I. Mục đích, yêu cầu :
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ trong bài. Hiểu nội dung : Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp hơn.
2. Kĩ năng:
- Đọc trơn toàn bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên. Thuộc được 1, 2 khổ thơ.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS chăm ngoan, biết cố gắng học tập và mơ về một tương lai tốt đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học :
1. GV: - Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn HS, nội dung bài.
2. HS: - Thước kẻ, bút chì.
III. Các hoạt động dạy - học.
Tuần 8 Ngày soạn : 08/10/2011. Ngày giảng : Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011. Tiết 1 : Chào cờ Lớp trực tuần nhận xét Tiết 2 : Tập đọc Nếu chúng mình có phép lạ. I. Mục đích, yêu cầu : 1. Kiến thức: - Hiểu nghĩa các từ trong bài. Hiểu nội dung : Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp hơn. 2. Kĩ năng: - Đọc trơn toàn bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên. Thuộc được 1, 2 khổ thơ. 3. Thái độ: - Giáo dục HS chăm ngoan, biết cố gắng học tập và mơ về một tương lai tốt đẹp. II. Đồ dùng dạy - học : 1. GV: - Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn HS, nội dung bài. 2. HS: - Thước kẻ, bút chì. III. Các hoạt động dạy - học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. ổn định : - Kiểm tra sĩ số. 2. Bài cũ : + Kiểm tra 2 HS tiếp nối đọc 2 màn của vở kịch ở Vương quốc Tương Lai. 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài. 3.2. Luyện đọc - GV tóm tắt nội dung bài. - GV chia đoạn. - GV chú ý sửa phát âm cho HS. - GV kết hợp giảng từ mới. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV đọc diễn cảm toàn bài. Hướng dẫn cách đọc. - Hát. - 2 HS đọc. - 1 HS khá (giỏi) đọc toàn bài. - Bài thơ gồm 5 khổ thơ. - Học sinh tiếp nối đoạn lần 1 - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. +Từ mới : chú giải - SGK - HS luyện đọc trong nhóm - 1 HS đọc toàn bài 3.3. Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi. - Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? - Câu: Nếu chúng mình có phép lạ. - Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì? - Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất thiết tha. - Mỗi khổ nói lên 1 điều ước của các bạn nhỏ, những điều ước ấy là gì? - Khổ 1: Ước muốn cây mau lớn để cho quả. Khổ 2: Ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc. Khổ 3: Ước trái đất không còn mùa đông. Khổ 4: Ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái chứa toàn kẹo với bi tròn. - Em có nhận xét gì về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ? - Đó là những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp, ước mơ về một cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, ước không còn thiên tai, thế giới chung sống trong hoà bình. - Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao? - HS tự nêu VD: Em thích ước mơ hạt vừa gieo chỉ trong chớp mắt đã thành cây đầy quả ăn được ngay. Vì em rất thích ăn hoa quả, thích cái gì cũng ăn được ngay. - Nội dung của bài thơ là gì ? * Nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp hơn. 3.4. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng. - GV đọc mẫu khổ thơ 2, 3 - hướng dẫn cách đọc. - GV cùng HS nhận xét, bình điểm. - Yêu cầu HS nhẩm học thuộc lòng. - GV nhận xét, ghi điểm. 4. Củng cố: - Liên hệ, giáo dục HS . - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Về học thuộc bài thơ và chuẩn bị bài giờ sau. + 4 học sinh đọc nối tiếp bài thơ và nêu lại cách đọc. - HS theo dõi. - HS đọc bài theo cặp. - Thi đọc diễn cảm trước lớp. - HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ. - Một vài HS đọc thuộc lòng bài thơ trước lớp. - Một HS đọc lại nội dung bài. Tiết 3: Toán Luyện tập. I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Biết tính tổng của 3 số. Tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ ; tính chu vi hình chữ nhật ; giải bài toán có lời văn. 2. Kĩ năng: - Vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất. làm được bài tập 1, 2, 3. 3. Thái độ: - Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy- học : 1.GV: - Phiếu bài tập bài 2. 2. HS: - Bảng con III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. ổn định : 2. Bài cũ : - Kiểm tra 2 HS nêu tính chất kết hợp của phép cộng. 3. Bài mới : 3.1.Giới thiệu bài 3.1 Hướng dẫn HS luyện tập. Bài 1 (46) : Đặt tính rồi tính tổng. - Yêu cầu HS làm bài vào bảng con. - Nhận xét bài của HS sau mỗi lần giơ bảng. Bài 2 (46) : Tính bằng cách thuận tiện nhất. - Yêu cầu và làm bài theo nhóm vào phiếu. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 4 (46) : - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV chấm, chữa bài. Bài 5 (46) : ( HS giỏi) - GV gọi 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm ra nháp. - GV nhận xét, chữa bài 4. Củng cố: - Nhắc lại ý chính của bài. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về làm bài 5 và chuẩn bị bài sau . - 2 HS nêu. - HS đọc yêu cầu và làm bài vào bảng con. + 26 387 - 54 293 14 075 61 934 9 210 7 652 49 672 123 879 - HS đọc yêu cầu và làm bài theo nhóm vào phiếu. - Dán phiếu lên bảng. a. 96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78 = 100 + 78 =178 67 + 21 + 79 = 67 + (21 + 79) = 67 + 100 =167 b. 789 + 285 + 15 = 789 + (285 + 15) = 789 + 300 = 1089 448 +594 + 52 = (448 + 52) + 594 = 500 + 594 = 1 094 - HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở. Bài giải: a, Sau hai năm số dân của xã đó tăng thêm là : 79 +71 =150 (người) b, Sau hai năm số dân của xã đó có là : 5256 +150 = 5406 (người) Đáp số: a, 150 người B, 5406 người. - HS nêu yêu cầu, cách làm. -1 HS lên bảnglàm bài. a, Chu vi hình chữ nhật là : p =(16cm + 12 cm) x 2 = 56 cm a, Chu vi hình chữ nhật là : p =(45cm + 15 cm) x 2 = 120 cm Tiết 4 : Thể dục (GV bộ môn dạy) Tiết 5: Lịch sử Ôn tập I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5: Hai giai đoạn lịch sử : Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập. 2. Kĩ năng: - Kể được tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi thể hiện nó trên trục và trên băng thời gian. 3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước. II. Đồ dùng dạy- học : 1. GV: - Bảng phụ vẽ trục thời gian. 2. HS: - Thước kẻ, bút chì. III. Các hoạt động dạy- học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. ổn định : 2. Bài cũ : - Nêu nguyên nhân, ý nghĩa của trận Bạch Đằng? 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài 3.2.Hoạt động 1: Các sự kiện lịch sử tiêu biểu * Mục tiêu: Kể tên các sự kiện lịch sử gắn với các mốc thời gian trên trục thời gian. * Cách tiến hành: - 1 HS nêu + Cho HS đọc yêu cầu bài tập - GV cho HS quan sát trục thời gian. - Yêu cầu học sinh ghi lại các sự kiện tiêu biểu theo mốc thời gian. + HS đọc yêu cầu bài tập tr.24. - HS thảo luận nhóm 2. - Đại diện nhóm báo cáo. Nước Văn Lang Nước Âu Lạc Chiến thắng Bạch Đằng ra đời rơi vào tay Triệu Đà Khoảng 700 năm Năm 179 CN Năm 938 * GV nhận xét - kết luận. Hoạt động 2: Thi hùng biện: * Mục tiêu: Kể lại bằng lời hoặc hình vẽ các nội dung sau: Đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang, Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Chiến thắng Bạch Đằng. * Cách tiến hành: + GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: a) N1: Kể về đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang. - Các nhóm nhận nhiệm vụ và thảo luận nhóm cử người thi hùng biện theo nội dung: N1: Các mặt hàng sản xuất, ăn, mặc, ở, ca hát, lễ hội. b) N2: Kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng. * N2: Nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng. c) N3: Kể về chiến thắng Bạch Đằng * N3: Nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. - GV tổ chức cho HS thi nói trước lớp. - GV cùng HS nhận xét, bình nhóm thi tốt nhất, tuyên dương. 4. Củng cố: - Nhắc lại nội dung chính vừa ôn tập. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về học bài và chuẩn bị bài giờ sau. - Đại diện nhóm trình bày. Tiết 6: Đạo đức Tiết kiệm tiền của (tiết 2). I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của. Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của . 2. Kĩ năng: - Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước,...trong cuộc sống hằng ngày. 3. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm tiền của và nhắc nhở người khác cùng thực hiện. - Đồng tình với những hành vi, việc làm sử dụng tiết kiệm năng lượng. - Phản đối, không đồng tình với các hành vi sử dụng lãng phí năng lượng. II. Đồ dùng dạy học: 1. GV: - Phiếu bài tập. 2. HS: - Thước kẻ, bút chì. III. Các hoạt động dạy - học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. ổn định : 2. Bài cũ : - Kiểm tra 1 HS đọc phần ghi nhớ của bài Tiết kiệm tiền của. 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài. 3.2.Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân ( bài tập 4, SGK) * Mục tiêu: HS biết được những việc làm tiết kiệm tiền của và những việc làm không tiết kiệm tiền của. * Cách tiến hành: - Cho HS làm bài cá nhân. - Gọi HS lên chữa bài. - GV nhận xét, kết luận. - GV nhận xét, khen những HS biết tiết kiệm tiền của và nhắc những HS khác thực hiện việc tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hàng ngày. 3.3.Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm và đóng vai (bài tập 5, SGK). * Mục tiêu: HS biết đóng vai, ứng xử phù hợp trong tình huống. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đóng vai trước lớp. - GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. - Yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ. 4. Củng cố: - Nhắc lại ý chính của bài. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - 1 HS đọc ghi nhớ. - HS làm bài tập. - Một số HS lên chữa bài. - Cả lớp trao đổi, nhận xét. * Kết luận : + Các việc làm a, b, g, h, k là tiết kiệm tiền của. + Các việc làm c, d, đ, e, i là lãng phí tiền của. - HS tự liên hệ bản thân xem em đã làm những việc gì để tiết kiệm tiền của. - HS thảo luận trong nhóm và chuẩn bị đóng vai. - Một vài nhóm lên đóng vai trước lớp. - 2 HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK. Ngày soạn : 09/10/2011 Ngày giảng :Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2011. Tiết 1: Luyện từ và câu Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài. I. Mục đích, yêu cầu : 1. Kiến thức: - Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài. 2. Kĩ năng: - Vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc. 3. Thái độ: - Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập. II.Đồ dùng dạy- học : 1.GV: - Phiếu bài tập 2.HS : - Thước kẻ, but chì. III. Các hoạt động dạy- học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. ổn định : - Kiểm tra sĩ số. 2. Bài cũ : + Kiểm tra 2 HS làm lại bài tập 2- tiết LT&C trước. 3. Bài mới : 3.1.Giới thiêu bài 3.2. Nhận xét. Bài tập 1 : - GV đọc ... 1. 2. HS: - Ê - ke, thước kẻ. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. ổn định: 2. Bài cũ: - Kiểm tra 2 HS làm bài 5 và KT đồ dùng học tập của HS. 3. Bài mới : 3.1.Giới thiệu bài 3.2.Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt. - GV vẽ hình và dùng ê- ke đo góc để HS quan sát và giới thiệu cho HS đặc điểm của góc nhọn, góc tù, góc bẹt. 3.3. Thực hành Bài 1 (49) : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Cho HS quan sát hình (bảng phụ) và nêu miệng. - Gọi HS lên bảng dùng ê- ke để đo góc. Bài 2 (49) : - Cho HS quan sát hình và làm bài vào vở. - Gọi HS lên bảng chữa bài. - GV nhận xét, chốt lại ý đúng. 4. Củng cố: - Nhắc lại ý chính của bài. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng kàm bài. - HS quan sát - theo dõi. + Góc nhọn đỉnh O, A cạnh OA ; OB. - Góc nhọn bé hơn góc O B vuông. + Góc tù đỉnh O, M cạnh OM ; ON. - Góc tù lớn hơn góc N vuông. O C O D - Góc bẹt đỉnh O, cạnh OC ; OD. - Góc bẹt bằng hai góc vuông. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. HS quan sát hình (bảng phụ) và nêu miệng. HS lên bảng dùng ê- ke để đo góc. + Góc nhọn có : - Góc A cạnh AM ; AN - Góc D cạnh DV ; DU + Góc tù có : - Góc B cạnh BQ ; BP - Góc O cạnh OG ; OH + Góc vuông có góc C cạnh CI ; CK + Góc bẹt có góc E cạnh EX ; EY - HS quan sát hình trong SGK và làm bài vào vở. - HS lên bảng chữa bài. Lời giải - Hình tam giác ABC có ba góc nhọn. - Hình tam giác DEG có góc vuông tại E. - Hình tam giác MNP có góc tù tại N. Tiết 4 : Khoa học ăn uống khi bị bệnh. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của Bác sĩ. Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: Pha dung dịch Ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thaqn hoặc người thân bị tiêu chảy. 2. Kĩ năng: - Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. 3. Thái độ: - Giáo dục cho HS ý thức ăn uống hợp lí khi bị bệnh. II. Đồ dùng dạy học: 1. GV: Hình trang 34, 35 SGK. 1 gói ô-rê-dôn; 1 cốc có vạch chia; 1 bình nước. 2. HS: Nắm gạo, 1 ít muốn và 1 bát cơm. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. ổn định: 2. Bài cũ: - Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường, em phải làm gì? Tại sao? 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài 3.2.Hoạt động 1: Quan sát hình trong SGK và kể chuyện. * Mục tiêu: Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường. * Cách tiến hành: - Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường? - 1 HS trả lời - Cháo, sữa, đường, hoa quả... - Đối với người bệnh nặng nên cho món ăn - Ăn loãng, vì cơ thể mệt mỏi không muốn đặc hay loãng? Tại sao? - Đối với người bị bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn như thế nào? ăn. - Nên cho ăn thành nhiều bữa. * GV nhận xét - kết luận. 3.3. Hoạt động 2: Thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị nấu cháo muối. * Mục tiêu: Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy. HS biết cách pha chế dung dịch ô-rê-dôn. * Cách tiến hành: - Cho HS quan sát hình 4 và hình 5 xem người bị bệnh tiêu chảy được bác sỹ khuyên như thế nào? - HS quan sát hình 4 và hình 5. - Cho 2 HS đọc - 1 HS đọc lời người mẹ, 1 HS đọc lời bác sĩ. - GV cho HS thí nghiệm + Nhóm nấu cháo muối. +Nhóm pha dung dịch ô-rê-dôn. - HS làm theo nhóm. - Cho HS nêu các đồ dùng chuẩn bị pha dung dịch. - HS nêu. - Cho HS đọc cách sử dụng pha mặt sau gói thuốc. - 1 HS đọc to cho lớp nghe. - GV cho HS quan sát cốc có chia vạch ml - HS quan sát - Tương tự GV gọi nhóm nấu cháo muối giới thiệu đồ dùng. - 1 ít gạo, 1 ít muối, xoong, nước, bếp, bát thìa. - Cho HS nêu cách nấu cháo muối theo hình 7 SGK. + 1 nắm gạo + 4 bát nước + 1 ít muối - GV tổ chức cho HS 3 nhóm lên thi pha dung dịch. - GV yêu cầu HS nhận xét ai làm đúng? Vì sao làm giống bạn? - HS thực hiện - Lớp quan sát - nhận xét. - Tương tự cho 3 nhóm thi nấu cháo. - GV nhận xét đánh giá kết luận chung. - GV cho HS đọc mục bóng đèn toả sáng. - HS thực hành. - Lớp nhận xét từng nhóm. - 3 HS đọc mục bóng đèn toả sáng. 3.4. Hoạt động 3: Đóng vai: * Mục tiêu: Vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống. * Cách tiến hành: - GV cho HS thảo luận nhóm - Các nhóm tự đưa ra tình huống và đóng vai vận dụng kiến thức đã học, lớp nhận xét. - GV nhận xét - tuyên dương. 4. Củng cố: - Nhắc lại ý chính của bài. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. - 1 HS nhắc lại Tiết 5 : Kĩ thuật Khâu đột thưa (Tiết 1). I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. 2. Kĩ năng: - Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. HS khá, giỏi: Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm. 3. Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích sản phẩm mình làm ra. II. Đồ dùng dạy học: 1.GV: - Tranh quy trình, mẫu đường khâu đột thưa. 2.HS: - Vật liệu và dụng cụ cần thiết. III. Các hoạt động dạy - học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. ổn định: 2. Bài cũ: - Nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài 3.2.Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét. * Mục tiêu: HS hiểu được đặc điểm của khâu đột thưa. * Cách tiến hành: - GV giới thiệu mẫu đường khâu đột mũi thưa. - 1 HS nêu - HS quan sát mũi khâu mặt phải và mặt trái hình 1 SGK. - Đặc điểm của mũi khâu đột thưa và so sánh mũi khâu ở mặt phải với mũi khâu thường. + Đặc điểm: ở mặt phải các mũi khâu cách đều nhau giống như mũi thường. Mặt trái mũi sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước. - Khâu đột thưa là gì? * HS nêu ghi nhớ: 3.3.Hoạt động 2: Thao tác kỹ thuật * Mục tiêu: Biết cách khâu đột thưa theo các bước đã hướng dẫn. * Cách tiến hành: - GV treo tranh quy trình. - Cho HS nêu các bước theo quy trình. - HS theo dõi. - HS đọc nội dung + quan sát 3a, b, c (SGK). - GV làm mẫu + phân tích - HS theo dõi. - Kiểm tra đồ dùng - GV hướng dẫn, bổ xung. 4. Củng cố: - Nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Về xem lại bài và chuẩn bị vật liều giờ sau thực hành - HS tập khâu trên giấy. Tiết 6: Hoạt động tập thể Nhận xét tuần 8. I. Mục tiêu: - HS nắm được ưu nhược điểm của các hoạt động trong tuần để có hướng phấn đấu sửa chữa vươn lên. - Đề ra kế hoạch hoạt động cho tuần 9. II. Nội dung: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Nhận xét : - Hướng dẫn HS nhận xét các hoạt động trong tuần. - GV nhận xét chung về ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức học tập, công tác vệ sinh lớp và khu vực được phân công. - Tồn tại: ................................................. ................................................................ ................................................................ - GV tuyên dương những HS thực hiện tốt, nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt. 2. Kế hoạch : - GV đề ra kế hoạch hoạt động cho tuần học 9. - Lớp trưởng nhận xét các hoạt động : đạo đức, học tập, thể dục - vệ sinh, hoạt động 15 phút đầu giờ... - Cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến. + Tuyên dương :...................................... ................................................................ + Phê bình :............................................. ................................................................ - Duy trì sĩ số, tỉ lệ chuyên cần và các nền nếp : học tập, thể dục- vệ sinh, hoạt động 15 phút đầu giờ. - Thực hiện tốt các hoạt động của Đội : sinh hoạt chi đội, các hoạt động tập thể... ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................................ Hoạt động ngoài giờ Hướng dẫn học sinh thực hiện nội dung" ba đủ, một có". I. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS biết được ba đủ là: đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở. Một có là: có góc học tập ở nhà. 2. Thực hiện mỗi học sinh cần có đủ những điều kiện: đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở, có góc học tập ở nhà để học tập cho tốt. 3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn góc học tập cho sạch sẽ, ngăn nắp và học tập thật tốt. II. Đồ dùng dạy - học - GV: Mô hình góc học tập. - HS: Thước kẻ, bút chì. III. Hoạt động dạy và học. 1. Hát 2. Bài cũ: 3. Bài mới: GTB - GV yêu cầu học sinh nhắc lại chủ đề: Ba đủ, một có. - HS nhắc lại: Ba đủ là: đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở. Một có là: có góc học tập ở nhà. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét - kết luận: Ba đủ là: đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở. Một có là: có góc học tập ở nhà. - HS theo dõi - GV yêu cầu HS liên hệ với bản thân xem các em đã đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở đi học chưa? - HS liên hệ và trả lời. - GV nhận xét - kết luận. - Những em nào đã có góc học tập riêng? - HS liên hệ trả lời. - GV yêu cầu HS kể và tả lại góc học tập của mình? - HS liên hệ kể và tả lại góc học tập của mình. - GV nhận xét và yêu cầu học sinh : Những bạn nào chưa có góc học tập về nhà bảo bố mẹ bố chí cho 1 góc học tập và học tập theo như góc học tập các em đã thấy luôn nhớ góc học tập phải có bàn ghế để ngồi học, luôn sạch sẽ, gọn gàng, đủ ánh sáng, có đèn học để học buổi tối. - HS theo dõi, lắng nghe 4. Củng cố: - Nhắc lại ý chính và nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: Về thực hành theo như những điều đã học.
Tài liệu đính kèm: