Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 đến 25 - Trường TH Hương Long

Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 đến 25 - Trường TH Hương Long

 ĐẠO ĐỨC :

 LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI

 I.Mục tiêu:

 - Học xong bài này, HS có khả năng:

 -Hiểu:

 +Thế nào là lịch sự với mọi người.

 +Vì sao cần phải lịch sự với mọi người.

 -Biết cư xử lịch sự với những người chung quanh

 -Có thái độ:

 +Tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh.

 + Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự.

II.Đồ dùng dạy học:

 -SGK đạo đức 4

 -Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.

 -Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.

 

doc 294 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 772Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 đến 25 - Trường TH Hương Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯƠNG LONG
THÀNH PHỐ HUẾ – TT HUẾ
GIÁO ÁN LỚP BỐN
Đầy đủ các môn học cho 5 tuần lễ.
(TỪ TUẦN 21 ĐẾN TUẦN 25)
TUẦN 21
c a b d o0oc a b d
Thứ 2
6 / 2 /2006 
Đạo đức
Toán
Tập đọc 
Khoa học 
Kĩ thuật 
Kính trọng và biết ơn người lao động ( T2)
Rút gọn phân số 
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
Âm thanh 
 Trồng cây rau , hoa trong chậu ( t1 )
Thứ 3
7 /2/2006
Thể dục
Toán
LTVC
Kể chuyện
Bài 41
Luyện tập 
Câu kể Ai thế nào ?
Kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia . 
Thứ 4
8/2/2006
Tập làm văn 
Toán
Tập đọc 
Khoa học 
Kĩ thuật
Trả bài văn miêu tả đồ vật 
Quy đồng mẫu số các phân số .
Bè xuôi sông La 
Sự Lan truyền âm thanh 
Trồng rau hoa trong chậu T2
Thứ 5
9/2/2006
Thể dục
Luyện từ và câu Toán
Chính tả
Bài 40
Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ?
Quy đồng mẫu số các phân số tt.
Chuyện cổ tích về loài người 
Thứ 6
10/2/2006
Toán 
Địa lí 
Lịch sử
Tập làm văn 
Sinh hoạt 
Luyện tập .
Người dân ở đồng bằng Nam Bộ 
Nhà hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước .
Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối .
Nhận xét cuối tuần 
 Thứ hai ngày 06 tháng 2 năm 2006
 ĐẠO ĐỨC : 
 LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI 
	I.Mục tiêu:
 - Học xong bài này, HS có khả năng:
 -Hiểu:
 +Thế nào là lịch sự với mọi người.
 +Vì sao cần phải lịch sự với mọi người.
 -Biết cư xử lịch sự với những người chung quanh
 -Có thái độ:
 +Tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh.
 + Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự.
II.Đồ dùng dạy học:
 -SGK đạo đức 4
 -Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
 -Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
III.Hoạt động trên lớp:
Tiết: 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
 -GV nêu yêu cầu kiểm tra:
 +Nhắc lại phần ghi nhớ của bài “Kính trọng, biết ơn người lao động”
 +Tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về người lao động.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: “Lịch sự với mọi người”
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: 
-Thảo luận lớp: “Chuyện ở tiệm may” (SGK/31- 32)
 -GV nêu yêu cầu: Các nhóm HS đọc truyện (hoặc xem tiểu phẩm dựa theo nội dung câu chuyện) rồi thảo luận theo câu hỏi 1, 2- SGK/32.
 +Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang, bạn Hà trong câu chuyện?
 +Nếu em là bạn của Hà, em sẽ khuyên bạn điều gì? Vì sao?
 -GV kết luận:
 +Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may 
 +Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự.
 +Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến.
*Hoạt động 2: 
-Thảo luận nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/32)
 -GV chia 5 nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm.
 Những hành vi, việc làm nào sau là đúng? Vì sao?
ịNhóm 1 :
a/. Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn, Nhàn cho ông một ít gạo rồi quát: “Thôi đi đi”
ịNhóm 2 :
b/. Trung nhường ghế trên ôtô buýt cho một phụ nữ mang bầu.
ịNhóm 3 :
c/. Trong rạp chiếu bóng, mấy bạn nhỏ vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa.
ịNhóm 4 :
d/. Do sơ ý, Lâm làm một em bé ngã. Lâm liền xin lỗi và đỡ bé dậy.
ịNhóm 5 :
đ/. Nam đã bỏ một con sâu vào cặp sách của bạn Nga.
 -GV kết luận:
 +Các hành vi, việc làm b, d là đúng.
 +Các hành vi, việc làm a, c, đ là sai.
*Hoạt động 3: 
Thảo luận nhóm (Bài tập 3- SGK/33)
 -GV chia 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
 Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận để nêu ra một số biểu hiện của phép lịch sự khi ăn uống, nói năng, chào hỏi 
-GV kết luận:
 Phép lịch sự khi giao tiếp thể hiện ở:
 đNói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn, không nói tục, chửi bậy 
 đBiết lắng nghe khi người khác đang nói.
 đChào hỏi khi gặp gỡ.
 đCảm ơn khi được giúp đỡ.
 đXin lỗi khi làm phiền người khác.
 đAên uống từ tốn, không rơi vãi, Không vừa nhai, vừa nói.
4.Củng cố - Dặn dò:
 -Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người.
 -Về nhà chuẩn bị bài tiết sau.
-Một số HS thực hiện yêu cầu.
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-Các nhóm HS làm việc.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-Các nhóm HS thảo luận.
-Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp thực hiện.
Toán : 
 RÚT GỌN PHÂN SỐ .
A/ Mục tiêu : 	
Học sinh biết về rút gọn phân số bằng cách áp dụng các tính chất cơ bản của phân số và biết được phân số tối giản .
 Rèn kĩ năng rút gọn phân số để đưa về dạng phân số tối giản ( trường hợp đơn giản )
B/ Chuẩn bị :
- Giáo viên : Các tài liệu liên quan bài dạy – Phiếu bài tập . 
* Học sinh : - Các đồ dùng liên quan tiết học .
C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi hai em lên bảng sửa bài tập số 4 về nhà.
--Gọi em khác nhận xét bài bạn .
-Nhận xét ghi điểm học sinh .
-Nhận xét đánh giá phần bài cũ .
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
-Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài “ Rút gọn phân số “
b) Khai thác:
1 Tổ chức HS hoạt động để nhận biết thế nào là rút gọn phân số .
-Gọi học sinh nêu ví dụ sách giáo khoa .
-Ghi bảng ví dụ phân số : 
+ Tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số bé hơn ? 
-Yêu cầu lớp thực hiện phép chia tử số và mẫu số cho 5 .
-Yêu cầu so sánh hai phân số : và 
-Kết luận : Phân số đã được rút gọn 
thành phân số .
* Ta có thể rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho .
-Đưa tiếp ví dụ : rút gọn phân số :
+ Hãy tìm xem có số tự nhiên nào mà cả tử số và mẫu số của phân số đều chia hết ?
-Yêu cầu rút gọn phân số này .
-Kết luận những phân số như vậy gọi là phân số tối giản 
-Yêu cầu tìm một số ví dụ về phân số tối giản ?
--Tổng hợp các ý kiến học sinh gợi ý rút ra qui tắc về cách rút gọn phân số .
-Giáo viên ghi bảng qui tắc .
-Gọi ba học sinh nhắc lại qui tắc .
c) Luyện tập:
Bài 1 :
-Gọi 1 em nêu đề nội dung đề bài 
-Yêu cầu lớp thực hiện vào bảng con. 
-Gọi hai em lên bảng sửa bài.
-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
-Giáo viên nhận xét bài học sinh .
*Bài 2 :
_Gọi một em nêu yêu cầu đề bài 
 -Yêu cầu lớp làm vào vở. 
-Gọi một em lên bảng làm bài
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
 -Giáo viên nhận xét bài làm học sinh 
Bài 3:
_Gọi một em đọc đề bài 
 -Yêu cầu lớp làm vào vở. 
-Gọi một em lên bảng làm bài
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
 -Giáo viên nhận xét bài làm học sinh 
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Hãy nêu cách rút gọn phân số ?
-Nhận xét đánh giá tiết học .
Dặn về nhà học bài và làm bài. 
-Hai học sinh sửa bài trên bảng
-Bài 3 : ; 
-Hai học sinh khác nhận xét bài bạn.
-Lắng nghe .
-Hai học sinh nêu lại ví dụ .
-Thực hiện phép chia để tìm thương .
-Hai phân số và có giá trị bằng nhau nhưng tử số và mẫu số của hai phân số không giống nhau.
+ 2 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
-Học sinh tiến hành rút gọn phân số và đưa ra nhận xét phân số này có tử và mẫu số không cùng chia hết cho một số tự nhiên nào lớn hơn 1 
+ Phân số này không thể rút gọn được .
 -Học sinh tìm ra một số phân số tối giản 
-Học sinh nêu lên cách rút gọn phân số 
*Qui tắc : 
- Muốn rút gọn phân số ta làm như sau :
 Xét xem tử số và mẫu số cùng cha hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.
Chia tử số và mẫu số cho số đó .
Cúa làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản .
*3 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
-Một em đọc thành tiếng đề bài.
-Lớp làm vào vở .
 -Hai học sinh sửa bài trên bảng.
 ; ; 
-Học sinh khác nhận xét bài bạn.
-Một em đọc thành tiếng .
+ HS tự làm bài vào vở . 
-Một em lên bảng làm bài .
-Những phân số số tối giản là : ; ; 
-Những phân số số tối giản là : 
 = ; 
-Em khác nhận xét bài bạn .
-Một em đọc thành tiếng .
+ HS tự làm bài vào vở . 
-Một em lên bảng làm bài .
-2HS nhắc lại 
-Về nhà học bài và làm lại các bài tập còn lại.
TẬP ĐỌC
ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
I. Mục tiêu: 
Đọc thành tiếng:
Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.
 -PN: miệt mài , nghiên cứu , thiêng liêng , ba - dô - ca , xuất sắc , cống hiến , huân chương 
Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc ró các số chỉ thời gian , từ phiên âm tiếng nước ngoài : 1935 , 1946 , 1948 , 1952 .
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng , chậm rãi , cảm hứng ca ngợi nhà khoa học đã có nhiều cống hiến xuất sắc cho đất nước . 
Đọc - hiểu:
Hiểu nội dung bài: Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước .
Hiểu nghĩa các từ ngữ : anh hùng lao động ...  Ôi cây hoa đẹp quá !"
+ Mở bài gián tiếp :-Tết năm nay , bố mẹ tôi bàn nhau không mua quất , hoa đào , hoa mai mà đổi mà hoa khác để trang trí phòng khách . Nhưng mua hoa gì thì bố mẹ vẫn chưa nghĩ ra Thế rồi một hôm , tôi thấy mẹ chở về một cây trạng nguyên xinh xắn , có bao nhiêu là lá đỏ rực rỡ , vừa thấy cây hoa tôi thích quá kêu 
 lên : ” Ôi cây hoa đẹp quá !"
+ Nhận xét cách mở bài của mỗi bạn .
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
ĐỊA LÍ 
 THÀNH PHỐ CẦN THƠ
I.Mục tiêu :
 -Học xong bài này HS biết chỉ vị trí Cần Thơ trên BĐ Việt Nam .
 -Vị trí Địa lí của Cần Thơ có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế .
 -Nêu những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là một trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của dồng bằng Nam Bộ .
II.Chuẩn bị :
 -Các bản dồ: hành chính, giao thông VN .
 -Bản đồ Cần Thơ (nếu có)
 -Tranh, ảnh về Cần Thơ(sưu tầm)
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:HS hát .
2.KTBC : 
 -Chỉ vị trí giới hạn của TP.HCM trên bản đồ hành chính VN .
 -Kể tên một số ngành công nghiệp chính , một số nơi vui chơi , giải trí của tp HCM.
 GV nhận xét, ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài : 
 1/.Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long:
 *Hoạt động theo cặp:
 GV cho các nhóm dựa vào BĐ, trả lời câu hỏi : 
 +Chỉ vị trí cần Thơ trên lược đồ và cho biết TP cần thơ giáp những tỉnh nào ?
 +Từ TP này có thể đi các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào ?
 GV nhận xét .
 2/.Trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long :
 *Hoạt động nhóm:
 -GV cho các nhóm dựa vào tranh, ảnh, BĐVN, SGK, thảo luận theo gợi ý :
 . Tìm dẫn chứngï thể hiện Cần Thơ là :
 +Trung tâm kinh tế (kể các ngành công nghiệp của Cần Thơ) .
 +Trung tâm văn hóa, khoa học .
 +Trung tâm du lịch .
 . Giải thích vì sao TP Cần Thơ là TP trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long ?
 -GV nhận xét và phân tích thêm về ý nghĩa vị trí địa lí của Cần Thơ, điều kiện thuận lợi cho Cần Thơ phát triển kinh tế .
 +Vị trí ở trung tâm ĐB NB, bên dòng sông Hậu. Đó là vị trí rất thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh khác của ĐBSCL và với các tỉnh trong nước, các nước khác trên thế giới. Cảng Cần Thơ có vai trò lớn trong việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cho ĐBSCL .
 +Vị trí trung tâm của vùng sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thủy, hải sản nhất cả nước; Đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, các ngành công nghiệp sản xuất máy móc, thuốc, phân bón ,  phục vụ nông nghiệp .
 4.Củng cố : 
 -Cho HS đọc bài trong khung .
 -Nêu những dẫn chứng cho thấy TP Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học quan trọng của ĐBSCL .
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học .
 -Về nhà ôn lại các bài tư bài 11 đến bài 22 để tiết sau ôn tập .
-Cả lớp hát .
-HS trả lời .
-HS khác nhận xét. 
-HS thảo luận theo cặp và trả lời .
 +HS lên chỉ và nói: TP Cần Thơ giáp với các tỉnh: Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.
 +Đường ô tô, đường thủy .
-Các cặp khác nhận xét, bổ sung. 
-HS các nhóm thảo luận .
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-4 HS đọc bài. 
-HS trả lời câu hỏi .
-Cả lớp .
 LỊCH SỬ : 
 TRỊNH – NGUYỄN PHÂN TRANH 	
I.Mục tiêu :
 -HS biết :Từ thế kỉ XVI ,triều đình nhà Lê suy thoái .Đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài .
 -Nhân dân bị đẩy vào những cuộc chiến tranh phi nghĩa, cuộc sống ngày càng khổ cực, không bình yên .
 -Tỏ thái độ không chấp nhận việc đất nước bị chia cắt .	
II.Chuẩn bị :
 -Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI-XVII .
 -PHT của HS .
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định: Hát.
2.KTBC :
 -GV hỏi :Buổi đầu độc lập thời Lý ,Trần, Lê đóng đô ở đâu ?
 -Tên gọi nước ta các thời đó là gì ?
 -GV nhận xét ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 *Hoạt động cả lớp: 
 GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm những biểu hiện cho thấy sự suy sụp của triều đình Hậu Lê từ đầu thế kỉ XVI
 GV mô tả sự suy sụp của triều đình nhà Lê từ đầu thế kỉ XVI:Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy yếu.Vua chỉ bày trò ăn chơi xa xỉ suốt ngày đêm và xây dựng cung điện .Nhân dân mỉa mai gọi vua Lê Uy Mục là “vua quỷ”,vua Lê Tương Dực là “vua lợn”. Quan lại trong triều thì chia thành phe phái , đánh giết lẫn nhau để tranh giành quyền lợi .Đất nước rơi vào cảnh loạn lạc .
 GV giải thích từ “vua quỷ” và “vua lợn”.
 GV: Trước sự suy sụp của nhà Hậu Lê, nhà Mạc đã cướp ngôi nhà Lê .Chúng ta cùng tìm hiểu về sự ra đời của nhà Mạc.
 *Hoạt động cả lớp :
 GV cho HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
 -Mạc Đăng Dung là ai ?
 -Nhà Mạc ra đời như thế nào ?Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì ?
 -Nam triều là triều đình của dòng họ nào PK nào ?Ra đời như thế nào ?
 -Vì sao có chiến tranh Nam-Bắc triều ?
 -Chiến tranh Nam-Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm và có kết quả như thế nào ?
 GV: đây chính là giai đoạn rối ren, kéo dài trong LS dân tộc .bắc triều và Nam triều là những thế lực PK thù địch nhau ,tìm cách tiêu diệt nhau ,làm cho cuộc sống của nhân dân lầm than ,đói khổ .
 * Hoạt động cá nhân :
 -GV cho HS trả lời các câu hỏi qua PHT :
 +Năm 1592, ở nước ta có sự kiện gì ?
 +Sau năm 1592 ,tình hình nước ta như thế nào ?
 +Kết quả cuộc chiến tranh Trịnh –Nguyễn ra sao ?
 -GV nhận xét và kết luận: Đất nước bị chia làm 2 miền ,đời sống nhân dân vô cùng cực khổ .Đây là một giai đoạn đau thương trong LS dân tộc .
 * Hoạt động nhóm:
 GV cho cả lớp thảo luận các câu hỏi :
 -Chiến tranh Nam triều và Bắc triều , cũng như chiến tranh Trịnh –Nguyễn diễn ra vì mục đích gì ?
 -Cuộc chiến tranh này đã gây ra hậu quả gì ?
 GV Vậy là hơn 200 năm các thế lực PK đánh nhau , chia cắt đất nước ra làm 2 miền.Trước tình cảnh đó, đời sống của nhân dân ta cực khổ trăm bề .
4.Củng cố :
 GV cho HS đọc bài học trong khung .
 -Do đâu mà vào đầu thế kỉ XVI ,nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt ?
 -Cuộc chiến tranh Trịnh _Nguyễn chính nghĩa hay phi nghĩa ?
5.Tổng kết - Dặn dò:
 *Do những mâu thuẩn về quyền lợi của các tập đoàn PK thù địch nhau, do sự sa đọa của vua quan cuối triều nhà Lê, đất nước ta đã rơi vào những tấm bi kịch :Đất nước bị chia cắt, nhân dân thống khổ .
 -Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài : “Cuộc khẩn hoang ở Đàng trong”.
 -Nhận xét tiết học .
-HS hỏi đáp nhau .
-HS khác nhận xét ,kết luận.
-HS theo dõi SGKvà trả lời.
-HS lắng nghe .
-Là một quan võ dưới triều nhà Hậu lê .
-1527 lợi dụng tình hình suy thoái của nhà Hậu lê, Mạc Đăng Dung .lập ra triều Mạc.Sử cũ gọi là Bắc triều.
-Họ Lê... Vua Lê được họ Nguyễn giúp sức ,lập một triều đình riêng ở vùng Thanh Hóa , Nghệ An (lịch sử gọi là Nam triều)
- Nam triều và Bắc triều đánh nhau
- Cuộc nội chiến kéo dài hơn 50 năm .
-HS các nhóm thảo luận và trả lời :
 +Vì quyền lợi ,các dòng họ cầm quyền đã đánh giết lẫn nhau .
 +Nhân dân lao động cực khổ ,đất nước bị chia cắt .
-Các nhóm khác nhận xét .
-3 HS đọc và trả lời câu hỏi .
-HS cả lớp.
Sinh hoạt lớp : 	
 NHẬN XÉT CUỐI TUẦN.
 A/ Mục tiêu :
¡ Đánh giá các hoạt động tuần 25 phổ biến các hoạt động tuần 26.
* Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy .
B/ Chuẩn bị :
Giáo viên : Những hoạt động về kế hoạch tuần 26.
Học sinh : Các báo cáo về những hoạt động trong tuần vừa qua .
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra :
-Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh .
a) Giới thiệu :
-Giáo viên giới thiệu tiết sinh hoạt cuối tuần .
1*/ Đánh giá hoạt động tuần qua.
-Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt .
-Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành .
-Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải .
2*/ Phổ biến kế hoạch tuần 26.
-Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới :
-Về học tập .
- Về lao động .
 -Về các phong trào khác theo kế hoạch của ban giám hiệu 
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
-Dặn dò học sinh về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới .
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt 
-Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt.
-Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo 
các hoạt động của tổ mình .
-Các lớp phó :phụ trách học tập , phụ trách lao động , chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua .
-Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Các tổ trưởng và các bộ phâïn trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
-Ghi nhớ những gì giáo viên Dặn dò và chuẩn bị tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21-25.doc