Giáo án Môn Tiếng Việt 1 - Tuần 25 đến 33 - GV: Phạm Thanh Thảo - Trường Tiểu học Hiệp Hoà “A”

Giáo án Môn Tiếng Việt 1 - Tuần 25 đến 33 - GV: Phạm Thanh Thảo - Trường Tiểu học Hiệp Hoà “A”

Tập đọc

TRƯỜNG EM

I. Mục tiêu:

- Đọc trơn cả bài. Đoc đúng các từ ngữ : cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.

- Hiểu được nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó thân thiết với học sinh.

- Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK)

II. Chuẩn bị:

1) Giáo viên:

- Tranh minh họa SGK, SGK.

2) Học sinh:

- SGK.

III. Hoạt động dạy và học:

 Tiết 1

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

3. Bài mới:

- Giới thiệu: Tranh vẽ gì? -> Học bài: Trường em.

a) Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.

Phương pháp: luyện tập, trực quan.

- Giáo viên đọc mẫu.

* Luyện đọc các từ : : cô giáo, dạy em, rất yêu, trường học, thứ hai, mái trường, điều hay.

 

doc 117 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Môn Tiếng Việt 1 - Tuần 25 đến 33 - GV: Phạm Thanh Thảo - Trường Tiểu học Hiệp Hoà “A”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 Thứ hai ngày 20 tháng 2 năm 2012
Tập đọc
TRƯỜNG EM 
Mục tiêu:
Đọc trơn cả bài. Đoc đúng các từ ngữ : cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.
Hiểu được nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó thân thiết với học sinh.
Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK)
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh minh họa SGK, SGK.
Học sinh:
SGK.
Hoạt động dạy và học:
 Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu: Tranh vẽ gì? -> Học bài: Trường em.
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Phương pháp: luyện tập, trực quan.
- Giáo viên đọc mẫu.
* Luyện đọc các từ : : cô giáo, dạy em, rất yêu, trường học, thứ hai, mái trường, điều hay.
- Giáo viên nhận xét cho học sinh đọc cá nhân, lớp.
- Chữa lỗi phát âm cho học sinh.
* Luyện đọc câu :
- Mỗi học sinh đọc 1 dòng nối tiếp nhau.
- Mỗi bàn (nhóm) đọc 1 dòng.
* Luyện đọc đoạn, bài.
- Đoạn 1 : Từ “trường học .thứ hai”.
- Đoạn 2 : Từ “ở trường của em”
- Chữa lỗi phát âm cho học sinh.
- Cho 2 – 3 học sinh đọc cả bài, lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động 2: Ôn các vần ai – ay.
Phương pháp: trực quan, động não, đàm thoại.
Tìm trong bài tiếng có vần ai – ay.
Phân tích các tiếng đó.
Tìm tiếng ngoài bài có vần ai – ay.
Quan sát tranh SGK. Dựa vào câu mẫu, nói câu mới theo yêu cầu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu mới.
Nhận xét, tuyên dương đội nói tốt.
*Hát múa chuyển sang tiết 2.
Hát.
Cô giáo và các bạn.
Hoạt động lớp.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh phân tích và ghép từ đó.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh đọc cá nhân, lớp.
- Mỗi học sinh đọc 1 câu.
- Mỗi bàn, nhóm đọc 1 câu.
- 3 học sinh đọc.
- 3 học sinh đọc.
- 2 – 3 học sinh đọc cả bài, lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động nhóm, lớp.
 thứ hai, mái trường, điều hay.
Học sinh thảo luận và nêu.
Viết vào vở bài tập tiếng Việt.
Học sinh đọc câu mẫu.
+ Đội A nói câu có vần ai.
+ Đội B nói câu có vần ay.
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
c)Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: trực quan, động não, đàm thoại.
Giáo viên đọc mẫu.
+ Đọc đoạn 1.
+ Trong bài, trường học được gọi là gì?
+ Đọc đoạn 2.
+ Vì sao trường học được gọi là ngôi nhà thứ hai của em?
Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
d)Hoạt động 4: Luyện nói.
Phương pháp: trực quan, đàm thoại.
Nêu cho cô chủ đề luyện nói.
Treo tranh SGK.
Tranh vẽ gì?
Củng cố:
Đọc lại toàn bài.
Vì sao em yêu ngôi trường của mình?
Dặn dò:
Về nhà đọc lại bài.
Hoạt động nhóm.
Học sinh dò theo.
2 học sinh đọc.
 ngôi nhà thứ hai của em.
3 học sinh đọc.
 ở trường có cô giáo như mẹ hiền, có bạn bè thân thiết như anh em.
Học sinh trả lời ngoài bài.
Hoạt động nhóm.
 hỏi nhau về trường lớp của mình.
Học sinh quan sát.
Hai bạn đang trò chuyện.
Học sinh tự đặt câu hỏi cho nhau và trả lời.
+ Trường của bạn là trường gì?
+ Ở trường bạn yêu ai nhất?
+ Bạn thân với ai nhất trong lớp?
Học sinh đọc.
Bổ sung: 
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 21 tháng 2 năm 2012
Chính tả
TRƯỜNG EM
Mục tiêu:
Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng đoạn: “Trường học là  như anh em.”26 chữ trong khoảng 15 phút
Điền đúng vần ai – ay, chữ c hay k vào chỗ trống.
Làm được bài tập 2,3 SGK.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Bảng phụ chép sẵn đoạn văn và 2 bài tập.
Học sinh:
Bộ chữ Tiếng Việt.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiệu: Viết chính tả ở bài tập đọc.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.
Phương pháp: trực quan, luyện tập.
Giáo viên treo bảng có đoạn văn.
Nêu cho cô tiếng khó viết.
- Giáo viên gạch chân.
Phân tích các tiếng đó.
Cho học sinh viết vở.
Lưu ý cách trình bày: chữ đầu đoạn văn lùi vào 1 ô, sau dấu chấm phải viết hoa.
Giáo viên quan sát, theo dõi các em.
Hai em ngồi cùng bàn đổi vở cho nhau.
Giáo viên thu chấm.
Nhận xét.
Hoạt động 2: Làm bài tập.
Phương pháp: trực quan, luyện tập.
* Bài tập 2: Điền vào chỗ trống ai hay ay.
* Bài tập 3: Điền c hay k.
- GV nhận xét chốt lại
cá vàng
thước kẻ
lá cọ
Nhận xét.
Củng cố:
Nhận xét, khen thưởng các em viết đẹp.
Dặn dò:
Nhớ sửa lỗi chính tả mà các em viết sai trong bài.
Hát.
Hoạt động lớp.
Học sinh đọc đoạn văn.
Học sinh nêu: trường , ngôi, nhiều, giáo.
Học sinh phân tích.
Viết bảng con.
Học sinh viết vở.
- Hs lắng nghe
Học sinh soát lỗi.
Ghi lỗi sai ra lề đỏ.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh đọc yêu cầu.
2 học sinh làm miệng: gà mái, máy ảnh.
Lớp làm vào vở.
Học sinh đọc yêu cầu.
2 học sinh làm miệng.
Lớp làm vào vở.
Bổ sung: 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 22 tháng 2 năm 2012
Tập đọc
TẶNG CHÁU 
Mục tiêu:
Đọc trơn cả bài. Đoc đúng các từ ngữ : tặng cháu, lòng yêu, gọi là, nước non.
Hiểu được nội dung bài: Bác Hồ rất thương các cháu thiếu nhi và mong muốn các chấu học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước.
Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK)
Học thuộc lòng bài thơ
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh minh họa SGK.
Học sinh:
SGK.
Hoạt động dạy và học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: Trường em.
Đọc bài SGK.
Trường học được gọi là gì?
Vì sao nói trường học là ngôi nhà thứ hai của em?
Nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu: Bác Hồ là ai? Em biết gì về Bác Hồ?
 - Học bài: Tặng cháu.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: trực quan, luyện tập.
- Giáo viên đọc mẫu.
* Luyện đọc các từ : :vở, gọi là, nước non, tỏ, rõ.
- Giáo viên nhận xét cho học sinh đọc cá nhân, lớp.
- Chữa lỗi phát âm cho học sinh.
- Giáo viên giải nghĩa từ khó.
* Luyện đọc câu :
- Mỗi học sinh đọc 1 dòng nối tiếp nhau.
- Mỗi bàn (nhóm) đọc 1 dòng.
* Luyện đọc khổ , bài.
- Đọc 2 dòng đầu
- Đọc 2 dòng còn lại
- Chữa lỗi phát âm cho học sinh.
- Cho 2 – 3 học sinh đọc cả bài, lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động 2: Ôn vần ao – au.
Phương pháp: động não, trực quan, đàm thoại.
Tìm trong bài tiếng có vần ao, au.
Phân tích tiếng vừa tìm được.
- Tìm tiếng ngoài bài có vần ao – au.
- Quan sát tranh SGK, đọc câu mẫu.
- Giáo viên chỉ học sinh nói câu mới.
 - Nhận xét, ghi điểm.
 - Hát múa chuyển sang tiết 2.
Hát.
Học sinh đọc bài: Trường em.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Hoạt động lớp.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh phân tích và ghép từ đó.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh đọc cá nhân, lớp.
- Hs lắng nghe
- Mỗi học sinh đọc 1 câu.
- Mỗi bàn, nhóm đọc 1 câu.
- 3 học sinh đọc.
- 3 học sinh đọc.
- 2 – 3 học sinh đọc cả bài, lớp đọc đồng thanh
Hoạt động nhóm, lớp.
 cháu, sau, .
Học sinh thảo luận và nêu.
Học sinh đọc thanh các tiếng đúng:
bao giờ tờ báo
bạo dạn con dao
cáu kỉnh mai sau 
Học sinh nói câu có vần ao – au.
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: trực quan, động não, đàm thoại.
Giáo viên đọc mẫu.
Đọc câu thơ đầu.
Bác Hồ tặng vở cho ai?
Đọc 2 câu cuối.
Bác mong các bạn nhỏ làm gì?
- Bài thơ nói lên sự yêu mến, quan tâm của Bác Hồ với các bạn học sinh.
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 4: Học thuộc lòng.
Phương pháp: động não, luyện tập.
G ... -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ năm ngày 19 tháng 4 năm 2012
Kể chuyện
CÔ CHỦ KHÔNG BIẾT QUÝ TÌNH BẠN
I) Mục tiêu: 
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
- Biết được lời khuyên của câu chuyện : Ai không biết quý tình bạn, người ấy sẽ sống cô độc.
* Giáo dục bảo vệ mơi trường: Cần sống gần gũi chan hồ với các lồi vật xung quanh ta và biết quí trọng tình cảm bè bạn dành cho mình.
* Kĩ năng sống:
- Xác định giá trị
- Ra quyết định và giải quyết vấn đề.
- Lắng nghe tích cực.
- Tư duy phê phán.
II) Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ câu chuyện.
III) Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kể lại đoạn chuyện Con Rồng cháu Tiên.
 - Giáo viên nhận xét cho điểm .
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta cùng nhau kể câu chuyện Cô chủ không biết quý tình bạn..
- Giáo viên ghi tựa bài.
b. Bài học:
- Lần 1 : Giáo viên kể diễn cảm.
- Lần 2 : Giáo viên kể kết hợp với từng tranh.
* Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn theo tranh.
- Giáo viên treo tranh 1 lên và hỏi:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
+ Vì sao cô bé lại đổi Gà Trống lấy Gà Mái?
- Gọi 1 – 2 học sinh kể lại nội dung bức tranh 1.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên treo tranh 2 lên và hỏi:
+ Cô bé đổi Gà Mái lấy con vật nào? Thái độ của Gà Mái ra sao?
- Gọi 1 – 2 học sinh kể lại nội dung bức tranh 2.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên treo tranh 3 lên và hỏi:
+ Vì sao cô bé đổi Vịt lấy Chó con? Cô bé nói gì với Chó con?
- Gọi 1 – 2 học sinh kể lại nội dung bức tranh 3.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên treo tranh 4 lên và hỏi:
+ Nghe cô chủ nói Chó con đã làm gì? Kết thúc câu chuyện như thế nào?
- Gọi 1 – 2 học sinh kể lại nội dung bức tranh 4.
- Giáo viên nhận xét.
* Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:
- Qua câu chuyện em hiểu thêm điều gì?
- Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.
4. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Nhận xét tiết học – Tuyên dương
- Về nhà tập kể lại câu chuyện.
- Hát vui.
- Học sinh kể.
- Lớp nhận xét.
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+ Bức tranh vẽ cảnh cô đang ôm Gà Mái vuốt ve bộ lông của nó. Gà Trống đứng ngoài hàng rào mào rũ xuống, vẻ ỉu xìu.
+ Vì Gà Mái có bộ lông mượt mà và biết đẻ trứng.
- 1 – 2 học sinh kể.
- Lớp nhận xét.
+ Cô bé đổi Gà Mái lấy con Vịt. Gà Mái với vẽ mặt buồn đứng nhìn cô bé.
- 1 – 2 học sinh kể.
- Lớp nhận xét.
+ Vì cô thấy Chó con nhỏ rất đẹp. Cô bé nói với Chó con rằng:
 Lúc đầu, chị có Gà Trống, sau chị đổi Gà Trống để lấy Gà Mái, rồi chị đổi Gà Mái để lấy Vịt. Bây giờ, chị thích Chó con lắm nên mới đổi vịt lấy Chó con đấy.
- 1 – 2 học sinh kể.
- Lớp nhận xét.
+ Nghe cô chủ nói vậy chó liền cụp đuôi lại chui vào gầm ghế. Đế đêm, nó cạy cử chốn đi. Cuối cùng cô chủ không còn một người bạn nào.
- 1 – 2 học sinh kể.
- Lớp nhận xét.
- Phải biết quý trọng tình bạn. Ai không biết quý trọng tình bạn người ấy sẽ bị cô đơn. Khi có bạn mới chúng ta không nên quên những người bạn cũ của mình
- Khuyên chúng ta phải biết quý trọng tình bạn.
Bổ sung:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 20 tháng 4 năm 2012
	Tập đọc 
Bài : NÓI DỐI HẠI THÂN (2 Tiết)
I) Mục tiêu: 
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tốc, hốt hoảng,  Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu được lời khuyên của câu chuyện: Không nên nói dối làm mất lòng tin của người khác, sẽ có lúc hại tới bản thân.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK ).
- Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động.
* Kĩ năng sống:
- Xác định giá trị
-Phản hồi, lắng nghe tích cực.
- Tư duy phê phán.
II) Chuẩn bị:
- Bộ chữ HVTH.
- Tranh minh hoạ phần tập đọc.
III) Hoạt động dạy và học:
Tiết 1
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2 học sinh lên đọc bài Đi học và trả lời câu hỏi :
 + Đường tới trường có những cảnh gì đẹp?
 - Giáo viên nhận xét cho điểm .
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài :
- Tranh vẽ gì?
- Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng học bài : Nói dối hại thân.
- Giáo viên ghi tựa bài.
b. Bài học:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc :
- Giáo viên đọc mẫu.
* Luyện đọc các từ : bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tốc, hốt hoảng, 
- Giáo viên nhận xét cho học sinh đọc cá nhân, lớp.
- Chữa lỗi phát âm cho học sinh.
* Luyện đọc câu :
- Mỗi học sinh đọc 1 câu nối tiếp nhau.
- Mỗi bàn (nhóm) đọc 1 câu.
* Luyện đọc đoạn, bài.
- Đoạn 1 : Từ “ Một chú bé . Thấy sói đâu”.
- Đoạn 2 : Phần còn lại.
- Chữa lỗi phát âm cho học sinh.
- Cho 2 – 3 học sinh đọc cả bài, lớp đọc đồng thanh.
b. Hoạt động b. Hoạt động 2: Ôn vần it- uyt.
Phương pháp: luyện tập, trực quan, đàm thoại.
- Tìm tiếng trong bài có vần it.
Tìm tiếng ngoài bài có vần it- uyt
Gv ghi bảng 
Thi nĩi câu c hứa tiếng cĩ vần it-uyt
+ Cho học sinh quan sát tranh.
+ Cho học sinh thi đua tìm .
+ Nhận xét – tuyên dương đội nói tốt.
- Hát múa chuyển sang tiết 2.
- Hát vui.
- 2 học sinh lên đọc bài và trả lời câu hỏi :
+ Có hương rừng thơm, nước suối trong, cọ xoè
- Vẽ một bạn nhỏ đang chăn cừu.
- Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh phân tích và ghép từ đó.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh đọc cá nhân, lớp.
- Mỗi học sinh đọc 1 câu.
- Mỗi bàn, nhóm đọc 1 câu.
- 3 học sinh đọc.
- 3 học sinh đọc.
2 – 3 học sinh đọc cả bài, lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động lớp, cá nhân.
- Thịt 
- Phân tích tiếng thịt
- Hs đọc lại từ vừa tìm được
- chia lớp thành 2 đội tìm và nêu.
- Đọc các tiếng vừa tìm được.
- Học sinh quan sát.
- Chia 2 đội thi đua nĩi: 
Tiết 2
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
C Hoạt động 3: Tìm hiểu bài:
 - Giáo viên đọc lại cả bài lần 2.
 - Cho 2 – 3 học sinh đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi.
 + Cậu bé kêu cứu như thế nào?
 + Khi đó ai đã chạy tới giúp?
 + Giáo viên nhận xét.
 - Cho 2 – 3 học sinh đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi.
 + Khi sói đến thật chú bé kêu cứu, có ai đến giúp chú không? Vì sao?
 + Giáo viên nhận xét.
 - Cho 2 – 3 học sinh đọc cả bài.
 + Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
 + Giáo viên nhận xét. 
 ð Chú bé chăn cừu nói dối mọi người đã dẫn đến hậu quả đàn cừu của chú bị sói ăn thịt. Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nói dối.
d.Hoạt động 4: Luyện nói.
Phương pháp: luyện tập, đóng vai.
Nêu chủ đề luyện nói.
Trò chơi đóng vai.
Học sinh 1: chú bé chăn cừu.
4, 5 học sinh đóng vai cô cậu học trò để lời khuyên với chú bé.
Giáo viên nhận xét – cho điểm các em nói tốt.
4.Củng cố:
Đọc lại toàn bài.
Vì sao không nên nói dối?
5.Dặn dò:
Đọc lại cả bài.
Chuẩn bị bài sau.
- Học sinh lắng nghe.
- 2 – 3 học sinh đọc .
+ Sói! Sói! Cứu tôi với!
+ Các bác nông dân làm việc gần đấy đã chạy tới giúp cậu bé nhưng không thấy sói đâu.
+ Lớp nhận xét.
- 2 – 3 học sinh đọc .
+ Không ai đến giúp vì họ nghĩ chú lại nói dối.
+ Lớp nhận xét.
- 2 – 3 học sinh đọc cả bài.
+ Không nên nói dối.
+ Lớp nhận xét.
Hoạt động lớp.
Học sinh nêu.
Học sinh đóng vai.
Lớp theo dõi.
Nhận xét – bổ sung lời khuyên của các bạn đóng vai.
Học sinh đọc.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctap doc lop 1.doc