Giáo án lớp 1 - Tuần 4 - Trường Tiểu học Thanh Bình

Giáo án lớp 1 - Tuần 4 - Trường Tiểu học Thanh Bình

n -- m

I. Mục tiêu:

- Đọc được: n, m, nơ, me từ ngữ và câu ứng dụng.

- Viết được: n, m, nơ, me

- Luyện núi từ 2-3 câu theo chủ đề :bố mẹ, ba má.

II. Chuẩn bị:

 GV: Tranh minh họa SGK

 HS: SGK

III. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: Hát

 2: Bài cũ:

 -Hôm qua em học vần bài gì?

 -HS đọc bài SGK

 -HS viết bảng con

 3. Bài mới

 

doc 22 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 772Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 - Tuần 4 - Trường Tiểu học Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai , ngày 09 tháng 9 năm 2013
HỌC VẦN
n -- m
I. Mục tiêu:
- Đọc được: n, m, nơ, me từ ngữ và câu ứng dụng.
- Viết được: n, m, nơ, me 
- Luyện núi từ 2-3 câu theo chủ đề :bố mẹ, ba má.
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh minh họa SGK
 HS: SGK
III. Tiến trình lên lớp:	
 1. Ổn định: Hát
 2: Bài cũ:
 -Hôm qua em học vần bài gì?
 -HS đọc bài SGK
 -HS viết bảng con
 3. Bài mới
Tiết 1
Hoạt động 1: dạy âm n
- Gv cho HS quan sát tranh và hỏi HS ? (cái nơ)
- Chúng ta sẽ học kỹ tiếng nơ, gv ghi bảng : nơ
- Trong tiếng nơ có âm gì đã học rồi ? (ơ), còn lại âm n là âm mới chúng ta sẽ học hôm nay, GV xóa âm ơ.
- Khi viết âm n viết bằng chữ viết thường, GV ghi n viết thường xuống phía dưới bảng
- GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc. GVgọi HS viết bảng âm n gọi HS đọc 100%
- Muốn viết tiếng nơ viết như thế nào? (n trước ơ sau).
- Gọi HS đọc phân tích, đọc trơn (2em)
* HS lấy cài:
 - GV gọi HS cài âm n, tiếng nơ, HS đọc phân tích, đọc trơn (2em).
 - Tìm tiếng có âm n ( no, nô, nơ)
 Hoạt động 2: day âm m
* GV giới thiệu “me”
- Chúng ta sẽ học kỹ tiếng me, gv ghi bảng : me
- Trong tiếng me có âm gì đã học rồi ? ( e), còn lại âm m là âm mới chúng ta sẽ học hôm nay, GV xóa âm e.
- Khi viết âm m GV viết chữ viết thường, GV ghi chữ m viết thường xuống dưới bảng
- GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc.GVgọi HS viết bảng âm m gọi HS đọc 100%
- Muốn viết tiếng me viết như thế nào? (m trước e sau m).
- Gọi HS đọc phân tích, đọc trơn (2em)
* HS lấy cài:
- GV gọi HS cài âm m, tiếng me, HS đọc phân tích, đọc trơn (2em).
- Tìm tiếng có âm m ( me, mo, mô, mơ)
* HS nghỉ giải lao :
Hoạt động 3: HD HS viết bảng con
* Muốn viết âm n viết như thế nào ?
- GV viết mẫu n HS viết theo GV,HS đọc phân tích,đọc trơn
- GV xóa bảng gọi HS viết lại âm n, gọi HS đọc.
- Gọi HS tìm tiếng có âm n viết bảng con, HS đọc GV ghi tiếng có nghĩa lên bảng.
- Gọi HS đọc những tiếng vừa tìm.
* Muốn viết âm m viết như thế nào ?
- GV viết mẫu m HS viết theo GV, HS đọc phân tích, đọc trơn
- GV xóa bảng gọi HS viết lại âm m, gọi HS đọc.
- Gọi HS tìm tiếng có âm m viết bảng con, HS đọc GV ghi tiếng có nghĩa lên bảng
- HS đọc những tiếng vừa tìm( no, nô, nơ; mo, mô, mơ).
- GV ghi từ mới. GV giảng từ
- GV gọi HS đọc lại bài.(3em)
Tiết 2
Hoạt động 4: giới thiệu bài 
* GV đính tranh hỏi HS tranh vẽ gì ?
- Dê đang làm gì ?
- Hôm nay chúng ta học : dê bê có cỏ, dê bê no nê.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc (2em)
- Trong câu tiếng nào chứa âm vừa học ? (no, nê)
- Gọi cả lớp đọc đồng thanh câu trên.
Hoạt động 5: đọc SGK
- Gọi HS mở SGK trang 29
- Gọi HS đọc bài 2/3 lớp (chú ý HS yếu)
 - GV nhận xét.
* HS nghỉ giải lao:
Hoạt động 6: luyện nói 
* GV đính tranh giới thiệu chủ đề luyện nói “bố mẹ”, “ba má”.
- Tranh vẽ gì?
- Em bé đang làm gì?(đang tập nói “bố mẹ”, “ba má”.)
- Bố mẹ là người như thế nào đối với các em?.
Hoạt động 7: HD HS viết bảng con
- GV đọc : n, n HS viết, gọi HS đọc lại(2em)
- GV đọc tiếng : nơ
- GV đọc lại n-ơ-nơ, HS viết theo GV, GV đọc lại nơ, HS viết xong đọc nhẩm
- Gọi HS đọc lại (2em)
- GV đọc tiếng : me
- GV đọc lại m-e-me, HS viết theo GV, GV đọc lại me, HS viết xong đọc nhẩm
- Gọi HS đọc lại (2em)
* GV nhận xét.
Hoạt động 8: HD – HS viết vở tập viết
- GV yêu cầu HS lấy vở tập viết,hỏi nội dung bài viết hôm nay là gì? (n, m, nơ, me)
- GV yêu cầu HS viết ½ số dòng quy định (HS, khá giỏi viết hết bài)
- Nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút để vở, sau đó HD-HS viết từng hàng đến hết. 
- GV đến từng bàn theo dõi KT-HS
- Gọi HS xếp vở lại, lấy vở tập trắng .
- GV HD-HS viết mẩu âm n, HS viết theo GV (một chữ mẫu)
- GV HD-HS viết mẩu âm m, HS viết theo GV (một chữ mẫu)
- Về nhà viết 1 dòng âm n, 1 dòng âm m, bỏ một dòng kẽ viết 1 chữ
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ hai , ngày 09 tháng 9 năm 2013
TOÁN
BẰNG NHAU , DẤU =
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được sự bằng nhau về số lượng; mỗi số bằng chính nĩ ( 3 = 3, 4 = 4) 
 - Biết sử dụng từ bằng nhau và dấu = để so sánh các số. Làm bi tập 1,2,3 
- Yêu thích môn toán, giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác trong tính toán. 
II. Chuẩn bị:
GV: bộ đồ dùng dạy học
HS SGK
III. Tiến trình lên lớp:	
 1. Ổn định: Hát
 2. Bài cũ:
 - Hôm qua cô dạy toán bài gì?
 - HS nhắc lại nội dung đã học.
 - HS thực hiện bài tập trên bảng con.
 3. Bài mới:
 - Giới thiệu, ghi đầu bài.
Hoạt động 1 : Giới thiệu khái niệm bằng nhau
Mục tiêu : Học sinh nhận biết quan hệ bằng nhau 
- Gắn tranh hỏi học sinh : 
+ Có mấy con hươu cao cổ?
+ Có mấy bó cỏ ?
+ Nếu 1 con hươu ăn 1 bó cỏ thì số hươu và số cỏ thế nào ?
+ Có mấy chấm m tròn xanh ?
+ Có mấy chấm tròn trắng ?
+ Cứ 1 chấm tròn xanh lại có (duy nhất) 1 chấm tròn trắng (và ngược lại) nên số chấm tròn xanh bằng số chấm tròn trắng. Ta có : 3 = 3 
- Giới thiệu cách viết 3 = 3 
+ Với tranh 4 ly và 4 thìa. Giáo viên cũng lần lượt tiến hành như trên để giới thiệu với học sinh 4 = 4 
Hoạt động 2 : Học sinh tập viết dấu =
Mục tiêu : Học sinh nhận biết dấu = . Viết được phép tính có dấu = 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bảng con dấu = và phép tính 3= 3 , 4= 4 .
- Giáo viên đi xem xét uốn nắn những em còn chậm, yếu kém
- Giáo viên gắn trên bìa cài 3= 3 , 4= 4 .
- Cho học sinh nhận xét 2 số đứng 2 bên dấu = 
- Vậy 2 số giống nhau so với nhau thì thế nào ?
Hoạt động 3: Thực hành 
Mục tiêu : Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập 
* Bài 1 : viết dấu = 
* Bài 2 : viết phép tính phù hợp với hình. Cho học sinh làm miệng 
- Giáo viên giới thiệu hướng dẫn thêm rồi cho làm vào vở Bài tập 
* Bài 3 : Điền dấu , = vào chỗ chấm 
- Giáo viên hướng dẫn mẫu 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm và chữa bài 
 4. Củng cố:
- HS nhắc lại nội dung đã học.
- GV tóm tắt nội dung, kết hợp giáo dục.
 5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài Luyện tập.
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ hai , ngày 09 tháng 9 năm 2013
ĐẠO ĐỨC
GỌN GÀNG- SẠCH SẼ
I. Mục tiêu:
 -Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sach sẽ
 -Biết lợi ích của ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ
 -Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân,đầu tóc, quần áo gọn gàng, sach sẽ
 -Liên hệ tiết kiệm điện nước
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh giáo khoa.
HS SGK
III. Tiến trình lên lớp:	
 1. Ổn định: Hát
 2. Bài cũ:
 - Hôm qua cô dạy toán bài gì?
 - HS nhắc lại nội dung đã học.
 - GV nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới:
 - Giới thiệu, ghi đầu bài.
 Hoạt động 1: Rửa mặt như mèo 
 -Cả lớp hát bài: rửa mặt như mèo
 -GV hỏi và HS TLCH
 +Bạn mèo trong bài hát ở có sạch không? Vì sao?
 +Rửa mặt không sạch như mèo có tác hại gì?
 Hoạt động 2: HS kể việc thực hiện ăn mặc gọn gàng sạch sẽ
 -HS lên trình bày hằng ngày bản thân mình đã thực hiện ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ chưa
 Hoạt đông 3:Thảo luận cặp đôi theo BT3
 -HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
 -HS thảo luận nhóm đôi
 -HS trả lời trước lớp theo từng tranh
 4. Củng cố:
- HS đọc câu ghi nhớ
- GV tóm tắt nội dung, kết hợp giáo dục.
 5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về xem lại bài. 
- Chuẩn bị bài Giữ gìn sách vở.
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ ba, ngày 10 tháng 9 năm 2013
HỌC VẦN
d đ
I. Mục tiêu:
- Đọc được: d, đ, dê, đò; từ ngữ và câu ứng dụng: 
- Viết được: d, đ, dê, đò.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : dế, cá thỏ, bi ve, lá đa.
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh minh họa SGK
 HS: SGK
III. Tiến trình lên lớp:	
 1. Ổn định: Hát
 2: Bài cũ:
 -Hôm qua em học vần bài gì?
 -HS đọc bài SGK
 -HS viết bảng con
 3. Bài mới
Tiết 1
Hoạt động 1: dạy âm d
- Gv giới thiệu dê hỏi đây là con gì? (dê)
- Chúng ta sẽ học kỹ tiếng dê, gv ghi bảng : dê
- Trong tiếng dê có âm gì đã học rồi ?( ê ), còn lại âm d là âm mới chúng ta sẽ học hôm nay, GV xóa âm ê.
- Khi viết âm d viết bằng chữ viết thường, GV ghi chữ d viết thường xuống dưới bảng
- GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc. GVgọi HS viết bảng âm d gọi HS đọc 100%
- Muốn viết tiếng dê viết như thế nào? (d trước ê sau).
- Gọi HS đọc phân tích, đọc trơn(2em)
* HS lấy cài:
- GV gọi HS cài âm d ,tiếng dê, HS đọc phân tích, đọc trơn (2em).
- Tìm tiếng có âm d ( dê, da, de, do)
Hoạt động 2: day âm đ
* GV giới thiệu đò
- Chúng ta sẽ học kỹ tiếng đò, gv ghi bảng : đò
- Trong tiếng đò có âm và dấu gì đã học rồi ?( o, dấu huyền), còn lại âm đ là âm mới chúng ta sẽ học hôm nay, GV xóa âm o dấu huyền.
- Khi viết âm đ, viết bằng chữ viết thường, GV ghi chữ đ viết thường xuống dưới bảng
- GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc. GVgọi HS viết bảng âm đ gọi HS đọc 100%
- Muốn viết tiếng đò viết như thế nào? (đ trước o sau dấu huyền trên o).
- Gọi HS đọc phân tích, đọc trơn( 2em)
* HS lấy cài:
- GV gọi HS cài âm đ ,tiếng đò, HS đọc phân tích, đọc trơn(2em).
- Tìm tiếng có âm đ (đò, đa, đe, đo)
* HS nghỉ giải lao :
Hoạt động 3: HD HS viết bảng con
* Muốn viết âm d viết như thế nào ?
- GV viết mẫu d HS viết theo GV, HS đọc phân tích, đọc trơn
 - GV xóa bảng gọi HS viết lại âm d, gọi HS đọc.
- Gọi HS tìm tiếng có âm d viết bảng con, HS đọc GV ghi tiếng có nghĩa lên bảng
- Gọi HS đọc những tiếng vừa tìm.
* Muốn viết âm đ viết như thế nào ?
- GV viết mẫu đ HS viết theo GV, HS đọc phân tích, đọc trơn
- GV xóa bảng gọi HS viết lại âm đ, gọi HS đọc.
- HS tìm tiếng có âm đ, viết bảng con, HS đọc GV ghi những tiếng có nghĩa lên bảng
- Gọi HS đọc những tiếng vừa tìm(da, de, do; đa, đe, đo). GV ghi từ mới, giảng từ
- GV gọi HS đọc lại bài.(3em) 
Tiết 2
Hoạt động 4: Giới thiệu bài 
* GV đính tranh hỏi HS tranh vẽ gì ?
- Dì na đang làm gì ? Bé và mẹ đang làm gì?
- Hôm nay chúng ta học : dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ 
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc (2em)
- Trong câu tiếng nào chứa âm vừa học ?
- Gọi cả lớp đọc đồng thanh câu trên.
Hoạt động 5: Đọc SGK
- Gọi HS mở SGK trang 31
- Gọi HS đọc bài 2/3 lớp (chú ý HS yếu)
- GV nhận xét.
* HS nghỉ giải lao:
Hoạt động 6: luyện nói 
* GV đính tranh giới thiệu chủ đề luyện nói : dế, cá thỏ, bi ve, lá đa.
- Trong tranh em thấy gì? HS trả lời
- Tại sao trẻ em lại thích những vật và con vãt này ?
- Dề thường sống ở đâu ? 
Hoạt động 7: HD HS viết bảng con
- GV đọc : d, đ HS viết, gọi HS đọc lại.
- GV đọc tiếng : dê
- GV đọc lại d-ê- ... eo : nhóm, bàn, cá nhân.
	+ GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
* Đọc câu ứng dụng :
 + GV giới thiệu câu ứng dụng.
	+ HS thảo luận nhóm, nêu nhận xét của mình về cành cò bố, cò mẹ đang lao động miệt mài ở trong tranh minh họa.
+ GV giải thích thêm về đời sống các loài chim, đặc biệt là cò.
+ HS đọc câu ứng dụng : cò bố mò cá theo nhóm, bàn, cá nhân.
	+ GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
b/ Luyện viết:
- HD-HS tập viết các chữ còn lại trong vở tập viết
- Giao việc.
- GV kiểm tra và uốn nắn tư thế ngồi, cầm bút,... giúp đỡ HS yếu 
- NX bài viết. 
c/ Kể chuyện: "cò đi lò dò" . Câu chuyện được lấy từ truyện “Anh nông dân và con cò”
- Giới thiệu truyện (trực tiếp). GV kể mẫu = tranh.
- Cho HS kể theo nhóm
- Cho HS thi kể theo nhóm, HS nối nhau kể (mỗi HS kể một tranh) nhóm nào có cả 4 người kể đúng là nhóm chiến thắng.
- GV theo dõi, cho HS nhận xét và sửa chữa.
Tranh 1: Anh nông dân liền đem cò về nhà chạy chữa và nuôi nấng.
Tranh 2: Cò con trông nhà. Nó lò dò đi khắp nhà bắt ruồi, quét dọn nhà cửa.
Tranh 3: Cò con bỗng thấy từng đàn cò đang bay liệng vui vẻ. Nó nhớ lại những ngày tháng còn đang vui sống cùng bố mẹ và anh chị em.
Tranh 4: Mỗi khi có dịp là cò lại cùng cả đàn kéo tới thăm anh nông dân và cánh đồng của anh.
- Ý nghĩa câu chuyện : Tình cảm chân thành giữa con cò và anh nông dân.
* HS khá, giỏi kể được 2 – 3 đoạn truyện theo tranh.
- GV chỉ bảng ôn cho HS theo dõi và đọc theo 
- GV yêu cầu HS tìm chữ và tiếng vừa học.
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ năm, ngày 12 tháng 9 năm 2013
TOÁN
Số 6
I. Mục tiêu:
- Biết 5 thêm 1 được 6, viết được số 6
- Đọc đếm được từ 1 đến 6; so sánh các số trong phạm vi 6, biết vị trí số 6 trong dãy số từ 1 đến 6. Làm các bài tập1,2,3 
- Yêu thích môn toán, giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác trong tính toán. 
II. Chuẩn bị:
GV: bộ đồ dùng dạy học
HS SGK
III. Tiến trình lên lớp:	
 1. Ổn định: Hát
 2. Bài cũ:
 - Hôm qua cô dạy toán bài gì?
 - HS nhắc lại nội dung đã học.
 - HS thực hiện bài tập trên bảng con.
 3. Bài mới:
 - Giới thiệu, ghi đầu bài.
Hoạt động 1 : Giới thiệu số 6
Mục tiêu : Học sinh có khái niệm ban đầu về số 6 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xem tranh hỏi :
* Có 5 em đang chơi, 1 em khác đang đi tới . Vậy tất cả có mấy em ?
* 5 thêm 1 là mấy ?
- yêu cầu học sinh lấy 5 hình tròn rồi lấy thêm 1 hình tròn 
- Cho học sinh nhìn tranh trong sách giáo khoa lặp lại 
- Các nhóm đều có số lượng là mấy ?
- Giáo viên giới thiệu chữ số 6 in, chữ số 6 viết . Giáo viên viết lên bảng 
- Số 6 đứng liền sau số mấy ? 
- Cho học sinh đếm xuôi, ngược phạm vi 6 
Hoạt động 2 : Viết số 
Mục tiêu : Học sinh nhận ra số 6, biết số 6 
- Giáo viên hướng dẫn viết trên bảng lớp
- Cho học sinh viết vào bảng con 
- Giáo viên uốn nắn sửa sai cho học sinh yếu 
Hoạt động 3: Thực hành 
Mục tiêu : vận dụng kiến thức đã học vào bài tập thực hành 
* Bài 1 : viết số 6 
* Bài 2 : Cấu tạo số 6 
- Giáo viên hướng dẫn mẫu trong sách giáo khoa trong vở Bài tập toán 
- Giáo viên cho học sinh đọc lại cấu tạo số 6 
* Bài 3 : Viết số thích hợp vào ô trống
- Cho học sinh quan sát tranh , hướng dẫn mẫu 1 bài 
- Giáo viên hướng dẫn mẫu ,cho học sinh làm bài 
- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh 
 4. Củng cố:
- HS nhắc lại nội dung đã học.
- GV tóm tắt nội dung, kết hợp giáo dục.
 5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài Luyện tập.
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ sáu, ngày 13 tháng 9 năm 2013
TNXH
BẢO VỆ MẮT VÀ TAI
I. Mục tiêu:
 -Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai
 -KN tự bảo vệ:Chăm sóc mắt và tai
 -KN ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ mắt và ta 
 -Phát triển KN giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập 
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh sách giáo khoa
HS SGK
III. Tiến trình lên lớp:	
 1. Ổn định: Hát
 2. Bài cũ:
 - Hôm qua cô dạy TNXH bài gì?
 - HS nhắc lại nội dung đã học.
 - GV nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Quan sát và xếp tranh theo ý nên hoặc không nên
 -HS nhận ra những việc gì nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt
 -HS quan sát từng hình ở SGK tự đặt câu hỏi và tập TLCH theo nhóm đôi
 -HS làm việc theo nhóm: 1HS gắn tranh vào phầ nên, 1HS gắn vào phần không nên
 Hoạt động 2: Quan sát tranh và tự đặt câu hỏi
 -HS làm việc theo nhóm
 +Hai bạn đang làm gì? 
 +Theo bạn việc đó đúng hay sai?
 Nếu bạn nhìn thấy 2 bạn đó, em sẽ nói gì với 2 bạn
 Hoạt động 3: Tập xử lý tình huống
 -HS đưa ra một số cách xử lý đúng khi gặp tình huống có hại cho mắt và tai 
 + Khi bụi bay vào mắt , bị kiến bò vào tai
 + Chuẩn bị:Vệ sinh thân thể
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ sáu, ngày 13 tháng 9 năm 2013
Tập viết
lễ, cọ, bờ, hổ 
I. Mục tiêu:
	- Học sinh nắm được và viết đúng kích thước, cỡ chữ, khoảng cách các con chữ: lễ, cọ, bờ, hổ 
- Rèn luyện chữ viết cho học sinh đúng, đẹp, vở sạch sẽ.
-GD học sinh yêu thích môn tập viết
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh minh họa SGK
 HS: SGK
III. Tiến trình lên lớp:	
 1. Ổn định: Hát
 2: Bài cũ:
 -Hôm qua em học vần bài gì?
 -HS đọc bài SGK
 -HS viết bảng con
 3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn, quan sát, chữ viết mẫu trên bảng.
* GV: Treo chữ mẫu trên bảng
? Những nét nào được viết với độ cao 2 li
? Những nét nào được viết với độ cao 5 li
? Em hẵy nêu cách viết chữ "lễ "
? Chữ " hổ " được viết như thế nào.
? Chữ " bờ " được viết như thế nào.
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết chữ.
* GV:Viết mẫu, hướng dẫn qui trình viết.
- Chữ "lễ "gồm chữ "l" cao 5 li nối liền với chữ "ê" cao 2 li và dấu ngã trên ê
- Chữ "cọ" gồm chữ "c" cao 2 li nối liền với chữ "o" cạo 2 li, dấu nặng dưới chữ "o"
- GV nhận xét.
- Chữ "bờ" gồm chữ "b" cao 5 li nối liền chữ "ơ"cao 2 li và dấu huyền trên chữ "ơ".
- Chữ "hổ" gồm chữ "h" cao 5 li nối liền với chữ "ô" cao 2 li và đấu hỏi trên chữ "ô"
- GV nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 4: Luyện viết:
- Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở.
 - Giáo viên thu vở, chấm một số bài.
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ sáu, ngày 13 tháng 9 năm 2013
Tập viết
mơ, do, ta, thơ
I. Mục tiêu:
	- Học sinh nắm được và viết đúng kích thước, cỡ chữ, khoảng cách các con chữ: mơ, do, ta, thơ
- Rèn luyện chữ viết cho học sinh đúng, đẹp, vở sạch sẽ.
 -GD học sinh yêu thích môn tập viết
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh minh họa SGK
 HS: SGK
III. Tiến trình lên lớp:	
 1. Ổn định: Hát
 2: Bài cũ:
 -Hôm qua em học vần bài gì?
 -HS đọc bài SGK
 -HS viết bảng con
 3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV: Ghi đầu bài.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn, quan sát, chữ viết mẫu trên bảng.
* GV: Treo chữ mẫu trên bảng
- ? Những nét nào được viết với độ cao 2 li
- ? Những nét nào được viết với độ cao 5 li
- ? Những chữ nào được viết với độ cao 3 li
- ? Em hãy nêu cách viết chữ "mơ "
- ? Chữ " do " được viết như thế nào.
- ? Chữ " thơ " được viết như thế nào.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn viết chữ.
* GV:Viết mẫu, hướng dẫn qui trình viết.
- Chữ "mơ" gồm chữ "m" cao 2 li nối liền với chữ "ơ"cao 2 li.
- GV nhận xét, sửa sai.
- Chữ "do" gồm chữ "d" cao 4 li nối liền chữ "o" cao 2 li.
- GV nhận xét, sửa sai.
- Chữ "ta" gồm chữ "t" cao 3 li nối liền chữ "a" cao 2 li.
- GV nhận xét, sửa sai.
- Chữ " thơ" gồm chữ "t" cao 3 li nối liền chữ "h" cao 5 li thành chữ "th" nối liền chữ "ơ" cao 2 li.
- GV nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 4: Luyện viết:
- Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở.
- Giáo viên thu vở, chấm một số bài.
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ sáu ngày 13 tháng 9 năm 2013
SINH HOẠT TẬP THỂ
TỔNG KẾT TUẦN 4
I. Mục tiêu:
1) Kiến thức:
- Học sinh nắm được kết quả hoạt động thi đua của tổ và của mình trong tuần.
- Học sinh nhận biết ưu điểm và tồn tại của bản thân.
- Học sinh nêu được phương hướng phấn đấu phù hợp.
- Học sinh nắm được nội dung cần thực hiện trong tuần tiếp theo..
2) Kĩ năng:
- Học sinh mạnh dạn, tự tin, nói lưu loát trước tập thể.
- Học sinh biết phê bình và tự phê bình.
3) Thái độ:
- Học sinh có tính tự quản, biết đoàn kết và giúp đỡ bạn.
II. Chuẩn bị:
+ Giáo viên:	- Ghi nhận các mặt hoạt động của lớp trong tuần.
- Biên soạn nội dung thi đua tuần sau.
- Các bài hát SHTT cho học sinh tham gia.
+ Học sinh:	- Nhận xét các mặt hoạt động của lớp trong tuần.
- Ý kiến cần phát biểu.
III. Tiến trình lên lớp:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
a. Hoạt động 1: GV nhận xét tuần qua
Học tập:
Có đủ các đồ dùng học tập cần thiết: Sách giáo khoa, tập vở, giấy bút, bảng con, thước kẻ
Có cố gắng chú ý nghe lời thầy cô và ghi chép bài vở đầy đủ.
Có chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Hạnh kiểm:
Biết lễ phép chào hỏi thầy cô giáo.
Biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong học tập, sinh hoạt.
Hoạt động khác:
Đi học đều, đúng giờ.
Xếp hàng ra vào lớp.
Xây dựng “Đôi bạn cùng tiến”.
Đóng tiền đầu năm.
b. Hoạt động 2: Bình chọn tổ, học sinh xuất sắc, học sinh tiến bộ
+ Tổ (Cá nhân) xuất sắc:
+ Tổ (Cá nhân) tiến bộ:
c. Hoạt động 3: Giáo viên nhắc nhở một số yêu cầu cần khắc phục và thực hiện tốt kế hoạch học tập, thi đua tuần tiếp theo
Học tập:
Có đủ các đồ dùng học tập cần thiết: Sách giáo khoa, tập vở, giấy bút, bảng con, thước kẻ
Cố gắng chú ý nghe lời thầy cô và ghi chép bài vở đầy đủ.
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Hạnh kiểm:
Biết lễ phép chào hỏi thầy cô giáo.
Biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong học tập, sinh hoạt.
Hoạt động khác:
Đi học đều, đúng giờ.
Xếp hàng ra vào lớp.
Xây dựng “Đôi bạn cùng tiến”.
Trang trí lớp, vệ sinh trường lớp.
Tiếp tục đóng tiền đầu năm.
d. Hoạt động 4: Kết thúc
- Sinh hoạt văn nghệ – vui chơi tập thể.
- Hát
- Tổ trưởng báo cáo các mặt hoạt động trong tuần. 
- Học sinh cả lớp tham gia nhận xét, nêu ý kiến bổ sung.
- Lớp trưởng nhận xét chung tình hình của lớp về các hoạt động:
1. Học tập:	
2. Hạnh kiểm:	
3. Hoạt động khác:	
- Trong tuần qua có những bạn tiến bộ trong học tập:
+ Hăng say phát biểu xây dựng bài:
+ Bên cạnh đó còn có những em chưa chăm học:
- Học sinh bình chọn cá nhân xuất sắc.
- Học sinh bình chọn cá nhân tiến bộ.
- Học sinh nêu phương hướng phấn đấu trong tuần tiếp theo.(bổ sung) 
@Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 tuan 4 1 cot.doc