Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2

Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2

 Chính tả: ( Nghe - Viết ) Tiết 47

Đối đáp với vua

Sgk/51 - Thời gian dự kiến: 35 phút

I/Mục tiêu:

 - Nghe – viết đúng bài chính tả; Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, không

 mắc quá 5 lỗi trong bài.

- Làm đúng BT (2) a

II/ Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ, phiếu BT

III/ Các hoạt động dạy học :

1/ Bài cũ: Cho HS viết lại những chữ viết sai phổ biến của tiết trước.

2/ Bài mới : GV giới thiệu bài

a/Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết.

 MT: Nghe - viết chính xác trình bày đúng một đoạn trong truyện Đối đáp với vua.

- GV đọc một lần đoạn văn Đối đáp với vua.

- Hai HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS nhận xét chính tả:

+ Hai vế đối trong đoạn chính tả viết thế nào?(Viết giữa trang vở, cách lề vở 2 ô li)

- Giáo viên đọc HS viết vào bảng con các từ các em dễ viết sai.

- GV đọc lần 2 bài viết.

- Đọc cho HS viết vào vở.

- GV đọc thong thả để HS viết, mỗi câu đọc 3 lần kết hợp với theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết của HS.

- Chấm, chữa bài.

+ HS tự chữa lỗi bằng bút chì.

+ GV chấm 6 - 7 bài, nhận xét bài viết.

b/Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả

MT: Tìm đúng, viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x theo nghĩa đã cho

Bài 2a: Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau:

- HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn - HS làm VBT

 - 4 HS lên bảng thi viết nhanh lời giải, GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng: - Sáo - Xiếc

 

doc 18 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2012
(Cô Thuỷ dạy )
______________________________________________
Thứ ba ngày 28 tháng 2 năm 2012
Thể dục 
Thầy Đông dạy 
______________________________________________
 Chính tả: ( Nghe - Viết ) Tiết 47
Đối đáp với vua 
Sgk/51 - Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu:
 - Nghe – viết đúng bài chính tả; Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, không 
 mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT (2) a
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ, phiếu BT
III/ Các hoạt động dạy học : 
1/ Bài cũ: Cho HS viết lại những chữ viết sai phổ biến của tiết trước.
2/ Bài mới : GV giới thiệu bài
a/Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết.
 MT: Nghe - viết chính xác trình bày đúng một đoạn trong truyện Đối đáp với vua.
- GV đọc một lần đoạn văn Đối đáp với vua.
- Hai HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
- GV hướng dẫn HS nhận xét chính tả: 
+ Hai vế đối trong đoạn chính tả viết thế nào?(Viết giữa trang vở, cách lề vở 2 ô li)
Giáo viên đọc HS viết vào bảng con các từ các em dễ viết sai.
GV đọc lần 2 bài viết.
Đọc cho HS viết vào vở. 
GV đọc thong thả để HS viết, mỗi câu đọc 3 lần kết hợp với theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết của HS..
Chấm, chữa bài.
+ HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
+ GV chấm 6 - 7 bài, nhận xét bài viết.
b/Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
MT: Tìm đúng, viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x theo nghĩa đã cho
Bài 2a: Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau:
- HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn - HS làm VBT
 - 4 HS lên bảng thi viết nhanh lời giải, GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng: - Sáo - Xiếc
3/Củng cố: + Hai vế đối trong đoạn chính tả viết thế nào? 
4/ Dặn dò: Về tập viết lại các tiếng - từ viết sai. Xem bài sau.
- Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
.
 Toán Tiết 117 
Luyện tập chung 
 Sgk/120 - Thời gian dự kiến 35 phút
I/ Mục tiêu: 
- Biết nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
- Vận dụng giải bài toán có hai phép tính. 
Bài 1, bài 2, bài 4
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III/Các hoạt động dạy học : 
1/Bài cũ: Sửa bài tập 1,2 sgk 
 GV kiểm tra vở BT của HS ở nhà.
2/Bài mới: GV giới thiệu bài
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm các bài tập
 Bài 1: Số ? ( 2 cột đầu) - HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn
HS làm vào VBT.
Chấm, chữa bài tập.
523 x 3 = 1569
402 x 6 = 2412
1569 : 3 = 523
2412 : 6 = 402
 Bài 2: Đặt tính rồi tính. 
 - Rèn kĩ năng thực hiện phép tính chia hết, chia có dư, trong các trường hợp thương không có chữ số 0, thương có chữ số 0 ở hàng chục hoặc ở hàng đơn vị.
- HS đọc yêu cầu và nêu cách đặt tính. HS làm vào vở bài tập .( 2 cột đầu)
- Chấm chữa bài
 Bài 4: Bài toán.
	- HS đọc bài toán
	- GV hỏi để hướng dẫn giải.
Bài giải: 	Chiều rộng của khu đất hình chữ nhật là:
234 : 3 = 78 ( m)
Chu vi của khu đất đó là:
(234 + 78) x 2 = 624 (m)
Đáp số: 624 mét.
3/ Củng cố: Hệ thống lại bài. 
4/ Dặn dò: Về nhà làm BT 2,3
 - Nhận xét tiết học
IV. Phần bổ sung: 
.
_______________________________________________
Anh văn 
Cô Vi Anh dạy
___________________________________________________________________
Thứ tư ngày 29 tháng 2 năm 2012
MĨ THUẬT - Tiết 24
 Tập vẽ tranh : Đề tài tự do
Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu : Tập vẽ tranh đề tài tự do.HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh họa các đề tài về tranh.
III. Các hoạt động dạy – học : 
1. Bài cũ : Kiểm tra đồ dùng HS
2. Bài mới : Giới thiệu bài:
a. Hoạt động 1:Tìm chọn nội dung đề tài 
- GV cho HS quan sát các tranh về đề tài. HS quan sát, nhận xét. 
- Cảnh đẹp đất nước, cảnh nônh thôn 
- HS chọn một đề tài mà mình thích 
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách vẽ tranh :
- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập để học sinh nhận biết.
- Tìm hình ảnh chính trước, Hình ảnh phụ sau.
- Thêm các chi tiết cho bức tranh sinh động. 
- Tô màu theo ý thích.
c. Hoạt động 3 : Thực hành
- Học sinh vẽ vào vở tập vẽ. Giáo viên đến từng em quan sát giúp đỡ.
- Vẽ màu theo ý thích, có màu đậm, màu nhạt. 
d. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá :
- Giáo viên chọn một số bài vẽ khác nhau và gợi ý học sinh đánh giá về :
+ Cách sắp xếp (có trọng tâm, có nội dung)
+ Hình vẽ (sinh động hay lặp lại)
+ Màu sắc của tranh vẽ như thế nào ?
- Học sinh tìm ra bài vẽ mà mình thích và xếp loại. GV và HS dánh giá, xếp loại. 
3. Củng cố : Nhắc lại cách vẽ tranh.
4. Nhận xét – Dặn dò : Chuẩn bị đồ dùng tiết sau học. Khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
________________________________________________
TẬP ĐỌC Tiết 72
 Tiếng đàn (SGK /54, 55) 
	Thời gian dự kiến :35 phút
I. Mục tiêu : 
- Đọc đúng, trôi chảy, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Tiếng đàn của Thuỷ trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh (trả lời được các CH trong SGK).
- HS yêu thích cuộc sống thanh bình và cảnh vật xung quanh.
HSKT : Đọc đúng, trôi chảy, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
II. Đồ dùng dạy – học : Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn luyện đọc .
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : HS đọc, kể chuyện và trả lời câu hỏi bài “Đối đáp với vua”.
- GV nhận xét, ghi điểm. GV nhận xét chung.
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Luyện đọc
- GV đọc toàn bài.
+ GV hướng dẫn cách đọc ngắt nghỉ hơi đúng.
+ HS đọc nối tiếp đoạn, GV rút từ HS đọc sai để luyện đọc cá nhân, đồng thanh và kết hợp giải nghĩa từ : lên dây, ắc-sê, dân chài. 
- Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn khó.
- Luyện đọc đoạn theo nhóm 2 em.
- 2 HS đọc nối tiếp hai đoạn. Một HS đọc toàn bài. 
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài. 
- HS đọc thầm đoạn tương ứng và trả lời từng câu hỏi trong SGK. GV và HS nhận xét, bổ sung, chốt ý.
Câu 1: Thủy lên dây và kéo thử vài nốt nhạc.
Câu 2: Những từ ngữ miêu tả âm thanh của cây đàn: trong trẻo, vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng. 
Câu 3: Cử chỉ, nét mặt của Thủy khi kéo đàn thể hiện Thủy cố gắng tập trung vào việc thể hiện bản nhạc. 
Câu 4: Chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nề đất mát rượi . . hoa 10 giờ nở đỏ các lối đi.
c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
- GV đọc mẫu lại bài. Hướng dẫn HS cách đọc. 
- Hai HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài. 
- Học sinh thi đọc diễn cảm.
- GV và cả lớp bình chọn HS đọc hay nhất tuyên dương.
3. Củng cố: Nhắc lại nội dung bài học.
4. Nhận xét - Dặn dò: Xem lại bài học và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
_______________________________________________
TOÁN Tiết 118
 	Làm quen số La Mã (SGK / 121) 
 Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu : 
- Bước đầu làm quen với chữ số La Mã.
- Nhận biết các số từ I đến XII (để xem được đồng hồ); số XX, XXI (đọc và viết "thế kỉ XX, thế kỉ XXI"). Làm được bài 1, bài 2, bài 3 (a), bài 4.
HSKT : Làm được 3 bài tập.
- Cẩn thận trong khi làm bài. 
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài 2 tiết trước.
- GV nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Giới thiệu về chữ số La Mã . 
- GV viết lên bảng các chữ số La Mã I , V , X và giới thiệu cho HS quan sát và đọc theo lời GV : một, năm, mười.
- GV ghép hai chữ số I với nhau ta được chữ số II đọc là hai. 
- GV ghép ba chữ số I với nhau ta được chữ số III đọc là ba.
- GV tiếp tục giới thiệu: Đây là chữ số V (năm) ghép vào bên trái số chữ V một chữ số I, ta được số nhỏ hơn V một đơn vị, đó là số bốn, đọc là bốn viết là IV 
- GV: cùng chữ số V, viết thêm I vào bên phải chữ số V, ta được số lớn hơn V một đơn vị, đó là số sáu, đọc là sáu, viết là VI.
- GV giới thiệu các chữ số VII, VIII, IX, X, XI, XII tương tự như giới thiệu số IV. 
- GV giới thiệu tiếp số XX (hai mươi): Viết hai chữ số X liền nhau ta được chữ số XX HS đọc là hai mươi 
- Viết vào bên phải số XX một chữ số I, ta được số lớn hơn XX một đơn vị đó là số XI HS viết XXI và đọc là hai mươi mốt.
b. Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1: Nối (theo mẫu)
- HS đọc yêu cầu. Cả lớp làm vở bài tập. HS sửa miệng. 
Bài 2: a) Các số III , VII, V, XX, XII, IX, XXI.
- HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn. Cả lớp làm vở bài tập, 1 em làm bảng phụ. GV chấm, nhận xét, sửa sai.
a) Viết theo thứ tự từ lớn đến bé: XXI ; XX ; XII ; IX ; VII ; V ; III.
b) Các số 3, 8, 10, 12, 20, 21 viết bằng số La Mã : III, VIII, X, XII, XX, XXI.
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài. GV hướng dẫn nhìn vào đồng hồ để ghi giờ vào chỗ chấm.
- Cả lớp làm vào vở bài tập. HS nêu miệng bài làm.
Bài 4 (SGK). Viết các số từ 1 đến 12 bằng chữ số La Mã.
- GV hướng dẫn HS nhớ lại bài học để làm bài. Một HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở . GV và HS nhận xét, sửa sai.
- Các số từ 1 đến 12 : I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII.
3. Củng cố : HS nêu lại các chữ số La Mã từ I – XII.
4. Nhận xét - Dặn dò: Xem lại bài học và chuẩn bị bài “Luyện tập”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
__________________________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 24
Từ ngữ về nghệ thuật. Dấu phẩy
(SGK / 53,54)
Thời gian dự kiến :35 phút
I. Mục tiêu :
- Nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật (BT1).
- Biết đặt đúng dấu  ... gười bán quạt may mắn.
- GD HS viết đúng mẫu chữ, cẩn thận và học hỏi, sáng tạo nhiều kiểu chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết câu hỏi gợi ý cho bài kể.
 Tranh minh họa truyện.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Bài cũ : 
- Gọi 2 HS đọc bài đã làm Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
- GV nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm vở bài tập 
- Một HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV kể câu chuyện kết hợp tranh trong SGK phóng to cho HS quan sát.
- GV kể lần một Người bán quạt may mắn. HS lắng nghe. 
- Hướng dẫn tìm hiểu câu chuyện
+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì ? 
+ Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ? 
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ? 
- GV kể lần 2 : 
+ HS thực hành kể chuyện, sau đó HS tập kể lại câu chuyện. 
+ HS kể trong nhóm. 
+ Cho HS thi kể giữa các nhóm. Đại diện các nhóm thi kể 
- GV và cả lớp nhận xét, tuyên dương.
GV hỏi : + Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi ? 
+ Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này ? 
- GV chốt lại : Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ, có tên gọi là nhà thư pháp. 
 Nước trung Hoa có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng. Người ta xin chữ hoặc mua chữ với giá ngàn vàng để trang trí nhà cửa, để lưu giữ như một tài sản quý  
3. Củng cố : Nhắc lại nội dung câu chuyện. 
4. Dặn dò : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
IV. Phần bổ sung: 
.
_________________________________________________
Sinh hoạt tập thể
I/Nhận xét tuần qua :
 - Các em lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè: 
 - Các em ngoan, ăn mặc sạch sẽ , gọn gàng tóc cắt ngắn. 
 - Các em có ý thức trong học tập
Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp 
 - Đi học đầy đủ, đúng giờ..:
Có ý thức giữ vệ sinh trường lớp.
Lao động dọn vệ sinh cầu thang tương đối tốt .
II/ Phương hướng tuần tới :
Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
Tăng cường việc kiểm tra bài trên lớp.
Nhắc nhở các quy định trong nhà trường và trong lớp.
Cần bảo đảm an toàn giao thông trên đường đi học.
Chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn 
Không ăn quà vặt ngoài đường .không đến những nơi có biển cấm .
Tham gia kế hoạch nhỏ nộp lon bia và giấy vụn.
_____________________________________________
Buổi chiều: Âm nhạc Tiết: 24
Ôn tập 2 bài hát: Em yêu trường em và Cùng múa hát dưới trăng 
 Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I.Mục tiêu: 
Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát.
- Tập biểu diễn bài hát.
- HS khá giỏi. Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của 2 bài hát.
- Biết gọi tên nốt, kết hợp hình nốt trên khuông nhạc
II.Đồ dùng dạy học:
 Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng nhạc. Khuông nhạc, các hình nốt bằng bìa.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: HS hát lại bài hát: Em yêu trường em - Nhận xét 
2.Bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Em yêu trường em. 
- Cho học sinh luyện tập thuộc bài.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Cùng múa hát dưới trăng.
 Cho học sinh luyện tập thuộc bài hát, sau đó kết hợp tập gõ đệm theo nhịp 3.
 - Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Hoạt động 3: Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông
1/ Để ghi độ cao, thấp của âm thanh, người ta dùng các tên nốt. Các em đã làm quen với 7 tên nốt là:
	Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La – Si
Mỗi nốt được đặt trên một vị trí của khuông nhạc.
- Tập nhận biết tên các khuông nhạc ( không yêu cầu đọc cao độ ).
2/ Để ghi độ dài - ngắn của âm thanh, người ta dùng các hình nốt. Các em đã làm quen với các hình nốt là: nốt trắng, nốt đen, móc đen, móc đơn, móc kép.
- Nốt nhạc gồm có tên nốt và hình nốt. Học sinh luyện tập ghi nhớ cách gọi tên các nốt nhạc trên khuông cùng với hình nốt.
3.Củng cố: Cho học sinh hát lại 2 bài hát kết hợp với động tác phụ hoạ.
4.Dặn dò: Ôn lại bài hát.
- Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
.
_____________________________________________
THỦ CÔNG Tiết 24
Đan nong đôi ( T2 )
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu: 
- Biết cách đan nong đôi.
- Đan được nong đôi. Dồn được nan nhưng có thể chưa thật khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.Với HS khéo tay:
- Đan được tấm đan nong đôi. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hoà.
- Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu tấm đan nong đôi bằng bìa.
- Tranh quy trình đan nong đôi.
- Các nan đan mẫu ba màu khác nhau, bài màu, bút chì kéo, hồ dán,...
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Học sinh thực hành đan nong đôi
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình đan nong đôi.
- Giáo viên nhận xét và lưu ý một số thao tác khó, dễ bị nhầm lẫn khi đan nong đôi, sử dụng tranh quy trình và sơ đồ đan nong đôi để hệ thống lại các bước đan nong đôi:
+ Bước 1: Kẻ cắt các nan đan.
+ Bước 2: Đan nong đôi ( theo cách đan nhấc hai nan, đè hai nan, nan ngang trước và nan ngang liền kề lệch nhau một nan dọc )
+ Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
- Nhắc học sinh lưu ý: Khi dán các nan nẹp xung quanh tấm đan cần dán lần lượt từng nan cho thẳng với mép tấm đan.
Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm
Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Giáo viên và cả lớp nhận xét, đánh giá sản phẩm.
Hoạt động 3: Nhận xét, củng cố, dặn dò
Nhắc lại cách đan nong đôi.
Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập và kĩ năng cắt, đan của học sinh.
Giáo dục lồng ghép HĐNG 8/3 ngày quốc tế Phụ nữ 
Giáo viên cho học sinh hát múa , nghe kể về lịch sử 8/3
Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau: Đan hoa chữ thập đơn
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
..
________________________________________________
 Tự nhiên và Xã hội Tiết: 48
 Quả 
Sgk/92; 93- Thời gian dự kiến 35 phút
I.Mục tiêu : 
- Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người.
- Kể tên các bộ phận thường có của 1 quả.
- Kể tên một số loại quả có hình dáng, kích thước hoặc mùi vị khác nhau.
- Biết được có loại quả ăn được và loại quả không ăn được.
*GDKNS: - Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loại quả.
-Tổng hợp, phân tích thông tin để biết chức năng và ích lợi của quả đối với đời sống của thực vật và đời sống của con người.
II.Đồ dùng dạy học: 
III.Các hoạt động dạy và học:
1.Bài cũ: HS nêu lại các loại hoa mà em biết.
2.Bài mới: GV giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận nhóm 
Mục tiêu : Học sinh biết quan sát, so sánh đề tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả, kể tên các bộ phận thường có của một quả.
GDKNS: Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loại quả.
Giáo viên cho học sinh quan sát các hình 1,2,3,4 trong sách giáo khoa trang 92, 9
Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
 - Nhóm trưởng điều động các bạn thảo luận nói về màu sắc, hình dạng, kích thước của những quả quan sát được, chỉ và nói tên từng bộ phận của quả sau hi quan sát bên ngoài và bên trong của quả.
 - Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét
 - Giáo viên rút ra kết luận:
Hoạt động 2 : Thảo luận 
Mục tiêu : Học sinh nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả.
GDKNS: Tổng hợp, phân tích thông tin để biết chức năng và ích lợi của quả đối với đời sống của thực vật và đời sống của con người.
 - GV nêu CH cho các nhóm trả lời theo gợi ý sau : Quả thường dùng để làm gì ? Nêu ví dụ ? Những quả nào dùng để ăn tươi, dùng để chế biến thức ăn ? 
 - Hạt có chức năng gì ?
 - Giáo viên cho các nhóm thi đua viết tên các loại quả theo bảng.
Hình dạng
Kích thước
Hình cầu
Hình trứng
Hình thuôn dài
Bé
To
cam
Lê- ki -ma
chuối
mơ
Dưa hấu
 - Giáo viên rút ra kết luận : Quả thường được dùng để ăn tươi, làm rau trong các bữa ăn, ép dầu. Ngoài ra, muốn bảo quản quả dùng được lâu, người ta thường chế biến thành các món mứt hoặc đóng hộp, sấy khô .Khi gặp điều kiện tốt, thích hợp, hạt sẽ mọc thành cây mới.
3.Củng cố: Học sinh nêu Hạt có chức năng gì ?.
4.Dặn dò: Về nhà học bài. Xem bài sau
 Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: 
.
__________________________________________________
Toán (Bổ sung)
Ôn tập( sgk / 39)
Thời gian dự kiến:35 phút
I.Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố bài học buổi sáng 	 
- Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (chia hết, thương có 4 chữ số hoặc 3 chữ số).
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ nghi BT 3
III.Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép chia::
VD1: 6369 : 3 = ?
Học sinh đặt tính rồi tính. Quy trình thực hiện:
- Chia lần lượt từ trái qua trái sang phải hoặc từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất.
Mỗi lần chia đều thực hiện tính nhẩm: chia, nhân, trừ.
- Cách thực hiện: Lần 1
	* 6 chia 3 được 2( chữ số đầu tiên ở hàng cao nhất của thương )
	* 2 nhân 3 bằng 6, ( tích riêng thứ nhất )
	* 6 trừ 6 bằng 0 ( số dư của lần chia thứ nhất )
 * Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết.
VD2: 1276 : 4
Tương tự như trên - Giáo viên cho học sinh thực hiện như SGK. Chú ý HS thực hiện chia lần đầu phải lấy hai chữ số mới đủ chia: 12 chia 4 được 3.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1 : Tính.
- HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn làm mẫu.	2684 2
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập.	06 1342
- Một học sinh làm bảng phụ.	 08 
- GV chấm, nhận xét, sửa sai.	 04 
Đáp án : 819 ; 918 	 	 0
Bài 2: Bài toán
	Học sinh đọc đề toán. Giáo viên hướng dẫn,tóm tắt .
+ Bài toán cho biết gì ?Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết số lít dầu của mỗi thùng là bao nhiêu ta làm ntn?
 Học sinh làm vào vở bài tập.Lớp nhận xét sửa sai. GV Chấm, chữa bài.
Giải:
Số lít dầu của mỗi thùng là:
1696 : 8 = 212( lít )
 Đáp số: 212 lít
3.Củng cố, HS nêu lại cách thực hiện phép chia.
4.Dặn dò: - Về nhà làm BT 3,4.Xem bài sau.
 - Nhận xét tiết học
IV. Phần bổ sung: 
.
_______________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1(13).doc