TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN - Tiết 76, 77
Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
(SGK / 65 – Thời gian dự kiến : 70 phút)
I. Mục tiêu :
1. Tập đọc :
- Đọc đúng, trôi chảy ; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu ND, ý nghĩa : Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó (trả lời được các CH trong SGK).
2. Kể chuyện :
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
▪ HS khá, giỏi đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- Giáo dục HS hiếu thảo với cha mẹ, siêng năng chăm chỉ học tập và biết ơn những người có công với dân, với nước.
II. Đồ dùng dạy – học : Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn để luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học : Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ : HS đọc và trả lời câu hỏi bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên”
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : GV đưa tranh SGK và giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1 : Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài. Hướng dẫn HS cách đọc.
- Luyện đọc câu. HS đọc nối tiếp câu, GV rút từ HS đọc sai để luyện đọc cá nhân, đồng thanh.
- Luyện đọc đoạn: HS đọc nối tiếp đoạn, kết hợp giải nghĩa từ: chử xá, du ngoạn bàng hoàng, duyên trời, hoá lên trời, hiển linh.
- Luyện đọc theo nhóm (nhóm 2 em).
- GV gọi 4 HS đọc 4 đoạn trong bài. Nhận xét.
- Một HS đọc toàn bài.
Tuần 26 Thứ ba ngày 13/3/2012 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN - Tiết 76, 77 Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (SGK / 65 – Thời gian dự kiến : 70 phút) I. Mục tiêu : 1. Tập đọc : - Đọc đúng, trôi chảy ; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Hiểu ND, ý nghĩa : Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó (trả lời được các CH trong SGK). 2. Kể chuyện : - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện. ▪ HS khá, giỏi đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện. - Giáo dục HS hiếu thảo với cha mẹ, siêng năng chăm chỉ học tập và biết ơn những người có công với dân, với nước. II. Đồ dùng dạy – học : Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn để luyện đọc. III. Các hoạt động dạy – học : Tiết 1 1. Kiểm tra bài cũ : HS đọc và trả lời câu hỏi bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên” - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới : GV đưa tranh SGK và giới thiệu bài. a. Hoạt động 1 : Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài. Hướng dẫn HS cách đọc. - Luyện đọc câu. HS đọc nối tiếp câu, GV rút từ HS đọc sai để luyện đọc cá nhân, đồng thanh. - Luyện đọc đoạn: HS đọc nối tiếp đoạn, kết hợp giải nghĩa từ: chử xá, du ngoạn bàng hoàng, duyên trời, hoá lên trời, hiển linh. - Luyện đọc theo nhóm (nhóm 2 em). - GV gọi 4 HS đọc 4 đoạn trong bài. Nhận xét. - Một HS đọc toàn bài. b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài - Một HS đọc câu hỏi 1. Một HS đọc đoạn 1. HS trả lời. GV và HS nhận xét, bổ sung. GV chốt ý : Câu 1: Mẹ mất sớm, Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha, đã quấn khố cho cha, còn mình đành ở không. - Một HS đọc câu hỏi 2. Một HS đọc đoạn 2. HS trả lời. GV và HS nhận xét, bổ sung. GV chốt ý : Câu 2: Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cặp bờ, hoảng hốt, bới cát cùi mình trên bãi lau để trốn . . . công chúa rất đỗi bàng hoàng. Một HS đọc câu hỏi 3. GV cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 3. HS nhận xét, bổ sung. GV chốt ý : Câu 3: Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước. Liền mở tiệc ăn mừng cà kết duyên cùng chàng. - Một HS đọc câu hỏi 4. Một HS đọc đoạn 3. HS trả lời. GV và HS nhận xét, bổ sung. GV chốt ý : Câu 4: Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt lụa. Sau khi hoá lên trời. Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc. - Một HS đọc câu hỏi 5. Một HS đọc đoạn 4. HS trả lời. GV và HS nhận xét, bổ sung. GV chốt ý : Câu 5: Nhân dân lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên sông Hồng hằng năm . . . mở hội để tưởng nhớ công lao của ông. Tiết 2 c. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại - GV đọc diễn cảm toàn bài. Hướng dẫn cách đọc - Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn. - Thi đọc diễn cảm. Nhận xét, tuyên dương. Một HS đọc cả truyện. d. Hoạt động 4 : Kể chuyện - GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào tranh, đặt tên cho từng đoạn - HS quan sát lần lượt từng tranh minh họa trong sgk, nhớ nội dung từng đoạn truyện, đặt tên cho từng đoạn. - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại những tên đúng. - Kể lại từng đoạn câu chuyện. - HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện theo tranh (mỗi em kể theo 1 tranh) - GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hấp dẩn nhất, sôi nổi hào hứng nhất. 3. Củng cố : Nhắc lại nội dung bài. 4. Nhận xét – Dặn dò : Xem lại bài học và dặn về nhà kể lại cho người thân nghe. - GV nhận xét tiết học. IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . TOÁN - Tiết 126 Luyện tập (SGK / 132 – Thời gian dự kiến : 35 phút) I. Mục tiêu : - Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học. - Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. - Biết giải bài toán có liên quan đến tiền tệ. - Giáo dục HS phải biết quý trọng tiền. II. Đồ dùng dạy – học : Các tờ giấy bạc loại 2000, 5000, 10000 đồng. III. Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ : - GV kiểm tra bài tập ở nhà. Gọi 2 HS lên bảng làm bài và nhận biết các tờ giấy bạc loại 2000 đồng, 5000 đồng, 10.000 đồng. - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới : Giới thiệu bài a. Hoạt động 1 : Luyện tập Bài 1 : Đánh dấu x vào ô trống dưới chiếc ví có ít tiền nhất : - HS đọc yêu cầu. Cả lớp quan sát tranh xem mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền. Hướng dẫn tìm bằng cách cộng. HS nêu miệng. Nhận xét, sửa sai. Bài 2 : Tô màu các tờ giấy bạc để được số tiền tương ứng ở bên phải : - HS đọc yêu cầu. Cả lớp làm vở bài tập. Một HS làm bảng phụ. GV chấm, nhận xét, sửa sai. Bài 3 : Xem tranh rồi viết tên đồ vật thích hợp vào chỗ chấm : - HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn. Cả lớp làm VBT. HS sửa miệng. GV và HS nhận xét, sửa sai. Bài 4 : Giải toán Bài giải - HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn Số tiền mẹ đưa cô bán hàng là: + Bài toán cho biết gì ? 5000 + 2000 = 7000 (đồng) + Bài toán hỏi gì ? Số tiền cô bán hàng phải trả lại Mẹ là: + Muốn biết số tiền cô bán hàng 7000 – 5600 = 1400 (đồng) phải trả lại mẹ, ta làm như thế nào ? Đáp số: 1400 đồng - Một em làm bảng phụ. Cả lớp làm vở bài tập. GV chấm, nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố : Nhắc lại bài học. 4. Nhận xét - Dặn dò: Xem lại bài và chuẩn bị bài “Làm quen với thống kê số liệu”. - GV nhận xét tiết học. IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . _____________________________________________ TỰ NHIÊN & XÃ HỘI Tiết : 51 Tôm, cua (SGK / 88, 89) Thời gian dự kiến : 35 phút I. Mục tiêu : - Nêu được ích lợi của tôm, cua đối với đời sống con người. - Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của tôm, cua trên hình vẽ hoặc vật thật. - HS khá giỏi : Biết côn trùng là những động vật không xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt. - Biết yêu thích động vật. II. Đồ dùng dạy – học : Hình trong SGK trang 98 –99. III. Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ : HS trả lời bài “Côn trùng”. GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới : Giới thiệu bài a. Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo nhóm. Mục tiêu: Chỉ và nói đựơc tên các bộ phận cơ thể của các con tôm và cua. Cách tiến hành : Bước 1: Làm việc theo nhóm : - GV yêu cầu HS quan sát các hình SGK trang 98 – 99 và trả lời câu hỏi : + Bạn có nhận xét gì về kích thứơc của chúng ? + Bên ngoài cơ thể của những con tôm, cua có gì bảo vệ ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không ? + Hãy đếm xem cua có bao nhiêu chân, chân của chúng có gì đặc biệt ? Bước 2: Làm việc cả lớp. - GV gọi một số HS lên trình bày kết quả làm việc theo nhóm, nhóm khác bổ sung. Bước 3 : GV nhận xét, chốt lại : Tôm, cua có hình dạng, kích thước khác nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt. b. Hoạt động 2 : Thảo luận cả lớp Mục tiêu: Nêu được ích lợi của tôm và cua. Cách tiến hành : Bước 1: GV cho HS thảo luận nhóm. GV nêu câu hỏi : + Tôm, cua sống ở đâu ? + Nêu ích lợi của tôm, cua ? + Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến tôm, cua mà em biết ? Bước 2 : Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung. Bước 3 : GV nhận xét, chốt ý : Tôm, cua là những thức ăm có nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua. Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta. GDMT : Có ý thức bảo vệ và khai thác đúng cách các loài động vật trong tự nhiên. 3. Củng cố : HS nhắc lại nội dung bài học. 4. Nhận xét - Dặn dò : Xem lại bài học và chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét tiết học. IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . __________________________________________________ Thể dục Thầy Đông dạy ___________________________________________________________________ Thứ tư ngày 14/3/2012 CHÍNH TẢ Tiết 51 Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Nghe – viết) Thời gian dự kiến : 35 phút I. Mục tiêu : - Nghe - viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Làm đúng BT (2) b điền vào chỗ trống ên hay ênh. - Cẩn thận trong khi viết bài, trình bày bài sạch, đẹp. II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết bài tập 2 III. Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ : - GV đọc cho HS viết một số từ: chích choè, đứt dây, khúc ca. GV Nhận xét, sửa sai. 2. Bài mới : Giới thiệu bài a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết chính tả - GV đọc mẫu đoạn chính tả của bài Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử. - GV hướng dẫn nhận xét bài chính tả. + Những chữ nào trong bài viết hoa ? - HS viết từ khó : trời, hiển linh, Chử Đồng Tử, suốt, bờ bãi. GV nhận xét, sửa sai. - GV đọc cho HS viết. Đọc thong thả từng câu, từng cụm từ cho HS viết vào vở. - Chấm chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì. - Chấm khoảng 5 đến 7 bài, nhận xét. b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập ... ______________________________________________ Thứ sáu ngày 16/3/2012 CHÍNH TẢ Tiết 52 Rước đèn ông sao (Nghe – Viết) SGK / 72 Thời gian dự kiến: 35 phút I. Mục tiêu : - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi; không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Làm đúng BT (2) a. - Cẩn thận trong khi viết bài, trình bày bài sạch, đẹp. II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết bài tập III. Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ : GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con các từ: dập dềnh, giặt giũ, dí dỏm, cao lênh khênh. GV nhận xét, sửa sai. 2. Bài mới : Giới thiệu bài a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết chính tả - GV đọc đoạn viết 1 lần. HS đọc lại. - GV hướng HS nhận xét bài chính tả. + Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ? - HS viết từ khó : trung thu, mâm cỗ, quả bưởi, ổ , nải chuối. - GV đọc cho HS viết. - Chấm chữa bài : GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì. - Chấm khoảng 5 đến 7 bài, nhận xét cụ thể từng bài. b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập : Bài tập 1 : HS đọc yêu cầu của bài. Hướng dẫn làm theo nhóm, sau đó đại diện nhóm lên ghi vào bảng phụ. GV cùng cả lớp nhận xét, sửa sai. Lời giải : Bắt đầu bằng r / d / gi : + r : rổ, rá, rựa, rương, rùa, rắn, rết. . . + d : dao, dây, dê, dế. . . + gi : gường, giá sách, áo giáp, giày da . .. 3. Củng cố : Nhắc lại bài học. 4. Nhận xét - Dặn dò : Về nhà viết lại những chữ viết sai. GV nhận xét tiết học. IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ... _________________________________________________________________________________ LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 26 Từ ngữ về lễ hội. Dấu phẩy (SGK / 70) Thời gian dự kiến : 35 phút I. Mục tiêu : - Hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội (BT1). - Tìm được một số từ ngữ thuộc chủ điểm lễ hội (BT2). - Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3 a). II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học : 1. Bài cũ : Gọi 2 HS nêu miệng bài tập 1, 3. - GV nhận xét, tuyên dương. 2. Bài mới : Giới thiệu bài a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1: 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp theo dõi. GV hướng dẫn. - Từng HS làm bài cá nhân. 1 em làm bảng phụ. - Cả lớp làm VBT - GV nhận xét chốt lời giải đúng. A B Lễ Các nghi thức nhằn đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa. Hội Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt. Lễ hội Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội Bài tập 2 : - HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp làm vở bài tập. GV chấm. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. a) Tên một số lễ hội : Lễ hội đền Hùng ; Lễ hội chùa Hương ; Lễ hội Cổ Loa ; Lễ hội Núi Bà ; Lễ hội Thánh Gióng . . . b) Tên một số hội : hội vật ; hội đua thuyền, hội chọi trâu ; đua ngựa, đua voi ; hội khoẻ phù đổng . . . c) Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội : đua thuyền, đua ngựa, đua xe mô tô, đua ô tô, đua xe đạp, thả diều, kéo co, nhảy bố . . . Bài tập 3 : 1 HS đọc yêu cầu, trả lời miệng. - GV nhận xét, sửa sai. kết lại lời giải đúng. Gọi HS đọc lại bài. 3. Củng cố : Gọi 2 – 3 HS nhắc lại bài vừa học. 4. Nhận xét - Dặn dò: Dặn HS về học bài và chuẩn bị để ôn tập. - Nhận xét tiết học . IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ____________________________________________________ TOÁN Tiết 129 Luyện tập – Kiểm tra (SGK / 138,139) Thời gian dự kiến: 40 phút I. Mục tiêu : - Kiểm tra các dạng toán đã học về đổi đơn vị đo dộ dài ; đặt tính rồi tính dạng cộng, trừ, nhân, chia trong bảng đã học và dạng toán rút về đơn vị. - Biết đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu đơn giản. II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ III. Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra : 15 phút. Bài 1:Đặt tính rồi tính : 315 4 ; 2162 4 ; 1408 6 ; 3104 3 Bài 2 : Đặt tính rồi tính : 4695 : 5 7164 : 3 Bài 3 : Một vườn ươm có 2562 cây giống . Người ta đã đem số cây giống đó đi trồng . Hỏi vườn ươm còn lại bao nhiêu cây giống ? Biểu điểm : Bài 1 : 4 điểm (điền đúng mỗi bài được 1 điểm) Bài 2 : 2 điểm (làm đúng mỗi bài được 1 điểm) Bài 3 : 4 điểm (lời giải đúng a được 0.5 điểm. Đáp số 0.5 điểm. Phép tính đúng thứ nhất được 1.5 điểm. Phép tính đúng thứ hai được 1 điểm). 2. Bài mới : Giới thiệu bài a. Hoạt động 1 : Luyện tập Bài 1 : HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn. HS làm vào vở bài tập. Một HS làm bảng phụ. Cho dãy số : 100 ; 101 ; 102 ; 103 ; 104 ; 105 ; 106 ; 107 ; 108 ; 109. Nhìn vào dãy trên, viết số thích hợp vào chỗ chấm. a) Số thứ nhất trong dãy là số 100. b) Số thứ năm trong dãy là số 104. c) Số thứ mười trong dãy là số 109. d) Trong dãy trên, số chữ số 0 có tất cả là 11 e) Trong dãy trên, số chữ số 1 có tất cả là 11 - GV nhận xét, sửa sai. Bài 2 : HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn. Một em làm bảng phụ. Cả lớp làm vở bài tập. GV chấm sửa sai. Gọi HS đọc lại bài làm. Đáp án : a) Ngày thứ nhất bán được 3800kg gạo tẻ và 1200kg gạo nếp. b) Ngày thứ hai bán được tất cả 4300kg gạo tẻ và gạo nếp c) Ngày thứ ba bán được nhiều hơn ngày thứ hai 2300kg gạo tẻ và ít hơn ngày thứ hai 300kg gạo nếp. Bài 3 : HS đọc yêu cầu. Cả lớp làm bài vào vở. GV chấm nhận xét, sửa sai. Tháng 9 10 11 12 Số điểm 10 185 203 190 170 3. Củng cố : Nhắc lại cách thống kê số liệu. 4. Nhận xét - Dặn dò : Ôn lại bài để tiết sau kiểm tra định kì lần 3. - GV nhận xét tiết học. IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . _________________________________________________ Sinh hoạt lớp Tiết 26 I. Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần - Các tổ trưởng đánh giá các hoạt động của tổ trong tuần. - Lớp trưởng báo cáo và đánh giá chung hoạt động trong tuần. II. Giáo viên nhận xét, đánh giá các hoạt đông của tuần qua - Các em lễ phép, biết vâng lời thầy cô giáo và người lớn, không nói tục, chửi thề. Biết yêu thương giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn, hoạn nạn. - Đi học chuyên cần, đúng giờ. Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Đa số các em có ý thức trong học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài. Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa tự giác học tập, còn nói chuyện riêng trong giờ học. - Làm vệ sinh trường, lớp. Chăm sóc cây xanh trong phòng học và tưới nước cây cảnh ở các chậu hoa. - Các hoạt động khác: Hát đầu giờ, giữa giờ đầy đủ. Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. - Thực hiện và hoàn thành các hoạt động của trường, lớp đề ra. III. Phương hướng tuần tới: - Phát huy ưu điểm ở tuần qua và khắc phục khuyết điểm như nói chuyện riêng trong giờ học. - Tiếp tục duy trì học theo đôi bạn cùng tiến. - Ôn tập 2 môn Toán và Tiếng việt để kiểm tra định kì lần 3 . - Thực hiện tốt các hoạt động của trường, lớp, Đội đề ra. - Đi đường chú ý an toàn giao thông. - Tiếp tục đóng các khoản tiền theo quy định. - Tiếp tục nộp giấy vun, lon nhôm vào chiều thứ sáu. III. Lồng ghép hoạt động ngoài giờ : - Giáo viên cho học sinh hát mùa , kể chuyện về hình ảnh người mẹ , người chị hoặc cô giáo - Gv giới thiệu cho học sinh biết về lịch sử của ngày 8/3 . __________________________________________________ Buổi chiều ÂM NHẠC Tiết 26 Ôn tập bài hát: Chị Ong Nâu và em bé Sách giáo khoa trang Thời gian dự kiến: 35 phút I/ Mục tiêu: Học sinh biết hát bài Chị Ong Nâu và em bé đúng giai điệu , thuộc lời 2 của bài hát. Tập biểu diễn bài hát. Nghe một bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc một bài dân ca. II/ Đồ dùng dạy học: Gv : Hát chuẩn xác bài hát. Chép sẵn lời ca. Nhạc cụ, băng nhạc. Một số động tác phụ hoạ theo bài hát. III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Ôn tập lời 1 bài hát Chị Ong Nâu và em bé và học tiếp lời 2. - Ôn lại lời 1 của bài hát. - Dạy hát lời 2. - Hát cả bài gồm lời 1 và lời 2. - Giáo viên sửa sai cho học sinh - Vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu. Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ Sách giáo viên trang 60. Hoạt động 3: Nghe nhạc Cho học sinh nghe một bài hát thiếu nhi chọn lọc. Giáo viên đặt câu câu hỏi: + Em hãy nói tên bài hát và tên tác giả. + Phát biểu cảm nhận của em về bài hát. + Nghe lại lần 2. Hoạt động 4: Củng cố nhận xét, dặn dò Dặn dò: Ôn lại bài hát. Nhận xét tiết học. IV/ Bổ sung:.... .. _____________________________________________ Tiếng Việt ( bổ sung ) Ôn tập Thời gian dự kiến :35 phút I / Mục tiêu : - Có kỹ năng kể ( viết ) về một năm mới mà em thích nhất . II/ Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh III/ Các hoạt động dạy học : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh Bài mới : giới thiệu bài Gợi ý : Đó là tết năm nào ? Khi đó em bao nhiêu tuổi ? Năm đó có gì vui , có gì đặc biệt ?... Học sinh dựa vào gợi ý và làm bài . Giáo viên quan sát và hướng dẫn thêm. giáo viên thu bài , cho một số học sinh đọc lại bài viết của mình . Giáo viên và học sinh sửa sai . 3. Củng cố : Giáo dục học sinh . Nhận xét tiết học. ___________________________________________________________________ Thứ hai ngày 16/3/2012 Cô Thuỷ dạy ___________________________________________
Tài liệu đính kèm: