Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Giáo viên: Nguyễn Thị Điểm

Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Giáo viên: Nguyễn Thị Điểm

Tuần: 15 Đạo Đức Thứ hai Ngày 12 / 12 / 2005

 BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (TT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

 - Công lao của thầy giáo, cô giáo đối với HS

 - HS phải kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo

2. Thái độ:

- Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp

3. Hành vi:

 - Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy cô giáo

 - Biết làm giúp thầy cô giáo một số công việc phù hợp

 - Phê phán, nhắc nhở các bạn để thực hiện tốt vai trò của người HS

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giấy, bút viết cho mỗi nhóm

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 38 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Giáo viên: Nguyễn Thị Điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15	Đạo Đức	Thứ hai Ngày 12 / 12 / 2005
	BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (TT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
	- Công lao của thầy giáo, cô giáo đối với HS
	- HS phải kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo
2. Thái độ: 
- Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp
3. Hành vi:
	- Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy cô giáo
	- Biết làm giúp thầy cô giáo một số công việc phù hợp
	- Phê phán, nhắc nhở các bạn để thực hiện tốt vai trò của người HS
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giấy, bút viết cho mỗi nhóm
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
1.Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu những việc làm thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô giáo?
+ Đọc ghi nhớ trong SGK
2.Bài mới
+ Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu bài : Biết ơn thầy giáo, cô giáo
Báo cáo kết quả sưu tầm
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 
+ Phát cho mỗi nhóm HS 3 tờ giấy và bút
+ yêu cầu các nhóm viết lại các câu thơ, ca dao, tục ngữ đã sưu tầm được vào một tờ giấy; tên các chuyện kể sưu tầm được vào một tờ giấy khác; và ghi tên kỉ niệm khó quên của mỗi thành viên vào tờ giấy còn lại
- Tổ chức làm việc cả lớp
+ Yêu cầu các nhóm dán lên bảng các kết quả theo 3 nhóm
- Yêu cầu đại diện một nhóm đọc các câu ca dao, tục ngữ
- Giải thích một số câu khó hiểu
- Kết luận: Các câu ca dao, tục ngữ khuyên ta điều gì?
Thi kể chuyện
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm
+ Lần lượt mỗi HS kể cho bạn của nhóm nghe câu chuyện mà mình sưu tầm được hoặc kỉ niệm của mình
+ Yêu cầu các nhóm chọn một câu chuyện hay để thi kể chuyện
- Tổ chức làm việc cả lớp
+ Yêu cầu lần lượt từng nhóm lên kể chuyện. Cử 5 HS làm ban giám khảo, phát cho mỗi thành viên ban giám khảo 3 miếng giấy màu: đỏ, cam, vàng để đánh giá
- Em thích nhất câu chuyện nào? Vì sao?
- Các câu chuyện mà các em được nghe đều thể hiện bài học gì?
- Kết luận: Dù chúng ta đã học lớp khác, có nhiều bạn vẫn nhớ thầy cô giáo cũ. Đối với thầy cô giáo cũ hay thầy cô giáo mới, các em phải ghi nhớ: Chúng ta luôn phải biết yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy cô
- Biết chào lễ phép, giúp đỡ thầy cô những việc phù hợp, chúc mừng, cảm ơn các thầy cô khi cần thiết
- 2 HS đọc ghi nhớ
- HS nhắc lại đề bài
- HS làm việc theo nhóm
+ Lần lượt từng HS trong nhóm ghi vào giấy các nội dung theo yêu cầu của GV (không ghi trùng lặp)
+ Cử người đọc các câu ca dao, tục ngữ
Đại diện các nhóm lên bảng dán kết quả
Ca dao, tục ngữ nói lên sự biết ơn các thầy cô giáo
Tên chuyện kể về thầy cô giáo
Kỉ niệm khó quên
+ Không thầy đố mày làm nên
+ Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
+ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
+ Học thầy học bạn vô vạn phong lưu
+ Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày mới nên
- HS đọc toàn bộ các câu ca dao, tục ngữ
- Các câu ca dao, tục ngữ khuyên ta phải biết kính trọng, yêu quý thầy cô, vì thầy cô dạy chúng ta điều hay lẽ phải, giúp ta nên người.
- HS làm việc theo nhóm
+ Lần lượt kể cho nhóm nghe câu chuyện của mình đã chuẩn bị
- Chọn một câu chuyện hay, tập kể trong nhóm để chuẩn bị dự thi
+ HS mỗi nhóm lần lượt kể câu chuyện
* Ban giám khảo đánh giá: Đỏ: rất hay; Cam: hay; Vàng: bình thường
- Các HS khác nhận xét, bày tỏ cảm nhận về các câu chuyện
- HS trả lời
- Lắng nghe
4
Củng cố, dặn dò:
- Nêu những việc làm thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô giáo?
- 2 HS đọc lại ghi nhớ của bài
- Các em thực hiện các việc làm để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- GV nhận xét tiết học.
	Môn : Tập đọc	
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui, tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.
	2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài (mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao).
Hiểu nội dung bài : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắn những cách diều bay lơ lửng trên bầu trời.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ trong SGK. 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
3
4
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS đọc bài Chú Đất Nung (phần sau), trả lời câu hỏi về nội dung bài.
	- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Cho HS xem tranh minh hoạ bài đọc trong SGK- GV nêu nội dung tranh.
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Đọc từng đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Chú ý đọc đúng câu sau : Tôi đã ngửõa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời / và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin : “Bay đi diều ơi ! Bay đi !”
– Nghỉ dài hơi sau dấu ba chấm trong câu : Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, . . . // như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
 - Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
 – Em hãy đặt câu với từ huyền ảo.
- Đọc theo cặp.
 - Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài : giọng tha thiết, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của cánh diều, của bầu trời, miền vui sướng của đám trẻ khi thả diều.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
 - Yêu cầu các nhóm đọc và trả lời các câu hỏi, sau đó đại diện các nhóm trình bày trước lớp. GV nhận xét và tổng kết.
 + Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
+ Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những mơ ước đẹp như thế nào?
+ Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào?
+ Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ?
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
 - Yêu cầu HS đọc bài. GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
 - GV đọc diễn cảm đoạn cuối bài. 
 - Yêu cầu HS đọc luyện đọc đoạn đoạn cuối bài, GV theo dõi, uốn nắn.
 - Thi đọc diễn cảm. 
2HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi.
HS QS tranh .
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
 + Đoạn 1 : 5 dòng đầu.
 + Đoạn 2 : Phần còn lại.
 - Sửa lỗi phát âm, đọc đúng theo hướng dẫn của GV.
-HS đọc thầm
HS suy nghĩ đặt câu, VD : Cảnh núi non hùng vĩ đẹp một cách thật huyền ảo.
- HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - Theo dõi GV đọc bài.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm. / Trên cánh diều có nhiều loại sáo – sáo đơn, sáo kép, sáo bè, . . . Tiếng sáo diều vi vu, trầm bổng.
+ Các bạn hò hét nhau thả diều, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
+ Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng. / Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hy vọng, tha thiết cầu xin : Bay đi diều ơi ! Bay đi !
+ HS có thể trả lời theo 1 trong 3 ý đã nêu, ý đúng nhất là ý 2.
- 2 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp theo dõi.
- Từng cặp HS luyện đọc diễn cảm đoạn cuối bài.
 - Một vài học sinh thi đọc diễn cảm đoạn cuối bài trước lớp.
5
Củng cố, dặn dò:
- Nội dung bài văn này là gì? (Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mũc đồng).
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn. Đọc trước nội dung bài chính tả, mang lên lớp 1 đồ chơi theo yêu cầu của bài tập 2, sauy nghĩ để làm tốt bài tập 3 : Miêu tả một đồ chơi.
- Chuẩn bị : Tuổi ngựa
- Nhận xét tiết học.
	Môn : Toán	
CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
- Biết cách thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
- Aùp dụng để tính nhẩm.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- SGK, bảng, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
 3 
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bàitập 2. 
GV nhận xét cho điểm HS.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:Nêu YC của tiết học.
Phép chia 320 : 40 
- GV viết lên bảng phép chia 320 : 40 và yêu cầu HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên.
- GV khẳng định các cách trên đều đúng, cả lớp sẽ cùng làm theo cách sau cho tiện lợi: 320 : (10 × 4)
- GV hỏi: Vậy 320 chia cho 40 được mấy?
- Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 32 : 4 
- Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32, của 40 và 4.
- GV nêu kết luận: Vậy để thực hiện 320 : 40 ta chỉ việc xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 để được 32 và 4 rồi thực hiện phép chia 32 : 4.
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 320 : 40,
- GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng.
.
- GV viết lên bảng phép chia 32000 : 400 và yêu cầu HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên.
- GV NX  ... = 24 x = 53
- GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó yêu cầu HS vừa lên bảng giải thích cách tìm x của mình.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Đim, Đồng. 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
- HS nêu cách tính của mình.
- Là phép chia hết.
- Theo dõi và thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Là phép chia có dư.
- Số dư luôn nhỏ hơn số chia.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài bạn làm đúng / sai.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Chúng ta phải thực hiện phép chia 
3500 : 12
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
Tóm tắt 12 bút : 1 tá
3500 bút : . . . tá thừa . . . cái?
 Bài giải
 Ta có: 3500 : 12 = 291 (dư 8)
Vậy đóng gói được nhiều nhất 291 tá bút chì và thừa ra 8 chiếc.
 Đáp số : 291 tá;
 thừa 8 chiếc bút
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS nêu cách tìm thừa số chưa biết và cách tìm số chia chưa biết.
4
Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tập thực hiện phép chia và tập ước lượng thương.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- Nhận xét tiết học.
Môn : Tập làm văn
QUAN SÁT ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU : 
Biết cách quan sát đồ vật theo trình tự hợp lí: bằng nhiều cách ( mắt nhìn, tai nghe, tay sờ) 	Phát hiện được những đặc điểm riêng, độc đáo của từng đồ vật để phân biệt được nó với những đồ vật khác cùng loại.
	Lập dàn ý tả đồ chơi theo kết quả quan sát.	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	SGK, phấn.
	HS chuẩn bị đồ chơi.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
3
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc dàn ý: Tả chiếc áo của em.
- Khuyến khích HS đọc đoạn văn, bài văn miêu tả cái áo của em.
Nhận xét cho điểm học sinh.
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Kiểm tra việc chuẩn bị đồ chơi của HS.
:
Bài 1:
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu và gợi ý.
- Gọi HS giới thiệu đồ chơi của mình.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS trình bày. Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS ( nếu có). 
Bài 2: 
- Theo em, khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?
- Khi quan sát đồ vật các em cần chú ý quan sát từ bao quát đến bộ phận. Chẳng hạn khi quan sát con gấu bông hay con búp bê thì cái mình nhình thấy dầu tiên là hình dáng, màu sắc rồi đến đầu, mắt, mũi, chân, tay khi quan sát các em phải sử dụng nhiều giác quan để tìm ra nhiều đặc điểm độc đáo, riêng biệt mà chỉ đồ vật này mới có. Các em cần tập trung miêu tả những đặc điểm độc đáo, khác biệt đó, không cần quá chi tiết, tỉ mỉ, lan man.
Ghi nhớ: 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
Luyện tập
- Gọi HS đọc yêu cầu. GV viết đề bài trên bảng lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng tử, diễn đạt cho từng HS ( nếu có) .
- Khen ngợi những HS lập dàn bài chi tiết đúng. 
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
+ Em có chú gấu bông rất đáng yêu.
+ Đồ chơi của em là chiếc ô tô chạy bằng pin.
+ Đồ chơi của em là chú thỏ đang cầm củ cà rốt rất ngộ nghĩnh.
+ Đồ chơi của em là một con búp bê bằng ngựa. 
+ . . . . . 
- Tự làm bài.
- 3 học sinh trình bày kết quả quan sát.
Ví dụ:
+ Chiếc ô tô của em rất đẹp.
+ Nó được làm bằng nhựa xanh, đỏ,vàng. Hai cái bánh làm bằng cao su.
+ Nó rất nhẹ, em có thể mang theo mình.
+ Khi em bật nút ở dưới bụng, nó chạy tất nhanh, vừa chạy vừa hát những bản nhạc rất vui. Hai cái nước gạt đi gạt lại như thật vậy.
+ Chiếc ô tô của em chạy bằng dây cót chứ không tốn tiền bin như cái khác. Bố em lại còn dán một lá cờ đỏ sao vàng lên nóc.
- Khi quan sát đồ vật cần chú ý đến: 
+ Phải quan sát theo một trình tự hợp lí từ bao quát đến bộ phận.
+ Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay,
+ Tìm ra những đặc điểm riêng để phân biệt nó với các đồ vật cùng loại.
- Lắng nghe.
- 3 HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Tự làm bài vào vở.
- 3-5 HS trình bày dàn ý.
4
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn học sinh về nhà hoàn thành dàn ý, viết thành bài văn và tìm hiểu một trò chơi, một lễ hội ở quê em. 
	Khoa Học
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ
I. MỤC TIÊU:
	Giúp HS:
Tự làm thí nghiệm để chứng minh không khí có ở xung quanh ta, xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng.
Hiểu được khí quyển là gì?
Có lòng ham mê khoa học, tự làm một số thí nghiệm đơn giản để khám phá khoa học.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình minh họa trang 62, 63 SGK (phóng to nếu có điều kiện).
HS hoặc GV chuẩn bị theo nhóm: 2 túi ni lông to, dây thun, kim băng, chậu nước, chai không, một miếng botï biển hay 1 viên gạch hoặc cục đất khô.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
+ Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
 2. Bài mới:
thiệu bài : Trong không khí có khí ô – xy rất cần c- Giới ho sự sống. Vậy không khí có ở đâu? Làm thế nào để biết có không khí? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này.Không khí có ở xung quanh ta
- GV tiến hành hoạt động cả lớp.
+ GV cho từ 3 đến 5 HS cầm túi ni lông chạy theo chiều dọc, chiều ngang, hành lang của lớp. Khi chạy mở rộng miệng túi rồi sau đó dùng dây chun buộc chặt miệng túi lại.
+ Yêu cầu HS quan sát các túi đã buộc và trả lời câu hỏi:
1) Em có nhận xét gì về những chiếc túi này?
2) Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng?
3) Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì?
- Kết luận: Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta. Khi bạn chạy với miệng túi mở rộng, không khí sẽ tràn vào túi ni lông và làm nó căng phồng.
- Quan sát và trả lời.
+ 3 đến 5 HS làm theo hướng dẫn của GV. HS cả lớp theo dõi.
+ Quan sát và trả lời:
1) Những chiếc túi ni lông phồng lên như đựng gì bên trong.
2) Không khí tràn vào miệng túi và khi ta buộc lại nó lại phồng lên.
3) Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có không khí.
- Lắng nghe
3
Không khí có ở quanh mọi vật
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo định hướng:
+ Chia lớp thành 6 nhóm. 2 nhóm làm chung một thí nghiệm như SGK.
+ Kiểm tra đồ dùng của từng nhóm
+ Gọi 3 HS đọc nội dung 3 thí nghiệm trước lớp.
+ Yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm.
+ GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn để đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
+ Yêu cầu các nhóm quan sát, ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu.
+ Gọi đại diện các nhóm lên trình bày lại thí nghiệm và nêu kết quả. Các nhóm có cùng nội dung nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho từng nhóm.
+ GV ghi nhanh các kết luận của từng thí nghiệm lên bảng
+ Hỏi: Ba thí nghiệm trên cho em biết điều gì?
- Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
- Treo hình minh họa 5 trang 63 SGK và giải thích: Không khí có ở khắp mọi nơi, lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển.
+ Gọi HS nhắc lại định nghĩa về khí quyển.
- Hoạt động nhóm.
+ Nhận nhóm và đồ dùng thí nghiệm.
+ Tiến hành làm thí nghiệm và trình bày trước lớp.
+ Trả lời: Ba thí nghiệm trên cho em biết không khí ở trong mọi vật: túi ni lông, cgai rỗng, bọt biển (hòn gạch, đất khô)
- Quan sát, lắng nghe
+ 3 đến 5 HS nhắc lại
Xung quanh ta moi chỗ rông đều có không khí. 
4
 Cuộc thi “Em làm thí nghiệm”
- GV tổ chức cho HS thi theo tổ theo định hướng sau:
+ Yêu cầu các tổ cùng thảo luận để tìm ra trong thực tế còn có những ví dụ nào chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta, không khí có trong những chỗ rỗng của vật. Em hãy mô tả thí nghiệm đó bằng lời.
+ Nhận xét từng thí nghiệm của mỗi nhóm.
- Tuyên dương và trao giải cho nhóm có khả năng tìm tòi, phát hiện ra những điều lạ
- HS thảo luận và trình bày trong nhóm.
+ Cử đại diện trình bày.
Ví dụ:
* Khi ta rót nước vào chai, ta thấy ở miệng chai nổi lên những bọt khí. Điều đó chứng tỏ không khí có ở trong chai rỗng.
* Khi ta thổi hơi vào quả bóng. Quả bóng căng phồng lên. Điều đó chứng tỏ không khí có ở trong quả bóng.
* Khi ta dùng sách quạt ta thấy hơi mát ở mặt. Điều đo chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta.
* Khi ta bơm mực ta thấy có bọt khí sùi lên ở đầu ngòi bút. Điều đó chứng tỏ không khí có ở trong khi hở của ngòi bút và cổ bút.
* Khi ta bịt 1 đầu của bơm tiêm và cho xi lanh vào ta thấy nặng. Điều đó chứng tỏ không khí ở trong bơm tiêm.
5
Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- Dặn HS về nhà mỗi HS chuẩn bị 3 quả bóng bay với những hình dạng khác nhau.
SINH HOẠT LỚP
Chủ điểm :Kính yêu thầy cô
I-Nhận xét hoạt động trong tuần .
Lớp trưởng điều khiển cuộc họp 
GV nhận xét : 
II-Chơi trò trơi : Thi tìm và đọc những bài thơ nói về thầy cô .
Thi tìm và kể tên những nhà giáo ưu tú và nói những gì em biết về người đó.
GV chia lớp làm hai đội :Đội A ; Đội B ,Đội nào tím được nhiều bài thơ và đọc đúng , đọc hay đội đó thắng cuộc.
Trơi lần hai tương tự:
GV tổng kết :Nhận xét tuyên dương HS. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15.doc