Tiết : 3+ 4: Tập đọc
Chuyện ở lớp.(T 100 )
I.Mục tiêu
HS đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ : ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.
Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ.
Hiểu nội dung bài : Bé kể cho mẹ nghe nhiều chuyện không ngoan của các bạn, mẹ gạt đi. Mẹ muốn nghe ở lớp con đã ngoan thế nào.
Kể lại cho bố mẹ nghe ở lớp con đã ngoan thế nào.
Trả lời được câu hỏi 1, 2 SGK
GDHS: ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ
II. Đồ dùngdạy học
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, chép bài đọc trên bảng lớp.
HS : SGK, đọc bài, bảng con.
III. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức 1'
2. Kiểm tra 5'
- Đọc bài Chú công .
- Sau hai, ba năm đuôi chú công có màu sắc như thế nào ?
3.Bài mới 34'
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung bài
Tuần 30: -------b&a------ Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2011 Tiết 1: Chào Cờ ------------------------------------------------------------------------ Tiết 2: Âm Nhạc GV chuyên Dạy -------------------------------------------------------------------------- Tiết : 3+ 4: Tập đọc Chuyện ở lớp.(T 100 ) I.Mục tiêu HS đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ : ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ. Hiểu nội dung bài : Bé kể cho mẹ nghe nhiều chuyện không ngoan của các bạn, mẹ gạt đi. Mẹ muốn nghe ở lớp con đã ngoan thế nào. Kể lại cho bố mẹ nghe ở lớp con đã ngoan thế nào. Trả lời được câu hỏi 1, 2 SGK GDHS: ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ II. Đồ dùngdạy học GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, chép bài đọc trên bảng lớp. HS : SGK, đọc bài, bảng con. III. Hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức 1' 2. Kiểm tra 5' - Đọc bài Chú công . - Sau hai, ba năm đuôi chú công có màu sắc như thế nào ? 3.Bài mới 34' a. Giới thiệu bài b. Nội dung bài * HĐ1: Luyện đọc - Đọc mẫu toàn bài. - Bài thơ gồm có mấy khổ thơ, mỗi dòng thơ có mấy chữ ? - Yêu cầu HS tìm tiếng, từ trong bài có chứa âm đ, v, tr, b đứng đầu. - Luyện đọc tiếng, từ : GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc. - Luyện đọc câu : Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng - Luyện đọc đoạn , cả bài. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo khổ thơ * Giải lao - Gọi HS đọc câu bất kì trong bài - Tổ chức thi đọc - Đọc cả bài - Cho HS đọc đồng thanh một lần. * HĐ2:Ôn các vần uôt, uôc - Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK - Tìm tiếng trong bài có vần uôt ? - Tìm tiếng ngoài bài có vần uôc, uôt ? Tiết 2 * HĐ 1: Đọc SGK (7') - GV chú ý sửa chữa cách đọc cho HS * HĐ 2 : Tìm hiểu bài(10 ') - Gọi HS đọc 2 khổ thơ đầu - Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp ? - Mẹ nói gì với bạn nhỏ ? - Em hiểu ý mẹ như thế nào ? * Nghỉ giải lao giữa tiết. (5' ) * Luyện đọc lại 5' - Tổ chức thi đọc HĐ 3 : Thực hành luyện nói 8' - Nêu yêu cầu luyện nói ? - Yêu cầu HS quan sát tranh SGK dựa vào nội dung từng tranh các em hỏi và trả lời theo cặp. - Bạn nhỏ đã làm được những việc gì ngoan? - Yêu cầu đóng vai mẹ, con. - Nhận xét bổ sung - theo dõi. - có 3 khổ thơ, mỗi dòng thơ có 5 chữ. * Tổ 1 - đ, l : đứng dậy, ở lớp * Tổ 2 tr : trêu *Tổ 3 - b, v : bôi bẩn, vuốt tóc - HS luyện đọc cá nhân, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó. - 1 HS đọc toàn bộ các từ - HS nối nhau đọc từng câu - Từng nhóm 3 em đọc nối tiếp theo khổ thơ. - Thi đọc nối tiếp từng dòng thơ - 3 HS thi đọc khổ thơ - 1 HS đọc toàn bài- nhận xét - đọc đồng thanh. - 1; 2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm.. - HS tìm tiếng trong bài có vần uôt ( vuốt) - uôc : cuốc đất, thuốc bổ, buộc dây,.. - uôt : tuốt lúa, nuốt cơm, nuột nà, - HS đọc từ - Đọc nối tiếp câu - Đọc nối tiếp khổ thơ - 1 HS đọc toàn bài - Bạn Hoa không thuộc bài, bạn Hùng cứ trêu con, bạn Mai giây đầy mực,.. - Mẹ chẳng nhớ nổi đâu, - Nói mẹ nghe ở lớp - Con đã ngoan thế nào? - HS đọc nối tiếp câu - HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ. - Thi đọc toàn bài thơ - Hãy kể với cha mẹ hôm nay ở lớp con đã ngoan thế nào ? - Bạn nhỏ chăm học bài, ngồi trật tự, bạn đeo lại cặp cho bạn khác, bạn được điểm 10. - HS đóng vai theo cặp. - Một số nhóm thể hiện trước lớp + Mẹ : Con kể xem ở lớp con đã ngoan thế nào ? + Con : Mẹ ơi, hôm nay con làm trực nhật, lau bảng sạch, cô giáo khen con làm trực nhật giỏi. + Mẹ : Con ngoan quá nhỉ ! 4. Củng cố - dặn dò (5' ) - Bài thơ đó nói về điều gì ? - Nhận xét giờ học.- Về nhà đọc trước bài : Mèo con đi học. ------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 5: Mĩ thuật GV chuyên dạy -------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2011 Tiết 1: Tập viết Tô chữ hoa : O, Ô, Ơ I. Mục tiêu - Tô được chữ hoa O, Ô, Ơ - Viết đúng các vần uôt, uôc, ưu, ươu; các từ ngữ : chải chuốt, thuộc bài, con cừu, ốc bươu,Viết đúng kiểu chữ viết thường mẫu chữ theo vở tập viết 1 tập hai ( mỗi tờ ngữ viết được ít nhất 1 lần II. Đồ dùng dạy học GV: Bảng phụ viết sẵn chữ mẫu HS : vở tập viết, bảng con III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 1' 2. Kiểm tra 5' Viết bảng con : nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong. 3.Bài mới 25' a. Giới thiệu bài b. Nội dung bài HĐ 1:Hướng dẫn tô chữ hoa và viết vần, *Treo mẫu chữ O, Ô, Ơ, yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu nét ? - GV nêu quy trình viết và tô chữ trong khung chữ mẫu. - Yêu cầu HS viết bảng - GV quan sát - uốn nắn cho HS - Gọi HS nhận xét sửa sai * Viết vần và từ ngữ ứng dụng - Yêu cầu HS đọc các vần và từ ứng dụng: uôt, uôc,.. nải chuối, thuộc bài, trên bảng phụ. - HS quan sát vần và từ ứng dụng trên bảng và trong vở tập viết. - GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ, cách đặt dấu thanh ở các chữ, cách nối nét - Cho HS tập viết trên bảng con. - Nhận xét chỉnh sửa cho HS HĐ 2: Hướng dẫn HS tập tô, tập viết - GV nêu yêu cầu viết - GV quan sát, lưu ý HS tư thế ngồi viết. - GV uốn nắn HS viết bài HĐ 3: Chấm và chữa lỗi - GV chấm điểm một số bài của HS - GV nhận xét - chữa một số lỗi HS hay mắc. - HS đọc các chữ hoa viết trên bảng - HS theo dõi - HS viết bảng con - HS quan sát vần và từ ứng dụng trên bảng và trong vở. - HS theo dõi - HS viết bảng con - HS tập tô các chữ O, Ô ,Ơ; tập viết các vần uôt, uôc, và các từ ngữ : chải chuốt, thuộc bài, con cừu, - HS nhận xét, tự chữa lỗi 4. Củng cố- dặn dò 4' - Nhận xét chung giờ học. - Dặn HS luyện viết thêm vào vở ô ly. ----------------------------------------------------------------- Tiết 2: Chính tả Bài : Chuyện ở lớp I. Mục tiêu - Nhìn sách hoặc bảng chép lại chính xác, trình bày đúng khổ thơ cuối bài Chuyện ở lớp. - Làm đúng các bài tập điền vần uôt hay uôc ; điền chữ c hay k vào chỗ trống. II. Đồ dùng dạy học GV : Bảng phụ viết sẵn khổ thơ cuối bài Chuyện ở lớp; nội dung các bài tập 2,3 HS : Vở chính tả, bảng con III. Hoạt động dạy- học 1. ổn định tổ chức 1' 2. Kiểm tra 5' - Viết , đọc : boong tàu, ngôi nhà, nghe nhạc. 3.Bài mới 25' a. Giới thiệu bài b. Nội dung bài HĐ 1:Hướng dẫn HS tập chép - GV treo bảng phụ đã viết khổ thơ -Trong khổ thơ này những từ ngữ nào dễ viết sai ? - GVgọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn. - GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng khổ thơ, cách viết hoa đầu mỗi dòng thơ. - Yêu cầu HS chép bài vào vở. - GV đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở. - GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau và sửa lỗi cho nhau ra bên lề vở.. HĐ 2: Chấm và chữa lỗi - GV chấm điểm một số bài của HS - GV nhận xét - chữa một số lỗi HS hay mắc. HĐ 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả - HS nêu yêu cầu bài tập. - GV treo bảng phụ có chép sẵn nội dung bài tập, hướng dẫn cách làm. - Gọi HS đọc từ đã điền hoàn chỉnh - HS nêu yêu cầu bài tập - Tiến hành tương tự trên. - Gọi HS đọc từ đã điền hoàn chỉnh - 2 HS nhìn bảng đọc bài, lớp đọc thầm - vuốt, bảo, nổi, lớp, ngoan, nào. - HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con. - HS nhìn bảng chép khổ thơ vào vở - HS soát lỗi - HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau - HS theo dõi *Điền vần “uôt hay uôc” - HS quan sát tranh và lựa chọn vần cần điền vào chỗ trống. - HS làm vào vở và chữa bài, em khác nhận xét sửa sai cho bạn. - buộc tóc, chuột đồng. *Điền chữ “c” hay “k” - túi kẹo, quả cam 4. Củng cố- dặn dò 4' - Nhận xét chung giờ học. - Dặn HS luyện viết các chữ viết chưa đúng trong bài. ----------------------------------------------- Tiết 3: Toán T117: Phép trừ trong phạm vi 100 (Trừ không nhớ) (T159). I.Mục tiêu Biết đặt tính và làm tính trừ số có hai chữ số ( không nhớ) dạng 65 - 30 và 36 - 4 GDHS: Yêu thích học toán II. Đồ dùng dạy học GV : Tranh SGK, các bó, mỗi bó 1 chục que tính và 1 số que tính rời, bảng phụ. HS : Bảng con, SGK, giấy nháp, bộ đồ dùng học toán. III.Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức1' 2. Kiểm tra 4' Tính : 56 - 16 = 40 42 - 42 = 0 3.Bài mới 27' a. Giới thiệu bài b. Tìm hiểu bài HĐ1: Giới thiệu cách làm tính trừ *Phép trừ dạng 65 - 30 Bước 1 GV hướng dẫn HS thao tác trên các que tính - GV hướng dẫn HS - GV gài 65 que tính trên bảng gài giống SGK/ 159 - GV nói và viết vào bảng có 6 bó, viết 6 ở cột chục, có 5 que tính rời viết 5 ở cột đơn vị. - GV hướng dẫn HS - GV gài 30 que tính trên bảng gài giống SGK/ 159 - GV nói và viết vào bảng có 3 bó, viết 3 ở cột chục, dưới 6, có 0 que tính rời viết 0 ở cột đơn vị, dưới 5. - GV nói thao tác tách ra 3 bó và 0 que tương ứng với phép tính trừ. - GV hướng dẫn HS thao tác tách các bó que tính với nhau và các que tính rời với nhau. Số que tính còn lại 3 bó và 5 que tính rời. - GV nói và viết 3 ở cột chục, viết 5 ở cột đơn vị vào các dòng ở cuối bảng * Bước 2 : Hướng dẫn kĩ thuật làm tính trừ - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính - Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính - Như vậy 65 - 30 = 35 - GV gọi vài HS nhắc lại cách trừ *Trường hợp phép trừ dạng 36 - 4 - GV hướng dẫn ngay cho HS cách đặt tính và làm tính trừ lưu ý khi đặt tính 4 thẳng cột với 6 ở hàng đơn vị. Khi tính từ hàng đơn vị sang hàng chục. HĐ 2: Thực hành - Nêu yêu cầu bài toán - Yêu cầu HS làm bài vào bảng con - Chữa bài - Yêu cầu HS làm bài vào bảng con - Chữa bài cho HS nêu cách đặt tính và tính - Nêu yêu cầu bài toán - Yêu cầu HS làm bài trên phiếu bài tập. - Nhận xét chữa bài - Yêu cầu HS giải thích vì sao em điền đúng, vì sao em điền sai. - Nêu yêu cầu bài toán - Nêu cách trừ nhẩm - Tổ chức HS nhẩm miệng, nêu kết quả - Nhận xét - Chữa bài - HS lấy 6 bó, mỗi bó 1 chục que tính đặt bên trái, 5 que tính rời đặt bên phải - HS tiến hành tách 65 que tính ( gồm 6 bó chục và 5 que tính rời ), xếp 3 bó ở ... vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng, trời mưa. II. Đồ dùng dạy- học. GV: Tranh SGK, sưu tầm tranh, ảnh về trời nắng, trời mưa. Sưu tầm tranh, ảnh về trời nắng, trời mưa. VBTTN- XH. III. Các hoạt động dạy- học 1. ổn định : Hát 2. Bài cũ: tư duy bài cũ + Những dấu hiệu nào cho biết khi trời nắng, mưa? - Nhận xét chung. 3. Bài mới: Giới thiệu bài( Trực tiếp) Hoạt động 1: Quan sát tranh ảnh về trời nắng, trời mưa. * Mục tiêu: Nhận biết dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa. * Tiến hành: Cho HS quan sát các tranh trong bài 30 SGK và các tranh sưu tầm. + Nêu những dấu hiệu của trời nắng? + Nêu những dấu hiệu của trời mưa? + Hình nào cho biết trời nắng, trời mưa? Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi. * Mục tiêu: HS có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng, trời mưa. * Tiến hành: + Tại sao khi đi dưới trời nắng, bạn phải nhớ đội mũ, nón? + Để không bị ướt khi đi dưới trời mưa bạn phải làm gì? 4. Củng cố- dặn dò - HS kể. - Nhận xét- bổ sung. - Chia nhóm. - HS quan sát tranh ảnh về trời nắng, trời mưa. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày. - Nhận xét- bổ sung. - Bầu trời trong xanh có mây trắng. - Mặt trời sáng chói, nắng vàng chiếu xuống mọi vật, đường xá khô ráo. - Bầu trời phủ đầy xám, không nhìn thấy mặt trời, có nhiều giọt nước mưa làm ướt cây cỏ, đường phố và mọi vật - HS nêu. - HS thảo luận nhóm. Một HS hỏi một HS trả lời câu hỏi trong SGK. - để không bị ốm, nhức đầu sổ mũi - Đi dưới trời mưa, phải nhớ mặc áo mưa, đội nón hoặc che ôđể khỏi bị ướt. - Nhận xét giờ học. - Tuyên dương những nhóm học tốt. - Ôn lại bài, chuẩn bị bài sau: “ Thực hành : Quan sát bầu trời" ---------------------------------------------------------------------------- Tiết 5: Tập nói tiếng việt Nước Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2011 Tiết 1 : Toán Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. I.Mục tiêu Biết cộng trừ các số có hai chữ số không nhớ; cộng trừ nhẩm ; nhận biết bước đầu về quan hệ giữa phép cộng và phép trừ ; giảI được bài toán có lời văn trong phạm vi các phép tính đã học II. Đồ dùng dạy học GV : Tranh SGK, bảng phụ. HS : Bảng con, SGK, giấy nháp. III.Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức1' 2. Kiểm tra 4' - Một tuần lễ có mấy ngày? Kể tên các ngày trong tuần. - Hôm nay là thứ mấy, ngày bao nhiêu ? 3.Bài mới 27' a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn làm bài tập - Nêu yêu cầu bài toán - Gọi HS nêu cách nhẩm - HS làm bài trên bảng, dưới lớp làm bài bảng con - Nhận xét chữa bài - Cho HS nhận biết về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - Nêu yêu cầu bài toán - Yêu cầu HS làm bài vào bảng con - Chữa bài cho HS nêu cách đặt tính và tính - Gọi HS đọc bài toán + Bài toán đã cho biết những gì ? + Bài toán hỏi gì ? - 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài trên nháp - Chữa bài - Gọi HS đọc bài toán + Bài toán đã cho biết những gì ? + Bài toán hỏi gì ? - 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài trên nháp - Chữa bài Bài 1/ 162 : Tính nhẩm 80 + 10 = 90 80 + 5 = 85 90 - 80 = 10 85 - 5 = 80 90 - 10 = 80 85 - 80 = 5 Bài 2/ 162 : Đặt tính rồi tính Bài 3/162 Tóm tắt Hà có : 35 que tính ? que tính Lan có : 43 que tính Bài giải Hai bạn có tất cả số que tính là : 35 + 43 = 78 ( que tính ) Đáp số : 78 que tính Bài 4/162 Tóm tắt Tất cả có : 68 bông hoa Hà có : 34 bông hoa Lan có : bông hoa ? Bài giải Lan hái được số bông hoa là : 68 - 34 = 34 ( bông hoa ) Đáp số : 34 bông hoa 4. Củng cố dặn dò 3/ - Cho HS nhắc lại cách thực hiện tính cộng trừ trong phạm vi 100. - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS làm bài vở bài tập. ------------------------------------------------------------------------ Tiết 2+3:Tập đọc Người bạn tốt I.Mục tiêu HS đọc trơn cả bài. đọc đúng các từ ngữ : bút chì, liền, nằm, ngượng nghịu Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu Hiểu nội dung bài : Nụ và Hà là những người bạn tốt luôn giúp đỡ bạn rất hồn nhiên chân thành II. Đồ dùngdạy học GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, chép bài đọc trên bảng lớp. HS : SGK, đọc bài, bảng con. III. Hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức 1' 2. Kiểm tra 5' - Đọc thuộc bài Mèo con đi học . - Mèo con đã kiếm cớ gì để nghỉ học ? - Vì sao Mèo con lại đồng ý đi học ? 3.Bài mới 34' a. Giới thiệu bài b. Nội dung bài * HĐ1: Luyện đọc - Đọc mẫu toàn bài. - Bài văn gồm có mấy câu ? - Yêu cầu HS lên bảng xác định câu. - Yêu cầu HS tìm tiếng, từ trong bài có chứa âm b, l/ n, vần ương. - Luyện đọc tiếng, từ : GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc. - Luyện đọc câu : Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng - Luyện đọc đoạn , cả bài. - Bài chia làm mấy đoạn ? - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn. * Giải lao - Gọi HS đọc câu bất kì trong bài - Tổ chức thi đọc - Đọc cả bài - Cho HS đọc đồng thanh một lần. * HĐ2: Ôn các vần uc, ut - Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK - Tìm tiếng trong bài có vần uc, vần ut ? - Nói câu chứa tiếng có vần uc hoặc ut. - Yêu cầu HS quan sát tranh nói theo câu mẫu. - Tìm tiếng trong câu có vầ uc, ut ? Tiết 2 * HĐ 1: Đọc SGK (7') - GV chú ý sửa chữa cách đọc cho HS * HĐ 2 : Tìm hiểu bài (7 ') - Gọi HS đọc đoạn 1 - Hà hỏi mượn bút, ai đã giúp Hà ? - Cho HS đọc đoạn 2 - Bạn nào giúp Cúc sửa dây đeo cặp ? - Cho 1 em đọc toàn bài - Em hiểu thế nào là người bạn tốt ? * GV chốt lại bài * Nghỉ giải lao giữa tiết. (5' ) * Luyện đọc diễn cảm 8' - GV đọc mẫu - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - Tổ chức thi đọc HĐ 3 : Thực hành luyện nói 8' - Nêu yêu cầu luyện nói ? - Yêu cầu HS quan sát tranh SGK dựa vào nội dung từng tranh các em kể cho nhau nghe về người bạn tốt theo cặp. - Nhận xét bổ sung - theo dõi. - Bài có 9 câu. * Tổ 1 - b : bút chì * Tổ 2 - l/ n : liền, nằm, nụ *Tổ 3 - ương : ngượng nghịu - HS luyện đọc cá nhân, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó. - 1 HS đọc toàn bộ các từ - HS nối nhau đọc từng câu - Bài chia làm 2 đoạn. - Từng nhóm 2 em đọc nối tiếp theo đoạn. - Thi đọc nối tiếp đoạn. - HS đọc toàn bài- nhận xét - Đọc đồng thanh. - 1; 2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm.. - HS tìm tiếng trong bài có vần uc ( Cúc); có vần ut( bút) - HS quan sát tranh, nói câu mẫu. + Hai con trâu húc nhau. + Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút. - Nói theo cặp - Một số HS nói trước lớp - Nhận xét, bình chọn. - Đọc nối tiếp câu - Đọc nối tiếp đoạn - HS đọc toàn bài - Hà hỏi mượn bút, Cúc từ chối, Nụ đã giúp Hà. - Hà tự đến sửa dây đeo cặp cho Cúc. - Người bạn tốt là người sẵn sàng giúp đỡ bạn. - HS đọc theo cặp - Một số nhóm đọc trước lớp. - HS nhận xét, bình chọn - Kể về một người bạn tốt của em. - HS nói theo cặp, nói trước lớp + Hôm qua trời mưa, khi tan học Hà đã rủ Ninh đi chung áo mưa về nhà. + Nam ốm, Hà đến thăm Nam và động viên Nam nhanh khoẻ để còn đi học. 4. Củng cố - dặn dò (5' ) - Qua bài em hiểu người bạn tốt là người như thế nào? - Trong bài ai là người bạn tốt ? - Nhận xét giờ học. - Về nhà đọc trước bài : Ngưỡng cửa. --------------------------------------------------------------------------- Tiết 4: Kể chuyện Sói và Sóc I.Mục tiêu - kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. Sau đó, - Hiểu ND câu chuyện: Sóc là con vật thông minh nên đã thoát khỏi tình thế nguy hiểm.. II. Đồ dùng dạy học Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK. III. Hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức 1' 2. Kiểm tra 5' - Yêu cầu HS kể lại câu chuyện Niềm vui bất ngờ. 3.Bài mới 25' a. Giới thiệu bài b. Nội dung bài HĐ1: GV kể chuyện( 5’) - GV kể chuyện lần 1. - theo dõi. - GV kể chuyện lần 2 kết hợp với tranh minh hoạ. - theo dõi. HĐ 2 : Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh (10’) - Tranh 1 vẽ cảnh gì? - Cảnh Sóc đang chuyền cành cây. - Câu hỏi dưới tranh là gì? - Chuyện gì xảy ra khi Sóc đang chuyền trên cành cây? - Gọi HS kể đoạn 1. - em khác theo dõi nhận xét bạn. - Các đoạn còn lại hướng dẫn tương tự trên. - Gọi 2 em kể toàn bộ câu chuyện - cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung cho bạn. HĐ 3: Hướng dẫn HS kể chuyện toàn bộ câu chuyện (10’) - Truyện gồm có những nhân vật nào ? - Tổ chức cho HS kể theo nhóm 3 * Kể phân vai - Người dẫn chuyện , Sói và Sóc. - Các nhóm thi kể phân vai - các em khác theo dõi, nhận xét bạn. HĐ 4 Hiểu nội dung truyện (3’). - Sói và Sóc ai là người thông minh ? - Câu chuyện có ý nghĩa gì ? - Sóc thông minh. - Sóc thông minh nên đã thoát nạn. 4. Củng cố - dặn dò - Nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần sau. -------------------------------------------------------- . Tiết 5 : Sinh hoạt I. Mục tiêu - Nhận xét, rút kinh nghiệm các hoạt động trong tuần. - Nêu phương hướng hoạt động tuần tới. - Giáo dục HS có ý thức học tập và thực hiện các hoạt động trong tuần. II. Nội dung sinh hoạt 1.Nhận xét tuần 30 a. Đạo đức - Nhìn chung các em ngoan, lễ phép biết chào hỏi thầy cô, đoàn kết giúp đỡ bạn trong học tập. - Thực hiện tốt nội quy trường lớp . b. Học tập - Các em đi học tương đối đều, đúng giờ, thực hiện tốt các nề nếp học tập. - Đa số các em có ý thức học tập và tích cực tham gia các hoạt động của lớp. *Hạn chế Vẫn còn một số em ý thức học tập chưa cao, chưa chú ý trong học tập c. Các hoạt động khác - Các em biết thực hiện tốt nề nếp thể dục, vệ sinh, sinh hoạt tập thể , mặc đúng trang phục học sinh. 2.Phương hướng hoạt động tuần 31 - Thực hiện tốt phong trào bông hoa điểm tốt. HS ngoan, lễ phép chào hỏi người trên, đoàn kết giúp đỡ bạn. - Đi học đều đúng giờ, thực hiện tốt các nề nếp học tập. Nâng cao chất lượng học tập, tăng cường luyện viết chữ, đọc. - Bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu - Duy trì nề nếp thể dục, vệ sinh, sinh hoạt tập thể _______________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: