chữa bài. 
 Bài 3: HS đọc đầu bài.
- 1 em lên bảng tóm tắt, 1 em lên giải.
- Chấm bài- chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau
- Cả lớp đọc thầm đề bài
- 3 HS đọc trước lớp.
- 1 HS nêu tóm tắt 
Tóm tắt:
Có : 9 con gà
Bán : 3 con gà
Còn lại: con gà?
- HS nêu lại tóm tắt 
- HS tự làm bài vào vở nháp. 
- Gọi 1 HS khá lên chữa bài.
Bài giải:
Nhà An còn lại số gà là:
9 – 3 = 6 (con gà)
Đáp số: 6 con gà
- HS nhận xét.
- HS đọc đề bài toán.
- HS tự tóm tắt đề và giải bài toán. 
- HS lên bảng chữa bài.
Bài giải:
Số chim còn lại là:
8 – 2 = 6 ( con chim )
Đáp số: 6 con chim
- HS nhận xét.
- HS làm bài- 1 em lên bảng.
- 1 em lên bảng tóm tắt, 1 em lên giải.
- Theo dõi
Tiết 5:
Tự nhiên và xã hội
CON MUỖI
I. Mục tiêu:
- Biết quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
- Nơi sống của con muỗi.
- Một số tác hại của con muỗi.
- Một số cách diệt trừ muỗi.
- Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt.
* KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về muỗi; Kĩ năng tự bảo vệ; Kĩ năng làm chủ bản thân; Kĩ năng hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo? 
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hoạt động 1: Quan sát con muỗi
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện
- Hãy quan sát tranh vẽ con muỗi và trả lời câu hỏi sau:
+ Con muỗi to hay nhỏ?
+ Khi đập muỗi, em thấy cơ thể muỗi cứng hay mềm?
+ Hãy chỉ vào đầu, thân, chân, cánh của con muỗi?
+ Quan sát kĩ đầu con muỗi và chỉ vòi của con muỗi?
+ Con muỗi dùng vòi để làm gì?
+ Con muỗi di chuyển như thế nào?
Bước 2: HS làm việc theo cặp. GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
Bước 3: Từng cặp HS trình bày trước lớp
=> GV kết luận: Muỗi là một loại sâu bọ nhỏ bé hơn ruồi. Muỗi có đầu, mình, chân và cánh. Muỗi bay bằng cánh đậu bằng chân. Nó dùng vòi hút máu người và động vật để sống.
c. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Bước 1: - GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
- Nhóm 1, 2 thảo luận các câu hỏi sau:
+ Muỗi thường sống ở đâu?
+ Vào lúc nào em thường nghe thấy tiếng muỗi vo ve hay bị muỗi đốt nhất?
- Nhóm 3, 4 thảo luận câu hỏi:
+ Bị muỗi đốt có hại gì?
+ Kể tên một số bệnh do muỗi truyền mà em biết?
- Nhóm 5, 6 thảo luận các câu hỏi sau:
+ Trong SGK trang 59 đã vẽ những cách diệt muỗi nào? Em còn biết cách diệt muỗi nào khác?
+ Em cần làm gì để không bị muỗi đốt? 
Bước 2: - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
=> Kết luận:
 - Muỗi thường sống ở những nơi ẩm ướt
 - Muỗi thường xuất hiện vào lúc chập tối.
 - Bị muỗi đốt có hại như sốt xuất huyết
- Các cách diệt muối: vợt muỗi, phun thuốc trừ muỗi
3. Củng cố, dặn dò:
- Thực hiện tốt theo bài học
- GV nhấn mạnh nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên chỉ và nêu
- Nghe
Bước 1: HS thực hiện
- Hãy quan sát tranh vẽ con muỗi và trả lời câu hỏi sau:
+ Con muỗi to hay nhỏ?
+ Khi đập muỗi, em thấy cơ thể muỗi cứng hay mềm?
+ Hãy chỉ vào đầu, thân, chân, cánh của con muỗi?
+ Quan sát kĩ đầu con muỗi và chỉ vòi của con muỗi?
+ Con muỗi dùng vòi để làm gì?
+ Con muỗi di chuyển như thế nào?
Bước 2: HS làm việc theo cặp. 
Bước 3: Từng cặp HS trình bày trước lớp
Bước 1: Các nhóm thảo luận
- Nhóm 1, 2 thảo luận các câu hỏi sau:
+ Muỗi thường sống ở đâu?
+ Vào lúc nào em thường nghe thấy tiếng muỗi vo ve hay bị muỗi đốt nhất?
- Nhóm 3, 4 thảo luận câu hỏi:
+ Bị muỗi đốt có hại gì?
+ Kể tên một số bệnh do muỗi truyền mà em biết?
- Nhóm 5, 6 thảo luận các câu hỏi sau:
+ Trong SGK trang 59 đã vẽ những cách diệt muỗi nào? Em còn biết cách diệt muỗi nào khác?
+ Em cần làm gì để không bị muỗi đốt? 
Bước 2: - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 Thứ ba ngày 12 tháng 03 năm 2013
Tiết 1, 2:
Đ/c Chiến dạy
Tiết 3:
Chính tả (Tập chép)
NGÔI NHÀ
I. Mục tiêu:
- HS chép lại chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3 bài: Ngôi nhà trong khoảng 10 –> 15 phút.
- Làm đúng các bài tập chính tả: điền vần iêu hay yêu, điền chữ c, hay k.
- Nhớ quy tắc chính tả: k + i, ê, e.
- Bài tâp 2, 3 SGK.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 3 cần chép.
- Bảng phụ viết bài tập chính tả.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạ ... c bài toán- tự tìm hiểu.
- Tóm tắt - giải – 1 em lên bảng.
- Chữa bài: 
Bài giải
Tổ em có số bạn nam là:
9 – 5 = 4 (bạn nam )
Đáp số: 4 bạn nam
- HS nêu yêu cầu 
- HS làm bài, sau đó chữa bài. 
HS đọc yêu cầu
 - HS dựa vào tóm tắt và hinh vẽ, nêu bài toán , rồi giải.
- Chữa bài: 
Bài giải
Số hình tròn không tô màu là:
15 – 4 = 11 (hình)
Đáp số: 11 hình.
- Lắng nghe
Tiết 4:
Đạo đức
CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT
(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Nêu được ý nghĩa của lời chào hỏi, tạm biệt.
- Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hàng ngày. 
- Có thái độ tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi, thân ái với bạn bè và em nhỏ.
- HS Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện chào hỏi, tạm biệt một cách phù hợp.
* KNS: Kĩ năng giao tiếp: ứng xử với mọi người, biết chào hỏi khi gặp gỡ và tam biệt khi chia tay. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập đạo đức.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Vòng tròn chào hỏi” (Bài tập 1)
- GV nêu tên trò chơi – cách chơi:
- GV cho HS đứng thành 2 vòng tròn đồng tâm có số người bằng nhau, quay mặt vào nhau làm thành từng đôi. 
- GV hướng dẫn cách chơi:
- Người điều khiển trò chơi đứng ở tâm 2 vòng tròn và nêu các tình huống để HS đóng vai
 – GV nêu tình huống:
VD: + Hai người gặp nhau.
+ HS gặp thầy, cô giáo ở ngoài đường
GV hô chuyển dịch: Từng cặp thay đổi vị trí
- GV đưa ra tình huống khác – HS tiếp tục chơi. 
- HS tiến hành chơi.
2. Hoạt động 2: Thảo luận lớp
 GV nêu từng câu hỏi, HS thảo luận và trả lời
+ Cách chào hỏi trong mỗi tình huống giống nhau hay khác nhau? Khác nhau như thể nào?
+ Em cảm thấy thế nào khi:
Được người khác chào hỏi
Em chào họ và được đáp lại.
Em gặp một người bạn, em chào nhưng bạn cố tình không đáp lại.
=> Giáo viên kết luận:
- Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay.
- Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
 HS đọc đồng thanh câu tục ngữ: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”
- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học
 - Chuẩn bị bài sau.
 - HS đứng thành 2 vòng tròn đồng tâm có số người bằng nhau, quay mặt vào nhau làm thành từng đôi. 
- HS đóng vai 
Từng cặp thay đổi vị trí
 – HS tiếp tục chơi. 
- HS chơi.
- HS thảo luận và trả lời
+ Cách chào hỏi trong mỗi tình huống giống nhau hay khác nhau? Khác nhau như thể nào?
+ Em cảm thấy thế nào khi:
Được người khác chào hỏi
Em chào họ và được đáp lại.
Em gặp một người bạn, em chào nhưng bạn cố tình không đáp lại.
- Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay.
- Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
 HS đọc đồng thanh câu tục ngữ: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”
- HS liên hệ bản thân.
- Lắng nghe
Thứ sáu ngày 15 tháng 03 năm 2012
Tiết 1+2:
Tập đọc
VÌ BÂY GIỜ MẸ MỚI VỀ
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: khóc oà, hoảng hốt, cắt bánh, đứt tay. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Cậu bé làm nũng mẹ nên đợi mẹ về mới khóc.
- Trả lời câu hỏi 1,2 ( SGK).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài tập đọc
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV cho 3 HS đọc thuộc lòng bài: Quà của bố.
- GV nhận xét cho điểm.
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn HS luyện đọc:
 GV đọc mẫu: Giọng người mẹ hoảng hốt khi thấy con khóc òa lên, giọng ngạc nhiên khi hỏi: “Sao đến bây giờ con mới khóc?”. Giọng cậu bé nũng nịu
 Hướng dẫn HS luyện đọc
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ
- Đọc tiếng: bánh, tay, nãy, hoảng, khóc, sao, nãy 
- Đọc từ: cắt bánh, đứt tay, hoảng hốt, khóc oà, 
+ hoảng hốt: mất tinh thần do gặp nguy hiểm bất ngờ. 
* Luyện đọc câu:
- GV yêu cầu HS tìm các câu – GV đánh số câu.
 - GV cho HS đọc trơn từng câu một, rồi đọc nối tiếp.
* Luyện đọc đoạn:
- GV chia 2 đoạn:
 Đoạn 1: từ đầu  oà lên
 Đoạn 2: còn lại
- HS đọc đoạn nối tiếp ( 2- 3 dãy)
( Nghỉ giữa tiết)
* Đọc cả bài:
 + HS luyện đọc bài cá nhân ( 4- 6 em)
+ GV hướng dẫn HS thi đọc (mỗi tổ cử 1 HS đọc)
 + GV lưu ý cho HS đọc đúng, rõ ràng và to
 + Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần.
c. Ôn lại các vần: ưt, ưc:
+ Tìm tiếng trong bài có vần ưt?
- HS thi đua nhau nêu lên. GV nhận xét, chỉnh sửa. HS phân tích và đọc lại tiếng: đứt.
+ Tìm tiếng ngoài bài chứa vần ưt, ưc?
- HS thi đua tìm tiếng có vần trên.
- GV nhận xét, đánh giá.
+ Nói câu chứa tiếng có vần ưt, ưc?
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK và hỏi:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì? 
- GV tổ chức cho HS thi đua nói câu có tiếng chứa vần: ưt, ưc.
- GV nhận xét đánh giá.
Tiết 2
a. Luyện đọc bài SGK: 
- Đọc câu 
- Đọc đoạn
- Đọc cả bài: HS đọc cá nhân + ĐT.
b. Tìm hiểu bài: 
- GV yêu cầu 2 HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm theo.
+ Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không? 
+ Vậy lúc nào cậu bé mới khóc? Vì sao? 
+ Trong bài có mấy câu hỏi? Hãy đọc từng câu hỏi đó?
 ( Hướng dẫn HS đọc các câu hỏi)
- GV chốt lại nội dung bài học.
( Nghỉ giữa tiết)
c. Luyện đọc diến cảm:
- GV đọc mẫu – HS đọc 4 em.
- GV cho HS đọc toàn bài văn theo vai.
d. Luyện nói:
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS nhìn tranh vẽ SGK và thực hành hỏi – đáp theo mẫu 
- HS hỏi – đáp trong cặp. GV giúp đỡ HS luyện nói đúng chủ đề.
- Gọi từng cặp hỏi – đáp trước lớp.
- HS, GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- HS chuẩn bị bài sau: Đầm sen.
- 3 HS đọc thuộc lòng bài: Quà của bố.
 HS luyện đọc
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ
- Đọc tiếng: bánh, tay, nãy, hoảng, khóc, sao, nãy 
- Đọc từ: cắt bánh, đứt tay, hoảng hốt, khóc oà, 
+ hoảng hốt: mất tinh thần do gặp nguy hiểm bất ngờ. 
* Luyện đọc câu:
- HS tìm các câu .
- HS đọc trơn từng câu một, rồi đọc nối tiếp.
* Luyện đọc đoạn:
- HS đọc đoạn nối tiếp ( 2- 3 dãy)
( Nghỉ giữa tiết)
* Đọc cả bài:
+ HS luyện đọc bài cá nhân ( 4- 6 em)
+ HS thi đọc (mỗi tổ cử 1 HS đọc)
+ Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần.
- HS thi đua nhau nêu lên. HS phân tích và đọc lại tiếng: đứt.
+ Tìm tiếng ngoài bài chứa vần ưt, ưc?
- HS thi đua tìm tiếng có vần trên.
+ Nói câu chứa tiếng có vần ưt, ưc?
- HS quan sát tranh trong SGK và hỏi:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì? HS nêu lên câu mẫu. 
- HS thi đua nói câu có tiếng chứa vần: ưt, ưc.
- Đọc câu 
- Đọc đoạn
- Đọc cả bài: HS đọc cá nhân + ĐT.
- 2 HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm theo.
+ Khi bị đứt tay cậu bé không khóc.
+ Mẹ về cậu mới khóc, vì cậu bé làm nũng mẹ.
+ Trong bài có mấy câu hỏi? Hãy đọc từng câu hỏi đó?
 - HS đọc các câu hỏi
- HS đọc 4 em.
- HS đọc toàn bài văn theo vai.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS nhìn tranh vẽ SGK và thực hành hỏi – đáp theo mẫu 
- HS hỏi – đáp trong cặp. GV giúp đỡ HS luyện nói đúng chủ đề.
- Gọi từng cặp hỏi – đáp trước lớp.
- HS, GV nhận xét.
- Theo dõi
 **************************************************
Tiết 3:
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Giúp HS rèn luyện kĩ năng lập đề bài toán theo hình vẽ,tóm tắt đề toán, rồi tự giải và viết bài giải của bài toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ( BT 2) 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- 1 em lên bảng, dưới lớp giải nháp
Có : 14 quả cam
Đã ăn : 3 quả cam
Còn lại :  quả cam?
2. Dạy học bài mới:
 Bài 1: 
Phần a.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và dựa vào bài toán chưa hoàn chỉnh để nêu phần còn thiếu – hoàn chỉnh bài toán, giải bài toán
- HS làm vở - 1 em lên bảng 
- Chữa bài: 
- HS, GV nhận xét và khuyến khích HS nêu câu lời giải khác.
Phần b: Hướng dẫn tương tự như phần a. 
- HS thảo luận nhóm đôi: quan sát tranh rôi hoàn chỉnh bài toán- báo bài.
- HS đọc lại bài toán rồi giải vào vở
- 1 em lên bảng.
- Chấm bài 
- Chữa bài: 
Bài 2: 
- HS quan sát tranh ( SGK- 152) , rôi nêu tóm tắt bài toán.
 - HS giải vở li – 1 em lên bảng. 
- Chấm bai - chữa bài: 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu lại các bước giải bài toán có lời văn?
- GV nhận xét tiết học
- 1 em lên bảng, dưới lớp giải nháp
- HS quan sát tranh và dựa vào bài toán chưa hoàn chỉnh để nêu phần còn thiếu - Hoàn chỉnh bài toán, giải bài toán
- HS làm vở - 1 em lên bảng 
- Chữa bài: 
Bài giải:
Có tất cả số ô tô là:
5 + 2 = 7 (ô tô )
Đáp số: 7 ô tô
Phần b: Hướng dẫn tương tự như phần a. 
- HS thảo luận nhóm đôi: quan sát tranh rôi hoàn chỉnh bài toán- báo bài.
- HS đọc lại bài toán rồi giải vào vở
- 1 em lên bảng.
Bài giải
Trên cành còn lại số chim là:
6 – 2 = 4 (con chim )
Đáp số: 4 con chim.
- HS nêu yêu cầu
- HS quan sát tranh ( SGK- 152) , rôi nêu tóm tắt bài toán.
- HS giải vở li – 1 em lên bảng. 
Bài giải
Số con thỏ còn lại là:
8 – 3 = 5 (con thỏ)
Đáp số: 5 con thỏ.
- Lắng nghe
Tiết 4:
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 Trò chơi “ Lửa thiêng”
I. Mục tiêu:
 Giáo dục HS lòng yêu hòa bình, ghét chiến tranh.
II. Đồ dùng dạy học:
 Khoảng sân đủ rộng để chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
v Chuẩn bị
 Phổ biến tên trò chơi và cách chơi:
 - Tên trò chơi: “ Lửa thiêng”
 - Cách chơi:
 Cả lớp đứng thành 1 vòng tròn, GV đứng giữa vòng tròn.
 + GV hô: “ Lửa thiêng! Lửa thiêng!” à HS: Chúng ta nhóm lửa.( tay phải chụm 5 đầu ngón tay và giơ cao, tay trái đưa sang đụng vào những ngón tay phải như nhóm lửa)
 + GV hô: “ Lửa chiến tranh căm thù” à HS: Chúng ta dập tắt ( Tay trái xòe ra, chụp lên 5 đầu ngón tay phải).
 + GV hô: “ Lửa gia đình êm ấm” à HS: Chúng ta nhóm lên. ( Tay phải chụm lại giơ cao).
 + GV hô: “ Lửa bom đạn oán thù” à HS: Chúng ta dập tắt. ( Tay trái xòe ra, chụp lên 5 đầu ngón tay phải).
 + GV hô: “ Lửa hữu nghị, hòa bình” à HS: hoan hô, Hoan hô.( Tất cả nhảy lên hô lớn).
 v Tiến hành trò chơi
Tổ chức cho HS chơi thử 3 lần.
Tổ chức cho HS chơi thật.
 v Nhận xét- Đánh giá
- Khen ngợi những em thực hiện lời đáp và hành động đúng theo quy định.
- Nhắc nhở các em hãy đoàn kết, ủng hộ hòa bình và ghét chiến tranh phi nghĩa.
- Cả lớp hát bài “ Thiếu nhi thế giới liên hoan”.
Tiết 5:
SINH HOẠT LỚP
I. Đánh giá lại các hoạt động trong tuần:
1. Nề nếp
2. Học tập 
3. Vệ sinh
4. Hoạt động khác
II. Kế hoạch tuần tới:
....

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1 tuan 28 20122013.doc