Giáo án Lớp Một - Tuần thứ 14

Giáo án Lớp Một - Tuần thứ 14

Tiết 2: Toán( tiết 66):

 CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN MÀ

 THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN

I/ Mục tiêu:

Giúp HS:

 - Hiểu được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.

 - Bước đầu thực hiện được phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng giải toán có lời văn.

II/Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

Muốn chia một STP cho 10, 100, 1000, ta làm thế nào?

 2. Bài mới:

 a. Giới thiệu bài.

 b. Kiến thức:

 

doc 38 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp Một - Tuần thứ 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Soạn : 06 – 12 – 2009
 Giảng :Thứ hai 07 – 12 – 2009 
 Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Toán( tiết 66): 
 chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà 
 thương tìm được là một số thập phân
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
	- Hiểu được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
	- Bước đầu thực hiện được phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng giải toán có lời văn.
II/Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Muốn chia một STP cho 10, 100, 1000, ta làm thế nào?
	2. Bài mới:
	 a. Giới thiệu bài.
 b. Kiến thức:
 * Ví dụ 1:
- GV nêu ví dụ: 27 : 4 = ? (m)
- Hướng dẫn HS:
Đặt tính rồi tính. 27 4
 30 6,75(m) 
 20
 0
- Cho HS nêu lại cách chia.
 * Ví dụ 2: 43 : 52 = ?
- GV nêu ví dụ, hướng dẫn HS làm vào nháp.
- Mời một HS thực hiện, GV ghi bảng.
- Cho 2-3 HS nêu lại cách làm.
* Quy tắc:
? Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư ta làm thế nào?
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần quy tắc.
-HS theo dõi và thực hiện phép chia ra nháp.
- HS nêu.
- HS thực hiện: 43,0 52
 1 40 0,82
 36
- HS tự nêu.
- HS đọc phần quy tắc SGK-Tr.67.
	c. Luyện tập:
*Bài tập 1a (68): Đặt tính rồi tính
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào bảng con. 
- GV nhận xét.
*Bài tập 2 (68): 
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
*Kết quả: 
 a) 2,4 5,75 24,5
*Bài giải:
 Số vải để may một bộ quần áo là:
 70 : 25 = 2,8 (m)
 Số vải để may sáu bộ quần áo là:
 2,8 x 6 = 16,8 (m)
 Đáp số: 16,8 m
3. Củng cố: - HS nhắc lại quy tắc SGK.67.
 - GV nhận xét giờ học, 
4. Dặn dò: Nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
Tiết 4: Tập đọc: 
 Chuỗi ngọc lam
I/Mục tiêu:
 - Đọc trôi chảy lưu loát diễn cảm toàn bài. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách từng nhân vật: cô bé ngây thơ, hồn nhiên ; chú Pi-e nhân hậu, tế nhị ; chị cô bé ngay thẳng thật thà.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ba nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
II/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
HS đọc và trả lời các câu hỏi về bài Trồng rừng ngập mặn.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- Mời 1 HS giỏi đọc.
- Chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc từ đầu đến người anh yêu quý:
 ? Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai? 
 ? Em có đủ tiền để mua chuỗi ngọc không?
 ? Chi tiết nào cho biết điều đó?
+) Rút ý 1:
- Cho HS đọc đoạn còn lại:
 ? Chị của cô bé tìm gặp Pi-e làm gì?
 ? Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
 ? Em nghĩ gì về các nhân vật trong truyện?
+)Rút ý 2:
 ? Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 1-2 HS đọc lại.
* Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời 4 HS phân vai đọc toàn bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi nhân vật:
 +) Lời cô bé: ngây thơ, hồn nhiên.
 +) Lời Pi-e: điềm đạm, nhẹ nhàng, tế nhị.
 +) Lời chị cô bé: Lịch sự, thật thà.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn trong nhóm
- Mời các nhóm thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn.
- Đoạn 1: Từ đầu đến Xin chú gói lại cho cháu!
- Đoạn 2: Tiếp cho đến Đừng đánh rơi nhé!
- Đoạn 3: Đoạn còn lại.
- Để tặng chị nhân ngày lễ Nô-en. Đó là một
- Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc.
- Cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu
- Để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc ở.. 
- Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền em dành dụm được.
- Các nhân vật trong truyện đều là người tốt
- HS nêu.
- HS đọc.
- HS tìm giọng đọc cho mỗi nhân vật.
- HS luyện đọc phân vai trong nhóm 4.
- HS thi đọc.
 	3. Củng cố: GV nhận xét giờ học, HS nêu lại của bài.
 4. Dặn dò: Nhắc HS về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Lịch sử:
 thu- đông 1947, việt bắc “mồ chôn giặc pháp”
I/Mục tiêu:
	Học xong bài này, HS biết:
- Trình bày sơ lược diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 trên lược đồ. 
- Biết ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Bản đồ Hành chính Việt Nam.
- Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.
	- Tư liệu về chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.
	- Phiếu học tập cho Hoạt động 3.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	Cho HS nêu phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của bài 13.
	2. Bài mới: 
* Hoạt động1: Làm việc cá nhân
1)Âm mưu của địch và chủ trương của ta
- HS đọc từ đầu đến tấn công của giặc.
+ Sau khi đánh chiếm được HN và các thành phố lớn TDP có âm mưu gì?
+ Vì sao chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó?
+ Trước âm mưu của TDP, Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ xung.
- GVKL.
* Hoạt động2: Thảo luận cặp.
2) Diễn biến chiến dịch VB thu- đông 1947.
- HS đọc đoạn còn lại, thảo luận.
+ Quân địch tấn công lên VB theo mấy đường? Nêu cụ thể từng đường.
+ Quân ta đã tiến công, chặn đánh quân địch như thế nào?
+ Sau hơn 1 tháng tấn công lên VB, quân địch rơi vào tình thế như thế nào?
+ Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu quân ta thu được kết quả ra sao?
- Một số HS thi trình bày diễn biến của chiến dịch VB thu- đông 1947. Vừa trình bày vừa chỉ mũi tên trên lược đồ. Lớp và GV nhận xét, đánh giá.
* Hoạt động 3: Làm việc nhóm 4
3) ý nghĩa của chiến thắng VB thu - đông 1947.
- Các nhóm thảo luận rút ra ý nghĩa của chiến thắng thu- đông 1947
- Đại diện nhóm trình bày.
 - GVKL.
4) Ghi nhớ: GV nêu câu hỏi HS nêu ghi nhớ.
- HS đọc bài trả lời câu hỏi.
+ Mở cuộc tấn công với quy mô lớn lên căn cứ Việt Bắc.
+ Chúng quyết tâm tiêu diệt VB vì đây là nơi tập trung cơ quan đầu não KC và bộ đội chủ lực của ta. Nếu đánh thắng chúng có thể sớm kết thúc chiến tranh xâm lược và đưa nước ta về chế độ thuộc địa.
+ TW Đảng, dưới sự chủ trì của CTHCM đã họp và quyết định: Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc.
- HS đọc bài. thảo luận.
+ 3 đường: Binh đoàn dù.... Bộ binh... Thủy binh...
+ Quân ta đánh địch ở cả 3 đường tấn công của chúng...
+ Sau hơn 1 tháng sa lầy ở VB địch buộc phải rút quân. Thế nhưng đường rút quân của chúng bị ta chặn đánh dữ dội tại Bình Ca, Đoan Hùng.
+ Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu ta đã tiêu diệ hơn 3000 tên địch, bắt giam hàng trăm tên ; bắn rơi 16 máy bay địch, phá huỷ hàng trăm xe cơ giới, tàu chiến, ca nô. Ta đã đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của địch lên VB, bảo vệ được cơ quan đầu não của KC.
- HS trình bày, lớp và GV nhận xét, bổ xung.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo, lớp và GV nhận xét, bổ xung.
+ Thắng lợi của chiến dịch VB thu- đông 1947 đã phá tan âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh kết thúc chiến trang của TDP, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với chúng ta.
+ Cơ quan đầu não của KC tại VB được bảo vệ vững chắc.
+ Chiến dịch VB thắng lợi cho thấy sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân ta.
+ Thắng lợi của chiến dịch đã cổ vũ PT đấu tranh của toàn dân ta.
- HS trả lời.
- HS đọc ghi nhớ.
3. Củng cố: ? Vì sao nói : Việt Bắc là “Mồ chôn giặc Pháp”?
	 GV nhận xét giờ học	 
 4. Dặn dò: Xem lại bài ở nhà, chuẩn bị bài sau. 
Tiết 6: Địa lí:
 giao thông vận tải
I/Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS:
	- Biết nước ta có nhiều loại hình và phương tiện giao thông. Loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và hành khách.
	- Nêu được một vài đặc điểm nổi bật về mạng lưới giao thông ở nước ta.
	- Xác định được trên Bản đồ Giao thông Việt Nam một số tuyến đường giao thông, các sân bay quốc tế và cảng biển lớn.
	- Có ý thức bảo vệ các đường giao thông và chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông. 
II/Đồ dùng dạy học:
	- Tranh ảnh về loại hình và phương tiện giao thông.
	- Bản đồ Giao thông Việt Nam.
III/Các hoạt động dạy học:
	 1. Kiểm tra bài cũ: 
 Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 13. 
 2. Bài mới:	
1) Các loại hình giao thông vận tải:
 * Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân)
- Cho HS đọc mục 1- SGK, QS hình 1.
? Em hãy kể tên các loại hình giao thông vận tải trên đất nước ta mà em biết?
? Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá?
- HS trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV kết luận: SGV-Tr.109.
- GV hỏi thêm: Vì sao loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất?
2) Phân bố một số loại hình giao thông: 
 * Hoạt động 2: (Làm việc theo cặp)
- Mời một HS đọc mục 2.
- GV cho HS làm bài tập ở mục 2 theo cặp.
? Tìm trên hình 2: Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc-Nam ; các sân bay quốc tế: Nội Bài (HN), Tân Sơn Nhất (TP. HCM), Đà Nẵng, các cảng biển: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM
- Mời đại diện các nhóm trình bày. HS chỉ trên Bản đồ vị trí đường sắt Bắc-Nam, quốc lộ 1 A, các sân bay, cảng biển.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét. Kết luận: SGV-Tr. 110
- Các loại hình giao thông vận tải: đường sắt, đường ô tô, đường sông, đường biển, đường hàng không.
- Loại hình vận tải đường ô tô.
- Vì ô tô có thể đi lại trên nhiều dạng địa hình, len lỏi vào các ngõ nhỏ, nhận và giao hàng ở nhiều địa điểm khác nhau
- HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 2.
- Đại diện các nhóm trình bày, chỉ trên bản đồ theo yêu cầu của GV.
- HS nhận xét.
	3. Củng cố: - Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ
 - GV nhận xét giờ học.
 4. Dặn dò: Ôn bài ở nhà, chuẩn bị bài 15.
 Tiết 7: Hướng dẫn tự học:
 Hoàn thành các bài học trong ngày
I/Mục đích yêu cầu:
- Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi học
- Củng cố mở rộng kiến thức Toán, Tập đọc.
- Xây dựng ý thức tự giác học tập cho HS. 
II/Đồ dùng dạy học: 
 GV+HS: VBT Toán.
 GV: Luyện giải toán.
III/Các hoạt động dạy – học: 
1.Hoàn thành kiến thứctrong ngày.
*Môn tập đọc: HS luyện đọc diễn cảm bài: Chuỗi ngọc lam.
Môn Toán:HS làm tiếp bài 1b, bài  ... ẽ hoạ tiết.
-Vẽ phác hình hoạ tiết 
-Vẽ nét chi tiết.
-Vẽ màu theo ý thích ở hoạ tiết và nền.
 d/ Hoạt động 3: Thực hành
-Cho HS thực hành vẽ.
-GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng.
-Nhắc HS chọn những hoạ tiết đơn giản để hoàn thành bài vẽ tại lớp.
-HS thực hành vẽ
 e/ Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
-Chọn một số bài vẽ để cả lớp nhận xét và xếp loại theo các tiêu chí.
+Cách bố cục (Hài hoà ,cân đối)
+Vẽ hoạ tiết (đều,đẹp.)
+Vẽ màu (có đậm có nhạt).
- Nhận xét chung tiết học và xếp loại .
 3/ Củng cố dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
 -Nhắc HS về sưu tầm ảnh về quân đội.
Thứ ba ngày 12 tháng 12 năm 2006
Tiết 1: Luyện từ và câu
$27: Ôn tập về từ loại
I/ Mục tiêu:
Hệ thống hoá kiến thức đã học về các từ loại danh từ, đại từ ; quy tắc hoa danh từ riêng.
2- Nâng cao một bước kĩ năng sử dụng danh từ, đại từ.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Ba tờ phiếu viết định nghĩa danh từ chung, danh từ riêng và quy tắc viết hoa DT riêng.
	-Phiếu viết đoạn văn ở BT 1.
	-Bốn tờ phiếu khổ to viết các yêu cầu của bài tập 4.
III/ Các hoạt động dạy học:
 	1-Kiểm tra bài cũ: HS đặt câu sử dụng một trong các cặp quan hệ từ đã học.
2- Dạy bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 1:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS trình bày định nghĩa danh từ chung, danh từ riêng.
-GV dán tờ phiếu ghi định nghĩa DT chung, DT riêng, mời một HS đọc.
-Cho HS trao đổi nhóm 2 khi làm bài tập.
-GV phát phiếu cho 2 HS làm vào phiếu.
-Mời 2 học sinh làm bài trên phiếu trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời một vài HS nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học.
-GV dán tờ phiếu ghi quy tắc viết hoa DT riêng lên bảng, 
-Mời HS đọc lại, kết hợp nêu ví dụ.
-Cho HS thi đọc thuộc quy tắc.
*Bài tập 3:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về đại từ.
-GV cho HS thi làm bài tập theo nhóm 7, ghi kết quả vào bảng nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
-Cả lớp và GV nhận xét, KL nhóm thắng.
*Bài tập 4:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV cho HS làm bài cá nhân, phát phiếu cho 4 HS làm bài, mỗi HS làm một ý.
-HS phát biểu, 4 HS làm vào phiếu trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*Lời giải :
-Danh từ riêng trong đoạn: Nguyên.
-Danh từ chung trong đoạn: giọng, chị gái, hàng, nước mắt, vệt, má, chị, tay, mặt, phía, ánh đèn, màu, , tiếng, đàn, tiếng, hát, mùa xuân, năm.
*Lời giải:
-Định nghĩa: SGV-Tr. 272
-VD: +Bế Văn Đàn, Phố Ràng,
 +Pa-ri, Đa-nuýp, Tây Ban Nha, 
*Lời giải:
 Các đại từ xưng hô trong đoạn văn là: Chị, em, tôi, chúng tôi.
*VD về lời giải:
a) Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì?:
-Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào.
-Tôi nhìn em cười trong 2 hàng nước mắt kéo vệt trên má.
	3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Dặn HS về ôn lại kĩ các kiến thức vừa ôn tập.
Tiết 2: Chính tả (nghe – viết)
$14: chuỗi ngọc lam
 Phân biệt âm đầu tr/ ch, âm cuối ao/ au
I/ Mục tiêu:
 -Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Chuỗi ngọc lam. 
	-Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: tr/ ch , ao/ au	
II/ Đồ dùng daỵ học:
-Một số phiếu phô tô nội dung bài tập 3.
-Bảng phụ, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ.
HS viết các từ ngữ chứa các tiếng có âm đầu s / x hoặc vần uôt / uôc.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV Đọc bài.
+Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai? 
+Em có đủ tiền để mua chuỗi ngọc không?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: trầm ngâm, lúi húi, rạng rỡ,
- Em hãy nêu cách trình bày bài? GV lưu ý HS cách viết câu đối thoại, câu hỏi, câu cảm...
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
- HS theo dõi SGK.
-Để tặng chị nhân ngày lễ Nô-en. Đó là một
-Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
 2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
* Bài tập 2 (136):
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm bài: HS trao đổi nhanh trong nhóm:
+Nhóm 1: tranh-chanh ; trưng-chưng
+Nhóm 2: trúng-chúng ; trèo-chèo
+Nhóm 3: báo-báu ; cao-cau
+Nhóm 4: lao-lau ; mào-màu
- Mời 4 nhóm lên thi tiếp sức.
-Cả lớp và GV nhận xét, KL nhóm thắng cuộc
* Bài tập 3 (137):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS làm vào vở bài tập. 
- Mời một số HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*Ví dụ về lời giải:
tranh ảnh-quả chanh ; tranh giành-chanh chua
con báo-báu vật ; tờ báo-kho báu 
*Lời giải:
Các tiếng cần điền lần lượt là: 
 đảo, hào, dạo, trọng, tàu, vào, trước, trường, vào, chở, trả.
3-Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
 -Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
Tiết 3: Toán
$67: Luyện tập
I/ Mục tiêu:
Giúp HS củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	1-Kiểm tra bài cũ:
	Nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (68): Tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2 (68): Tính rồi so sánh kết quả tính
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 1 HS lên chữa bài.
-HS khác nhận xét.
-GV nhận xét, cho điểm.
*Bài tập 3 (68): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán và tìm cách giải. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời một HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4(68):
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
16,01
1,89
1,67
4,38
*VD về lời giải:
 a) 8,3 x 4 = 3,32 8,3 x 10 : 25 = 3,32
 ( Các phần b, c thực hiện tương tự )
*Bài giải:
 Chiều rộng mảnh vườn là:
 24 x 2/5 = 9,6 (m)
Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
 (24 + 9,6) x 2 = 67,2 (m)
Diện tích mảnh vườn là:
 24 x 9,6 = 230,4 (m2)
 Đáp số: 67,2 và 230,4 m2
*Bài giải:
Trung bình mỗi giờ xe máy đi được số km là:
 93 : 3 = 31 (km)
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được số km là:
 103 : 2 = 51,5 (km)
Mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy số km là:
 51,5 – 31 = 20,5 (km)
 Đáp số: 20,5 km
3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Nhắc HS về học kĩ lại cách so sánh hai phân số.
Tiết 4: Kĩ thuật
$14: Cắt, khâu, thêu
 túi xách tay đơn giản (tiết1)
I/ Mục tiêu: HS cần phải :
Biết cách cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản.
Cắt, khâu, thêu trang trí được túi xách tay đơn giản.
Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay và khhả năng sáng tạo. HS yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu túi xách tay bằng vải có hình thêu trang trí ở mặt túi.
- Một số mẫu thêu đơn giản.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 50 cm x 70 cm.
+ Kim khâu, kim thêu.
+ Phấn màu, thước kẻ, kéo, khung thêu, chỉ thêu các màu.
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
	1-Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
	-Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
	2.2-Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
-GV giới thiệu mẫu túi xách tay, HS quan sát. -GV nêu câu hỏi để HS nhận xét đặc điểm, hình dạng của túi.
-Túi xách tay dùng để làm gì?
 2.3-Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
-Hướng dẫn HS đọc nội dung SGK và quan sát các hình để nêu các bước cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay.
-Yêu cầu HS nêu cách thực hiện từng bước.
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu các yêu cầu, thời gian thực hành
-GV tổ chức cho HS thực hành đo, cắt vải theo nhóm hoặc theo cặp.
-GV giúp đỡ những HS còn lúng túng.
-Nhận xét: 
+Túi hình chữ nhật, bao gômg thân túi và quai túi. Quai túi được đính vào hai bên miệng túi.
+Túi được khâu bằng mũi khâu thường hoặc khâu đột.
+Một mặt của thân túi có hình thêu trang trí.
-HS nêu ứng dụng của túi xách tay.
-HS nêu các bước thực hiện:
+Đo, cắt vải.
+Thêu trang trí trên vải.
+Khâu miệng túi.
+Khâu thân túi.
+Khâu quai túi.
+Đính quai túi vào miệng túi.
-HS nêu.
-HS thực hành đo, cắt vải.
	3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Nhắc HS về nhà học bài Tiết 1: Thể dục
$27: Động tác nhảy 
Trò chơi “Thăng bằng”
I/ Mục tiêu:
 -Ôn 7 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung y êu cầu thực hiện động táctương đối chính xác.
 -Học động tác điều hoà. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
 -Chơi trò chơi “Thăng bằng”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động.
II/ Địa điểm-Phương tiện.
 -Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
 -Chuẩn bị một còi và kẻ sân.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
 Nội dung
1.Phần mở đầu.
-GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
-Chạy một hàng dọc quanh sân tập
-Khởi động xoay các khớp.
-Trò chơi : “Kết bạn”
2.Phần cơ bản.
* Học động tác điều hoà 3-4 lần mỗi lần 2x8 nhịp.
-GV nêu tên động tác.Phân tích kĩ thuật động tác và làm mẫu cho HS làm theo
*Ôn7động tác: đã học
-Lần 1: Tập từng động tác.
-Lần 2-3: Tập liên hoàn 7động tác.
-Chia nhóm để học sinh tự tập luyện
*Trò chơi “Thăng bằng”
-GV tổ chức cho HS chơi như giờ trước.
3 Phần kết thúc.
-GV hướng dẫn học sinhtập một số động tác hồi tĩnh
-GV cùng học sinh hệ thống bài
-GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
Định lượng
6-10 phút
2 phút
2phút
1 phút
2 phút
18-22 phút
 5-6 phút
4-5 phút
5 phút 
5-6 phút
4-5 phút
1 phút
2 phút
1 phút
 Phương pháp tổ chức
-ĐHNL.
 * * * * * * * *
GV * * * * * * * *
 * * * * * * * *
-ĐHTC.
ĐHTL: GV @ 
 * * * * * * * 
 * * * * * * * 
* * * * * * *
Lần 1-2 GV điều khiển
Lần 3-4 cán sự điều khiển
-ĐHTL:
 * * * * * *
 * * * * * *
 * * * * * *
ĐHTC: GV
 * * * * *
 * * * * *
-ĐHKT:
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 GV

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an chung.doc