I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hiểu được các từ ngữ trong đoạn bài, diễn biến câu chuyện.
- Ý chính: qua tình cảm chân thành giữa một công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, của sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát toàn bài.
- Đọc đúng các từ ngữ: A-lếch-xây, nhạt loãng, hòa sắc.
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện.
- Đọc đúng lối đối thoại, thể hiện giọng nói của từng nhân vật.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị.
II. Đồ dùng dạy – học :
+ GV : Tranh phóng to (SGK) - Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ: cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình.
+ HS : Vẽ tranh (SGK). Sưu tầm tranh ảnh.
TUẦN V Từ ngày 24 / 09 /2007 đến ngày 28 / 09 / 2007 Thứ Môn Tên bài dạy T.2 24/09 T.Đ Toán Đ.Đ Một chuyên gia máy xúc Ôn tâïp bảng đơn vị đo độ dài Có chí thì nên T.3 25/09 LT&C Toán C.Tả K.H Mở rộng vốn từ : Hòa bình Bảng đơn vị đo khối lượng Một chuyên gia máy xúc Thực hành nói :”Không!” đối với các chất gây nghiện T.4 26/09 T.Đ Toán K.C L.S Ê-mi-li, con Luyện tập Kể chuyện đã nghe, đã đọc Phan Bội Châu và phong trào Đông Du T.5 27/09 TLV Toán K.H Đ.L K.T Luyện tập làm báo cáo thống kê Đềcamet vuông,Héctômet vg â Thực hành nói :”Không!” đối với các chất gây nghiện (tt) Vùng biển nước ta Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình. T.6 28/09 TLV Toán LT&C Trả bài văn tả cảnh Milimet vuông-Bảng đơn vị đo diện tích Từ đồng âm Thứ hai, ngày 24 tháng 09 năm 2007 Tập đọc . Tiết 9 MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC Hồng Thủy I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được các từ ngữ trong đoạn bài, diễn biến câu chuyện. - Ý chính: qua tình cảm chân thành giữa một công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, của sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. 2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát toàn bài. - Đọc đúng các từ ngữ: A-lếch-xây, nhạt loãng, hòa sắc. - Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. - Đọc đúng lối đối thoại, thể hiện giọng nói của từng nhân vật. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị. II. Đồ dùng dạy – học : + GV : Tranh phóng to (SGK) - Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ: cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình. + HS : Vẽ tranh (SGK). Sưu tầm tranh ảnh. III. Các hoạt động dạy – học : A. Kiểm tra bài cũ : - HS đọc thuộc lòng bài thơ và bốc thăm trả lời câu hỏi. - Hình ảnh trái đất có gì đẹp? - Bài thơ muốn nói với em điều gì? - HS nhận xét. - GV nhận xét – cho điểm. - Giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh, có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn trên sóng. - Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : - Có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã giúp đỡ, ủng hộ chúng ta khi chúng ta chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, chúng ta cũng nhận đựơc sự giúp đỡ tận tình của bạn bè năm châu. Bài học “Một chuyên gia máy xúc” các em học hôm nay thể hiện phần nào tình cảm hữu nghị, tương thân tương ái đó. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc đúng văn bản. Phương pháp: Thực hành. - Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc trơn chia đoạn : - Chia 2 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu . giản dị, thân mật + Đoạn 2: Còn lại - Lần lượt HS đọc từ câu . - GV đọc toàn bài, nêu xuất xứ v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, giảng giải. - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu? + Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý ? - HS tả lại dáng vẻ của A-lếch-xây bằng tranh. - Nêu ý đoạn 1 - HS lần lượt đọc đoạn 2 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau: + Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào? - HS gạch dưới những ý cần trả lời + Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao ? - Yêu cầu HS nêu ý đoạn 2 -Hai người gặp nhau ở một công trình xây dựng. - Vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc, khỏe trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to, chất phác. - Những nét giản dị thân mật của người ngoại quốc - Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp (VN và Liên Xô trước đây) diễn ra rất thân mật. - ánh mắt, nụ cười, lời đối thoại như quen thân - Em nhớ nhất đoạn miêu tả ngoại hình A-lếch-xây. Em thấy đoạn này tả rất đúng về một người nước ngoài. - Tình cảm thân mật thể hiện tình hữu nghị giữa Nga và Việt Nam v Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. Phương pháp: Thực hành, đàm thoại. - HS lần lượt đọc từng đoạn - Nêu cách đọc - Nhấn giọng từ trong đoạn - HS lần lượt đọc diễn cảm câu, đoạn, cả bài - Cả tổ cử đại diện thi đọc diễn cảm - Thi đua: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn em thích nhất - Cả tổ thi đua nêu lên đại ý (Ca ngợi tình hữu nghị, hợp tác của nhân dân ta và nhân dân các nước) - HS quan sát, trưng bày thêm tranh ảnh sưu tầm của bản thân. 3. Củng cố – dặn dò : - Rèn đọc giọng tự nhiên. - Chuẩn bị: “ Ê-mi-li con” - Nhận xét tiết học ______________________________________________ Toán . Tiết 21 ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan, nhanh, chính xác. 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học. Vận dụng những điều đã học vào thực tế. II. Đồ dùng dạy – học : + GV: - Phấn màu, bảng phụ. + HS: - Vở bài tập - SGK - vở nháp III. Các hoạt động dạy – học : A. Kiểm tra bài cũ : - HS sửa bài tập về nhà. - GV nhận xét – cho điểm. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : - Bảng đơn vị đo độ dài. 2. Ôn tập : * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hình thành bảng đơn vị đo độ dài Phương pháp: thực hành, đ.thoại. * Bài 1 : - Giúp HS nhắc lại về mối quan hệ giữa các đơn vị đó độ dài (chủ yếu là hai đơn vị đo liền nhau) - GV kẻ bảng, HS điền vào bảng và nêu nhận xét, cho ví dụ. 1/ - Hai đơn vị đo liền nhau thì gấp hoặc kém nhau 10 lần. a) Lớn hơn mét Mét Bé hơn mét Km hm dam m dm cm mm 1km = 10hm 1hm = 0,1km =10dam 1dam =0,1hm = 10m 1m =0,1dam = 10dm 1dm = 0,1m =10cm 1cm =0,1dm =10mm 1mm =0,1cm b) Nhận xét : Hai đơn vị đo độ dài liền nhau : - Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé . - Đơn vị bé bằng đơn vị lớn Ví dụ : 2 km = 20 hm * Hoạt động 2 : Luyện tập Phương pháp : Thực hành, động não * Bài 2 : - HS đọc đề - Xác định dạng - HS làm bài - HS sửa bài - nêu cách chuyển đổi. * Bài 3 : - HS đọc đề - HS nêu dạng đổi - HS làm bài và sửa bài. * Bài 4 : - HS đọc đề - Phân tích đề - Tóm tắt - HS giải và sửa bài 2/ a) 135 m = 1350 dm 342 dm = 3420 cm 15 cm = 150 mm b) 8300 m = 830 dam 4000 m = 40 hm 25000 m = 25 km c) 1 mm = cm 1 cm = m 1 m = km 3/ 4 km 37 m = 4037 m 8 m 12 cm = 812 cm 354 dm = 35 m 4 dm 3040 m = 3 km 40 m 4/ Bài giải a) Đường sắt từ Đà Nẵng đến TP Hồ Chí Minh dài là : 791 + 144 = 935 (km) b) Đường sắt từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh dài là : 791 + 935 = 1726 (km) Đáp số : a) 935 km b) 1726 km * Hoạt động 3: Củng cố - Nhắc lại kiến thức vừa học - Tổ chức thi đua: 82km3m = ..m 5 008m = ..km.m - Thi đua ai nhanh hơn - HS làm ra nháp 3. Củng cố – dặn dò : Làm bài ở nhà - Chuẩn bị: “Ôn bảng đơn vị đo khối lượng” - Nhận xét tiết học.. ______________________________________ ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG Đạo đức . Tiết 5 CÓ CHÍ THÌ NÊN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết được trong cuộc sống con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách . Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống . 2. Kĩ năng: HS biết xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân . 3. Thái độ: Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên những khó khăn của số phận để trở thành những người có ích cho xã hội. II. Đồ dùng dạy - học: + GV : Bài viết về Nguyễn Ngọc Ký và Nguyễn Đức Trung. Một số mẫu chuyện về tấm gương vượt khó về các mặt. Hình ảnh của một số người thật, việc thật là những tầm gương vượt khó. + HS: SGK III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ : - Nêu ghi nhớ - Qua bài học tuần trước, các em đã thực hành trong cuộc sống hằng ngày như thế nào? - Nhận xét, tuyên dương B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : Có chí thì nên. 2. Giảng bài : * Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần bảo Đồng Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại - Cung cấp thêm những thông tin về Trần Bảo Đồng - Đọc thầm thông tin về Trần bảo Đồng (SGK) - 2 HS đọc to cho cả lớp nghe - Thảo luận nhóm đôi - Đại diện trả lời câu hỏi - Lớp cho ý kiến - Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn nào trong cuộc sống và trong học tập ? - Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào ? - Em học tập được những gì từ tấm gương đó? * GV chốt. - Nhà nghèo, đông anh em, cha hay đau ốm , phải phụ mẹ đi bán bánh mì. * Từ tấm gương Trần Bảo Đồng ta thấy : Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tốt, vừa giúp được gia đình . * Hoạt động 2: Xử lí tình huống Phương pháp: Động não, thuyết trình - GV nêu tình huống . - Thảo luận nhóm 4 ... cho ra xahoặc đưa bóng vào khung thành đối phương. c) + Ba trong ba và má : bố (cha, thầy,) + Ba trong ba tuổi : Số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên. 2/ - Lọ hoa trên bàn trông thật đẹp . Chúng em bàn nhau quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam. - Cờ đỏ sao vàng là Quốc kì của nước ta. Từ trên máy bay nhìn xuống, những thửa ruộng trông như những ô bàn cờ . - Nước con suối này rất trong. Nước ta có bờ biển dài hơn 3 000 km. 3/ - Nam nhầm lẫn từ tiêu trong cụm từ tiêu tiền (tiền để chi tiêu) với tiếng tiêu trong từ đồng âm : tiền tiêu (vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch . 4/ a) con chó thui . - Từ chín trong câu đố có nghĩa là nướng chín chứ không phải là số 9 b) Cây hoa súng và khẩu súng. - Khẩu súng còn được gọi là cây súng . * Hoạt động 2: Củng cố Phương pháp: Thi đua, thực hành, giảng giải - GV tổ chức cho HS thi đoán hình nền để nêu lên từ đồng âm - Tranh 1: HS nhìn tranh để đặt câu có từ đồng âm Xe chở đường chạy trên đường. - Tranh 2: Nhìn tranh để điền từ đồng âm Con mực; lọ mực ... 3. Củng cố – dặn dò : - Về nhà học ghi nhớ. Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Hữu nghị” Nhận xét tiết học. ___________________________________________ SHCN. Tiết 5 TUẦN 5 I. Mục tiêu : - Tiếp tục ổn định tổ chức lớp . - GDHS nội qui, tính kỉ luật, đoàn kết . II. Các hoạt động sinh hoạt : Ổn định tổ chức lớp . - Tổ chức hoạt động cho ban cán sự lớp . - Tiếp tục sắp xếp lịch trực nhật cho các tổ . 2. Đánh giá tình hình tuần qua : a) Báo cáo và nhận báo cáo : Các tổ trưởng báo cáo tình hình chung của từng tổ . Các bạn khác trong lớp nhận xét và bổ sung phần ghi nhận theo dõi về tình hình hoạt động của từng tổ trong tuần qua . Các tổ trưởng ghi nhận và giải đáp thắc mắc của các bạn về sự ghi nhận của mình đối với các thành viên trong tổ trong tuần qua . b) Tuyên dương và trách phạt : GV nhận xét chung về tình hình học tập và hoạt động của lớp trong tuần qua . GV tuyên dương những HS có thành tích tốt, có nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động học tập và hoạt động phong trào . Đối với các HS chưa tốt, GV có hình thức phê bình để các em có hướng sửa chữa để tuần sau thực hiện tốt hơn . 3. Nhiệm vụ cho tuần sau : - Chấp hành tốt nội qui , hạn chế tối đa tình trạng nghỉ học , đi trễ. - Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp . Giữ vệ sinh lớp học và môi trường xung quanh sạch đẹp . - Tham gia đầy đủ và tích cực các hoạt động của Đội . 4. Dặn dò : Chuẩn bị tốt cho tuần học sau. BGH duyệt Nguyễn Thị Ngọc Yến Tổ khối duyệt Nguyễn Thị Xuân Dung Định Hiệp, ngày 24 / 09 / 2007 GVCN Nguyễn Thị Trúc Mai Kĩ thuật . Tiết 3 THÊU CHỮ X (Tiết 1) I. Mục tiêu : HS cần phải . - Biết cách thêu dấu nhân . - Thêu được các mẫu thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình . - Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được . II. Đồ dùng dạy – học : - Mẫu thêu dấu nhân (được thêu bằng len, sợi trên vải hoặc tờ bìa khác màu. Kích thước mũi thêu khoảng 3 – 4cm) . - Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân . - Vật liệu và dụng cụ cần thiết : + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 35cm x 35cm . + Kim khâu len . + Len (hoặc sợi) khác màu vải . + Phấn màu, bút màu, thước kẻ, kéo, khung thêu . III. Các hoạt động dạy – học : A. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS . B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay các em sẽ được học về mũi thêu chữ X . 2. Giảng bài : a. Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét mẫu . - GV giới thiệu mẫu thêu dấu X . - HS nêu nhận xét về đặc điểm của đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái đường thêu . - HS quan sát, so sánh đặc điểm mẫu thêu dấu nhân với mẫu thêu chữ V (ở mặt trái và mặt phải đường thêu) . - Giới thiệu một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân . - HS nêu ứng dụng của thêu dấu nhân . - GV kết luận . - Mặt phải đường thêu dấu nhân là hình những chữ X nối tiếp nhau, mặt trái là những đường chỉ dài dọc theo vạch dấu . - Mũi thêu dấu X khác mũi thêu chữ V là mặt phải của chúng là những chữ V và X, mặt trái là những mũi chỉ dài và ngắn hơn . - Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành các mũi thêu giống như dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa hai đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu. Thêu dấu nhân được ứng dụng để thêu trang trí hoặc thêu chữ trên các sản phẩm may mặc như váy, áo, vỏ gối, khăn ăn, khăn trải bàn , b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật . - HS đọc nội dung mục II (SGK) để nêu các bước thêu dấu nhân . - HS nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân . - HS lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu đường thêu dấu nhân. GV và HS khác quan sát, nhận xét . - HS đọc mục 2a và quan sát hình 3 (SGK) để nêu cách bắt đầu thêu. GV căng vải đã vạch dấu lên khung thêu và hướng dẫn cách bắt đầu thêu theo hình 3 . - Lưu ý HS . - HS đọc mục 2b, mục 2c và quan sát hình 4a, 4b, 4c, 4d (SGK) để nêu cách thêu mũi dấu nhân thứ nhất, thứ hai. GV hướng dẫn chậm các thao tác thêu mũi thêu dấu nhân thứ nhất, thứ hai. Khi hướng dẫn, GV lưu ý HS một số điểm . - Yêu cầu HS lên bảng thực hiện các mũi thêu tiếp theo. GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng . - Hướng dẫn HS quan sát hình 5 (SGK) và nêu cách kết thúc đường thêu dấu nhân. Sau đó gọi HS lên bảng thực hiện thao tác kết thúc đường thêu dấu nhân. GV quan sát, uốn nắn . - Hướng dẫn nhanh lần thứ hai toàn bộ các thao tác thêu dấu nhân (thêu 2 – 3 mũi thêu) - Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu dấu nhân và nhận xét . - Vạch dấu hai đường thẳng song song cách nhau 1cm . Vạch dấu các điểm từ phải sang trái và cách đều nhau 1cm trên đường vạch dấu. Điểm A và A’ cách mép phải của vải 2cm . - Lên kim để bắt đầu thêu tại điểm vạch dấu thứ hai phía trên đường dấu . - Các mũi thêu được luân phiên thực hiện trên 2 đường kẻ cách đều . + Khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ hai dài gấp đôi khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ nhất . + Sau khi lên kim cần rút chỉ từ từ, chặt vừa phải để mũi thêu không bị dúm . 3. Củng cố – dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Về xem lại các thao tác đã học. - Chuẩn bị tiết sau . __________________________________________ Kĩ thuật . Tiết 4 THÊU DẤU NHÂN (T. 2) I. Mục tiêu : HS cần phải . - Biết cách thêu dấu nhân . - Thêu được các mẫu thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình . - Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được . II. Đồ dùng dạy – học : - Mẫu thêu dấu nhân (được thêu bằng len, sợi trên vải hoặc tờ bìa khác màu. Kích thước mũi thêu khoảng 3 – 4cm) . - Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân . - Vật liệu và dụng cụ cần thiết : + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 35cm x 35cm . + Kim khâu len . + Len (hoặc sợi) khác màu vải . + Phấn màu, bút màu, thước kẻ, kéo, khung thêu . III. Các hoạt động dạy – học : A. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS . B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : Trong tiết học kĩ thuật hôm nay chúng ta cùng thực hành thêu dấu nhân đã học ở tiết trước . 2. Thực hành : a. Hoạt động 1 : HS thực hành. - Gọi HS nhắc lại cách thêu dấu nhân. Có thể yêu cầu HS thực hiện thao tác thêu 2 mũi thêu dấu nhân . - GV nhận xét và hệ thống lại cách thêu dấu nhân. Có thể hướng dẫn nhanh một số thao tác trong những điểm cần lưu ý khi thêu dấu nhân . - GV lưu ý thêm . - HS thực hành thêu dấu nhân. Có thể tổ chức cho HS thực hành theo nhóm, theo cặp để các em trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Trong quá trình thực hành, GV quan sát, uốn nắn cho những em còn lúng túng . - Trong thực tế, kích thước của các mũi thêu dấu nhân chỉ bằng hoặc kích thước của mũi thêu các em đang học. Do vậy, sau khi học thêu dấu nhân ở lớp, nếu thêu trang trí trên áo, váy, túi, các em nên thêu các mũi thêu có kích thước nhỏ để đường thêu đẹp . b. Hoạt động 2 : Đánh giá sản phẩm. - Các nhóm hoặc cá nhân HS được chỉ định lên bảng trưng bày sản phẩm. - Gọi HS nhắc lại các yêu cầu đánh giá sản phẩm nêu trong SGK. - Cử 2 – 3 HS lên đánh giá sản phẩm của bạn theo các yêu cầu đánh giá. - GV đánh giá, nhận xét kết quả thực hành của HS theo 2 mức. - Thêu được các mũi thêu dấu nhân theo hai đường vạch dấu. Các mũi thêu dấu nhân bằng nhau. Đường thêu không bị dúm. - Hoàn thành (A) - Chưa hoàn thành (B) - Những HS hoàn thành sớm, đính khuy đúng kĩ thuật chắc chắn và vượt mức quy định được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+). 3. Củng cố – dặn dò : - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập và kết quả thực hành của HS . - Dặn dò HS chuẩn bị : “Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình . - Chuẩn bị đánh giá sản phẩm. ___________________________________________________________________ ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG *** RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: