Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần thứ 33

Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần thứ 33

Tuần 33 Ngày soạn : 9 / 4 / 2010.

 Ngày giảng : Thứ hai ngày 12 / 4 / 2010.

Tiết 1: Chào cờ

Lớp trực tuần nhận xét.

Tiết 2 + 3: Tập đọc

 Cây bàng

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: - Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Hiểu nội dung bài : - Cây bàng thân thiết với các trường học. Cây bàng mỗi mùa có một đặc điểm riêng.

-Trả lời được câu hỏi 1( SGK )

2.Kĩ năng: - Bước đầu đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó.

3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu quý trường lớp.

*HSKKVH: Bước đầu đọc được tiếng.

* GDBVMT: Mức độ tích hợp khai thác gián tiếp nội dung bài ở tiết 2

II.Chuẩn bị:

- Tranh sách giáo khoa.

- Tranh ảnh một số loại cây trồng ở sân trường.

 

doc 31 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần thứ 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33	Ngày soạn : 9 / 4 / 2010.
 Ngày giảng : Thứ hai ngày 12 / 4 / 2010.
Tiết 1: Chào cờ
Lớp trực tuần nhận xét.
Tiết 2 + 3: Tập đọc
 Cây bàng
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: - Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài : - Cây bàng thân thiết với các trường học. Cây bàng mỗi mùa có một đặc điểm riêng.
-Trả lời được câu hỏi 1( SGK )
2.Kĩ năng: - Bước đầu đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu quý trường lớp.
*HSKKVH: Bước đầu đọc được tiếng.
* GDBVMT: Mức độ tích hợp khai thác gián tiếp nội dung bài ở tiết 2
II.Chuẩn bị:
- Tranh sách giáo khoa.
- Tranh ảnh một số loại cây trồng ở sân trường.
III. Các hoạt động dạy và học
 Tiết 1
Hoạt động dạy học của GV
hoạt động học của HS
1. Giới thiệu bài:
a. ổn định tổ chức: 
b. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS đọc bài: “ Sau cơn mưa”.
+ Sau trận mưa rào mọi vật thay đổi như thế nào?
- Nhận xét, cho điểm.
c. Giới thiệu bài mới: - Cho HS quan sát tranh và giới thiệu: Cây bàng thường trồng ở sân trường. Mỗi mùa, cây lại có một đặc điểm riêng. Bài tập đọc hôm nay giới thiệu cây bàng qua bốn mùa của một năm.
2. Phát triển bài:
a.Hoạt động1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
*Mục tiêu: - Bước đầu học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó.
* Các bước hoạt động :
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài: Giọng đọc rõ, to, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
b. Học sinh luyện đọc:
*Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
- GV cho HS nêu các tiếng, từ ngữ khó đọc trong bài, HS phân tích rồi luyện đọc.
* Giảng từ: khẳng khiu, trụi lá.
* Luyện đọc câu:
- Chỉ cho HS đọc nhẩm rồi luyện đọc c/n từng câu.
- Hd cách đọc rồi cho HS đọc nối tiếp từng câu.
*Luyện đọc đoạn, bài: 
- Bài gồm mấy đoạn?
- Cho HS đọc từng đoạn.
- Cho HS đọc cả bài.
- Giáo viên và lớp nhận xét.
b. Hoạt động 2: Ôn các vần oang, oac.
*Mục tiêu:Tìm được tiếng trong bài có vần oang; Tìm tiếng ngoài bài có vần oang, oac.
* Các bước hoạt động:
a. Tìm tiếng trong bài có vần oang?
=> Ôn lại vần oang, oac.
b. Tìm tiếng ngoài bài có vần oang, oac?
- Theo dõi, tuyên dương.
c. Nói câu chứa tiếng có vần oang, oac?
- Theo dõi, tuyên dương.
- Hát.
- Đọc c/n: 2-> 3 em.
+ Những đoá râm bụt thêm đỏ chói. Bầu trời xanh bóng như vừa được rội rửa. Mờy đám mây bông sáng rực lên.
- Quan sát.
- Theo dõi, đọc thầm.
- HS nêu phân tích rồi luyện đọc: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít.
- HS luyện đọc từng câu.
- Mỗi em đọc một câu cho hết 1 vòng.
- Bài gồm 2 đoạn.
- Luyện đọc nối tiếp từng đoạn: 2-> 3 lần.
- Luyện đọc cả bài: c/n, nhóm, lớp.
- Đọc yêu cầu: 2 em. 
+ HS tìm nhanh: khoảng sân
- Đọc yêu cầu- nói từ ngữ mẫu: 2 em.
- HS thi đua nói nhanh: khoang thuyền, mở toang, tuềnh toàng, khai hoang, khoác lác, khoác vai, rách toạc, choang choác
- Đọc yêu cầu, nói câu mẫu: 2 em
+ Mẹ mở toang cửa sổ.
+ Cánh cửa hở huếch hoác.
 Tiết 2
a.Hoạt động1: Tìm hiểu bài và luyện đọc:
*Mục tiêu: Hiểu nội dung bài , trả lời được câu hỏi 1 SGK
* Các bước hoạt động:
a. Tìm hiểu bài kết hợp luyện đọc: (20)
+ Vào mùa đông cây bàng thay đổi như thế nào?
+ Vào mùa xuân cây bàng thay đổi như thế nào?
+ Vào mùa hè cây bàng có đặc điểm gì?
+ Mùa thu cây bàng có đặc điểm gì?
? Theo em cây bàng đẹp nhất vào mùa nào ?
? Để có cây bàng đẹp vào mùa thu, nó phải được nuôi dưỡng và bảo vệ vào những mùa nào ?
* Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu lại toàn bài:
- Cho HS đọc lại bài kết hợp tìm hiểu, nhắc lại nội dung.
+ Theo dõi, cho điểm.
b. Hoạt động 2: Luyện nói
*Mục tiêu: Nói được theo chủ đề: Kể những cây trồng ở sân trường.
* Các bước hoạt động:
- Cho HS đọc chủ đề luyện nói.
+ Em thấy ở sân trường thường được trồng những loại cây gì?
+ Trường em có trồng cây bàng không?
+ Trồng cây bàng ở sân trường có lợi gì?
? Kể tên những cây được trồng ở sân trường em?
=> ý thức bảo vệ môi trường.
3. Kết luận:
- Nhận xét giờ học, cho HS đọc lại bài.
- Hướng dẫn học bài ở nhà.
- HS đọc đoạn 1: 3 em
- Đọc tiếp đoạn 2: 4 - 5 em
+ Cây bàng khẳng khiu, trụi lá.
+ Cây bàng cành trên, cành dưới chi chít những lộc non.
 + Tán lá xanh um che mát một khoảng sân.
+ Từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá
* HS luyện đọc và trả lời câu hỏi.
- HS đọc chủ đề luyện nói: 2 em.
“ Kể những cây trồng ở sân trường”.
- HS thảo luận theo nhóm 2.
- Các nhóm trình bầy trước lớp.
- Dựa theo bức ảnh kể những cây thường trồng ở sân trường.
* HS liên hệ: Trường em có trồng rất nhiều cây bàng. Cây bàng toả bóng mát giúp các em chơi, học bài dưới gốc cây
- Chuẩn bị bài: Đi học.
Tiết 4: Toán
$ 129: Ôn tập các số đến 10.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết cộng trong phạm vi 10. Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ dựa vào bảng cộng, bảng trừ.
- Biết nối các điểm để có hình vuông hình tam giác. 
2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng cộng trong phạm vi 10. Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ dựa vào bảng cộng, bảng trừ.
- Biết nối các điểm để có hình vuông hình tam giác.
3. Thái độ: Ham thích học toán 
* HSKKVH: Biết cộng trong phạm vi 10.
II.Chuẩn bị:
- Phiếu bài tập, bảng con.
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy học của GV
hoạt động học của HS
1. Giới thiệu bài:
a. ổn định tổ chức: 
b. Kiểm tra bài cũ: 
c. Giới thiệu bài mới: 
2. Phát triển bài:
a.Hoạt động1:
*Mục tiêu: Biết cộng trong phạm vi 10. Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ dựa vào bảng cộng, bảng trừ.
* Các bước hoạt động:
* Bài 1(171): Tính.
- Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài vào sách rồi cho HS nêu miệng nối tiếp kết quả.
- Nhận xét sửa sai.
* Bài 2(171): Tính. 
=> Củng cố tính chất của phép cộng.
- Nhận xét, sửa sai.
* Bài 3(171): Số?
- HD học sinh dựa vào bảng cộng, trừ và mỗi quan hệ giữa phép cộng, trừ. Để làm bài.
- Nhận xét, sửa sai.
b. Hoạt động 2:
*Mục tiêu: - Biết nối các điểm để có hình vuông hình tam giác. 
* Các bước hoạt động:
* Bài 4: Nối các điểm để có:
a. Một hình vuông.
b. Một hình vuông và hai hình tam giác.
- Nhận xét, chữa bài.
- Nêu cách khác.
3. Kết luận:
- Chốt lại nội dung bài.
- Về nhà các em đọc lại bảng cộng trong sách giáo khoa.
- Nêu yêu cầu của bài: 2 em
- HS làm vào sách.
+ 1 em nêu phép tính.
+ 1 em nêu kết quả nối tiếp
- HS lên bảng làm, lớp làm bài vào sách.
* HSKK: làm 2 cột đầu.
a. 6 + 2 = 8 1 + 9 = 10 3 + 5 = 8
 2 + 6 = 8 9 + 1 = 10 5 + 3 = 8
b. HS nêu cách tính nhẩm, rồi làm bài.
* HSKK: làm cột 1
 7 + 2 + 1 = 10 8 + 1 + 1 = 10
 5 + 3 + 1 = 9 4 + 4 + 0 = 8
 3 + 2 + 2 = 7 6 + 1 + 3 = 10
- HS làm bảng con: 
* HSKK: Làm cột 1 
 3 +  = 7 6 -  = 1
  + 5 = 10 9 -  = 3
 8 +  = 9 5 +  = 9
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS thực hành nối.
Tiết 5: Đạo đức
$ 33: Vệ sinh môi trường, phòng chống dịch cúm A/H5N1
I. Mục tiêu:
- HS nghe, hiểu dịch cúm A/ H5N1 rất nghiêm trọng có thể sảy ra chết người. Nếu không đề phòng và vệ sinh nhà ở, trường học sạch sẽ.
- HS hiểu được nguyên nhân gây ra bệnh A/ H5N1 là do lợn, gà, vịt gây ra ở ngay tại mỗi gia đình.
II. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy học của GV
hoạt động học của HS
1. GV đọc văn bản số 97/CV-GD:
Triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường, phòng chống dịch cúm gia cầm A/H5N1.
2. Phân tích nguyên nhân gây bệnh:
+ Bệnh A/ H5N1 được phát hiện ra từ những con vật nào?
+ Tại sao nó lây nhiễm bệnh vào con người?
+ Khi giết, mổ mọi người chủ quan điều gì?
3. Cách phòng chống bệnh cúm A/H5N1.
+ Muốn tránh được căn bệnh này ta nên làm gì?
* Liên hệ: Bản thân các em phải làm gì ở nhà và ở trường?
+Trong thời gian nghỉ hè các em tham gia vào những việc gì?
3. Kết luận:
- Chốt lại nội dung bài.
- Các em thực hiện tốt việc vệ sinh lớp học và nhà ở.
- Nghe.
+ Phát hiện ra từ con gà, vịt, chim 
+ Do mua bán, giết mổ bừa bãi, không rõ nguồn gốc, mua ở đâu, chỗ đó có bệnh cúm không 
+ Không đeo khẩu trang, găng tay 
+ Nên mua, bán gà, vịt rõ nguồn gốc.
+ Không nên ăn thịt gà, vịt trong thời gian bệnh đang lan tràn, có lệnh cấm của Bộ Y tế.
+ Vệ sinh xung quanh lớp học, bàn ghế, nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng.
+ Không được khạc nhổ bừa bãi.
+ Vứt rác đúng nơi quy định.
+ Ăn uống hợp vệ sinh.
+ Vệ sinh nhà ở, đường phố, hành lang sạch sẽ.
+ Ăn uống đảm bảo vệ sinh.
+ Ăn thịt gà, vịt cẩn thận hơn.
 Ngày soạn : 10/ 4 / 2010.
 Ngày giảng : Thứ ba ngày 13 / 4 / 2010.
Tiết 1: Thể dục
$ 33:Đội hình đội ngũ – trò chơi vận động .
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm đứng nghỉ, quay phải quay trái ( Nhận biết đúng hướngvà xoay người theo)
- Biết cách chuyền cầu theo nhóm 2 người ( Số lần có thể hạn chế)
2.Kĩ năng: HS thực hiện được ở mức cơ bản đúng, chính xác, trật tự.
- Thực hiện ở mức độ cơ bản đúng, trật tự, nhanh, không xô đẩy nhau, nâng cao thành tích tâng cầu.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Trên sân trường.
- Chuẩn bị còi, quả cầu.
III . Các hoạt động cơ bản:
 Phần nội dung
Phương pháp – tổ chức
a.Hoạt động1: Phần mở đầu.
*Mục tiêu: Nắm được nội dung yêu cầu bài học .
* Các bước hoạt động:
1. Nhận lớp.
- Kiểm tra sân bãi, trang phục, sĩ số.
- Phổ biến nội dung, yêu cầu buổi tập.
2. Khởi động:
- Đứng vỗ tay hát.
- Xoay khớp cổ chân, đầu gối, hông.
b. Hoạt động 2: Phần cơ bản:
*Mục tiêu: Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm đứng nghỉ, quay phải quay trái . Biết cách chuyền cầu theo nhóm 2 người ( Số lần có thể hạn chế)
* Các bước hoạt động:
 1. Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái.
2. Trò chơi: “ Tâng cầu”
3. Kết luận:
1, Hồi tĩnh:
- Đi thường theo nhịp.
- Trò chơi hồi tĩnh.
2. Xuống lớp:
- Hệ thống bài học.
- Cho HS vào lớp 
 x x
 x x 
 x x * GV 
 x x 
 x x
 * GV ( ĐHNL)
Lớp trưởng điều khiển
* Lần 1: GV điều khiển.
* Lần 2: Cán sự điều khiển.
- GV nhận xét, chỉ dẫn thêm
+ Chia tổ tập luyện
+ Tổ trưởng điều khiển
- Thi giữa các tổ
* HS chia nhóm tâng cầu theo nhóm.
* HS thi tâng cầu nhóm 2.
- GV theo dõi, tuyên dương.
 x x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x
 * GV (ĐHXL)
Tiết 2 ... y đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.
- GDHS có ý thức giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi. 
b. Hoạt động 2: Trò chơi: “trời nóng, trời rét”.
* Mục tiêu: Hình thành cho HS, thói quen mặc phù hợp với thời tiết.
* Cách làm:
- Cử một bạn hô: Trời nóng.
- Tương tự như vậy đối với trời rét
- Ai nhanh chóng sẽ thắng cuộc.
H: Tại sao chúng ta cần ăn mặc phù hợp với trời nóng, rét ?
+ Kết luận: 
- Trang phục phù hợp với thời tiết sẽ bảo vệ được cơ thể, phòng chống được một số bệnh như cảm nắng, cảm lạnh.
3. Kết luận:
- Y/c HS giở sách, đọc câu hỏi và tự trả lời các câu hỏi trong sách.
- Nhận xét chung giờ học.
ờ: Thực hành mặc phù hợp với thời tiết
- HS thực hành theo nhóm 4
- HS nêu các dấu hiệu về trời nóng, trời rét vừa nói vừa chỉ vào tranh ảnh.
- HS trưng bầy tranh, ảnh theo thời tiết, trời nóng, trời rét trình bầy trước lớp.
+ Trời nóng: Trong người cảm thấy bức bối ra nhiều mồ hôi.
+ Trời rét: Chân tay tê cóng, người run lên, da sờn gai ốc. Ta mặc nhiều áo ấm.
- HS trả lời
- Bớt nóng: Quạt....
- Bớt rét: áo rét, chăn..
- HS chú ý nghe.
- Các bạn tham gia chơi sẽ nhanh chóng cầm những tấm bìa có trang phục phù hợp với trời nóng.
- HS chơi theo tổ
- HS chú ý nghe.
 Ngày soạn : 13/ 3 / 2010.
 Ngày giảng : Thứ sáu ngày 16 / 4 / 2010.
Tiết 1: Toán
$ 132: Ôn tập: Các số đến 100.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 100. Biết cấu tạo của các số có hai chữ số.
- Biết cộng, trừ( không nhớ) trong phạm vi 100.
2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng làm phép cộng, phép trừ( không nhớ) trong phạm vi 100. Biết cấu tạo của các số có hai chữ số.
 Rèn kỹ năng cộng, trừ( không nhớ) trong phạm vi 100.
3. Thái độ: Ham thích học toán
* HSKKVH: Biết đọc , đếm . Cộng, trừ các số trong phạm vi 100.
II.Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy học của GV
hoạt động học của HS
1. Giới thiệu bài:
a. ổn định tổ chức: 
b. Kiểm tra bài cũ: 
c. Giới thiệu bài mới: 
2. Phát triển bài:
a.Hoạt động1:
*Mục tiêu: Biết đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 100. Biết cấu tạo của các số có hai chữ số.
* Các bước hoạt động:
* Bài 1(174): Viết các số.
= > Củng cố về các số có hai chữ số.
* Bài 2(174): Viết số dưới mỗi vạch của tia số.
- Nhận xét, sửa sai.
* Bài 3(174): Viết (theo mẫu)
- GV làm mẫu: 35 = 30 + 5
- Cho HS làm cột 1, 2, 3
=> Củng cố về cấu tạo số.
b. Hoạt động 2:
*Mục tiêu: Biết cộng, trừ( không nhớ) trong phạm vi 100.
* Các bước hoạt động:
* Bài 4(174): Tính
- Cho HS nêu cách tính.
- GV nhận xét, sửa sai, chữa bài.
3. Kết luận:
- Nhận xét giờ học. 
- Hướng dẫn tự học.
- HS nêu yêu cầu, viết vào SGK:
* HSKK làm phần a, b, c
a. 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20.
b. 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30.
c. 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54.
d. 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78.
đ. 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96.
e. 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100.
- HS đọc lại các số.
- HS nêu yêu cầu của bài.
* HSKK làm phần a
- HS viết vào SGK, 2 em lên bảng viết:
- HS đọc lại: 2 em
+ 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.
+ 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào phiếu theo nhóm.
- Thi đua viết nhanh cấu tạo số theo nhóm
 35 = 30 + 5 27 = 20 + 7
 45= 40 + 5 47 = 40 + 7
 95 = 90 + 5 87 = 80 + 7
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Tính từ trái sang phải.
 - HS làm bảng con:
 24 53 45 36 70 91
 31 40 33 52 20 4
 55 93 78 88 90 95
Tiết 2: Chính tả ( Nghe- viết)
Bài viết: Đi học .
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nghe viết chính xác 2 khổ thơ đầu bài thơ: Đi học trong khoảng 15- 20 phút.
- Điền đúng vần: ăn hay ăng; điền chữ ng hoặc ngh vào ô trống.
- Làm được bài tập 2, 3 (SGK) 
2.Kĩ năng: Bước đầu nghe viết chính xác 2 khổ thơ đầu bài thơ: Đi học.
3. Thái độ: - HS có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
*HSKKVH : Viết 1/2 yêu cầu của bài.
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy học của GV
hoạt động học của HS
1. Giới thiệu bài:
a. ổn định tổ chức: 
b. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
c. Giới thiệu bài mới: 
2. Phát triển bài:
a.Hoạt động1: HD học sinh viết chính tả nghe viết.
*Mục tiêu: Nghe viết chính xác 2 khổ thơ đầu bài thơ: Đi học
* Các bước hoạt động:
- GV đọc 2 khổ thơ cần viết, cho HS đọc lại khổ thơ.
- Đọc cho HS viết bảng con một số từ ngữ dễ viết sai: tới trường, dắt tay, nằm lặng, tre trẻ, rất hay.
- Theo dõi, sửa sai.
* GV hướng dẫn cách trình bày bài: Đầu bài viết cỡ nhỡ, viết ra giữa trang vở. Đầu câu viết chữ hoa, đầu các dòng thơ viết thẳng hàng.
- Đọc cho HS viết bài vào vở.
- Theo dõi, uốn nắn HS viết.
- GV đọc lại từng chữ trên bảng cho HS đổi vở soát lỗi.
- Chữa lỗi phổ biến lên bảng.
* Thu vở, chấm điểm, sửa lỗi sai.
- Nhận xét, tuyên dương.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
*Mục tiêu: Điền đúng vần: ăn hay ăng; điền chữ ng hoặc ngh vào ô trống.
* Các bước hoạt động:
a. Điền vần ăn hay ăng ?
- Cho HS quan sát rồi làm vào vở.
- Nhận xét, sửa sai.
- Cho HS đọc lại từ sau khi đã điền xong.
b. Điền chữ ng hoặc ngh?
- HD rồi cho HS làm bài.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn vừa điền được.
- Nhận xét, sửa sai.
3. Kết luận:
- Tuyên dương bài viết đẹp.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà các em chép lại bài vào vở.
- Hát.
- Vở chính tả, bút mực, bảng con, phấn, bút chì.
- Đọc đầu bài: 2-> 3 em.
- Đọc lại 8 dòng thơ đầu: 2->3 em.
- Lớp viết vào bảng con, 2 em lên bảng.
- Chú ý.
- HS nghe- viết bài vào vở.
- HS đổi vở soát lỗi( chữ sai dùng bút chì gạch chân).
- Thu vở: 2/3 lớp.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở ,1 em lên bảng làm.
+ Bé ngắm trăng.
+ Mẹ mang chăn ra phơi nắng.
- HS đọc.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở, 1 em lên bảng làm.
+ Ngỗng đi trong ngõ.
+ Nghé nghe mẹ gọi.
- HS đọc lại.
- Quan sát bài viết đẹp.
Tiết 3: Kể chuyện
 Cô chủ không biết quý tình bạn 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. 
- Biết được lời khuyên của truyện: Ai không biết quý tình bạn người đó sẽ cô độc.
2.Kĩ năng: : Bước đầu kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. 
3. Thái độ: Yêu thích môn kể chuyện . Biết quý trọng tình bạn
II.Chuẩn bị:- Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa.
Hoạt động dạy học của GV
hoạt động học của HS
1. Giới thiệu bài:
a. ổn định tổ chức: 
b. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS kể câu chuyện: Con rồng cháu tiên (2 em)
c. Giới thiệu bài mới: 
2. Phát triển bài:
a.Hoạt động1: Giáo viên kể chuyện:
*Mục tiêu: Nắm được nội dung câu chuyện.
* Các bước hoạt động:
- GV kể lần 1: Toàn bộ câu chuyện
- GV kể lần 2: Theo nội dung của tranh.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể từng đoạn theo nội dung của tranh.
*Mục tiêu: Kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
* Các bước hoạt động: 
* Đoạn 1: 
+ Tranh 1 vẽ cảnh gì?
+ Vì sao cô bé đổi gà trống lấy gà mái?
- Cho HS kể đoạn 1.
- Theo dõi, gợi ý 1 số chi tiết.
* Đoạn 2:
+ Tranh 2 vẽ gì?
+ Cô bé đổi con gà mái lấy con vật nào?
* Đoạn 3:
+ Tranh 3 vẽ gì?
+ Vì sao cô bé đổi vịt lấy chó con?
* Đoạn 4:
+ Tranh 4 vẽ gì?
+ Vì sao con chó bỏ đi?
+ Con chó nói gì với cô chủ?
c. Hoạt động3: Kể toàn bộ câu chuyện:
*Mục tiêu: Bước đầu học sinh kể toàn bộ câu chuyện .
* Các bước hoạt động: 
- Cho HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Theo dõi, tuyên dương.
* ý nghĩa của truyện:
+ Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
3. Kết luận:
- Chốt lại nội dung bài.
- HS nghe để biết câu chuyện.
- HS nghe và nhớ câu chuyện.
- HS quan sát tranh 1.
+ Cô bé đang ôm gà mái vuốt ve bộ lông của nó. Gà trống đứng ngoài hàng rào mào rủ xuống, vẻ tiu nghỉu.
+ Vì cô không thích gà trống nữa. cô thích gà mái, gà mái đẻ nhiều trứng.
* HS luyện kể đoạn 1 theo tranh 1: 3 em.
+ Gà mái và cô chủ với con vịt.
+ Cô đổi gà mái lấy con vịt.
+ Cô chủ tay ôm con chó con xinh đẹp, chú vịt đứng bên ngoài cửa vẻ buồn rầu.
+ Cô không thích vịt nữa.
+ Cô chủ ôm mặt khóc, chó con bỏ chạy đi.
+ Vì chó con nghe cô kể về những người bạn trước, chó con buồn, liền cúp đuôi lại chui vào gầm giường, đêm đến cậy cửa bỏ đi.
+ Tôi không muốn kết bạn với một cô chủ không biết quý tình bạn.
- HS kể theo nhóm 4( Mỗi em 1 đoạn)
+ Kể trước lớp: 3 –> 4 lần.
+ Kể lại cả câu chuyện: 2 em.
+ Phải biết quý trọng tình bạn.
+ Không nên có bạn mới, quên bạn cũ. 
- Liên hệ bản thân.
- Về kể lại cho người thân nghe.
Tiết : Thủ công
 $ 33:Cắt dán và trang trí hình ngôi nhà (tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết vận dụng các kiến thức đã học để cắt , dán và trang trí ngôi nhà.
2.Kĩ năng: - HS cắt, dán, trang trí được ngôi nhà yêu thích. Có thể dùng bút màu để trang trí ngôi nhà . Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
3.Thái độ: HS có ý thức kỷ luật an toàn khi thực hành 
II.Chuẩn bị:
* GV:- Bài mẫu một ngôi nhà có trang trí hàng rào, hoa, mặt trời, chim 
- Các dụng cụ thủ công, giấy thủ công
* HS : Các dụng cụ thủ công, giấy thủ công, bút màu, hồ dán, kéo. 
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy học của GV
hoạt động học của HS
1. Giới thiệu bài:
a. ổn định tổ chức: 
b. Kiểm tra bài cũ: 
c. Giới thiệu bài mới: 
2. Phát triển bài:
a.Hoạt động1: Hướng dẫn học sinh thực hành.
*Mục tiêu: HS cắt, dán, trang trí được ngôi nhà yêu thích.
* Các bước hoạt động:
Dán ngôi nhà và trang trí trên nền tờ giấy vở thủ công.
Dán thân nhà trước, dán mái nhà sau.
Dán cửa sổ, cửa ra vào.
Dán hàng rào hai bên nhà tùy ý.
Vẽ cây, hoa, lá nhiều màu sắc phía trước nhà.
Trên cao vẽ ông mặt trời, mây, chim  
Xa xa vẽ những hình tam giác nhỏ liên tiếp làm dãy núi cho bức tranh sinh động.
Lưu ý: Hàng rào, cây, cỏ, hoa, lá, mặt trời, mây, chim, núi trình bầy theo ý thích. 
b. Hoạt động 2: Trình bầy sản phẩm
GV tổ chức từng nhóm lên trình bầy
Chọn ra sản phẩm đẹp để tuyên dương.
3. Kết luận:
Nhận xét sản phẩm.
Nhận xét về thái độ học tập, sự chuẩn bị bài và kỹ năng cắt dán hình.
- HS thực hành dán sản phẩm
 ÿ
à 
Tiết 5: Sinh hoạt lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33.doc