Giáo án Lớp 1 - Tuần 5 - Giáo viên: Bùi Thị Mai Hương

Giáo án Lớp 1 - Tuần 5 - Giáo viên: Bùi Thị Mai Hương

Tiết 1+2: Môn : Học vần

BÀI : U , Ư.

I.Mục tiêu :

 -Đọc được: u, ư, nụ, thư; Từ và câu ứng dụng.

 -Viết được: u, ư, nụ, thư.

 - Luyện nói 2 - 3 câu theo chủ đề: Thủ đô.

II.Đồ dùng dạy học:

-Bộ ghép chữ tiếng Việt.

-Một nụ hoa hồng (cúc), một lá thư (gồm cả phong bì ghi địa chỉ).

-Tranh minh hoạ câu ứng dụng và luyện nói theo chủ đề: thủ đô.

III.Các hoạt động dạy học :

1.KTBC : Hỏi bài trước.

Đọc sách kết hợp viết bảng con (2 học sinh lên bảng viết): tổ cò, lá mạ, da thỏ, thợ nề.

GV nhận xét chung.

2.Bài mới:

2.1.Giới thiệu bài

GV cầm nụ hoa (lá thư) hỏi: cô có cái gì ?

Nụ (thư) dùng để làm gì?

Trong chữ nụ, thư có âm và dấu thanh nào đã học?

Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em các con chữ, âm mới: u – ư.

2.2.Dạy chữ ghi âm

a) Nhận diện chữ:

GV viết chứ u trên bảng và nói: chữ u in trên bảng gồm một nét móc ngược và một nét sổ thẳng. Chữ u viết thường gồm nét xiên phải và hai nét móc ngược.

Chữ u gần giống với chữ nào?

 

doc 30 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 439Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 5 - Giáo viên: Bùi Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c a b d & ? c a b d
THỨ HAI
Ngày soạn:.tháng  năm 2010
 Ngày dạy:...tháng  năm 2010
Tiết 1+2: Môn : Học vần
BÀI : U , Ư.
I.Mục tiêu : 
	-Đọc được: u, ư, nụ, thư; Từ và câu ứng dụng.
	-Viết được: u, ư, nụ, thư.
	- Luyện nói 2 - 3 câu theo chủ đề: Thủ đô.
II.Đồ dùng dạy học: 	
-Bộ ghép chữ tiếng Việt.
-Một nụ hoa hồng (cúc), một lá thư (gồm cả phong bì ghi địa chỉ).
-Tranh minh hoạ câu ứng dụng và luyện nói theo chủ đề: thủ đô.
III.Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
4’
2’
35’
5’
30’
5’
1’
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp viết bảng con (2 học sinh lên bảng viết): tổ cò, lá mạ, da thỏ, thợ nề.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài
GV cầm nụ hoa (lá thư) hỏi: cô có cái gì ?
Nụ (thư) dùng để làm gì?
Trong chữ nụ, thư có âm và dấu thanh nào đã học?
Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em các con chữ, âm mới: u – ư.
2.2.Dạy chữ ghi âm
a) Nhận diện chữ:
GV viết chứ u trên bảng và nói: chữ u in trên bảng gồm một nét móc ngược và một nét sổ thẳng. Chữ u viết thường gồm nét xiên phải và hai nét móc ngược.
Chữ u gần giống với chữ nào?
So sánh chữ u và chữ i?
Yêu cầu học sinh tìm chữ u trong bộ chữ.
Nhận xét, bổ sung.
b) Phát âm và đánh vần tiếng:
-Phát âm.
GV phát âm mẫu: âm u.
Lưu ý học sinh khi phát âm miệng mở hẹp như i nhưng tròn môi.
-Giới thiệu tiếng:
GV gọi học sinh đọc âm u
GV theo dõi, chỉnh sữa cho học sinh.
Có âm u muốn có tiếng nụ ta làm như thế nào? 
Yêu cầu học sinh cài tiếng nụ.
GV nhận xét và ghi tiếng nụ lên bảng.
Gọi học sinh phân tích tiếng nụ.
Hướng dẫn đánh vần
GV hướng dẫn đánh vần 1 lân.
Gọi đọc sơ đồ 1.
GV chỉnh sữa cho học sinh. 
Âm ư (dạy tương tự âm u).
- Chữ “ư” viết như chữ u nhưng thêm một dấu râu trên nét sổ thẳng thứ hai.
- So sánh chữ “ư và chữ “u”.
-Phát âm: miệng mở hẹp như phát âm I, u, nhưng thân lưỡi hơi nâng lên.
-Viết: nét nối giữa th và ư.
Đọc lại 2 cột âm.
Viết bảng con: u – nụ, ư - thư.
GV nhận xét và sửa sai.
Dạy tiếng ứng dụng:
GV ghi lên bảng: cá thu, đu đủ, thứ tự, cử tạ.
Gọi học sinh lên gạch chân dưới những tiếng chứa âm mới học.
GV gọi học sinh đánh vần và đọc trơn tiếng.
Gọi học sinh đọc trơn tiếng ứng dụng. 
Gọi học sinh đọc toàn bảng.
 3.Củng cố tiết 1: Tìm tiếng mang âm mới học
Đọc lại bài
NX tiết 1.
Tiết 2
Luyện đọc trên bảng lớp.
Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn.
GV nhận xét.
- Luyện câu: Giới thiệu tranh rút câu ghi bảng: thứ tư, bé hà thi vẽ.
Gọi đánh vần tiếng thứ, tư, đọc trơn tiếng.
Gọi đọc trơn toàn câu.
GV nhận xét.
- Luyện nói: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì nhỉ?
GV gợi ý cho học sinh bằng hệ thống các câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề (GV chỉ vào tranh và giới thiệu đây là chù Một Cột, chù Một Cột ở thủ đô Hà Nộiù).
- Cô giáo đưa các bạn đi đâu ?
- Chùa Một Cột ở đâu?
Giáo dục tư tưởng tình cảm.
- Đọc sách kết hợp bảng con.
GV đọc mẫu.
Gọi học sinh đọc sách kết hợp đọc tiếng từ ở bảng con.
GV nhận xét cho điểm.
-Luyện viết:
GV cho học sinh luyện viết ở vở Tiếng Việt trong 3 phút.
GV hướng dẫn học sinh viết trên bảng.
Theo dõi và sữa sai.
Nhận xét cách viết.
4.Củng cố : Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học 
5.Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
Học sinh nêu tên bài trước.
Học sinh đọc bài.
N1: tổ cò, lá mạ; N2: da thỏ, thợ nề.
Nụ (thư).
Nụ để cắm cho đẹp, để đi lễ (thư để gửi cho người thân quen hỏi thăm, báo tin).
Có âm n, th và dấu nặng.
Theo dõi và lắng nghe.
Chữ n viết ngược.
Giống nhau: Cùng một nét xiên phải và một nét móc ngược.
Khác nhau: u có 2 nét móc ngược, i có dấu chấm ở trên.
Tìm chữ u đưa lên cho cô giáo kiểm tra.
Lắng nghe.
Quan sát làm mẫu và phát âm nhiều lần (cá nhân, nhóm, lớp).
CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
Lắng nghe.
Ta thêm âm n trước âm u, dấu nặng dưới âm u.
Cả lớp
1 em
Đánh vần 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm 1, nhóm 2.
2 em.
Lớp theo dõi.
Giống nhau: Chữ ư như chữ u.
Khác nhau: ư có thêm dấu râu.
Lớp theo dõi hướng dẫn của GV.
2 em.
Nghỉ 5 phút.
Toàn lớp.
1 em đọc, 1 em gạch chân: thu, đu, đủ, thứ, tự, cử.
CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
1 em.
Đại diện 2 nhóm, mỗi nhóm 2 em.
CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
Học sinh tìm âm mới học trong câu (tiếng thứ, tư).
“thủ đô”.
Học sinh trả lời theo sự hiểu biết của mình..
Chùa Một Cột.
Hà Nội.
Trả lời theo hiểu biết của mình.
Nghỉ 5 phút.
Toàn lớp thực hiện.
Lắng nghe.
Tiết 3: Toán BÀI : SỐ 7
I.Mục tiêu : 
 	- Khái niệm về số 7.
- Đọc, viết số 7; đếm và so sánh các số trong phạm vi 7.
	* Thực hiện các BT 1; BT2; BT3; BT4.
II.Đồ dùng dạy học: -Hình 7 bạn trong SGK phóng to. -Nhóm các đồ vật có đến 7 phần tử (có số lượng là 7) -Mẫu chữ số 7 in và viết.
III.Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
6’
2’
6’
4’
4’
4’
4’
2’
1’
1.KTBC: 
2.Bài mới :
Lập số 7.
GV treo hình các bạn đang chơi trong SGK (hoặc hình khác nhưng cùng thể hiện ý có 6 đồ vật thêm 1 đồ vật) hỏi: 
Có mấy bạn đang chơi?
Có mấy bạn đang chạy tới?
Vậy 6 bạn thêm 1 bạn là mấy bạn?
GV yêu cầu các em lấy 6 chấm tròn thêm 1 chấm tròn trong bộ đồ dùng học tập và hỏi:
Có tất cả mấy chấm tròn?
Gọi học sinh nhắc lại.
GV treo 6 con tính thêm 1 con tính và hỏi:
Hình vẽ trên cho biết gì?
Gọi học sinh nhắc lại.
GV kết luận: 7 học sinh, 7 chấm tròn, 7 con tính đều có số lượng là 7.
Giới thiệu chữ số 7 in và chữ số 7 viết
GV treo mẫu chữ số 7 in và chữ số 7 viết rồi giới thiệu cho học sinh nhận dạng chữ số 7 in và viết.
Gọi học sinh đọc số 7.
Nhận biết thứ tự của số 7 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6,7.
Hỏi: Trong các số đã học từ số 1 đến số 7 số nào bé nhất.
Số liền sau số 1 là số mấy? Và hỏi để điền cho đến số 7.
Gọi học sinh đếm từ 1 đến 7, từ 7 đến 1.
Vừa rồi em học toán số mấy?
Gọi lớp lấy bảng cài số 7.
Nhận xét.
Hướng dẫn viết số 7
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của đề.
Yêu cầu học sinh viết số 7 vào VBT.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của đề.
Cho học sinh quan sát hình vẽ và đặt vấn đề để học sinh nhận biết được cấu tạo số 7.
Bàn là: 7 gồm 6 và 1, gồm 1 và 6.
Con bướm: 7 gồm 2 và 5, gồm 5 và 2.
Ngòi bút: 7 gồm 4 và 3, gồm 3 và 4.
Từ đó viết số thích hợp vào ô trống.
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của đề.
Cho học sinh quan sát các cột ô vuông và viết số thích hợp vào ô trống dưới các ô vuông.
Yêu cầu các em viết số thích hợp theo thứ tự từ bé đến và ngược lại.
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của đề.
Cho học sinh các nhóm quan sát bài tập và nói kết quả nối tiếp theo bàn.
3.Củng cố: 
Hỏi tên bài.
4.Dặn dò :
Làm lại các bài tập ở nhà, xem bài mới.
Nhắc lại
Quan sát và trả lời:
6 bạn.
1 bạn
7 bạn.
Thực hiện trên bộ đồ dùng học tập.
7 chấm tròn.
Nhắc lại.
6 con tính thêm 1 con tính.
Nhắc lại.
Nhắc lại.
Quan sát và đọc số 7.
Số 1.
Liền sau số 1 là số 2, liền sau số 2 là số 3, , liền sau số 6 là số 7. 
Thực hiện đếm từ 1 đế 7.
Số 7
Thực hiện cài số 7.
Viết bảng con số 7.
Thực hiện VBT.
7 gồm 6 và 1, gồm 1 và 6.
7 gồm 2 và 5, gồm 5 và 2.
7 gồm 4 và 3, gồm 3 và 4.
Viết vào VBT.
Quan sát hình viết vào VBT và nêu miệng các kết quả.
Thực hiện nối tiếp theo bàn, hết bàn này đến bàn khác.
Thực hiện ở nhà. 
Tiết 4: Môn : Đạo đức:
 GIỮ GÌN SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
I.Mục tiêu: 
- Biết tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập.
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Thực hiện giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập của bản thân.
*Biết nhắc nhỡ bạn cùng thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
II.Chuẩn bị : 	-Vở bài tập Đạo đức 1.-Bút chì màu. -Phần thưởng cho cuộc thi “Sách vở, ..”
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
4’
1’
8’
8’
15’
3’
1’
1.KTBC: 
Yêu cầu học sinh kể về cách ăn mặc của mình.
2.Bài mới : 
*Giới thiệu bài ghi tựa.
Hoạt động 1: Làm bài tập 1.
Yêu cầu học sinh dùng bút chì màu tô những đồ dùng học tập trong tranh và gọi tên chúng.
Yêu cầu học sinh trao đổi kết quả cho nhau theo cặp.
GV kết luận: Những đồ dùng học tập của các em trong tranh này là SGK, vở bài tập, bút máy, bút chì, thước kẻ, cặp sách. Có chúng thì các em mới học tập tốt được. Vì vậy, cần giữ gìn chúng cho sạch đẹp, bền lâu.
Hoạt động 2: Thảo luận theo lớp.
Nêu yêu cầu lần lượt các câu hỏi:
Các em cần làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập?
Để sách vở, đồ dùng học tập được bền đẹp, cần tránh những việc gì?
GV kết luận: 
Để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập, các em cần sử dụng chúng đúng mục đích, dùng xong sắp xếp đúng nơi quy định, luôn giữ cho chúng được sạch sẽ.
Không được bôi bẩn, vẽ bậy, viết bậy vào sách vở; không làm rách nát, xé, làm nhùa nát sách vở; không làm gãy, làm hỏng đồ dùng học tập
Hoạt động 3: Làm bài tập 2
Yêu cầu mỗi học sinh giới thiệu với bạn mình (theo cặp) m ... để chỉ dẫn và giải thích cách chơi. GV làm mẫu, rồi cho các em lần lượt bước lên những “tảng đá” sang bớ bên kia như đi từ nhà đến trường.Đi hết sang bờ bên kia, đi ngược trở lại như khi học xong, cần đi từ trường về nhà. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy không chen lấn, xô đẩy nhau. 
3.Phần kết thúc :
Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
GV cùng HS hệ thống bài học, gọi một vài học sinh lên thực hiện động tác rồi cùng cả lớp nhận xét, đánh giá..
4.Nhận xét giờ học.
Hướng dẫn về nhà thực hành.
GV hô “Giải tán”
HS ra sân tập trung.
Học sinh lắng nghe nắmYC bài học.
Lớp hát kết hợp vỗ tay.
Chạy theo điều khiển của GV.
Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
Tập luyện theo tổ, lớp.
Nhắc lại.
Chia làm 2 nhóm để thi đua trò chơi. Nhóm nào đi nhanh, đúng yêu cầu của GV. Nhóm đó chiến thắng.
Vỗ tay và hát.
Lắng nghe.
Học sinh hô : Khoẻ ! 
Tiết 2+3: Tập việt:
BÀI: ÔN TẬP
I.Mục tiêu : 
	- Đọc được: u, ư, x, ch, s, r, k, kh; các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 17 đến bài 21.
	- Viết được: u, ư, x, ch, s, r, k, kh; các từ ngữ ứng dụng từ bài 17 đến bài 21.
	- Nghe hiểu và kể được một đoạn chuyện theo tranh truyện kể: thỏ và sư tử
	*HS khá, giỏi kể được 2 - 6 đoạn truyện theo tranh.
II.Đồ dùng dạy học: 	
-Sách Tiếng Việt 1, tập một.
-Bảng ôn (tr. 44 SGK).
-Tranh minh hoạ câu ứng dụng và truyện kể.
III.Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
4’
2’
35’
5’
30’
3’
1.KTBC : 
Đọc sách kết hợp viết bảng con (2 học sinh viết bảng lớp và đọc): k – kẻ, kh – khế .
Nhận xét, đánh giá và cho điểm. 
2.Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Ghi tựa
Gọi HS nhắc lại các âm đã học trong tuần qua.
GV gắn bảng ô đã đươcï phóng to và nói: Cô có bảng ghi những âm và chữ mà chúng ta học trong tuần qua. Các em hãy nhìn xem còn thiếu chữ nào nữa không?
2.2 Ôn tập
a) Các chữ và âm đã học.	
Gọi học sinh lên bảng chỉ và đọc các chữ trong tuần.
Cho học sinh đọc âm, gọi học sinh lên bảng chỉ chữ theo phát âm của bạn.
Gọi học sinh lên bảng vừa chỉ chữ vừa đọc âm.
b) Ghép chữ thành tiếng.
GV cho học sinh ghép các chữ ở cột dọc với các chữ ở dòng ngang tạo thành tiếng và cho học sinh đọc. GV làm mẫu.
GV nói: Các em vừa ghép các tiếng trong bảng 1, bây giờ các em hãy ghép từng tiếng ở cột dọc với dấu thanh ở dòng ngang trong bảng 2.
GV chỉnh sữa phát âm cho học sinh.
Céc em hãy tìm cho cô các từ ngữ trong đó có các tiếng: rù, rú, rũ, rủ, chà, chá, chả, chạ, chã.
c) Đọc từ ngữ ứng dụng
Gọi học sinh đọc các từ ngữ ứng dụng kết hợp phân tích một số từ.
GV chỉnh sữa phát âm cho học sinh.
d) Tập viết từ ngữ ứng dụng
Yêu cầu học sinh viết bảng con (1 em viết bảng lớp): xe chỉ.
GV chỉnh sữa chữ viết, vị trí dấu thanh và chỗ nối giữa các chữ trong tiếng cho học sinh.
3.Củng cố tiết 1: 
Đọc lại bài
NX tiết 1.
Tiết 2
Luyện tập
a) Luyện đọc
Gọi học sinh đọc các tiếng trong bảng ô và các từ ngữ ứng dụng.
GV chỉnh sữa phát âm cho học sinh.
*Đọc câu ứng dụng
GV treo tranh và hỏi:
Tranh vẽ gì?
Đó chính là nội dung của câu ứng dụng hôm nay. Hãy đọc cho cô.
GV chỉnh sữa phát âm cho học sinh giúp học sinh đọc trơn tiếng .
GV đọc mẫu câu ứng dụng.
- Luyện nói: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì nhỉ?
GV gợi ý cho học sinh bằng hệ thống các câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề ông tập
- Thỏ đến gặp sư tử để làm gì ?
- Thỏ nói gì với sư tử ?
- Vì vao sư tử lại tức giận khi nhìn xuống giếng ?
- Kế thúc câu chuyện như thế nào ?
b) Luyện viết
Yêu cầu học sinh tập viết các từ ngữ còn lại của bài trong vở Tập viết.
c) Kể chuyện: Thỏ và sư tử.
GV kể lại một cách diễn cảm có kèm theo tranh minh hoạ (câu chuyện SGV)
GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm cử 4 đại diện vừa chỉ vào tranh vừa kể đúng tình tiết thể hiện ở mỗi tranh. Nhóm nào có tất cả 4 người kể đúng là nhóm đó chiến thắng.
GV cho các tổ thảo luận nội dung để nêu ra ý nghĩa của câu chuyện.
* Trò chơi: Tìm nhanh tiếng mới.
GV căng 2 sợi dây lên bảng. Trên sợi dây có treo những miếng bìa đã viết sẵn những chữ đã học. Có 1 – 2 bìa lật để học sinh tìm tiếng mới.
GV cho 2 đội chơi (mỗi đội 4 – 5 em) xem đội nào tìm được nhiều tiếng mới hơn thì đội đó chiến thắng.
Dây 1: xe, kẻ, né, mẹ, bé, be, bẹ, bẽ, bẻ,
Dây 2: bi, dì, đi, kỉ, nỉ, mi, mĩ,
4.Củng cố, dặn dò: 
GV chỉ bảng ôn cho HS theo dõi và đọc theo.
Yêu cầu học sinh tìm chữ và tiếng trong một đoạn văn bất kì.
Về nhà học bài, xem lại bài xem trước bài 17.
Học sinh đọc
Thực hiện viết bảng con.
N1: k - kẻ, N2: kh – khế.
Âm u, ư, x, ch, s, r, k, kh. 
Đủ rồi.
1 em lên bảng chỉ và đọc các chữ ở Bảng ôn 1
1 em đọc âm , 1 em lên bảng chỉ.
1 em lên bảng vừa chỉ chữ vừa đọc âm.
Học sinh ghép tiếng và đọc.
Học sinh ghép tiếng và đọc.
Lắng nghe.
Học sinh tìm tiếng.
1 em đọc: xe chỉ, củ sả, kẻ ô, rổ khế.
Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
Lắng nghe.
Nghỉ 5 phút.
Viết bảng con từ ngữ: xe chỉ.
Lắng nghe.
Lần lượt đọc các tiếng trong Bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng (CN, nhóm, lớp).
Tranh vẽ con cá lái ô tô đưa khỉ và sư tử về sở thú.
2 em đọc: xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú.
Đọc câu ứng dụng (CN, nhóm, lớp).
HS luyện nói theo hệ thống câu hỏi
HS trả lời theo hướng dẫn của GV
Nghỉ 5 phút.
Học sinh tập các từ ngữ còn lại của bài trong vở Tập viết.
Theo dõi và lắng nghe.
Đại diện 4 nhóm 4 em để thi đua với nhau.
Tranh 1: Thỏ đến gặp sư tử thật muộn.
T 2: Cuộc đối đáp giữa thỏ và sư tử.
T 3: Thỏ dẫn sư tử đến một cái giếng. Sư tử nhìn xuống đáy thấy một con sư tử hung dữ đang chắm chằm nhìn mình.
T 4: Tức mình, nó liền nhảy xuống định cho con sư tử kia một trận. Sư tử giãy giụa mãi rồi sặc nước mà chết.
Các tổ thảo luận nội dung để nêu ra ý nghĩa của câu chuyện: Những kẻ gian ác và kêu căng bao giờ cũng bị trừng phạt.
Đại diện 2 đội chơi trò chơi tìm nhanh tiếng mới theo học sinh của GV.
Học sinh tìm chữ và tiếng trong một đoạn văn bất kì.
Học sinh lắng nghe, thực hành ở nhà.
Tiết 4: Môn : Mĩ Thuật
BÀI : VẼ NÉT CONG
I.Mục tiêu :
- HS nhận biết được nét cong.
-Biết cách vẽ nét cong.
-Vẽ được hình có nét cong và vẽ màu theo ý thích.
*HS khá, giỏi vẽ được tranh đơn giản cóa nét công và tô màu theo ý thích.
II.Đồ dùng dạy học:
GV: 	-Một số đồ vật có dạng hình tròn.
	-Một vài hình vẽ hay ảnh có hình là nét cong.
HS:	-Vở tập vẽ 1.
	-Bút chì đen, chì màu hoặc bút dạ, sáp màu.
III.Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
4’
 8’
8’
8’
4’
2’
1. KTBC: Kiểm tra dụng cụ học môn mĩ thuật của học sinh. 
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu hình tam giác.
GV vẽ lên bảng một số nét cong, nét lượn sóng, nét cong khép kín và đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
GV vẽ lên bảng: quả, lá cây, sóng nước, dãy núi,
Gợi ý để học sinh thấy các hình vẽ trên được tạo ra từ nét cong.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ nét cong.
GV vẽ lên bảng để học sinh nhận ra:
Cách vẽ nét cong.
Các hình hoa, quả được vẽ từ nét cong.
Hoạt động 3: Thực hành.
Gợi ý học sinh làm bài tập:
Giúp học sinh làm bài, cụ thể:
+ Gợi ý để học sinh tìm hình định vẽ.
+ Yêu cầu học sinh vẽ hình to vừa với phần giấy ở Vở Tập vẽ 1.
+ Vẽ thêm hình khác có liên quan.
+ Vẽ màu theo ý thích.
3.Nhận xét, đánh giá:
Nhận xét chung cả tiết học về nội dung bài học, về ý thức học tập của các em.
GV cùng học sinh nhận xét một số bài vẽ.
Yêu cầu học sinh tìm bài vẽ nào mà mình thích.
4.Dặn dò:
Quan sát hình dáng, màu sắc của cây, hoa, quả.
Chuẩn bị cho bài học sau.
Học sinh để đồ dùng học tập lên bàn để GV kiểm tra.
Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi của GV.
Lắng nghe gợi ý của GV.
Quan sát những hình vẽ trên bảng để nhận ra:
Cách vẽ nét cong.
Các hình hoa, quả được vẽ từ nét cong.
Vẽ vào phần giấy ở Vở Tập vẽ 1 những gì học sinh thích nhất như:
Vườn hoa;
Vườn cây ăn quả;
Thuyền và biển;
Núi và biển.
Lắng nghe.
Nhận xét một số bài vẽ của các bạn khác.
Tuỳ ý thích của mỗi học sinh.
Thực hiện ở nhà.
SINH HOẠT LỚP
A. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục.
- Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
B. Lên lớp:
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ
2. Đánh giá các hoạt động trong tuần :
* Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển cả lớp phê bình và tự phê bình.
* GV đánh giá chung:
 a.Ưu điểm:
 - Đã ổn định được nề nếp lớp, mua sắm đủ đồ dùng học tập.
 - Có ý thức tự giác làm vệ sinh lớp học.
 - Học tập khá nghiêm túc, một số em phát biểu xây dựng bài sôi nổi: .................................
 b.Khuyết điểm:
- Một số bạn còn nói chuyện trong giờ học chưa chú ý nghe GV giảng bài: .........................
- 1 số em còn thiếu vở bài tập, bút thước.
4. Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì các nề nếp đã có, mua sắm dụng cụ học tập
- đi học điều, đúng giờ, vệ sinh sạch sẽ, học bài cũ

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAÀN 5.doc