Giáo án Lớp 3 - Tuần 6 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2

Giáo án Lớp 3 - Tuần 6 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2

MĨ THUẬT Tiết : 6

Vẽ trang trí : vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông

Thời gian dự kiến: 35 phút

I. Mục tiêu :

- Hiểu thêm về trang trí hình vuông.

- Biết cách vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông.

- Hoàn thành được bài tập theo yêu cầu.

- Giáo dục về năng lực cảm thụ cái đẹp.

* Lồng ghép hoạt động ngoài giờ : Ngày 5 tháng 9 . Ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường .

II. Đồ dùng dạy – học :

- Sưu tầm một số đồ vật có dạng hình vuông được trang trí.

- Bài mẫu về hình vuông chưa hoàn chỉnh và hoàn chỉnh.

- Hình gợi ý cách vẽ.

III. Các hoạt động dạy – học :

1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

1. Bài mới : Giới thiệu bài

a. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét

- GV cho HS xem một số đồ vật dạng hình vuông có trang trí ; các bài trang trí hình vuông và gợi ý để HS nhận biết :

+ Sự khác nhau về cách trang trí các hình vuông: về hoạ tiết, cách sắp xếp các hoạ tiết và màu sắc.

+ Hoạ tiết thường dùng để trang trí hình vuông : hoa, lá, chim, thú

+ Hoạ tiết chính, hoạ tiết phụ.

+ Hoạ tiết phụ ở các góc giống nhau.

b. Hoạt động 2: Cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu :

- GV giới thiệu cách vẽ hoạ tiết :

- HS quan sát hình vở tập vẽ và chỉ ra những hoạ tiết đã có và những hoạ tiết còn thiếu để vẽ tiếp.

- GV vẽ mẫu và hướng dẫn cách vẽ :

+ Vẽ hoạ tiết ở giữa hình vuông trước : Dựa vào các đường trục để vẽ cho đều.

+ Vẽ tiếp hoạ tiết ở các góc và xung quanh sau để hoàn thành bài vẽ.

 

doc 20 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 6 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 
Thứ tư ngày 28/9/2011
 MĨ THUẬT	 Tiết : 6
Vẽ trang trí : vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông
Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu :
- Hiểu thêm về trang trí hình vuông.
- Biết cách vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông.
- Hoàn thành được bài tập theo yêu cầu.
- Giáo dục về năng lực cảm thụ cái đẹp. 
* Lồng ghép hoạt động ngoài giờ : Ngày 5 tháng 9 . Ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường .
II. Đồ dùng dạy – học :
- Sưu tầm một số đồ vật có dạng hình vuông được trang trí.
- Bài mẫu về hình vuông chưa hoàn chỉnh và hoàn chỉnh.
- Hình gợi ý cách vẽ. 
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
1. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV cho HS xem một số đồ vật dạng hình vuông có trang trí ; các bài trang trí hình vuông và gợi ý để HS nhận biết :
+ Sự khác nhau về cách trang trí các hình vuông: về hoạ tiết, cách sắp xếp các hoạ tiết và màu sắc.
+ Hoạ tiết thường dùng để trang trí hình vuông : hoa, lá, chim, thú
+ Hoạ tiết chính, hoạ tiết phụ.
+ Hoạ tiết phụ ở các góc giống nhau.
b. Hoạt động 2: Cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu :
- GV giới thiệu cách vẽ hoạ tiết :
- HS quan sát hình vở tập vẽ và chỉ ra những hoạ tiết đã có và những hoạ tiết còn thiếu để vẽ tiếp.
- GV vẽ mẫu và hướng dẫn cách vẽ : 
+ Vẽ hoạ tiết ở giữa hình vuông trước : Dựa vào các đường trục để vẽ cho đều.
+ Vẽ tiếp hoạ tiết ở các góc và xung quanh sau để hoàn thành bài vẽ.
- Gợi ý HS vẽ màu :
+ Chọn màu theo ý thích và nên vẽ màu vào hoạ tiết chính hoặc nền trước, vẽ màu các hoạ tiết phụ sau ; các mảng màu cần đối xứng nhau.
c. Hoạt động 3: Thực hành :
- HS thực hành vẽ. GV theo dõi hướng dẫn thêm khi HS vẽ hoạ tiết chưa phù hợp.
d. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá :
- Giáo viên gợi ý để học sinh nhận xét, xếp loại bài vẽ.
- Khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp.
3. Củng cố : Giáo viên cho học sinh ca hát , những bài ca về trường lớp kết hợp một số động tác đơn giản .
GV lưu ý : khi vẽ các hoạ tiết vào hình vuông cần đối xứng qua trục.
4. Nhận xét – Dặn dò : Chuẩn bị bài sau: vẽ cái chai. GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN Tiết : 16-17
Bài tập làm văn 
(SGK/ 46 – Thời gian dự kiến: 70 phút)
I. Mục tiêu :
1. Tập đọc :
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “tôi” và lời người mẹ.
- Hiểu ý nghĩa : lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. Kể chuyện : Biết sắp xếp các tranh theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
* HS KT : biết đánh vần và đọc liền mạch từ và câu.
*GDKNS
:-Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
II. Đồ dùng dạy – học : Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể. Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học : 
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS đọc bài “Cuộc họp của chữ viết” và trả lời câu hỏi đoạn đọc. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1 : Luyện đọc (GV theo dõi hướng dẫn HS KT luyện đọc)
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài. HS đọc thầm theo dõi SGK.
- Luyện đọc câu: HS đọc nối tiếp từng câu trong bài. GV luyện đọc đúng các từ HS phát âm sai : HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- Luyện đọc đoạn trước lớp :
+ Học sinh tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài. GV hướng dẫn HS giải nghĩa các từ mới.
- Đọc từng đoạn trong nhóm : Nhóm 2 em.
- Cả lớp đọc đồng thanh : đoạn 1, 2
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài (HS KT nhắc lại câu trả lời)
- HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi trong SGK. HS khác bổ sung. GV chốt lại nội dung chính.
Câu 1: Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ
Câu 2: Vì thỉnh thoảng Cô-li-a mới làm giúp mẹ.
Câu 3: Cố nhớ lại những việc mình làm và chưa làm.
Câu 4 :	a. Vì Cô- li –a chưa bao giờ làm việc này.
 	b. Vì cậu nhớ ra đây là việc mà mình kể trong bài tập làm văn.
Tiết 2
c. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại:
- Giáo viên hướng dẫn đọc và đọc mẫu lại toàn bài.
- Bốn em nối tiếp đọc bốn đoạn.
- Học sinh phân vai đọc lại câu chuyện.
- Gọi vài nhóm thi đọc phân vai. GV và HS nhận xét, bình chọn, tuyên dương.
d. Hoạt động 4 : Kể chuyện 
* Giáo viên nêu nhiệm vụ: Gọi vài học sinh đọc lại bài.
* Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện :
- Cho HS xem 4 tranh minh hoạ và sắp xếp các tranh theo thứ tự nội dung câu chuyện.
- Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh. Gọi một số em kể lại theo đoạn câu chuyện.
- GV mời 4 học sinh tiếp nối nhau kể 4 đoạn câu chuyện.
3. Củng cố : Em học được điều gì qua câu chuyện này ?
4. Nhận xét – Dặn dò : 
- Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài “Nhớ lại buổi đầu đi học”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
_______________________________________________
 TOÁN Tiết : 26
Luyện tập 
(SGK / 26 - Thời gian dự kiến : 40 phút)
I. Mục tiêu : 
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và biết vận dụng để giải các bài toán có lời văn.
Bài 1, bài 2, bài 4
* HS KT : giảm bớt số lượng bài tập
II. Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy – học : 
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS lên bảng làm bài tập 1, 2 SGK/25. GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1: Luyện tập (GV theo dõi hướng dẫn HS KT làm bài)
Bài 1 : Viết tiếp vào chỗ chấm :
- HS đọc yêu cầu. GV giúp HS nắm yêu cầu, hướng dẫn, làm mẫu.
1
2
Mẫu : 	của 6 kg là : 6 : 2 = 3 (kg) 
- 3HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở. GV và HS nhận xét, sửa sai.
- Đáp án : a) 5km ; b) 6l ; c) 8kg ; d) 9m ; e) 8 phút ; g) 8 giờ ; 
Bài 2 : HS đọc bài toán. GV nêu câu hỏi tìm hiểu bài và tóm tắt bài toán lên bảng.
- GV hướng dẫn HS giải bài toán. 1HS giải trên bảng phụ. Cả lớp làm vào vở.
- GV và HS nhận xét, sửa sai.
	Tóm tắt	Bài giải
 ? kg 	Số ki-lô-gam nho đã bán là :
	16 : 4 = 4 (kg)
	Đáp số : 4 kg
1
5
	 16 kg
Bài 4 (SGK) Đã tô màu số ô vuông của hình nào ?
- HS đọc yêu cầu. GV giúp HS nắm yêu cầu. HS nêu kết quả bài toán. GV chốt lại ý đúng.
- Đáp án : Hình 2 và hình 4.
3. Củng cố : HS nêu lại nhắc lại nội dung bài.
4. Nhận xét – Dặn dò : Dặn HS làm bài tập 1, 3 ở nhà và chuẩn bị bài “Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
______________________________________________
Buổi chiều
Tiếng Việt (bổ sung )
Ôn tập
Thời gian dự kiến : 70 phút
I. Mục tiêu :
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc qua truyện đọc 
- Có khả năng lựa chọn những ý đúng trong bài tập trắc nghiệm .
- Củng cố kiến thức về mẫu câu Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào ?
- Làm các bài tập chính tả . xếp các bộ phận Ai là gì ?
II . Chuẩn bị :
Sách Tiếng Việt và Toán trang 38 – 41 
 Bảng phụ 
III . Các hoạt động dạy học :
1 . Bài cũ : giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của học sinh 
2 . Bài mới : Giáo viên giới thiệu chủ điểm Tới trường 
Giới thiệu bài 
Bài 1 : Đọc truyện sau 
Giáo viên đọc mẫu 
Hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp câu .
Giáo viên sửa sai và ghi những tiếng khó đọc
Đọc những từ khó đọc như sen đá , hãnh diện , kính yêu 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đoạn , giáo viên phân đoạn 
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn . Giáo viên kết hợp giải nghĩa những từ khó hiểu như hồi tưởng , xúc động 
- Đọc đoạn theo nhóm , đại diện nhóm đọc trước lớp 
- Đọc đồng thanh đoạn cuối .
- 1 học sinh đọc toàn bài 
Bài tập 2 : Chọn câu trả lới đúng 
Giáo viên hướng dẫn học và chọn câu trả lời đúng trong bài tập trắc nghiệm 
Đáp án :
cây sen đá có đặc điểm gì ? ( sinh ra nhiều cây con từ một thân mẹ )
 Cô giáo nói gì khi manng đến lớp chậu cây sen đá ? ( Ai đạt điểm cao nhất trong tuần sẽ được tặng một cây con )
 Lân hãnh diện vì điều gì khi được nhận quà tặng của cô giáo ? (Lân là học sinh nam đầu tiên nhận được chậu cây con )
Việt là học sinh có gì đặc biệt ( Việt rất chậm chạp )
 Vì sao khi đã trưởng thành , Việt vẫn luôn biết ơn cô giáo ? ( Vì cô giáo đã làm cho Việt tự tin và thay đổi )
Bài 3 : Nối câu với mẫu tương ứng :
Bố mẹ rất tự hào về con . 1) Ai là gì ?
 Việt là học sinh rất chậm chạp . 2) Ai làm gì ?
Lân mang chậu cây nhỏ xíu về nhà . 3) Ai thế nào ?
Tiết 2 : 
Bài 1 : 
a) Điền chữ s hoặc x .
Mặt trời lặn xuống bờ ao 
Ngọc khói xanh lên lúng liếng 
Vười sau gió vẫn chẳng đuổi nhau 
Lá vẫn bay vàng sân giếng .
Xóm ngoài , nhà ai giã cốm 
Làn sương lam mỏng rung rinh .
 b)Đăt trên chữ in đậm dấu hỏi và dấu ngã .
 Trăng nằm ngủ giữa màn mây 
Gió tinh nghịch cuốn bay giữa trời .
Trăng còn say với giấc mơ 
Gió nhè nhẹ thổi hững hờ tấm bông .
Bài 2 : Điền vần eo hoặc oeo .
Đáp án : keo dán , nghèo đói , kéo co , nghoẹo đầu , đi cà khoeo.
Bài 3 : Xếp các bộ phận câu vào ô thích hợp :
a) Phần thưởng của cô giáo là một chậu cây sen đá con .
 ai ? là gì ?
b) Sen đá là loại cây có thể sinh nhiều cây con từ một thân mẹ .
 ai ? là gì ?
c) Lân là học sinh nam đầu tiên của lớp được nhận cây sen đá .
	ai ? là gì ?
d) Cô giáo của Lân và Việt là một người rất nhân hậu .
	ai ? là gì ?
3) Củng cố : giáo dục học sinh 
- Nhận xét tiết học .
________________________________________________
Toán ( bổ sung )
Ôn tập
Thời gian dự kiến :35 phút
I .Mục tiêu :
- Củng cố dạng toán tìm một số trong các phần bằng nhau của một số .
- Củng cố dạng toán có lời văn tìm một số t ...  đúng mẫu.
3. Văn thể mĩ :
- Sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ chưa đều.
- Tác phong tập thể dục còn chậm.
4. Hoạt động khác : Vệ sinh lớp học và sân trường sạch sẽ.
II. Kế hoạch tuần 7 :
- Nhắc nhở HS thường xuyên vệ sinh cá nhân, trang phục gọn gàng khi đến lớp.
- Tiếp tục nâng dần chất lượng học tập của học sinh.
- Tiếp tục rèn chữ viết cho học sinh.
- Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở việc sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ.
- Thường xuyên kiểm tra bài cũ, chấm chữa bài hàng ngày.
- Chuẩn bị chải răng, ngậm Fluor và thu gom bao nilon, giấy vụn, lon nhôm.
_______________________________________________
Buổi chiều 
 ÂM NHẠC Tiết 6
Ôn tập bài hát : Đếm sao .Trò chơi âm nhạc
Sách giáo khoa / 17
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu: .
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Biết gõ đệm theo nhịp.
- Biết chơi trò chơi âm nhạc.
-Giáo dục tinh thần tập thể trong các hoạt động của lớp .
II/ Đồ dùng dạy học:
Nhạc cụ quen dùng.
Máy nghe.Một số mũ hình ngôi sao để học sinh biểu diễn.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Đếm sao
Học sinh nghe băng nhạc bài hát Đếm sao.
-Cả lớp vừa hát vừa gõ theo nhịp 3. Sau đó chia lớp thành các nhóm thi biểu diễn.
Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc :
a/Nói theo tiết tấu, đếm từ 1 đến 10 ông sao.
b/Trò chơi hát âm a, u,i.
Dùng nguyên âm hát thay lời ca .
VD: Một ông sao sáng, hai ông sáng sao
 a a a a a a a a...
 u u u u u u u u...
-Giáo viên viết lên bảng ba âm nói trên. Dùng thước chỉ vào từng âm ra hiệu lệnh. Học sinh nhanh chóng nhận lệnh và hát.
-Cả lớp vừa hát vừa biểu diễn.
Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò
Gọi một nhóm học sinh vừa hát vừa biểu diễn.
Dặn dò: Ôn lại bài hát, xem bài sau.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________
 THỦ CÔNG Tiết 6	 
 Gấp cắt, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng ( Tiết 2 )
 Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu:
Học sinh biết cách gấp ,cắt, dán ngôi sao năm cánh.
Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng quy trình kĩ thuật.
Yêu thích sản phẩm gấp, cắt, dán.
 II/ Đồ dùng dạy học: Như tiết 5
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs
Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Học sinh thực hành gấp ,cắt dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
Giáo viên gọi học sinh nhắc lại và thực hiện thao tác theo các bước đã hướng dẫn.
Giáo viên cho học sinh quan sát và nhắc lại quy trình theo các bước:
+ Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao 5 cánh.
+ Bước 2: Cắt ngôi sao 5 cánh.
+ Bước 3: Dán ngôi sao 5 cánh váo tờ giấy màu đỏ để dược lá cờ đỏ sao vàng.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành.
Giáo viên giúp đỡ các em còn lúng túng.
Tổ chức trưng bày sản phẩm.
Giáo viên và học sinh nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng.
Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
* Lưu ý khi dán ngôi sao năm cánh cần hướng dẫn dán đúng kỹ thuật.
Hoạt động 2: Nhận xét, củng cố, dặn dò:
 - Cho học sinh nhắc lại quy trình gấp, cắt ,dán ngôi sao 5 cánh.
Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau: giấy, kéo, bút màu để học bài “ Gấp, cắt, dán bông hoa năm cánh ”.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết 12
Cơ quan thần kinh 
Sách giáo khoa trang 25-26
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu:
Sau bài học học sinh biết :
-Kể tên ,chỉ trên sơ đồvà trên cơ thể vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh .
- Vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan.
II/ Đồ dùng dạy học: các hình trong sách giáo khoa.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: Biết kể tên các bộ phận của cơ quan thần kinh.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Các nhóm quan sát sơ đồ thần kinh và trả lời câu hỏi: 
+Chỉ và nói têncác cơ quan thần kinh trên sơ đồ?
+Trong các cơ quan đó, cơ quan nào bảo vệ bởi hộp sọ, cơ quan nào bảo vệ bởi cột sống?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung, góp ý.
* Kết luận: Cơ quan thần kinh gồm các bộ não( nằm trong hộp sọ), tuỷ sống (Nằm trong cột sống) và các dây thần kinh.
Hoạt động 2: Thảo luận
* Mục tiêu: Biết được ích lợi của não và tuỷ sống
* Cách tiến hành:
Bước 1: Chơi trò chơi như sách giáo khoa
Giáo viên đặt câu hỏi: Cácem dùng giác quan nào để chơi? (thính giác, thị giác).
Bước 2: Thảo luận nhóm
Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi ở sách giáo khoa
Các nhóm trả lời câu hỏi.
Bước 3: Làm việc cả lớp: các nhóm trình bày.
Kết luận: Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.
Hoạt động 4: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Hệ thống lại bài: Kể tên một số cơ quan thần kinh.
Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
....
________________________________________________
Tiếng Việt ( bổ sung )
Ôn tập 
Thời gian dự kiến : 35 phút 
I . Mục tiêu :
- Củng cố kĩ năng đạt dấu phẩy , dấu chấm vào những chỗ in nghiêng .
- Viết một đoạn văn ( 5 – 6 câu ) kể về cô giáo ( hoặc thầy giáo của em )
II. Chuẩn bị :
Sách Tiếng Việt và Toán 
Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học :
Kiểm tra ĐDHT của học sinh 
Bài mới : giới thiệu bài 
Bài 1 : Điền các dấu phẩy còn thiếu vào những câu in nghiêng :
Mùa thu , vạt hoa cúc dại vàng tươi nở bung hai bên đường . Những bông cúc xinh xẻo dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ .Hoa cỏ may quấn quýt theo từng bước chân học trò vào lớp học . Tiếng trẻ đọc bài ngân nga, trong trẻo vang ra ngoài cửa lớp , khiến chú chim đang nghiêng đầu tìm sâu cũng lích rích hót theo .
Bài 2 : Viết một đoạn văn ( 5 – 6 câu ) kể về cô giáo ( hoặc thầy giáo của em )
Gợi ý : Đó là thầy giáo (cô giáo ) dạy em lớp mấy ? Kỉ niệm tốt đẹp của em về thầy ( cô ) là gì ? Tình cảm của em với thầy ( cô ) như thế nào ?
Học sinh làm bài , giáo viên quan sát và gợi ý thêm cho những học sinh còn lúng túng .
-Giáo viên chấm bài , sửa sai cho học sinh 
- Một học sinh đọc bài làm của mình cho lớp nghe . Các bạn nhận xét , sửa sai .
 3) Củng cố : Giáo viên giáo dục học sinh 
 4) Dặn dò : Những em nào chưa hoàn thành bài văn về nhà viết cho xong .
Nhận xét tiết học .
_________________________________________________________________
Thứ hai ngày 3/10/2011
Cô Thủy dạy
__________________________________________
Thứ ba ngày 4/10 /2011
Thể dục Thầy Đông dạy
__________________________________________
 TẬP LÀM VĂN Tiết 6
 	 Kể lại buổi đầu đi học 
(SGK / 52)
Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu :
- Học sinh kể lại hồn nhiên, chân thật của buổi đầu đi học của mình.
- Rèn kĩ năng viết: Viết lại điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (5-7 câu)
- Giáo dục hs yêu mến trường lớp.
* HSKT: Viết được 2-3 câu.
*KNGT :
-Giao tiếp
-Lắng nghe tích cực 
II. Đồ dùng dạy - học : Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên nêu câu hỏi: Để tổ chức tốt cuộc họp, cần chú ý những gì?
* HSKT: nêu tên và chức vụ của các bạn trong lớp .
Nhận xét bài cũ 
2. Bài mới. Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ lại buổi đầu đi học.
* HSKT: Kể theo suy nghĩ của mình.
Bài tập 1: (miệng)
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo. Giáo viên nêu yêu cầu 
- Cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình, để lời kể chân thật, có cái riêng, không nhất thiết phải kể về ngày tựu trường.
- Cần nói rõ buổi đó là sáng hay chiều, thời tiết như thế nào? Ai dẫn em tới trường ? Lần đầu tiên bỡ ngỡ ra sao ? Cảm xúc của em về buổi học đó ?
- Học sinh kể theo cặp. 
- Đại diện của nhóm thi kể. Cả lớp và giáo viên nhận xét.
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 2: Viết lời em vừa kể thành một đoạn văn (5-7 câu).
Yêu cầu viết đúng ngữ pháp, trình bày rõ ràng, đúng đề tài.
HSKT:Viết từ 2-3 câu.
- Học sinh làm bài. Thu chấm nhận xét.
3. Củng cố: Cho 3 em đọc lại bài viết của mình.
4. Nhận xét – dặn dò: Xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
______________________________________________
 TOÁN Tiết 30
Luyện tập
Sách giáo khoa/ 30
Thời gian dự kiến 40 phút
I/ Mục tiêu:
- Xác định được phép chia hết và phép chia có dư.
- Vận dụng phép chia hết trong giải toán.
Bài 1, bài 2 (cột 1, 2, 4), bài 3, bài 4
* KSKT : bài 1 
II/ Đồ dùng dạy học:
Phiếu ghi các bài tập
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ: học sinh làm bài 4/27
2/ Dạy bài mới:
Luyện tập
Bài 1 : Đặt tính rồi tính
Mục tiêu: Giúp học sinh biết biết cách thực hiện phép chia hết và phép chia có dư.
Học sinh làm vào VBT- một em làm phiếu.
Chấm chữa bài.
Bài 2: Điền Đ, S
 Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách tính nhẩm để điền đúng, sai.
Học sinh làm vào VBT- một em làm phiếu.
Chấm chữa bài.
Bài 3 : Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng.
Mục tiêu: Giúp học sinh biết đặc điểm của số dư.
Trong phép chia có dư, số chia là 5 thì số dư lớn nhất là:
A :1 B :2 C: 3 D: 4
Bài 4 : Viết tiếp vào chỗ trống
Học sinh làm vào VBT
Thu bài chấm, nhân xét
3/Củng cố, dặn dò
Cho học sinh chơi trò chơi : ai nhanh hơn.Hai đội thực hiện nhanh phép chia có dư. Giáo viên và học sinh nhận xét và đánh giá .
4) Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:
....
______________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1(28).doc