Học vần
VẦN UA - ƯA
· Mục đích yêu cầu:
- Hs đọc và viết được ua,ưa, cua bể, ngựa gỗ.
- Biết đọc được câu ứng dụng “ Mẹ đi chợ mua khế, mía,dừa,thị cho bé”
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề” giữa trưa”
· Chuẩn bị:
- Bảng con, sách giáo khoa .
- Chữ mẫu.
- Tranh ảnh minh hoạ, vở bài tập và vở tập viết.
· Lên lớp:
1/ Khởi động: Hát
2/ Bài cũ: ia
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 8 TỪ NGÀY 23/10/06 ĐẾN NGÀY 27/10/06 Thứ Môn học Bài giảng HAI 23/10/06 SHTT Học vần Đạo đức Ôn T. Việt Chào cờ Ua, ưa Gia đình em ( tt) Ôn Ua, ưa BA 24/10/06 Học vầân Toán Âm nhạc Ôn Toán Bài Ôn tập Luyện tập Lý cây xanh Luyện tập TƯ 25/10/06 Học vần Thể Dục Toán Mĩ thuật Bài oi, ai Đội hình đội ngũ Phép cộng trong phạm vi 5 Vẽ hình vuông, hình chữ nhật NĂM 26/10/06 Học vần Toán TNXH Ôn T. Việt Bài ôi, ơi Luyện tập Ăn, uống hằng ngày Ôn ôi, ơi SÁU 27/10/06 Học Vần Toán Thủ Công HĐTT Bài ui, ưi Số 0 trong phép cộng Xe ùdán cái cây Sinh hoạt chủ nhiệm Thứ hai, ngày 23/10/06 Tiết 1: SINH HOẠT TẬP THỂ 1/ Chào cờ 2/ Ổn định nền lớp: Nhắc nhở về nề nếp, tác phong, chuyên cần. Nhắc nhở những học sinh quên dụng cụ học tập. Kiểm tra việc truy bài đầu giờ. Buổi chiều không nên đi học sớm cần phải ngủ trưa, 2 h mới vào học. Ra chơi không chạy nhảy, leo lên bàn. Giữ gìn và bảo vệ cây xanh trong nhà trường. Ôn tập toán và tiếng việt để thi giữa kì 1 3/ Hoạt động vui chơi: Dạy trò chơi: “ Gắn hình” 4/ Yêu cầu thực hiện trong tuần: Tiếp tục ổn định nền nếp lớp, đi học đều và đúng giờ Làm bài và học bài đầy đủ Tiết 2+3: Học vần VẦN UA - ƯA Mục đích yêu cầu: Hs đọc và viết được ua,ưa, cua bể, ngựa gỗ. Biết đọc được câu ứng dụng “ Mẹ đi chợ mua khế, mía,dừa,thị cho bé” Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề” giữa trưa” Chuẩn bị: Bảng con, sách giáo khoa . Chữ mẫu. Tranh ảnh minh hoạ, vở bài tập và vở tập viết. Lên lớp: 1/ Khởi động: Hát 2/ Bài cũ: ia Yêu cầu: Nhận xét HS đọc bài trên bảng con. Tìm tiếng có ia trong văn bản 3/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu và dạy vần mới Mục tiêu: HS nhận biết được vần ua,ưa và nắm vững về cách phát âm A/ Dạy ua,: Nhận dạng chữ: Ua gồm u và a ghép lại Phát âm: + Hướng dẫn phát âm: Miệng mở hẹp chụm tròn lại. + GV phát âm mẫu: Ghép chữ và đọc: + Hướng dẫn HS tìm vần ua và ghép cua + Phân tích cua : Gồm có âm gì ghép với vần gì ? Âm nào trước vần nào sau? + Đánh vần: cờ ua cua - cua + Đọc từ : cua bể B/ Dạy ưa,: Nhận dạng chữ: Ưagồm ư và a ghép lại Phát âm: + Hướng dẫn phát âm: Miệng mở nhành theo bề ngang + GV phát âm mẫu: Ghép chữ và đọc: + Hướng dẫn HS tìm vần ưa và ghép ngựa + Phân tích ngựa : Gồm có âm gì? Ghép với vần gì ? + Đánh vần: ngờ ưa ngưa nặng ngựa - ngựa + Đọc từ : ngựa gỗ. C/ So sánh ua và ưa: + Giống nhau như thế nào? + Khác nhau ra sao? oOo Hoạt động 2: Hướng dẫn viết Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết đúng trên bảng con Treo chữ mẫu: Hướng dẫn viết: + Viết ua : Điểm đặt bút ở đường kẻ 2 viết u. Sau đó lia bút lên trên đường kẻ 3 ghi a . Điểm dừng bút ở đường kẻ 2. + Viết cua bể: Khi viết cua xong cách một con chữ o ghi bể vào. Dấu hỏi ở trên ê . Viết ưa : Điểm đặt bút ở đường kẻ 2 viết ư. Sau đó lia bút lên trên đường kẻ 3 ghi a . Điểm dừng bút ở đường kẻ 2. + Viết ngựa gỗ: Khi viết ngựa xong cách một con chữ o ghi gỗ vào. Dấu ngã ở trên ô và dấu nặng ở dưới ư . Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc đúng trên bảng lớp GV hướng dẫn HS Giảng từ: + Cà chua: Vật thật + Nô đùa: Hành động đùa giỡn của các em trong giờ ra chơi.. + Tre nứa: Loại cây có nhiều đốt thân nhỏ hơn tre. +Xưa kia: Rất lâu Luyện đọc Nhận xét * Củng cố: Trò chơi “ Vượt dốc” Đại diện nhóm lên chơi. Nhận xét. HS quan sát và rút ra vần ua HS lắng nghe. HS phát âm cá nhân, theo nhóm , cả lớp. HS sử dụng bộ chữ cái Tiếng Việt để tìm. HS Phân tích. Nhận xét. C/N, đt . HS quan sát và rút ra vần ưa HS lắng nghe. HS phát âm cá nhân, theo nhóm , cả lớp. HS sử dụng bộ chữ cái Tiếng Việt để tìm. HS Phân tích. Nhận xét. C/N, đt . C/N HS quan sát và nhận xét. HS viết trên không. Hs viết bảng con. HS đọc C / N và tìm tiếng có ua, ưa Đọc theo nhóm, ĐT Điền ua, ưa vào chỗ chấm Tiết 2 Hoạt động 1: Luyện đọc: Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc đúng và nhận dạng được ua,ưa. 1/ Hái nấm đọc từ: Y/C: Nhận xét 2/ Luyện đọc trong SGK: Y/c: Mở SGK/ 62 Đọc trong SGK: 3/ Đọc từ, câu ứng dụng: Quan sát tranh xem bức tranh vẽ gì? Gồm có những ai? Mọi người đang là gì? Luyện đọc: + Lưu ý : Khi có dấu phẩy ta phải ngắt hơi. GV đọc mẫu * Mẹ đi chợ mua cho bé rất nhiều thứ có dừa, mía, khế Hoạt động 2: Luyện viết Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết đúng trong vở tập viết. GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. Lưu ý: Cách để vở, cách cầm bút, cách viết oOo Hoạt động 3: Luyện nói: Mục tiêu: Rèn kĩ năng nghe và nói theo chủ đề” Giữa trưa” Y/c: Hướng dẫn HS thảo luận: Nội dung: Tranh vẽ những gì ? Gồm có ai? Buổi trưa em thường làm gì? Làm như vậy đúng hay sai? Vì sao? * Giờ nghỉ trưa rất quan trọng cho sức khoẻ của mọi người, đặc biệt là các em đang ở độ tuổi phát triển. Để bảo đảm sức khoẻ cho mình chúng ta cần nghỉ trưa. HS lên hái nấm đọc từ và tìm tiếng có ua ,ưa HS đọc c/n, nhóm, đồng thanh. Nhận xét HS đọc c/n, nhóm, đồng thanh. HS quan sát và viết vào vở. HS đọc tên chủ đề luyện nói HS quan sát và thảo luận theo nhóm 4. Đại diện HS lên trình bày. 4/ Củng cố: Thi đua giữa các nhóm với trò chơi “ Ghép từ thành câu ”. Nhận xét 5/ Dặn dò: Tập viết bài ua, ưa vào bảng con. Xem trước bài ôn tập. Tiết 4: Đạo đức GIA ĐÌNH EM ( tt) Mục đích yêu cầu: 1/ Kiến thức: HS hiểu trẻ có quyền có gia đình, có cha mẹ và được cha mẹ yêu thương chăm sóc. Trẻ em có bổn phận phải lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ anh chị. 2/ Thái độ và kĩ năng: HS biết yêu quý gia đình mình, biết yêu thương kính trọng ông bà Biết yêu quý và tôn trọng những bạn biết lễ phép vâng lời ông bà cha mẹ HS biết thực hiện những điều ông bà, cha mẹ anh chị dạy bảo. Chuẩn bị: Tranh vẽ và một số hình ảnh về gia đình Bài hát “ Cả nhà thương nhau, mẹ yêu không nào” Lên lớp: 1/ Khởi động: Hát “ Cả nhà thương nhau". 2/ Bài cũ: Gia đình em - Yêu cầu: - Nhận xét HS TLCH: gia đình em có mấy người? Gồm có những ai? Em yêu quý ai nhất? Nhận xét 3/Bài mới: Hoạt động 1: HS tự liên hệ bản thân Mục tiêu: Giúp học sinh biết gia đình mình Và biết vâng lời, lễ phép với ông bà, cha mẹ, anh chị GV Y/ C: Em đã thực hiện việc lễ phép, vâng lời ông bà , cha mẹ Vậy em hãy kể về những việc làm của mình Gia đình chúng ta gồm có ông bà, bố mẹ, anh chị em và chúng ta phải biết lễ phép và vâng lời cha mẹ ông bà. Hoạt động 2: HS Đóng vai theo tranh Mục tiêu: HS biết quan sát và biết phân công nhau sắm vai Yêu cầu: Câu hỏi: Tranh vẽ gì? Nội dung ra sao? Bạn nhỏ đã vâng lời lễ phép chưa? Vì sao? *Trong gia đình ông bà, cha mẹ, anh chị là những người thân yêu nhất chúng ta cần phải biết vâng lời yêu kính và hiếu thảo Hoạt động 3: Hát “ Cả nhà thương nhau” Mục tiêu: Hs biết hát múa và cảm nhận được tình yêu thương trong gia đình Yêu cầu: Nhận xét HS kể về những việc mình đã làm HS kể các bạn trong lớp bổ sung HS Quan sát và thảo luận HS thảo luận nhóm 4. HS trình bày. HS liên hệ thực tế. Hát theo nhóm, hát cả lớp 4/ Củng cố: Tổng kết tiết học Trò chơi “ Đánh dấu X vào tranh thực hiện đúng” Nhận xét. 5/ Dặn dò: Thực hiện tốt việc vâng lời và kính trọng lễ phép với ông bà cha mẹ. Xem trước bài : Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. Tiết 5: Ôn Tiếng Việt: ÔN UA - ƯA Yêu cầu: Củng cố và nhận dạng âm ua, ưa Luyện viết, luyện đọc Lên lớp: 1. Ổn định 2. Bài mới: A/ Luyện đọc GV hướng dẫn: Chỉnh sửa. B/ Luyện tập: Y / C : Nhận xét C/ Trò chơi: Ghép tiếng từ HS đọc bài trong SGK Thi đua tìm âm ua, ưa trong văn bản cho sẵn. Mở vở BT TV 1/ Làm từng bài theo hướng dẫn: + Nối hình với từ cho sẵn. + Điền vần ua, ưa. Viết vở 1 và vở tập viết 3. Củng cố – Dặn dò: Chấm một số vở Nhận xét Nhận xét: Thứ ba, ngày 24/10/06 Tiết 1+2: Học vần ÔN TẬP Mục đích yêu cầu: HS đọc và viết chắc chắn các vần đã học trong tuần. Đọc được từ ngữ ứng dụng và câu ứng dụng. Nghe hiểu và kể được theo tranh chuyện” Khỉ và Rùa”. Chuẩn bị: Bảng con, sách giáo khoa . Vở học sinh , Bộ chữ cái Tiếng Việt. Tranh ảnh minh họa, vở bài tập và vở tập viết. Lên lớp: 1/ Khởi động: Hát “Cái cây xanh xanh”. 2/ Bài cũ: âm ua,ưa Yêu cầu: Nhận xét HS đọc bài trên các quả và tìm tiếng mang ua, ưa Đọc câu ứng dụng. 3/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài ôn Mục tiêu: HS nhận biết được vần đã học có a đứng cuối. Y/C: Nêu những vần đã học có a đứng cuối GV ghi trong bảng ôn. Hoạt động 2: Ghép tiếng Mục tiêu: Rèn kĩ năng phát âm và ghép thành tiếng. Ôn các âm , vần đã học: Y / C đọc bài trong bảng ôn. Ghép chữ thành tiếng Hướng dẫn: HS ghép Nhận xét, nhắc nhở. Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng: Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc đúng trên bảng lớp Gv hướng dẫn: Gv giảng từ khó: +Mua mía: Hành động mua mía + Møùa dưa: Vào lúc dưa co ... sát và thảo luận theo nhóm 4 Hs cử đại diện lên trình bày. 4/ Củng cố: Trò chơi: “Gắn đúng hình” Đại diện nhóm lên chơi 5/ Dặn dò: Hằng ngày các em phải ăn uống đúng bữa và ăn đủ chất. Xem trước bài Hoạt động và nghỉ ngơi Tiết 5: Ôn Tiếng Việt ÔN ÔI,ƠI Yêu cầu: Củng cố việc nhận dạng và phát âm ôi,ơi Luyện viết, luyện đọc Lên lớp: 1. Ổn định 2. Bài mới: A/ Luyện đọc GV hướng dẫn: Chỉnh sửa. B/ Luyện tập: Y / C : Nhận xét C/ Trò chơi: Ghép tiếng từ HS đọc bài trong SGK Thi đua tìm và nhận dạng ôi,ơi trong văn bản cho sẵn. Mở vở BT TV 1/ Làm từng bài theo hướng dẫn. + Nối hình với từ cho sẵn. + Điền ôi,ơi. Viết vở 1 và vở tập viết 3. Củng cố – Dặn dò: Chấm một số vở Nhận xét Hướng dẫn viết bài vào vở 4 Nhận xét: Thứ sáu, ngày 27/10/06 Tiết 1 + 2 Học vần VẦN UI , ƯI Mục đích yêu cầu: Hs đọc và viết được ui, ưi, đồi núi , gửi thư. Biết đọc được câu ứng dụng “ Dì Na gửi thư về, cả nhà vui quá” Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề” Đồi núi” Chuẩn bị: Bảng con, sách giáo khoa . Chữ mẫu. Tranh ảnh minh hoạ, vở bài tập và vở tập viết. Lên lớp: 1/ Khởi động: Hát 2/ Bài cũ: ôi,ơi Yêu cầu: Nhận xét HS đọc bài trên các quả Tìm tiếng có ôi,ơi Nhận xét 3/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu và dạy vần mới Mục tiêu: HS nhận biết được vần ui,ưi nắm vững về cách phát âm. A/ Dạy ôi: Nhận dạng chữ: Ui gồm u và i ghép lại Phát âm: + Hướng dẫn phát âm: + GV phát âm mẫu: Ghép chữ và đọc: + Hướng dẫn HS tìm vần ui và ghép núi + Phân tích núi : Gồm có âm gì ghép với âm gì ? Âm nào trước vần nào sau? Dấu để đâu? + Đánh vần: nờ ui nui sắc núi - núi + Đọc từ : Đồi núi + Giảng từ : đồi núi B/ Dạy ưi : Nhận dạng chữ: Ưi gồm ư và i ghép lại Phát âm: + Hướng dẫn phát âm: + GV phát âm mẫu: Ghép chữ và đọc: + Hướng dẫn HS tìm vần ưi và ghép gửi + Phân tích gửi : Gồm có âm gì? Ghép với vần gì ? Dấu để ở đâu? + Đánh vần: gờ ưi gưi hỏi gửi – gửi + Đọc từ : gửi thư + Giảng từ : Gửi thư C/ So sánh ui và ưi: + Giống nhau như thế nào? + Khác nhau ra sao? oOo Hoạt động 2: Hướng dẫn viết Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết đúng trên bảng con Treo chữ mẫu: Hướng dẫn viết: + Viết ui : Điểm đặt bút ở đường kẻ 2 viết u. Liền nét ghi i vào . Điểm dừng bút ở đường kẻ 2. + Viết đồi núi: Khi viết đồi xong cách một con chữ o ghi n liền nét ghi ui vào. Dấu sắc ở trên u . Viết ưi : Điểm đặt bút ở đường kẻ 2 viết ư. Liền nét ghi i vào. Điểm dừng bút ở đường kẻ 2. + Viết gửi thư: Khi viết g liền nét ghi ưi vào dấu hỏi trên ư xong cách một con chữ o ghi thư vào. Điểm kết thúc ở đường kẻ 2. Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc đúng trên bảng lớp GV hướng dẫn HS Giảng từ: + Cái túi: Vật thật + Vui vẻ: + Gửi quà: Đem một vật gì đó gửi cho người mình yêu thích. + Ngửi mùi: Làm mẫu Luyện đọc Nhận xét * Củng cố: Trò chơi “ Vượt dốc” Đại diện nhóm lên chơi. Nhận xét. HS quan sát và rút ra vần ui HS lắng nghe. HS phát âm cá nhân, theo nhóm , cả lớp. HS sử dụng bộ chữ cái Tiếng Việt để tìm. HS Phân tích. Nhận xét. C/N, đt . HS quan sát và rút ra vần ưi HS lắng nghe. HS phát âm cá nhân, theo nhóm , cả lớp. HS sử dụng bộ chữ cái Tiếng Việt để tìm. HS Phân tích. Nhận xét. C/N, đt . C/N HS quan sát và nhận xét. HS viết trên không. Hs viết bảng con. HS đọc C / N và tìm tiếng có ui, ưi Đọc theo nhóm, ĐT Điền ui, ưi vào chỗ chấm Tiết 2 Hoạt động 1: Luyện đọc: Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc đúng và nhận dạng được ui ,ưi. 1/ Hái nấm đọc từ: Y/C: Nhận xét 2/ Luyện đọc trong SGK: Y/c: Mở SGK/ 71 Đọc trong SGK: 3/. Đọc từ, câu ứng dụng: Quan sát tranh xem bức tranh vẽ gì? Gồm có những ai? Mọi người đang là gì? Luyện đọc: + Lưu ý : Khi có dấu phẩy ta phải ngắt hơi. GV đọc mẫu * Dì Na của bé ở xa gửi thư về cả nhà rất vui mừng. Hoạt động 2: Luyện viết Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết đúng trong vở tập viết. GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. * Lưu ý: Cách để vở, cách cầm bút, cách viết oOo Hoạt động 3: Luyện nói: Mục tiêu: Rèn kĩ năng nghe và nói theo chủ đề” Đồi núi” Y/c: Hướng dẫn HS thảo luận: Nội dung: Tranh vẽ những gì ? Em thấy cảnh này ở đâu? Quê em có đồi núi không? Ở đâu thường có nhiều đồi núi? * Đồi núi thường có ở những vùng cao như Đà Lạt Tây nguyên, Cao bằngỞ đồi núi thường có cây có ruộng bậc thang HS lên hái nấm đọc từ và tìm tiếng có ui, ưi HS đọc c/n, nhóm, đồng thanh. Nhận xét HS đọc c/n, nhóm, đồng thanh. HS quan sát và viết vào vở. HS đọc tên chủ đề luyện nói HS quan sát và thảo luận theo nhóm 2. Đại diện HS lên trình bày. 4/ Củng cố: Thi đua giữa các nhóm với trò chơi “ Gắn quả cho cây ”. Nhận xét 5/ Dặn dò: Tập viết bài ui,ưi vào bảng con. Xem trước bài uôi, ươi. Tiết 3: Toán SỐ 0 TRONG PHÉP CỘNG Mục đích yêu cầu: Giúp HS Hình thành khái niện ban đầu về phép cộng với 0. Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi với 0 Biết làm tính cộng với 0 Bước đầu biết nhìn tranh biểu thị bài toán và ghi phép tính thích hợp Chuẩn bị: Bộ đồ dùng học toán, bảng con, sách giáo khoa và vở bài tập toán, que tính. Một vài vật mẫu, tranh vẽ minh họa. Lên lớp: 1/ Khởi động: Hát 2/ Bài cũ: Luyện tập Y/c: Nhận xét HS làm bài trên bảng lớp Nhận xét 3/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu Bảng cộng với 0 Mục tiêu: Rèn kĩ năng quan sát, nhận dạng phép cộng với 0 * GV giới thiệu về 3 + 0 = 3 Gv hướng dẫn Hs quan sát tranh trên bảng lớp và trong SGK GV hướng dẫn HS nhận xét. Ta viết 3 thêm 0 bằng 3 như sau: 3 + 0 = 3 đọc là 3 + 0 = 3 GV giới thiệu 0 +3 = 3 và 3 + 0 = 0 + 3 * Hình thành bảng cộng với 0 HS học thuộc lòng Em thấy kết quả của phép cộng như thế nào? Các số trong phép cộng ra sao? Khi đổi chỗ các số hạng thì kết quả không đổi. Khi cộng một số với 0 thì kết quả bằng chính số đó. Hoạt động 2: Thực hành Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính toán và nhẩm nhanh HS làm bảng con Tính Nhận xét Hoạt động 3: Trò chơi: ” Điền nhanh dấu số vào chỗ chấm” Mục tiêu: Rèn kĩ năng nhẩm nhanh Hướng dẫn cách chơi Nhận xét HS quan sát và nhận xét. HS trả lời. + Làm bài 1: + Làm bài 2: khi làm tính dọc cần viết thẳng hàng. + Làm bài 4: Hs quan sát và làm bài trng SGK Quan sát Chơi theo nhóm. 4/ Củng cố: Trò chơi “ Nhẩm nhanh”( Thi đua tiếp sức) Nhận xét 5/ Dặn dò: Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 3,4,5 Xem trước bài Luyện tập Tiết 4: Thủ công: XÉ , DÁN HÌNH CÁI CÂY ĐƠN GIẢN Mục đích yêu cầu: HS biết xé, dán hình cái cây đơn giản. Xé, dán được hình cái cây có thân, lá theo hướng dẫn. Biết cách trình bày sản phẩm. Chuẩn bị: GV : Bài mẫu,giấy màu, hồ dán, khăn tay, giấy nháp HS: Vở thủ công , một số dụng cụ học thủ công Lên lớp: 1/ Khởi động: Hát 2/ Bài cũ: Yêu cầu: Nhận xét bài tuần trước, cho Hs xem bài đẹp. Hướng dẫn cách sửa chữa. HS lấy đồ dùng học tập. Các tổ trưởng kiểm tra và báo cáo với GVCN. 3/ Bài mới: Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét Mục tiêu: Rèn kĩ năng quan sát và nhận dạng hình cái cây. Y/C Nhận xét Hoạt động 2: Hướng dẫn cách xé Mục tiêu: Giúp học sinh nắm vững cách xé,dán Hướng dẫn xé tán cây: Tán là có hai loại tròn và dài a/ Xé tán cây hình tròn +Lấy dấu vẽ hình vuông có cạnh 6 ô x 6 ô + Xé bằng hai ngón tay. + Xé rời 4 góc, sau đó chỉnh sửa lại cho tròn, đẹp giống hình cái cây. b/ Xé tán cây dài: +Lấy dấu vẽ hình chữ nhật có cạnh 8 ô x 5 ô + Xé bằng hai ngón tay. + Xé rời 4 góc, sau đó chỉnh sửa lại cho tròn, đẹp giống hình cái cây. c/ Xé hình thân cây: +Lấy dấu vẽ hình chữ nhật có cạnh 6 ô x 1 ô( Giấy màu nâu) + Xé bằng hai ngón tay. + Xé rời 4 góc, sau đó chỉnh sửa lại cho tròn, đẹp giống hình thân cây. Hướng dẫn dán: Bôi hồ vào sau sản phẩm cho đều. Dán tán cây, dán thân cây , Sau khi dán miết cho phẳng. oOo Hoạt động 3: Thực hành luyện tập Mục tiêu: HS biết cách vẽ, xé dán hình cái cây GV hướng dẫn Sửa chữa, giúp đỡ. Nhận xét * Lưu ý: Không cần xé đếu 4 góc nên xé một đầu to và một đầu nhỏ. Khi dán nên để cân đối , bôi ít hồ và miết cho phẳng. HS quan sát và nhận xét Về cái cây, xem thân ra sao lá như thế nào? HS quan sát và thực hành theo thao tác của GV. HS quan sát và thực hành. HS quan sát và thực hành. 4/ Củng cố: Trò chơi “ Ai nhanh tay” Chấm một số vở 5/ Dặn dò: Thu dọn giấy thừa và lau sạch tay. Chuẩn bị giấy trắng, giấy màu hồ dán để học bài xé dán hình cái nhà. Tiết 5: Hoạt động tập thể SINH HOẠT CHỦ NHIỆM 1/ Nhận xét lớp trong tuần qua: Nề nếp Đồ dùng học tập: Đi học đều và đúng giờ: Truy bài đầu giờ: Xếp hàng ra vào lớp: Rèn chữ giữ vở: 2/ Phổ biến yêu cầu trong tuần: “ Ôn tập đầy đủ để thi giữa HKI ” 3/ Hoạt động vui chơi: Hướng dẫn trò chơi “Bin gô” Nhận xét tuần 8 Ngày 23 Tháng 10 Năm 2006 Khối trưởng Tô Thị Sen
Tài liệu đính kèm: