Giáo án Lớp 1 - Tuần 29 (tham khảo)

Giáo án Lớp 1 - Tuần 29 (tham khảo)

Tập đọc

ĐẦM SEN

I.Mục tiêu:

-Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu là s hoặc x và các tiếng có âm cuối là t (mát, ngát, khiết, dẹt). Biết nghỉ hơi sau dấu chấm câu.

-Ôn các vần en, oen; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần en, oen.

Hiểu từ ngữ trong bài: đài sen, nhị (nhuỵ), thanh khiết, thu hoạch, ngan ngát.

Nói đươc vẽ đẹp của lá, hoa và hương sen.

II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

-Bộ chữ của GV và học sinh.

_ Phương pháp: Trực quan, giảng giải, đàm thoại, thực hành

_ Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp

 

doc 27 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 1092Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 29 (tham khảo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai 30/03/09
Tập đọc
ĐẦM SEN
I.Mục tiêu:
-Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu là s hoặc x và các tiếng có âm cuối là t (mát, ngát, khiết, dẹt). Biết nghỉ hơi sau dấu chấm câu.
-Ôn các vần en, oen; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần en, oen.
Hiểu từ ngữ trong bài: đài sen, nhị (nhuỵ), thanh khiết, thu hoạch, ngan ngát.
Nói đươc vẽ đẹp của lá, hoa và hương sen.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
-Bộ chữ của GV và học sinh.
Phương pháp: Trực quan, giảng giải, đàm thoại, thực hành
Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp 
III.Các hoạt động dạy học :
1.KTBC : (5’)
2.Bài mới: (30’) giới thiệu bài ĐẦM SEN
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chậm rãi, khaon thai). Tóm tắt nội dung bài:
Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.
Xanh mát (x ¹ s), xoè ra (oe ¹ eo, ra: r), ngan ngát (an ¹ ang), thanh khiết (iêt ¹ iêc)
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Các em hiểu như thế nào là đài sen ?
Nhị là bộ phận nào của hoa ?
Thanh khiết có nghĩa là gì ?
Ngan ngát là mùi thơm như thế nào?
Luyện đọc câu:
Gọi học sinh đọc trơn câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó giáo viên gọi 1 học sinh đầu bàn đọc câu 1, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại.
Luyện đọc đoạn và bài: (theo 3 đoạn)
Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau. Đọc cả bài.
Luyện tập:
Ôn các vần en, oen.
Giáo viên treo bảng yêu cầu:
Bài tập 1: 
Tìm tiếng trong bài có vần en ?
Bài tập 2:
Tìm tiếng ngoài bài có vần en, oen ?
Bài tập 3:
Nói câu có chứa tiếng mang vần en hoặc oen?
Giáo viên nhắc học sinh nói cho trọn câu để người khác hiểu, tránh nói câu tối nghĩa.
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1: (5’)
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện nói: (30’)
Hỏi bài mới học.
Gọi 2 học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
Khi nở hoa sen trông đẹp như thế nào?
Đọc câu văn tả hương sen ?
Nhận xét học sinh trả lời.
Giáo viên đọc diễn cảm cả bài.
Gọi học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài văn.
Luyện nói: Nói về sen.
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ: Qua tranh giáo viên gợi ý các câu hỏi giúp học sinh nói tốt theo chủ đề luyện nói.
Nhận xét chung về khâu luyện nói của học sinh.
5.Củng cố: (5’) 
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: (2’) Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. 
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
5, 6 em đọc các từ khó trên bảng.
Đài sen: Bộ phận phía ngoài cùng của hoa sen.
Nhị: Bộ phận sinh sản của hoa.
Thanh khiết: Trong sạch.
Ngan ngát: Mùi thơm dịu, nhẹ.
Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu cầu của giáo viên.
Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn đọc.
Đọc nối tiếp 3 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm.
2 em, lớp đồng thanh.
Nghỉ giữa tiết
Sen.
Các nhóm thi đua tìm và ghi vào giấy các tiếng có vần en, vần oen ngoài bài, trong thời gian 2 phút, nhóm nào tìm và ghi đúng được nhiều tiếng nhóm đó thắng.
Ví dụ: xe ben, hứa hẹn, đèn dầu 
Xoèn xoẹt, nhoẻn cười.
Đọc mẫu câu trong bài (Truyện Dế Mèn phiêu lưu ký rất hay. Lan nhoẻn miệng cười).
Các em chơi trò chơi thi nói câu chứa tiếng tiếp sức.
2 em.
Cánh hoa đỏ nhạt xoè ra, phô đài sen và nhuỵ vàng.
Hương sen ngan ngát, thanh khiết.
Học sinh rèn đọc diễn cảm.
Lắng nghe.
Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên.
Chẳng hạn: Các em nói về sen:
	Cây sen mọc trong đầm. Lá sen màu xanh mát.Cánh hoa màu đỏ nhạt, đài và nhuỵ màu vàng. Hương sen thơm ngát, thanh khiết nên sen thường được dùng để ướp trà.
Học sinh khác nhận xét bạn nói về sen.
Nhiều học sinh khác luyện nói theo đề tài về hoa sen.
Nhắc tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại bài.
Thực hành ở nhà.
Toán
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 100
(CỘNG KHÔNG NHỚ)
Mục tiêu:
Học sinh bước đầu biết đặt tính rồi làm tính cộng trong phạm vi 100. Củng cố và giải toán có lời văn và đo độ dài đoạn thẳng.
Rèn kỹ năng tính nhanh, chính xác.
Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Que tính, Thước kẻ có vạch cm.
Học sinh: Bộ đồ dùng học toán.
Phương pháp: Trực quan, giảng giải, đàm thoại, thực hành
Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp 
 Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
30’
5’
2’
Ổn định:
Bài cũ:
Bài mới: GTB: Phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ).
Hoạt động 1: Giới thiệu cách làm tính cộng không nhớ.
Phép cộng có dạng 35 + 24:
Lấy 35 que tính gồm 3 bó 3 chục và 5 que rời -> Giáo viên đính lên bảng.
Lấy bao nhiêu que tính? Viết 35.
Lấy tiếp 24 que tính nữa.
Lấy bao nhiêu que tính?
Vì sao con biết?
Để làm nhanh hơn, ta sẽ cộng 35 và 24.
Đặt tính và tính.
35 gồm mấy chục và mấy đơn vị? -> Viết vào cột.
24 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
Nêu cách đặt tính.
35
+ 24
59
Bắt đầu thực hiện cộng từ đâu?
Giáo viên nhấn mạnh lại cách cộng.
Trường hợp phép cộng 35 + 20:
Yêu cầu đặt tính và tính.
Lưu ý: phép cộng với số tròn chục.
Trường hợp phép cộng 35 + 2:
Lưu ý học sinh phép cộng 2 chữ số cho số có 1 chữ số: đặt số 2 phải thẳng với số 5.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Lưu ý viết phải thẳng cột, cộng từ phải sang trái.
Bài 2: Nêu yêu cầu bài.
Nêu cách đặt tính.
Bài 3: Đọc đề bài.
Bài 4: Đo độ dài các đoạn thẳng rồi viết số đo ra.
Lưu ý học sinh đặt thước đo cho chính xác.
Củng cố:
Thi đua: Tính.
30 + 42, 61 + 37, 28 + 1.
Dặn dò:
Làm lại các bài còn sai vào vở 2.
Hát.
Học sinh lấy.
 35 que.
Học sinh lấy 24 que tính.
 59 que tính.
 gộp lại.
 3 chục và 5 đơn vị.
 2 chục và 4 đơn vị.
Viết 35, viết 24 sao cho hàng chục theo cột chục, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị.
Viết dấu + giữa 2 số.
Vạch dấu vạch ngang dưới 2 số.
Học sinh lên thực hiện và nêu 5 + 4 bằng 9 viết 9 .
Học sinh nhắc lại.
Học sinh lên thực hiện tương tự.
Học sinh lên thực hiện.
Tính.
Học sinh làm bài.
Sửa ở bảng lớp.
 đặt tính rồi tính.
Học sinh nhắc lại.
Sửa bài ở bảng.
Học sinh đọc, nêu tóm tắt.
1 em làm tóm tắt.
1 em giải bài.
Học sinh đo và viết vào chỗ chấm.
Học sinh đổi vở để sửa.
Học sinh thi đua làm bảng con. Tổ nào có nhiều bạn làm đúng sẽ thắng.
Thứ ba 31/03/09 	 Đạo đức: 
 CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT (Tiết 2)
I.Mục tiêu: 
-Cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạ biệt khi chia tay. Cách chào hỏi, tạm biệt.
-Ý nghĩa của lời chào hỏi, tạm biệt. Quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử của trẻ em.
-Tôn trọng, lễ độ với người lớn. Quý trọng những bạn biết chào hỏi tạm biệt đúng.
-Biết phân biệt hành vi chào hỏi, tạm biệt đúng với chào hỏi, tạm biệt chưa đúng.
-Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
II.Chuẩn bị: Vở bài tập đạo đức.
-Điều 2 trong Công ước Quốc tế Quyền trẻ em.
	-Bài ca “Con chim vành khuyên”.
Phương pháp: Trực quan, giảng giải, đàm thoại, thực hành
Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
1.KTBC: (5’)
2.Bài mới : (30’) Giới thiệu bài ghi tựa.
Cho học sinh khởi động, hát bài: Con chim vành khuyên.
Hoạt động 1 : Học sinh làm bài tập 2:
Giáo viên nêu yêu cầu và tổ chức cho học sinh làm bài tập trong VBT.
Giáo viên chốt lại:
Tranh 1: Các bạn cần chào hỏi thầy giáo cô giáo.
Tranh 2: Bạn nhỏ cần chào tạm biệt khách.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài tập 3:
Chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận, cử đại diện nhóm trình bày, tổ chức cho lớp trao đổi thống nhất.
Nội dung thảo luận:
	Em sẽ chào hỏi như thế nào trong các tình huống sau:
Em gặp người quen trong bệnh viện?
Em nhìn thấy bạn ở nhà hát, rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn?
Giáo viên kết luận :
Không nên chào hỏi một cách ồn ào khi gặp người quen trong bệnh viện, trong rạp hát, rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn. Trong những tình huống như vậy, em có thể chào bạn bằng cách ra hiệu gật đầu, mỉm cười và giơ tay vẫy.
Hoạt động 3: Đóng vai theo bài tập 1:
Giáo viên giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm, mỗi nhóm đóng vai một tình huống.
Tổ chức cho các em thảo luận rút kinh nghiệm.
Nhóm 1: tranh 1.
Nhóm 2: tranh 2.
Hoạt động 4: Học sinh tự liên hệ.
Giáo viên nêu yêu cầu cần liên hệ
Trong lớp ta bạn nào đã thực hiện chào hỏi và tạm biệt?
Tuyên dương học sinh thực hiện tốt theo bài học, nhắc nhở những học sinh thực hiện chưa tốt.
4.Củng cố: (5’) HS nhắc lại nội dung bài học
 Nhận xét, tuyên dương. 
5.Dặn dò: (2’) Học bài, chuẩn bị tiết sau.
Thực hiện nói lời chào ... 
Bài giải
Số ghế còn lại là:
75 – 25 = 50 (cái)
Đáp số: 50 cái.
Học sinh cử đại diện lên thi đua, đội nào thực hiện nhanh sẽ thắng.
SINH HOẠT LỚP
MỤC TIÊU:
Tổng kết tuần học tập vừa qua.
Phương hướng tuần sau.
HS có ý thức vươn lên trong học tập.
CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
Giáo viên: Phương hướng tuần sau.
Học sinh: Tổng kết điểm các mặt.
 NỘI DUNG SINH HOẠT:
Khởi động: Hát bài hát ngắn.
Lên lớp:
Tổng kết tuần học vừa qua:
Lớp trưởng điều động tiết sinh hoạt.
Các tổ trưởng báo cáo kết quả học tập của từng thành viên về các mặt: Học tập, Đạo đức, chuyên cần
Lớp phó học tập ghi bảng, tổng kết.
Lớp trưởng nhận xét:
Tuyên dương tập thể : Tổ ...
Tuyên dương các nhân: 
Điểm 10 cao nhất: .
Phê bình: ..
GV nhận xét chung.
3.Phương hướng tuần sau:
Thực hiện chương trình tuần .
Không chửi thề, nói tục
HS thực hiện đúng nội quy trường lớp.
Chăm sóc bồn hoa, cây kiểng.
Chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Thứ sáu 03/04/09
Tập đọc
CHÚ CÔNG
I.Mục tiêu:
Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu ch, tr,n l, v, d, có thanh hỏi, ngã; các từ ngữ: nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh.
-Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
Ôn các vần ong, oong; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần ong, oong.
 Hiểu từ ngữ trong bài. Hiểu đặc điểm duôi công lúc bé, vẽ đẹp của bộ lông đuôi lúc công trưởng thành. 
Tìm và hát các bài hát về con công.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
-Bộ chữ của GV và học sinh.
Phương pháp: Trực quan, giảng giải, đàm thoại, thực hành
Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp 
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
2.Bài mới:
Giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ tả vẽ đẹp độc đáo của đuôi công)
Tóm tắt nội dung bài:
Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.
Nâu gạch: (n ¹ l), rẻ quạt (rẻ ¹ rẽ)
Rực rỡ: (ưt ¹ ưc, rỡ ¹ rở), lóng lánh (âm l, vần ong, anh)
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Các em hiểu như thế nào là nâu gạch?
Rực rỡ có nghĩa thế nào?
Luyện đọc câu:
Học sinh đọc từng câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc từng câu.
Gọi học sinh đọc nối tiếp câu theo dãy.
Luyện đọc đoạn, bài (chia thành 2 đoạn để luyện cho học sinh)
Đoạn 1: Từ đầu đến “Rẻ quạt”
Đoạn 2: Phần còn lại.
Gọi học sinh đọc cá nhân đoạn rồi tổ chức thi giữa các nhóm.
Giáo viên đọc diễn cảm lại cả bài.
Đọc đồng thanh cả bài.
Luyện tập:
Ôn các vần oc, ooc:
Giáo viên treo bảng yêu cầu:
Bài tập 1: 
Tìm tiếng trong bài có vần oc ?
Bài tập 2:
Tìm tiếng ngoài bài có vần oc, ooc ?
Giáo viên nêu tranh bài tập 3:
Nói câu chứa tiếng có mang vần oc hoặc ooc.
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện đọc:
Hỏi bài mới học.
Gọi học sinh đọc bài cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi:
Lúc mới chào đời chú công xó bộ lông màu gì, chú đã biết làm động tác gì?
Đọc những câu văn tả vẽ đẹp của đuôi công trống sau hai, ba năm.
Nhận xét học sinh trả lời.
Giáo viên đọc diễn cảm lại bài văn, gọi 2 học sinh đọc lại cả bài văn.
Luyện nói:
Hát bài hát về con công.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và hát bài hát : Tập tầm vông con công hay múa  . Hát tập thể nhóm và lớp.
5.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
5, 6 em đọc các từ trên bảng.
Nâu gạch: Màu lông nâu như màu gạch.
Rực rỡ: Màu sắc nỗi bật, rất đẹp mắt.
Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại.
Các em thi đọc nối tiếp câu theo dãy.
4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn xem bạn nào đọc hay nhất, tuyên dương bạn đọc hay nhất.
1 học sinh đọc lại bài, lớp đọc đồng thanh cả bài.
Nghỉ giữa tiết
Thi đua theo nhóm tìm và ghi vào bảng con, trong thời gian 1 phút, nhóm nào tìm và ghi đúng nhiều từ thì thắng cuộc.
Oc: bóc, bọc, cóc, lọc, .
Ooc: Rơ – moóc, quần soóc
Đọc mẫu câu trong bài.
Con cóc là câu ông giời.
Bé mặc quần soóc.
Từng học sinh đặt câu. Sau đó lần lượt nói nhanh câu của mình. Học sinh khác nhận xét.
2 em đọc lại bài.
Con công.
1. Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu tơ màu nâu gạch, sau vài giờ chú đã biết làm động tác xoè cái đuôi nhỏ xíu thành hình rẻ quạt.
2. Đuôi lớn thành một thứ xiêm áo rực rỡ sắc màu, mỗi chiếc lông đuôi óng ánh màu xanh sẩm được tô điểm bằng những đốm tròn đủ màu, khi giương rộng đuôi xoè rộng như một chiếc quạt lớn đính hàng trăm viên ngọc. 
Học sinh đọc lại bài văn.
Quan sát tranh và hát bài hát : Tập tầm vông con công hay múa.
Nhóm hát, lớp hát.
Nêu tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại bài.
Thực hành ở nhà.
 TNXH 
CON MUỖI
I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết :
 	-Tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
-Nơi thường sinh sống của muỗi.
	-Một số tác hại của muỗi và một số cách phòng trừ chúng.
	-Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt.
II.Đồ dùng dạy học:
Một số tranh ảnh về con muỗi.
Hình ảnh bài 28 SGK. Phiếu thảo luận nhóm.
Phương pháp: Trực quan, giảng giải, đàm thoại, thực hành
Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp 
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định : (5’)
2.KTBC: (5’) Hỏi tên bài.
Kể tên các bộ phận bên ngoài của con mèo
Nuôi mèo có lợi gì?
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới: (30’) giới thiệu bài: Con muỗi
Hoạt động 1 : Quan sát con muỗi.
MT: Học sinh biết tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
GV Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.
Giáo viên nêu yêu cầu : quan sát tranh con muỗi, chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi
Con muỗi to hay nhỏ?
Con muỗi dùng gì để hút máu người?
Con muỗi di chuyển như thế nào?
Con muỗi có chân, có cánh, có râu hay không?
HS trình bày
Giáo viên kết luận:
	Muỗi là loại sâu bọ nhỏ bé hơn ruồi. Nó có đầu, mình, chân và cách. Nó bay bằng cánh, đậu bằng chân. Muỗi dùng vòi để hút máu của người và động vật để sống. Muỗi truyền bệnh qua đường hút máu.
Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập.
MT: Biết được nơi sống, tác hại do muỗi đốt và một số cách diệt muỗi.
Giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm 8 em, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Nhóm tự đặt tên nhóm mình.
Nội dung Phiếu thảo luận:
1.Khoanh tròn vào chữ đặt trước các câu đúng:
Câu 1: Muỗi thường sống ở:
Các bụi cây rậm.
Cống rãnh.
Nơi khô ráo, sạch sẽ.
Nơi tối tăm, ẩm thấp.
Câu 2: Các tác hại do muỗi đốt là:
Mất máu, ngứa và đau.
Bị bệnh sốt rét.
Bị bệnh tiêu chảy.
Bệnh sốt xuất huyết và nhiều bệnh truyền nhiểm khác.
Câu 3: Người ta diệt muỗi bằng cách:
Khơi thông cống rãnh
Dùng bẩy để bắt muỗi.
Dùng thuốc diệt muỗi.
Dùng hương diệt muỗi.
Dùng màn để diệt muỗi.
Thu kết quả thảo luận:
Gọi đại diện các nhóm nêu trước lớp, các nhóm khác bổ sung và hoàn chỉnh.
Giáo viên bổ sung thêm cho hoàn chỉnh
Hoạt động 3: Hỏi đáp cách phòng chống muỗi khi ngủ.
MT Học sinh biết cách tránh muỗi khi ngủ.
Khi ngủ bạn cần làm gì để không bị muỗi đốt ?
Giáo viên kết luận:
	Khi đi ngủ chúng ta cần mắc màn cẩn thận để tránh bị muỗi đốt.
4.Củng cố : (5’)
HS nhắc lại nội dung bài học
 Gọi học sinh nêu những tác hại của con muỗi.
Nêu các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
Nhận xét. Tuyên dương.
5.Dăn dò: (2’) Học bài, xem bài mới. Luôn luôn giữ gìn môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh để ngăn ngừa muỗi sinh sản, nằm màn để tránh muỗi.
Học sinh nêu tên bài học.
2 học sinh trả lời câu hỏi trên.
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh quan sát tranh vẽ con muỗi và thảo luận theo cặp.
HS nhận xét 
Thảo luận theo nhóm 8 em học sinh.
Các em thảo luận và khoanh vào các chữ đặt trước câu : a, b, d.
Các em thảo luận và khoanh vào các chữ đặt trước câu : a, b, c, d.
Các em thảo luận và khoanh vào các chữ đặt trước câu : a, d, e
Đại diện các nhóm nêu ý kiến, tại sao nhóm mình chọn các câu như vậy và giải thích thêm một số nhiểu biết về con muỗi.
Các nhóm khác tranh luận và bổ sung, đi đến kết luận chung.
Khi ngủ cần nằm màn để tránh muỗi đốt.
Khi ngủ cần dùng hương diệt muỗi để tránh muỗi đốt.
Học sinh tự liên hệ và nêu như bài đã học ở trên.
Học sinh tự nêu, học sinh khác bổ sung và hoàn chỉnh.
Thực hành nằm màn để tránh muỗi đốt.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1 tuan 29 tham khao.doc