Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Giáo viên: Nguyễn Thị Điểm

Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Giáo viên: Nguyễn Thị Điểm

Tuần: 13 Đạo Đức Thứ hai, Ngày 28 / 11 / 2005

 HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (TT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

- Ông bà, cha mẹ là người sinh ra chúng ta, nuôi nấng, chăm sóc và rất yêu thương chúng ta.

- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, làm giúp ông bà, cha mẹ những việc phù hợp.

2. Thái độ:

- Yêu quý, kính trọng ông bà, cha mẹ. Biết quan tâm tới sức khỏe, niềm vui, công việc của ông bà, cha mẹ

3. Hành vi:

- Giúp đỡ ông bà, cha mẹ những việc vừa sức, vâng lời, làm việc để ông bà, cha mẹ vui

- Phê phán những hành vi không hiếu thảo

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh vẽ trong sách giáo khoa

- Giấy, bút viết cho mỗi nhóm

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 29 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 620Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Giáo viên: Nguyễn Thị Điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13	Đạo Đức	Thứ hai, Ngày 28 / 11 / 2005
	HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (TT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Ông bà, cha mẹ là người sinh ra chúng ta, nuôi nấng, chăm sóc và rất yêu thương chúng ta.
- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, làm giúp ông bà, cha mẹ những việc phù hợp. 
2. Thái độ: 
- Yêu quý, kính trọng ông bà, cha mẹ. Biết quan tâm tới sức khỏe, niềm vui, công việc của ông bà, cha mẹ
3. Hành vi:
- Giúp đỡ ông bà, cha mẹ những việc vừa sức, vâng lời, làm việc để ông bà, cha mẹ vui
- Phê phán những hành vi không hiếu thảo
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh vẽ trong sách giáo khoa
- Giấy, bút viết cho mỗi nhóm
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
HĐ 
Giáo viên
Học sinh
Kiểm tra
bài cũ
2. Bài mới
+ Khi ông bà, cha mẹ bị ốm, mệt, chúng ta phải làm gì?
+ Khi ông bà, cha mẹ đi xa về, chúng ta phải làm gì?
* Giới thiệu bài: 
1/Đóng vai:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho một nửa số nhóm thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 1, một nửa số nhóm thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 2
- GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau.
2/Em sẽ làm gì ?
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm
+ Phát cho các nhóm giấy bút
+ Yêu cầu HS lần lượt ghi lại các việc em đã làm và sẽ làm để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
- Yêu cầu HS làm việc cả lớp
+ Yêu cầu các nhóm dán tờ giấy ghi kết quả làm việc lên bảng
+ Kết luận: Cô mong các em sẽ làm đúng những điều dự định và là một người con hiếu thảo
3/Kể chuyện tấm gương hiếu thảo
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm
* Chim trời ai dễ kể lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu ma
* Mẹ cha ở chốn lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
- Kết luận: Ông bà, cha mẹ đã có công lao sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người. Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
- Khi ông bà, cha mẹ bị ốm, mệt chúng ta chăm sóc, lấy thuốc, nước cho ông bà uống, không kêu to, la hét
- Khi ông bà, cha mẹ đi xa về, ta lấy nước mát, quạt mát, đón , cầm đồ đạc
- HS mở SGK
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
- Các nhóm lên đóng vai
- Các HS khác phỏng vấn HS đóng vai .
lớp nhận xét về cách ứng xử
- HS làm việc theo nhóm, lần lượt ghi lại các việc mình đã làm và sẽ làm để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (không ghi trùng lặp) 
- HS dán kết quả, cử 1 đại diện nhóm đọc lại toàn bộ các ý kiến
- HS làm việc theo nhóm
 Kể cho các bạn trong nhóm các câu truyện, thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ nói về lòng hiếu thảovới ông bà tra mẹ.
Đại diện một số nhóm kể.
Nhận xét bạn kể
Củng cố, dặn dò: 
- Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
- Nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ chuyện gì sẽ xảy ra?
- Về nhà em hãy làm những việc cụ thể hàng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ.
- GV nhận xét tiết học.
	Môn : Tập đọc	
	NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO	 
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, đọc chính xác, không ngắc ngứ, vấp váp các tên riêng nứơc ngoài : Xi-ôn-cốp-xki. Biết đọc bài với giọng trang trọng,cảm hứng ca ngợi, khâm phục.
	2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài.
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thàng công mơ ước tìm đường lên các vì sao.	
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ trong SGK. 
	Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.
	Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra 
bài cũ: 
2. Bài mới:
 2
3
- Gọi 2 HS đọc bài Vẽ trứng, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
	- Nhận xét bài cũ.
 Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Đọc từng đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Chú ý đọc đúng các câu hỏi : Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được ? / Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế ?
 - Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
- GV giới thiệu tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.
- Đọc theo cặp.
 - Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
- Yêu cầu các nhóm đọc và trả lời các câu hỏi, sau đó đại diện các nhóm trình bày trước lớp. GV nhận xét và tổng kết.
+ Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì? 
 + Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào?
* GV giới thiệu : Xi-ôn-cốp-xki khi còn là sinh viên, ông được mọi người gọi là nhà tu khổ hạnh vì ông ăn uống rất đạm bạc
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện.
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
 - Yêu cầu HS đọc bài.
 GV hướng dẫn HS đọc.
 - GV đọc diễn cảm đoạn 1. 
 - Yêu cầu HS đọc luyện đọc đoạn 1, GV theo dõi, uốn nắn.
 - Thi đọc diễn cảm. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
 + Đoạn 1 : 4 dòng đầu
 + Đoạn 2 : 7 dòng tiếp
 + Đoạn 3 : 6 dòng tiếp theo
 + Đoạn 4 : 3 dòng còn lại.
 - Sửa lỗi phát âm, đọc đúng theo hướng dẫn của GV
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
 - Theo dõi.
 - HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - Theo dõi GV đọc bài.
 - Thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Xi-ôn-cốp-xki từ nhỏ đã mơ ước được bay lên trời.
+ Ông số rất kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa Hoàng không ủng hộ phát minh về khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản trí bay tới các vì sao.
- Theo dõi.
+ HS thảo luận và đặt tên 
- 4 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp theo dõi.
- Từng cặp HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
 - Một vài cặp học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 1 trước lớp.
5
Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện giúp các em hiểu ra điều gì?
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
- Nhận xét tiết học.
	Môn : Toán	
	NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh biết cách và có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- SGK, bảng, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Tính giá trị của các biểu thức sau: 
45 × 32 + 1245 	75 × 18 + 75 × 21	12 × (27 + 46) - 1567
GV nhận xét cho điểm HS. 
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: 
Phép nhân 27 × 11 (trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10).
- GV viết lên bảng phép tính 27 × 11. Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính trên. Như SGK.
- Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên?
Nêu cách cộng hai tích riêng?
- Vậy ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như sau:
• 2 cộng 7 bằng 9 ;
• Viết 9 vào giữa hai chữ số của 27 được 297.
• Vậy 27 × 11 = 297
- Yêu cầu HS nhân nhẩm 41 × 11.
 Cộng hai số nhỏ hơn 10 thì ta cộng như thế nào?
- GV viết lên bảng phép tính 48 × 11. GV yêu cầu HS áp dụng cách nhân nhẩm đã học để nhân nhẩm 48 × 11.
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính trên.
- Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên?
.- Yêu cầu HS rút ra nhận xét 
- GV yêu cầu HS nêu lại cách nhân nhẩm 48 × 11.
- GV yêu cầu HS thực hiện nhân nhẩm 75 × 11
Luyện tập
Bài 1
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào vở.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó thảo luận nhóm để rút ra câu trả lời đúng.
3HS lên bảng làm .
-Nhận xét bài làm của bạn 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp.
- Hai tích riêng của phép nhân 27 × 11 đều bằng 27 
HS nêu:2+7=9 
- HS nhẩm: 4 cộng 1 bằng 5 ; viết 5 vào giữa hai chữ số của 41 được 451 ; vậy 41 × 11 = 451. 
 - HS nhân nhẩm và nêu cách tính nhẩm của mình 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp.
- Hai tích riêng của phép nhân 48 × 11 đều bảng 528
- HS nêu nhận xét 
- HS nêu 
- HS lần lượt nêu trước lớp.
 HS nhẩm và nêu cách nhẩm trước lớp.
- HS nêu : 8+4=12 , viết 2 vào giữa số 48 , cộng thêm 1 vào 4 là 5 thì ta được tổng là 528 
-HS làm miệng nêu kết quả.
- Làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- 2 HS lên bảng thực hiện cả lớp thực hiện vào vở.
x : 11 = 25 x : 11 = 8
x = 25 × 11 x = 78 × 11
x = 275 x = 858
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. 
1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
 Bài giải
 Số hàng cả hai khối lớp xếp được là:
 17 + 15 = 32 (hàng)
 Số học sinh của cả hai khối lớp là:
 11 × 32 = 352 (học sinh)
 Đáp số: 352 học sinh 
 - HS thảo luận nhóm và rút ra câu trả lời đúng là b.
4
Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 (hai trường hợp vừa học).
- về nhà luyện tập thêm về nhân nhẩm.
- Chuẩn bị bài: Nhân với số có ba chữ số
- Nhận xét tiết học.
	Toán	Thứ ba, Ngày29/11/2005
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I ... 
 Thứ sáu ngày 02/12/2005
	Môn : Toán	
	LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh ôn tập, củng cố về:
- Một số đơn vị đo khối lượng, diện tích, thời gian thường gặp và học ở lớp 4.
- Phép nhân với số có hai chữ số hoặc ba chữ số và một số tính chất của phép nhân.
- Lập công thức tính diện tích hình vuông.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ viết sẵn đề bài tập 1.
	- SGK, bảng, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng.
Tính bằng cách thuận tiện nhất: 
 245 × 11 + 11 × 365 
 78 × 75 + 75 × 89 + 75 × 123
- Gọi HS sửa bài tập 5/74.
.GV nhận xét cho điểm HS. 
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Luyện tập chung
Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta là gì? 
- Yêu cầu HS làm bài. 
- GV chữa bài, sau đó lần lượt yêu cầu 3 HS vừa lên bảng trả lời về cách đổi đơn vị của mình.
+ Nêu cách đổi 1200kg = 12 tạ?
+ Nêu cách đổi 15000 kg = 15 tấn?
+ Nêu cách đổi 1000 dm2 = 10 m2?
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn. 
- GV chữa bài và cho điểm HS. 
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề. 
- Để biết sau 1 giờ 15 phút cả hai vòi chảy được bao nhiêu lít nước chúng ta phải biết gì?
-Yêu cầu HS làm bài. 
- GV chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 5:
- Hãy nêu cách tính diện tích hình vuông?
- Gọi cạnh của hình vuông là a thì diện tích của hình vuông tính như thế nào?
- Vậy ta có công thức tính diện tích hình vuông là: S = a × a 
- Yêu cầu HS tự làm phần b.
- Nhận xét bài làm của một số HS. 
- 3 HS lên bảng làm , lớp làm bảng con 
- Nhân xét bài làm của bạn 
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- 3 HS lên bảng làm bài mỗi em làm một phần, cả lớp làm bài vào vở.
+ Vì 100kg = 1 tạ, mà 1200 : 100 = 12, nên 1200 kg = 12 tạ.
+ Vì 1000 kg = 1 tấn, mà 15000 : 1000 = 15, nên 15000 kg = 15 tấn.
+ Vì 100 dm2 = 1 m2, mà 1000 : 100 = 10, nên 1000 dm2 = 10 m2.
- HS nhận xét bài làm của bạn đúng / sai. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- Tính.
- 3 HS lên bảng làm bài mổi em làm 1 phần, cả lớp làm bài vào vở.
- Tính giá trị của biểu thức bằng các cách thuận tiện nhất.
- 3 HS lên bảng làm, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào vở.
a) 2 × 39 × 5
= (2 × 5) × 39
= 10 × 39 = 390
b) 302 × 16 + 302 × 4
= 302 × (16 + 4)
= 302 × 20 = 6040
c) 769 × 85 – 769 × 75
= 769 × (85 – 75)
= 769 × 10 = 7690
- 1 HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm.
- Phải biết sau 1 giờ 15 phút mỗi vòi chảy được bao nhiêu lít nước sau đó tính tổng số lít nước của hai vòi.
- Phải biết 1 phút cả hai vòi chảy được bao nhiêu lít nước, sau đó nhân lên với tổng số phút.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải 1 giờ 15 phút = 75 phút
Số lít nước cả hai vòi chảy được vào bể trong 1 phút là:
 25 + 15 = 40 (l)
Trong 1 giờ 15 phút cả hai vòi chảy được vào bể số lít nước là:
 4 3 × 75 = 3000 (l)
 Đáp số: 3000 lít 
- Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy cạnh nhân cạnh.
- Diện tích của hình vuông có cạnh là a là: a × a. 
- HS ghi nhớ công thức.
- Nếu a = 25 thì S = 25 × 25 = 625 (m2)
3
Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi một số nội dung chính HS vừa được luyện tập.
- Chuẩn bị bài: Một tổng chia cho một số
- Nhận xét tiết học.
Tập làm văn
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU : 
	Thông qua luyện tập, HS củng cố những hiểu biết về một số đặc điểm của văn kể chuyện.
	Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi được với các em về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, kiểu mở đầu và kết thúc câu chuyện.	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Bảng phụ ghi tóm tắt một số kiến thức về văn kể chuyện.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1. Bài cũ:
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn ôn tập:
a) Làm bài tập 1:
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV giao việc: BT cho 3 đề bài1, 2, 3. nhiệm vụ của các em là đề nào trong 3 đề đó thuộc loại văn kể chuyện? Vì sao?
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Đề 2: Thuộc loại văn kể chuyện vì đề bài có ghi: Em hãy kể lại một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể. Khi kể, các em phải kể một câu chuyện có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến, ý nghĩa. . . 
Đề 1: Thuộc văn viết thư vì đề ghi rõ: Em hãy viết thư . . . . 
Đề 3: Thuộc văn miêu tả vì đề ghi rõ: Em hãy miêu tả. . . . 
b) Làm bài tập 2, 3:
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 2, 3.
- Cho học sinh nêu câu chuyện mình chọn kể.
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh thực hành kể chuyện.
- Cho học sinh thi kể chuyện.
- GV nhận xét, khen những em kể hay.
- GV treo bảng ôn tập đã chuẩn bị trước lên bảng lớp.
- 1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm.
- HS đọc kỹ 3 đề bài.
- Một số học sinh lần lượt phát biểu.
- Lớp nhận xét.
- 1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm.
- 1 số học sinh phát biểu ý kiến nói rõ tên câu chuyện mình kể thuộc chú đề nào.
- Học sinh viết nhanh dàn ý câu chuyện ra giấy nháp.
- Từng cặp học sinh thực hành kể chuyện.
- HS lần lượt lên kể chuyện, sau khi kể, mỗi em trao đổi với các bạn trong lớp về nhân vật trong truyện tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện. . . .
3
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh viết lại tóm tắt những kiến thức về văn kể chuyện cần ghi nhớ.
- Dặn dò học sinh học chuẩn bị bài sau.
Khoa Học
	NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I. MỤC TIÊU:
	Giúp HS:
Nêu những nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
Biết những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương.
Nêu được tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe của con người.
Có ý thức hạn chế những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình minh họa trong SGK trang 54, 55 (phóng to nếu có điều kiện)
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
 1. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
+ Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
 2. Bài mới:
 Giới thiệu bài
Những nguyên nhân làm ô nhiễm nước
- 2HS lên bàng trả lời câu hỏi 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
+ Yêu cầu HS các nhóm quan sát các hình minh họa 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 54 SGK, trả lời theo 2 câu hỏi sau:
+ Tiến hành thảo luận nhóm.
+ Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm chỉ nói về một hình vẽ.
- Kết luận: Có rất nhiều việc làm của con người gây ô nhiễm nguồn nước. Nước rất quan trọng đối với đời sống con người, thực vật và động vật, do đó chúng ta cần hạn chế những việc làm có thể gây ô nhiễm nguồn nước
- Lắng nghe
3
Tìm hiểu thực tế
+ Các em về nhà đã tìm hiểu hiên trạng nước ở địa phương mình. Theo em, những nguyên nhân nào dẫn đến nước nơi em ở bị ô nhiễm
+ Trước tình trạng nước ở địa phương như vậy. Theo em, mỗi người dân ở địa phương ta cần làm gì?
+ Suy nghĩ, tự do phát biểu.
+ HS tự do phát biểu ý kiến 
4
Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi: Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với cuộc sống của con người, thực vật và động vật?
+ GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
+ Nhận xét câu trả lời của từng nhóm
- Giảng bài (vừa nói vừa chỉ vào hình 9)
Nguồn nước bị ô nhiễm gây hại cho sức khỏe của người, thực vật, động vật. Đó là môi trường để các vi sinh vật có hại sinh sống. Chúng là nguyên nhân gây bệnh và lây bệnh chủ yếu. Trong thực tế cứ 100 người mắc bệnh thì có đến 80 người mắc các bệnh liên quan đến nước. Vì vậy chúng ta phải hạn chế những việc làm có thể làm cho nước bị ô nhiễm.
+ Tiến hành thảo luận torng nhóm.
+ Đại diện nhóm thảo luận nhanh nhất lên trình bày trước lớp. Các nhóm khác bổ sung.
Câu trả lời đúng là: Nguồn nước bị ô nhiễm là môi trường tốt để các loại vi sinh vật sống như: rong, rêu, tảo, bọ gậy, ruồi, muỗi  Chúng phát triển và là nguyên nhân gây bệnh và lây lan các bệnh: tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, đau mắt hột 
- Quan sát, lắng nghe.
5
Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- Dặn HS về nhà tìm hiểu xem gia đình hoặc địa phương mình đã làm sạch nước bằng cách nào?
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ 
CHỦ ĐIỂM : KỂ CHUYỆN VỀ BỘ ĐỘI ANH HÙNG 
I/- Mục tiêu : 
- Học sinh viết một số câu chuyện về người bộ đội.
- Học sinh kể được câu chuyện về người bộ đội anh hùng.
- Giáo dục học sinh học tập noi gương những anh hùng nói trên.
II/- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh : 
III/- Tổ chức cho học sinh kể chuyện ;
- Học sinh kể chuyện trong nhóm 
- Học sinh kể trước lớp , tổ chức cho học sinh đặt câu hỏi về nội dung câu chuyệnh, tình tiết liên quan đến câu chuyện.
- Giáo viên nhận xét, truyên dương những học sinh kể hay, có câu hỏi hay.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc