Giáo án Lớp 1 - Tuần 4 - GV: Hoàng Thị Thế - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án Lớp 1 - Tuần 4 - GV: Hoàng Thị Thế - Trường Tiểu học Kim Đồng

HỌC VẦN

TIẾT 29 - 30 BÀI 13 : n - m

I. Mục tiêu:

- Nhận diện được chữ n, m trong các tiếng có trong văn bản.

- Ghép âm n, m với các âm và các dấu thanh đã học để tạo thành từ có nghĩa.

- Đọc và viết được n, m, nơ, me.

- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng, phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bố mẹ, ba má.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: - Tranh minh hoạ; Bộ ghép chữ học vần.

 - Học sinh: - Bộ ghép chữ HV, vở tập viết.

 

doc 32 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 4 - GV: Hoàng Thị Thế - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
 Soạn: 28/8/2009
Giảng:Thứ 2, 31/8/2009.
Chào cờ
Học vần 
Tiết 29 - 30 Bài 13 : n - m
I. Mục tiêu:
- Nhận diện được chữ n, m trong các tiếng có trong văn bản.
- Ghép âm n, m với các âm và các dấu thanh đã học để tạo thành từ có nghĩa.
- Đọc và viết được n, m, nơ, me.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng, phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bố mẹ, ba má.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: - Tranh minh hoạ; Bộ ghép chữ học vần.
 - Học sinh:	- Bộ ghép chữ HV, vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
1. ổn định tổ chức: 
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét. 
- Đọc và viết: i, a, bi, cá
- Đọc câu ứng dụng: bò bê có cỏ, bò bê no nê.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài. 
b. Dạy chữ ghi âm
* n 
 + Nhận diện chữ
 - Giáo viên viết bảng chữ và nói: đây là chữ n.
 + Phát âm và đánh vần.
 - Đọc mẫu âm n
 - Phân tích tiếng nơ.
 - Giáo viên đánh vần mẫu:
 nờ - ơ - nơ
 - Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
 + Đọc tiếng.
 - Tranh vẽ gì?
 - Viết bảng: nơ ( giải thích)
- Tìm chữ n trong bộ chữ học vần
- Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Học sinh ghép tiếng nơ.
- Tiếp nối đọc tiếng nơ ( cá nhân, nhóm, cả lớp)
- HS phân tích
- Đánh vần CN, nhóm, ĐT.
- Quan sát tranh và thảo luận.
- Tranh vẽ mẹ đang cài nơ lên mái tóc cho bé
* Hướng dẫn viết:
- Viết mẫu; nêu quy trình viết.
- Hướng dẫn viết trên không
- Nhận xét, chỉnh sửa cho học sinh.
* m ( Quy trình tương tự)
 - Chữ m gồm 3 nét: 2 nét móc xuôi và 1 nét móc 2 đầu.
 - So sánh chữ n với chữ m.
+ Đọc tiếng, từ ứng dụng.
 - Giáo viên viết các tiếng ƯD lên bảng 
 - GV theo dõi, chỉnh sửa.
 - Viết các từ ƯD lên bảng .
 - Phân tích 1 số tiếng. 
 - GV theo dõi, chỉnh sửa.
* Trò chơi " Tìm tiếng chứa âm vừa học"
- Quan sát.
- HS viết trên không.
- Viết bảng con chữ n, nơ 
- So sánh.
- Đọc cá nhân, nhóm, ĐT.
- Gạch chân tiếng chứa âm vừa học.
- Phân tích.
Tiết 2:
c. Luyện tập
+ Luyện đọc: 
 - Luyện đọc bài tiết 1.
 - Theo dõi, chỉnh sửa.
- Đọc lại toàn bài trên bảng: đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
+ Đọc câu ứng dụng
 - GV treo tranh minh hoạ ứng dụng:
 - Tranh vẽ gì?
 - Giáo viên giới thiệu bức tranh - câu ƯD 
 GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
 - GV đọc mẫu
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Tranh vẽ bò, bê đang ăn cỏ
- Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
* Luyện viết: 
- Nêu yêu cầu- tư thế ngồi, cách cầm bút,
- Theo dõi, giúp đỡ để HS viết đúng.
- HS viết bài vào vở tập viết: n, m , nơ, me.
* Luyện nói 
- Quê em gọi người sinh ra mình là gì?
- Nhà em có mấy anh em?......... 
- Em làm gì để bố mẹ vui lòng?
* Trò chơi:
- Đọc tên bài luyện nói: bố mẹ, ba má
- Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.
4. Củng cố - dặn dò: 
	- Cho HS đọc bài trong SGK.
	- Nhận xét chung giờ học.
Ôn TIếng việt
Tiết 7 Ôn bài 13: n - m 
I. Mục tiêu :
- Luyện đọc: n, m, ca nô, bố mẹ.
- Luyện viết bài vào vở ô li: ca nô, bó mạ.
- Luyện nói theo chủ đề: Bố mẹ, ba má.
II. Chuẩn bị : 	
GV : - Chữ mẫu 
	HS : - Vở ô li, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc bài 13 SGK. 
2. Bài mới: 
a. Luyện đọc
- Đọc bài trong SGK 	
- Theo dõi, giúp đỡ chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
- Kiểm tra đọc.
b. Luyện viết 
- Giáo viên viết mẫu( từng từ): ca nô, bó mạ.
- Quan sát, sửa lỗi.
- Cho HS viết bài vào vở ô ly .
- Theo dõi, giúp đỡ HS viết đúng .
c- Luyện nói:
- Theo chủ đề: Bố mẹ, ba má.
- Phát triển lời nói tự nhiên cho HS theo 1 số câu hỏi gợi ý.
 - Tranh vẽ gì?
 - Bố mẹ, ba má là cách gọi những người có quan hệ với em NTN?
- Em có biết còn cách gọi người sinh ra mình là gì nữa không?
 - Hãy kể về gia đình mình?
 - Em thường làm gì để cha mẹ vui lòng?
 - Nhận xét, tuyên dương.
 - Đọc bài SGK.
- Viết bảng con: n, m, nơ, me.
- HS đọc theo nhóm , cá nhân, đồng 
thanh.
- Đọc cá nhân.
- Quan sát, nhận xét về độ cao, khoảng cách các con chữ, dấu phụ,
- Viết bảng con
- HS viết bài vào vở ô li( mỗi từ 2 dòng).
- Quan sát tranh, nêu chủ đề luyện nói.
- HS nói đúng theo chủ đề và nói
thành câu dựa vào câu hỏi gợi ý.
- Luyện nói theo nhóm, nói trước lớp 
3. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học.
	 - Dặn dò : về nhà ôn lại bài. 
Đạo đức
Tiết 4 Gọn gàng, sạch sẽ (tiết 2)
I. Mục tiêu : 
- HS hiểu:
	+ Thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
	+ ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ thể hiện người có nếp sống, sinh hoạt, văn hóa, góp phần giữ vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đẹp, văn minh.
II. Chuẩn bị: 
	- Vở BT đạo đức.
	- Bài hát " Rửa mặt như mèo"
III. Các hoạt động dạy - học :
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Bài tập 3
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh
 - Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
 - Bạn có gọn gàng, sạch sẽ không?
 - Em có muốn làm như bạn không?
+ GV kết luận: 
* Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ thể hiện người có nếp sống, sinh hoạt văn hóa,.
* Hoạt động 2: Bài tập 4
- GV nhận xét tuyên dương những đôi làm tốt.
* Hoạt động 3: Bài tập 5.
* Hoạt động 4: HD HS đọc câu thơ:
 Đầu tóc em chải gọn gàng,
áo quần sạch sẽ trông càng thêm yêu.
- Quan sát tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- 1 số học sinh trình bày trước lớp
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS liên hệ bản thân.
- HS từng đôi giúp nhau sửa sang quần áo, đầu tóc cho gọn gàng, sạch sẽ.
 - Cả lớp hát bài: Rửa mặt như mèo.
- Thi hát cá nhân, nhóm.
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
4. Củng cố - dặn dò : 
	- Tóm tắt nội dung bài.
	- GV nhận xét giờ. 
	 Soạn: 28/8/2009.
Giảng: Thứ 3, 1/9/2009.
 Toán 
Tiết 13 Bằng nhau. Dấu =
I. Mục tiêu : 
+ Giúp HS: - Nhận biết sự bằng nhau về số lượng , mỗi số bằng chính nó. 
	 - Biết sử dụng từ " bằng nhau" , dấu = khi so sánh các số .
II.Chuẩn bị :
	- GV : - Các mô hình, đồ vật phù hợp với các tranh vẽ của bài học . 
	- HS : - Bộ đồ dùng học toán .
III. Các họat động dạy- học :
* ổn định tổ chức :	
1. KT bài cũ : 
- Viết bảng : 2 1	 
- Nhận xét .	
2. Dạy bài mới : 
* Nhận biết quan hệ bằng nhau .
 a , HD HS nhận biết 3 = 3.
- HD HS quan sát tranh vẽ : 
- Có 3 con hươu , có 3 khóm cây , cứ mỗi
con hươu lại có (duy nhất) một khóm cây 
cây (và ngược lại), nên số con hươu (3) bằng số khóm cây (3); Ta có: 3 bằng 3. 
- Có 3 chấm tròn xanh, có 3 chấm trong trắng, cứ mỗi chấm tròn xanh lại có (duy nhất) một chấm tròn trắng (và ngược lại), nên số chấm tròn xanh (3) bằng số chấm tròn trắng (3), ta có 3 bằng 3 
- Giới thiệu : "ba bằng ba" viết như sau: 
 3 = 3 (dấu = đọc là "bằng" ). Chỉ vào 3 = 3 
cho HS đọc: "Ba bằng ba" 
 b, HD HS Nhận biết 4 = 4 ( HD tương tự 3 = 3)
- Nêu : Mỗi số bằng chính số đó và
 ngược lại nên chúng bằng nhau .
* Thực hành 
Bài 1 : HD HS viết dấu = 
Bài 2 : GV cho HS nêu yêu cầu bài toán 
Bài 3 : Tương tự bài 2 	
Bài 4 : GV cho HS nêu yêu càu bài toán 
 - Nhận xét bài. 
- HS hát 
- HS đọc : 2 < 5 ; 1 < 4 
- HS nhận xét .
 - Quan sát hình vẽ và TLCH
- Nêu: số con hươu (3) bằng số khóm cây (3)	
- Nêu: 3 bằng 3 
 Đọc: 3 bằng 3
 Đọc : dấu =
- HS nêu 4 = 4
 - Nêu: 3 = 3; 4 = 4; 
- Viết vào vở 2 dòng dấu =.
- Viết ký hiệu vào ô trống.
- Viết dấu thích hợp vào ô trống. 
- So sánh số hình vuông và số hình tròn 
rồi viết kết quả . 
3. Củng cố - dặn dò: 
	- Tóm tắt nội dung bài.
	- Nhận xét chung giờ học.
Học vần 
Tiết 31- 32 Bài 14: d - đ
I. Mục tiêu:
- Học sinh đọc và viết được: d, đ, dê, đò.
- Đọc được câu ứng dụng: dì Na đi đò, bé và mẹ đi bộ
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : dế, cá cờ, bi ve, lá đa.
- GD học sinh có thái độ học tập nghiêm túc.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: 	- Tranh minh hoạ các từ khoá: dê, đò
	- Học sinh:	 - vở tập viết, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
* ổn định tổ chức 
- Hát
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhận xét, chỉnh sửa.
- 2,3 h/s đọc và viết: n, m, nơ, me
- Đọc câu ứng dụng: bò bê có cỏ, bò bê no nê.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài 
b. Dạy chữ ghi âm
* d
 + Nhận diện chữ
- So sánh d với các đồ vật có trong thực tế.
- Giống cái gáo múc nước.
+ Phát âm và đánh vần:
- Phát âm: Phát âm mẫu d .
- Nhìn bảng phát âm.
- Chỉnh sửa phát âm
- Đánh vần: 
- Vị trí của các chữ trong tiếng khoá dê
- d đứng trước ê đứng sau
+ Hướng dẫn viết:
- Viết mẫu: d, dê
- Viết vào bảng con: d, dê 
- Nhận xét và sửa lỗi cho HS.
* đ (quy trình tương tự)
- So sánh d với đ
- Giống nhau: chữ d
- Khác nhau: đ có thêm nét ngang
- Phát âm: 
+ Đọc tiếng, từ ngữ ứng dụng: 
- Đọc tiếng ƯD.
 Nhận xét, sửa sai
- Đọc cá nhân, nhóm bàn
- Đọc từ ứng dụng:
 Đọc mẫu - giải thích.
- HS đọc các từ ngữ ứng dụng
Tiết 2:
c. Luyện tập:
+ Luyện đọc: 
 - Theo dõi, chỉnh sửa.
- Luyện đọc lại bài ở tiết 1 đọc cá nhân, nhóm,cả lớp.
+ Treo tranh minh hoạ của câu ƯD.
- Tranh vẽ gì?
- Giới thiệu câu ƯD.
- Chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
- Đọc mẫu
- Quan sát tranh và nhận xét.
- Đọc CN, nhóm, lớp
- 2,3 HS đọc câu ứng dụng
+ Luyện viết: 
- HS viết vào vở tập viết d, đ, dê, đò
+ Luyện nói :
- Chủ đề: dế, cá cờ, bi ve, lá đa
- Đọc tên bài luyện nói
- Tại sao nhiều trẻ em thích những vật và con vật này?
- Chúng thường là đồ chơi của trẻ em
- Em biết những loại bi nào?
- Cá cờ thường sống ở đâu? nhà em có nuôi cá cờ không?
- Cá cờ sống dưới ruộng, mương, suối
- Dế thường sống ở đâu? Em có quen biết anh chị nào biết bắt dế không? bắt ntn?
- Trong hang dưới mặt đất,
- Tại sao lại có hình cái lá đa bị cắt ra như trong tranh? Em có biết đó là đồ chơi gì không?
* Trò chơi:
- Trò chơi : Trâu lá đa.
4. Củng cố - dặn dò: 
	- Cho HS đọc bài trong SGK.
	- Nhận xét chung giờ học.
Ôn Toán
Tiết 10 Bằng nhau. Dấu =
I. Mục tiêu : 
	- Củng cố nhận biết sự bằng nhau về số lượng, mỗi số bằng chính nó. 
	- Biết sử dụng từ bằng nhau, dấu = khi so sánh các số.
	- Giúp HS có ý thức học môn toán.
II. Chuẩn bị:
	- GV : - Các mô hình đồ vật phù hợp với các tranh vẽ của bài học. 
	- HS : - Bộ đồ dùng toán.
III. Các hoạt động dạy - học :
*. ổn định tổ chức :	
1. Hướng dẫn ôn: Bằng nhau. dấu =
- Viết bảng: 2 = 2, 3 = 3 , 4 = 4 
 - Nhận xét .	
2. Luyện tập:
Bài 1: Viết dấu =
 =
 5 = 5.
Bài 2 ... ng để thực hành
- Thực hành xé, hình vuông, hình tròn
- Quan sát - HD sửa sai cho học sinh
- Dán sản phẩm
- Nhận xét, động viên, khen ngợi
- Trưng bày và bình chọn sản phẩm đẹp
4. Củng cố - Dặn dò:
	- Giáo viên nhận xét giờ học.
	- Chuẩn bị đồ dùng cho giờ sau.
 Soạn: 30/8/2009.
Giảng: Thứ 6, 04/9/2009.
Toán 
Tiết 16 Số 6
I. Mục tiêu : 
	Giúp HS:
 	- Có khái niệm ban đầu về số 6 .
	- Biết đọc , viết số 6 , đếm và so sánh các số trong phạm vi 6; nhận biết số lượng trong phạm vi 6; vị trí của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6.
II. Chuẩn bị :
	- GV : - Các nhóm có mẫu vật cùng loại 
 - 6 miếng bìa nhỏ , viết các chữ số từ 1 đến 6 trên từng miếng bìa. 
- HS : Bộ đồ dùng học toán .
II. Các hoạt động dạy - học :
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV cho HS nêu lại các ký hiệu về dấu đã học - NX. 
3. Dạy bài mới : 
a. Giới thiệu số 6:
Bước 1: Lập số 6
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh (SGK)
- Cho HS nhắc lại.
+ Yêu cầu học sinh lấy ra 5 que tính rồi thêm 1 que tính.
- Em có tất cả bao nhiêu que tính?
(Tương tự với 5 chấm tròn, thêm 1 chấm tròn; 5 con tính thêm 1 con tính).
- GV chỉ vào hình vẽ yêu cầu HS nhắc lại:
 Có 6 em , 6 chấm tròn, 6 con tính => các nhóm này đều có số lượng là 6.
Bước 2: GT chữ số 6 in và chữ số 6 viết 
- Nêu: số sáu được viết bằng chữ số 6 rồi cho HS đọc: sáu.
+ Giới thiệu chữ số 6 in (treo mẫu)
+ Giới thiệu chữ số 6 viết (treo mẫu)
Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số 1 , 2, 3, 4, 5, 6
- Cho HS đếm xuôi từ 1 đến 6 và ngược lại từ 6 đến 1.
- Giúp HS nhận ra số 6 là số liền sau của số 5 trong dãy số : 1 , 2, 3, 4, 5, 6
b. Thực hành: 
Bài 1: GV cho HS viết số 6
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống 
- GV chỉ tranh HS nêu
(Tương tự với 2 tranh còn lại). 
Bài 3: viết số thích hợp 
- HD HS đếm số ô vuông trong từng cột.
Bài 4: Điền dấu thích hợp vào ô trống
- Thu chấm bài - nêu nhận xét.
- HS hát 1 bài .
- Nêu: , =
- Nhận xét 
- Quan sát tranh và nói:
Có 5 em đang chơi, 1 em chạy tới. Có tất cả mấy em ? 
- 5 em thêm 1 em là 6 em
- Nêu : có tất cả 6 em 
- Thực hiện theo yêu cầu
- Có tất cả 6 que tính, HS nhắc lại.
- Có tất cả 6 chấm tròn. 
- Nhắc : có 6 em , 6 chấm tròn, 6 con tính 
- Đọc : sáu (6)
- Quan sát.
- Đếm : 1 , 2, 3, 4, 5, 6
- Đếm : 6, 5, 4, 3 , 2 , 1
- Nêu : 6 là số liền sau của 5 trong dãy số 1 , 2, 3, 4, 5, ,6 
- Viết 1 dòng số 6 vào vở 
- Nêu: có 5 chùm nho xanh , có 1 chùm nho chín .
- 6 gồm 1 và 5, gồm 5 và 1
- HS nêu YC.
- Điền số rồi đọc theo thứ tự.
- HS nêu YC
- Làm bài vào vở
4.Củng cố- Dặn dò:
	- Tóm tắt nội dung bài.
	- Nhận xét tiết học
Tập viết
Tiết 3 lễ, cọ, bờ, hổ
I. Mục tiêu :
	Giúp học sinh:
	- Nắm được quy trình viết các chữ lễ, cọ, bờ, hổ
	- Quan sát và viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ theo yêu cầu bài viết. 
	- Rèn kỹ năng rèn chữ giữ vở .
	- Giáo dục HS ý thức học bộ môn .
II. Chuẩn bị : 
	- GV : Chữ mẫu, bảng phụ.
	- HS : Vở tập viết, bảng con .
III. Các hoạt động dạy - học :
1. ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS viết vào bảng con 
- GV nhận xét .
3. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Quan sát chữ mẫu và nhận xét 
 - Treo chữ mẫu .
 - Nêu cỡ chữ và các nét chữ,  của các chữ: lễ, cọ, bờ, hổ
(HS nhận xét cụ thể từng chữ).
c. Hướng dẫn và viết mẫu
+ GV chỉ vào từng chữ và nêu quy trình viết
+ GV hướng dẫn kết hợp viết mẫu
 - GV theo dõi, chỉnh sửa
 ( GV lưu ý cho HS chữ và nét nối ) 
d. Hướng dẫn viết vở tập viết
- Nhắc nhở tư thế ngồi .
- Giúp HS để các em hoàn thiện bài .
* Thu, chấm và chữa lỗi
- HS hát .
- viết: e, b, bé
- nhận xét 
- Quan sát, nhận diện số con chữ, dấu thanh và số nét trong các chữ, độ cao, độ rộng, 
- Theo dõi
- Viết bảng con
- Viết vào vở tập viết 
4. Củng cố - Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học.
	- Tuyên dương 1 số bài viết đẹp.
	- Dặn dò : về nhà luyện viết thêm.
Tập viết 
Tiết 4 mơ, do, ta, thơ
I. Mục tiêu :
	Giúp học sinh:
	- Nắm được quy trình viết các chữ: mơ, do, ta, thơ
	- Quan sát và viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ theo yêu cầu bài viết. 
	- Rèn kỹ năng rèn chữ giữ vở .
II.Chuẩn bị:
	 - GV : Chữ mẫu, bảng phụ.
	 - HS : Vở tập viết, bảng con .
III. Các hoạt động dạy - học : 
1. ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS viết bảng con. 
- GV nhận xét .
3. Dạy bài mới: 
a. giới thiệu bài.
b. Quan sát chữ mẫu và nhận xét 
 - Treo bảng phụ đã viết mẫu.
 - Nêu cỡ chữ và các nét chữ,  của các chữ: mơ, do, ta, thơ.
(HS nhận xét cụ thể từng chữ).
c. Hướng dẫn và viết mẫu
+ GV chỉ vào từng chữ và nêu quy trình viết
+ GV hướng dẫn kết hợp viết mẫu
 - GV theo dõi, chỉnh sửa
 ( GV lưu ý cho HS chữ và nét nối ) 
d. Hướng dẫn viết vở tập viết
- Nhắc nhở tư thế ngồi .
- Quan sát, giúp HS yếu để các em hoàn thiện bài .
* Thu, chấm và chữa lỗi một số bài
- HS hát .
- Viết vào bảng : lễ, cọ,
- nhận xét 
- Quan sát, nhận diện số con chữ, dấu thanh và số nét trong các chữ, độ cao, độ rộng,.
+ Chữ mơ được viết bằng 2 con chữ m và ơ, độ cao 2 ly, nét móc 2 đầu của chữ m chạm vào nét cong của chữ ơ, 
- Theo dõi
- Viết bảng con
- Viết vào vở tập viết 
4. Củng cố - Dặn dò :
	- Thi viết chữ vừa học - GV chia nhóm giáo nhiệm vụ - HS chơi theo yêu cầu
	- GV nhận xét giờ .
	- Tuyên dương 1 số bài viết đẹp.
	- Dặn dò : về nhà luyện viết thêm.
Hoạt động tập thể
Tiết 4 sinh hoạt lớp
I - Mục tiêu : 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả học tập và các hoạt động của học sinh trong tuần 4 .
- Học sinh thấy được những ưu khuyết điểm, của mình trong tuần để có hướng phát huy những việc tốt, khắc phục các tồn tại 
- Đề ra phương hướng cho tuần sau.
II - Nội dung :
	1) Nhận xét chung
a, Ưu điểm:
	- Các em ngoan, lễ phép với thầy cô giáo
	- Đoàn kết với bạn bè.
	- Đi học đều, đúng giờ, duy trì được nề nếp. Trong học tập có nhiều em học tốt , hăng hái phát biểu xây dựng bài.
	- Đầy đủ đồ dùng học tập
	- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, có ý thức giữ gìn trường lớp xanh, sạch đẹp 
b, Tồn tại :
	- Nói chuyện trong giờ : Tuấn Anh, Luận
	- Quên đồ dùng học tập: An, Hiếu, Tường
2. Phương hướng tuần 5 :
 - Duy trì tốt nề nếp của lớp 
 - Thi đua học tập tốt dành nhiều điểm 9 điểm 10
 - Phát huy tinh thần học tập của mình, biết giúp đỡ các bạn cùng lớp 
3. Tuyên dương: Vinh, Huyền, Trang
4. Vui văn nghệ : - Hát cá nhân - Hát tập thể
Ôn Toán
Tiết 12 số 6
I- Mục tiêu:
 	- Tiếp tục cho HS luyện tập , củng cố về số 6
 	- Rèn các em nắm chắc về thứ tự của các số trong dãy số .
 	- Biết đọc , viết đúng số 6
 	- Biết cấu tạo của số 6
 II.Chuẩn bị:
 - GV : Bảng phụ ghi bài tập 
 III - Các hoạt động dạy - học:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài .
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Viết số:
1
3
6
1
- Nhận xét bài tập ?
Bài 2: Điền dấu >, < , =
2  6 6 3 5 6
6  4 6 6 6 2
4  6 1 6 3 6
Yêu cầu học sinh nhận xét?
Bài 3: Điền số.
- Hướng dẫn HS luật chơi.
- Cho HS về phân tích số 6?
 Hát
- 1 HS lên bảng phân tích cấu tạo của số 6 bằng que tính
- HS làm miệng
- Củng cố về thứ tự các số trong phạm vi 6
- HS làm vở
- 3 HS lên bảng chữa bài
- Củng cố về so sánh số lớn hơn , số bé hơn, bằng nhau.
Chơi trò chơi ‘ tiếp sức”
Chơi theo 2 nhóm
Nhận xét , biểu dương đội thắng cuộc
- Phân tích số 6
 4. Củng cố - Dặn dò :
	 - Tóm tắt nội dung bài .
	 - GV nhận xét giờ .
Ôn Tiếng Việt 
Tiết 10 Bài 16: Ôn tập
I- Mục tiêu:
	- Cho HS luyện đọc bài : Ôn tập
	- Rèn cho HS đọc to, rõ ràng, đúng.
	- Luyện viết đúng, đẹp từ ngữ da thỏ, thợ nề
	- Giáo dục các em ý thức tự giác rèn viết tốt.
II. Chuẩn bị : 
- GV : Bảng phụ ghi : da thỏ, thợ nề.
- HS : Bảng con - Vở ô ly.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bàimới: 
a. Luyện đọc: 
- Hướng dẫn luyện đọc
- Theo dõi , chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
+ Thi đọc :
- Nhận xét .
b. Luyện viết. 
- GV cho HS viết vào bảng con : da thỏ, thợ nề.
- Uốn nắn giúp đỡ HS viết đúng, đẹp
 - Nhận xét .
c. Kể chuyện: Cò đi lò dò.
 - Tranh vẽ gì?
 - GV kể mẫu 1 lần.
- Anh nông dân bắt gặp chú cò trong hoàn cảnh nào?
- Con có đã làm gì giúp anh nông dân?
- Nhìn đàn cò đang bay con cò cảm thấy thế nào?
.
Nhận xét.
d. Luyện viết vở ô ly.
- Viết mẫu trên bảng: da thỏ, thợ nề.
- Theo dõi, uốn nắn.
- Thu chấm bài - chỉnh sửa lỗi.
4. Củng cố - Dặn dò : 
- GV nhận xét giờ 
- Dặn dò : ôn lại bài .
- HS hát 
- Đọc thầm 1, 2 lần .
- Cả lớp đọc đồng thanh, luyện đọc CN 
- Thi đọc cá nhân - nhận xét .
- Thi đọc theo nhóm, bàn.
- Viết vào bảng con : da thỏ, thợ nề.
- Nhận xét bài.
- Quan sát tranh - nêu yêu cầu - Thảo luận theo câu hỏi gợi ý.
- Một số HS kể chuyện trước lớp.
- Thi kể chuyện giữa các nhóm
- Quan sát
- Viết vào vở ôly
Ôn Mỹ thuật 
tiết 4 Vẽ hình tam giác
I. Mục tiêu: 
Giúp hs:
- Củng cố về vẽ hình tam giác.
- Từ các hình tam giác có thể vẽ được một số hình tương tự trong thiên nhiên.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, tỷ mỉ.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- GV: Một số hình vẽ có dạng hình tam giác.
- HS : Vở tập vẽ, bút chì, màu.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ôn định tổ chức:
2. kiểm tra bài cũ: 
3. Dạy bài mới:
* Giới thiệu hình tam giác.
- Cho HS xem lại hình vẽ bài 4 và một số hình vẽ có dạng hình tam giác, đặt câu hỏi để HS nhận ra:
+ Hình vẽ cái nón
+ Hình vẽ cái e ke
+ Hình vẽ mái nhà.
- Vẽ lên bảng , một số hình minh hoạ 
- GV tóm tắt: có thể vẽ nhiều hình (vật, đồ vật) từ hình tam giác.
* Hướng dẫn HS cách vẽ hình tam giác.
 - Vẽ hình tam giác ntn?
 - Vẽ lên bảng.
+ Vẽ từng nét
+ Vẽ nét từ trên xuống
+ Vẽ nét từ trái sang phải
- Vẽ lên bảng một số hình tam giác khác nhau.
* Thực hành.
- Hướng dẫn học sinh tìm ra cách vẽ các hình tam giác. 
- Hình vẽ cân đối
- Hướng dẫn vẽ màu
4. Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS xem một số bài vẽ bình chọn bài vẽ đẹp.
 - Động viên, khen ngợi.
- Chấm một số bài.
* Dặn dò:
- Quan sát quả cây, hoa, lá.
- Quan sát hình vẽ - trả lời câu hỏi
- Gọi tên các hình trên bảng: biển báo, vỉ ruồi
- Quan sát cách vẽ
- Quan sát
- Thực hành vẽ vào vở A4
- Quan sát và bình chọn bài đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4-The.doc