Giáo án Lớp Một - Tuần thứ 7

Giáo án Lớp Một - Tuần thứ 7

Tiết: 1 CHÀO CỜ

Tiết: 2 THỂ DỤC

Tiết:3 TẬP ĐỌC

TPPCT: 13 NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

I. Mục tiêu:

- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

- Hiểu ý nghĩa của chuyện : Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bóp của cá heo với con người. (trả lời được câu hỏi 1,2,3)

- Giáo dục học sinh biết yêu quí cá heo.

II. Chuẩn bị:

- Thầy: Truyện, tranh ảnh về cá heo

- Trò : SGK

III. Các hoạt động:

1. Khởi động:

2. Bài cũ: Tác phẩm của Sin-le và tên phát xít.

- Bốc thăm số hiệu

- Giáo viên hỏi về nội dung

Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm

3. Giới thiệu bài mới:

“Những người bạn tốt”

4. Phát triển các hoạt động:

* Hoạt động 1: Luyện đọc

- Rèn đọc những từ khó: A-ri-ôn, Xi-xin, boong tàu.

- Bài văn chia làm mấy đoạn?

 

doc 41 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp Một - Tuần thứ 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ hai , ngày 04 tháng 10 năm 2009
Tiết: 1 CHÀO CỜ
Tiết: 2 THỂ DỤC
Tiết:3 TẬP ĐỌC 	
TPPCT: 13	NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT 
I. Mục tiêu:
- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu ý nghĩa của chuyện : Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bóp của cá heo với con người. (trả lời được câu hỏi 1,2,3)
- Giáo dục học sinh biết yêu quí cá heo.
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Truyện, tranh ảnh về cá heo 
- 	Trò : SGK
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Tác phẩm của Sin-le và tên phát xít. 
- Bốc thăm số hiệu 
- Lần lượt 3 học sinh đọc 
- Giáo viên hỏi về nội dung 
- Học sinh trả lời 
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm 
3. Giới thiệu bài mới: 
“Những người bạn tốt” 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Rèn đọc những từ khó: A-ri-ôn, Xi-xin, boong tàu... 
- 1 Học sinh đọc toàn bài 
- Luyện đọc những từ phiên âm 
- Bài văn chia làm mấy đoạn? 
* 4 đoạn: 
Đoạn 1: Từ đầu... trở về đất liền 
Đoạn 2: Những tên cướp... giam ông lại.
Đoạn 3: Hai hôm sau... A-ri-ôn 
Đoạn 4: Còn lại 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo đoạn? 
- Lần lượt học sinh đọc nối tiếp 
- Học sinh đọc thầm chú giải sau bài đọc. 
- 1 học sinh đọc thành tiếng 
- Giáo viên giải nghĩa từ 
- Học sinh tìm thêm từ ngữ, chi tiết chưa hiểu (nếu có). 
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
- Học sinh nghe 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Hoạt động nhóm, lớp
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- Học sinh đọc đoạn 1
- Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? 
- Vì bọn thủy thủ cướp hết tặng vật của ông và đòi giết ông. 
- Tổ chức cho học sinh thảo luận 
- Các nhóm thảo luận 
- Thư kí ghi vào phiếu các ý kiến của bạn. 
- Đại diện nhóm trình bày các nhóm nhận xét. 
* Nhóm 1: 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2
- Học sinh đọc đoạn 2
- Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? 
- đàn cá heo bơi đến vây quanh, say sưa thưởng thức tiếng hát ® cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển, đưa ông trở về đất liền. 
* Nhóm 2: 
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài
- Học sinh đọc toàn bài 
- Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? 
- Biết thưởng thức tiếng hát của người nghệ sĩ. 
- Biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. 
* Nhóm 3:
- Yêu cầu học sinh đọc cả bài
- Học sinh đọc cả bài 
- Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn? 
- Đám thủy thủ, tham lam, độc ác, không có tính người. 
- Cá heo: thông minh, tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn. 
* Nhóm 4: 
- Yêu cầu học sinh đọc cả bài
- Học sinh đọc 
- Nêu nội dung chính của câu chuyện? 
-Đại ý : Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bóp của cá heo với con người.
* Hoạt động 3: L. đọc diễn cảm 
- Hoạt động cá nhân, lớp
- Nêu giọng đọc? 
- Học sinh đọc toàn bài 
- Giọng kể phù hợp với tình tiết bất ngờ của câu chuyện. 
* Hoạt động 4: Củng cố
- Tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm. 
- Học sinh đọc diễn cảm (mỗi dãy cử 3 bạn). 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Rèn đọc diễn cảm bài văn 
- Chuẩn bị: “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà”
- Nhận xét tiết học 
Tiết: 4 TOÁN	 
TPPCT: 31	LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
Biết : - mối quan hệ giữa 1 và
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
- Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
-BT cần làm: bài 1, 2, 3
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, trình bày khoa học. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Thầy: Phấn màu - Bảng phụ 
- 	Trò: SGK - vở bái tập toán 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Luyện tập chung 
- Nêu cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số? VD? 
- Học sinh nêu 
- Học sinh nhận xét 
- Nêu cách so sánh 2 phân số cùng tử số? VD? 
- Muốn cộng hoặc trừ nhiều phân số khác mẫu ta làm sao? 
3. Giới thiệu bài mới: 
Để củng cố khắc sâu hơn các kiến thức tìm phần chưa biết, giải toán liên quan đến trung bình cộng, tỉ số, tỉ lệ. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua tiết “Luyện tập chung”. 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Ÿ Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh mở SGK và đọc bài. 
- Học sinh đọc thầm bài 1, trao đổi với bạn bên cạnh và trả lời: a. 10 lần ; b. 10 lần. ; c. 10 lần.
- Để làm được bài 1 ta cần nắm vững các kiến thức nào? 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Học sinh nhận xét 
 - Học sinh làm bài - HS sửa bài 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Học sinh nhận xét 
- Ở bài 2 ôn tập về nội dung gì? 
- Tìm thành phần chưa biết 
- Nêu cách tìm số hạng? Số bị trừ? Thừ số? Số bị chia chưa biết? 
- Học sinh tự nêu 
* Hoạt động 2: HDHS giải toán 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Ÿ Bài 3:
- 1 học sinh đọc đề - lớp đọc thầm 
_Trong 2 giờ vòi chảy được bao nhiêu bể ? 
 ( 2/15 + 1/5 )
-HS nêu cách cộng 2 phân số khác mẫu số 
- Để biết trung bình 1 giờ vòi chảy được bao nhiêu ta áp dụng dạng toán nào ?
- Dạng trung bình cộng 
- Học sinh làm bài - HS sửa bảng 
Đáp số: bể
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Lớp nhận xét 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
- Hoạt động nhóm 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Khái niệm số thập phân
- Nhận xét tiết học
Tiết 5 KHOA HỌC 	
TPPCT: 13	PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
I. Mục tiêu:
- Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường để góp phần phòng tránh bệnh sốt xuất huyết. 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Hình vẽ trong SGK trang 28 , 29
- 	Trò : SGK 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Phòng bệnh sốt rét 
- Trò chơi: Bốc thăm số hiệu
- Học sinh có số hiệu may mắn trả lời 
+ Bệnh sốt rét là do đâu ?
- Do kí sinh trùng gây ra .
- Bạn làm gì để có thể diệt muỗi trưởng thành? 
- Phun thuốc diệt muỗi, cắt cỏ, phát quang bụi rậm,...
Ÿ Giáo viên nhận xét bài cũ 
3. Giới thiệu bài mới: Phòng bệnh sốt xuất huyết 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK 
- Hoạt động nhóm, lớp
Ÿ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn 
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm 
- Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình 1 trang 28 trong SGK
- Trả lời các câu hỏi trong SGK 
Ÿ Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo hướng dẫn trên. 
Ÿ Bước 3: Làm việc cả lớp
1) Do một loại vi rút gây ra
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày
2) Muỗi vằn 
3 ) Trong nhà
4) Các chum, vại, bể nước
5) Tránh bị muỗi vằn đốt
- Giáo viên yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi: Theo bạn bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao?
- Nguy hiểm vì gây chết người, chưa có thuốc đặc trị.
® Giáo viên kết luận:
- Do vi rút gây ra. Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh
- Có diễn biến ngắn, nặng có thể gây chết người trong 3 đến 5 ngày, chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh.
* Hoạt động 2: Quan sát 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Ÿ Bước 1: Giáo viên yêu cầu cả lớp quan sát các hình 2 , 3, 4 trang 29 trong SGK và trả lời câu hỏi.
- Chỉ và nói rõ nội dung từng hình
- Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết? 
- Hình 2: Bể nước có nắp đậy, bạn nam đang khơi thông cống rãnh ( để ngăn không cho muỗi đẻ trứng)
- Hình 3: Một bạn ngủ có màn, kể cả ban ngày ( để ngăn không cho muỗi đốt vì muỗi vằn đốt người cả ban ngày và ban đêm )
- Hình 4: Chum nước có nắp đậy (ngăn không cho muỗi đẻ trứng)
Ÿ Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi :
+ Nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết ?
+ Gia đình bạn thường sử dụng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy ?
- Kể tên các cách diệt muỗi và bọ gậy (tổ chức phun hóa chất, xử lý các nơi chứa nước...)
 ® Giáo viên kết luận:
Cách phòng bệnh số xuất huyết tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt. Cần có thói quen ngử màn, kể cả ban ngày .
- Ở nhà bạn thường sử dụng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy?
* Hoạt động 3: Củng cố
- Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ?
- Do 1 loại vi rút gây ra. Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh 
- Cách phòng bệnh tốt nhất?
- Giữ vệ sinh nhà ở, môi trường xung quanh, diệt muỗi, bọ gậy, chống muỗi đốt...
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Dặn dò: Xem lại bài 
- Chuẩn bị: Phòng bệnh viêm não
- Nhận xét tiết học 
Tiết 6: ANH VĂN
Tiết 7: Luyện Tiếng Việt
 ÔN: KỂ CHUYỆN
I/ Mục tiêu:
Rèn luyện kĩ năng kể chuyện và nghe kể chuyện của học sinh.
Biết vận dụng những điều mình đã nghe, đã tham gia hay xem trên truyền hình, phim ảnh để kể lại cho bạn nghe.
II/ Chuẩn bị:
1hs sưu tàm 1-2 câu chuyện như yêu cầu của đề bài
III/ Các hoạt động lên lớp:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt độn ... ghĩa chuyển trong các câu ở BT 3.
- Học sinh làm bài 
Ÿ Giáo viên chốt 
- Học sinh sửa bài - Nêu nghĩa của từ “ăn”
Ÿ Bài 4:
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 4 
- Giải thích yêu cầu 
- Học sinh làm bài trên giấy A4
- Giáo viên có thể yêu cầu học sinh khá làm mẫu: từ “đi”.
- Học sinh sửa bài - Lần lượt lên dán kết quả đặt câu theo: Đứng
 + Em đứng lại nghe mẹ nói. 
 +Trời hôm nay đứng gió	
- Cả lớp nhận xét 
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động lớp, nhóm 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Hoàn thành tiếp bài 4
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên” 
- Nhận xét tiết học 
Tiết 3: ĐỊA LÍ	 
TPPCT:7	ÔN TẬP 
I. Mục tiêu: 
- Xác định và mô tả được vị trí nước ta trên bản đồ .
- Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản : đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, các sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
- Tự hào về quê hương đất nước Việt Nam. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Thầy: Phiếu học tập . - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. 
- 	Trò: SGK, bút màu 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: “Đất và rừng” 
- Học sinh trả lời
1/ Kể tên các loại rừng ở Việt Nam và cho biết đặc điểm từng loại rừng?
2/ Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng rừng? 
Ÿ Giáo viên đánh giá
3. Giới thiệu bài mới: “Ôn tập” 
- Học sinh nghe ® ghi tựa bài 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Ôn tập về vị trí giới hạn phần đất liền của VN
- Hoạt động nhóm (4 em) 
+ Bước 1: Để biết được vị trí giới hạn của nước, các em sẽ hoạt động nhóm 4, theo yêu cầu trong yếu ® xác định giới hạn phần đất liền của nước ta. 
- Giáo viên phát phiếu học tập có nội dung.
- Học sinh đọc yêu cầu
* Yêu cầu học sinh thực hiện các nhiệm vụ: 
- Thảo luận nhiều nhóm nhưng giáo viên chỉ chọn 6 nhóm đính lên bảng bằng cách sau: 
+ Chỉ các tên: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Biển đông, Hoàng Sa, Trường Sa. 
+ Nhóm nào xong trước chạy lên đính ngược bản đồ của mình lên bảng ® chọn 1 trong 6 tên đính vào bản đồ lớn của giáo viên lần lượt đến nhóm thứ 6. 
- Học sinh thực hành 
- Các nhóm khác ® tự sửa 
- Mời một vài em lên bảng trình bày lại về vị trí giới hạn. 
- Học sinh lên bảng chỉ lược đồ trình bày lại. 
+ Bước 2 :
_GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày 
- Học sinh lắng nghe 
Ÿ Giáo viên chốt. 
* Hoạt động 2 : Đặc điểm tự nhiên Việt Nam. 
- Giáo viên nhận xét chốt ý điền vào bảng đã kẻ sẵn (mẫu SGK/77) từng đặc điểm như:
Ÿ Khí hậu: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. 
Ÿ Sông ngòi: Nước ta có mạng lưới sông dày đặc nhưng ít sông lớn. 
Ÿ Đất: Nước ta có 2 nhóm đất chính: đất pheralít và đất phù sa. 
Ÿ Rừng: Đất nước ta có nhiều loại rừng với sự đa dạng phong phú của thực vật và động vật. 
- Thảo luận theo nội dung trong thăm, nhóm nào xong rung chuông chạy nhanh đính lên bảng, nhưng không được trùng với nội dung đã đính lên bảng (lấy 4 nội dung)
* Nội dung: 
1/ Tìm hiểu đặc điểm về khí hậu 
2/ Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi 
3/ Tìm hiểu đặc điểm đất 
4/ Tìm hiểu đặc điểm của rừng 
- Các nhóm khác bổ sung 
- Học sinh từng nhóm trả lời viết trên bìa nhóm. 
* Hoạt động 3 : Củng cố
- Hoạt động cá nhân, lớp 
- Em nhận biết gì về những đặc điểm tự nhiên nước ta ?
- Học sinh nêu 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Dân số nước ta” 
- Nhận xét tiết học 
Tiết 4: ANH VĂN
Tiết 5: TẬP LÀM VĂN	 
TPPCT:14	LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu: 
- Biết chuyển một phần dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điễm nổi bật, rõ trình tự miêu tả.
- Giáo dục HS lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo. 
II. Chuẩn bị: 
- Thầy: Đoạn - câu - bài văn tả cảnh sông nước 
- Trò: Dàn ý tả cảnh sông nước 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra bài học sinh 
- HS đọc lại kết quả làm bài tập 3
- Giáo viên giới thiệu đoạn văn - câu văn - bài văn hay tả sông nứơc 
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: HDHS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn 
- Hoạt động nhóm đôi 
- Yêu cầu học sinh đọc lại bài Vịnh Hạ Long xác định đoạn văn 
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1 
- Cả lớp đọc thầm 
- Mỗi đoạn văn trong bài đều tập trung tả một bộ phận của cảnh 
- Học sinh lần lượt đọc dàn ý
- Chọn một phần trong dàn ý viết đoạn văn
Ÿ Giáo viên nhận xét cho điểm 
- Học sinh làm bài
Ÿ Giáo viên chốt lại: Phần thân bài gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc tả một bộ phận của cảnh. Trong mỗi đoạn gồm có một câu nêu ý bao trùm của cả đoạn - Các câu trog đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện cảm xúc của người viết.
- Co HS đọc đè bài và gợi ý làm bài:
- Cho học sinh viết đoạn văn
Cả lớp nhận xét
- HS đọc bài 
- HS viết bài
 - HS tiếp nối đọc đoạn văn
 - GV nhận xét, chấm điểm
 - Cả lớp bình chọn đoạn văn hay 
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động lớp
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Về nhà viết lại đoạn văn vào vở
- Soạn bài luyện tập làm đơn 
Tiết 6: 	 Luyện Tiếng Việt
Luyện Viết
Mục tiêu:
Rèn cho học sinh viết đúng mẫu chữ
HS viết đúng đẹp và tăng số lượng chữ viết, trong thời gian quy định.
II/ Chuẩn bị: 	Bài luyện viết
III/ Các hoạt động lên lớp:
Giáo viên
Học sinh
HĐ1:Quan sát-Nhận xét:
-GV yêu cầu HS mở vở luyện viết bài 7
Cho HS viết một số từ khó
HĐ2: Viết bài
GV cho HS viết rồi theo dõi, uốn nắn những HS yếu viết chưa đẹp, chưa đúng
HS mở bài viết.
HS khá đọc mẫu bài viết
Lớp quan sát về độ cao của các con chữ viết hoa, quan sát về mẫu chữ.
HS vết bài vào bảng con 
HS nhìn bài mẫu rồi viét bài vào mẫu
IV/ Củng cố: GV Chấm bài
V/ Nhận xét-Dặn dò: 
-Đánh giá tiết học
-Chuẩn bị bài sau
---------------------------------------
Tiết 7 SINH HOẠT CUỐI TUẦN
TPPCT:7 
I. MỤC TIÊU.
Học sinh nắm được những ưu điểm, nhược điểm trong tuần 7, có ý thức khắc phục khó khăn và phát huy những ưu điểm của tuần qua
Nắm được kế hoạch tuần 8
Giáo dục cho học sinh có tinh thần phê bình và tự phê bình
II.CÁC HOẠT ĐỘNG.
Các tổ thảo luận chuẩn bị báo cáo
 tổ trưởng báo cáo các ưu điểm, khuyết điểm của tổ trong tuần qua
Giáo viên tổng hợp ý kiến, tuyên dương, nhắc nhở và đánh giá chung:
*Ưu điểm: nề nếp lớp tốt, duy trì sĩ số, học tập có tiến bộ, đa số các em có tiến bộ trong học tập, các tổ trực nhật tốt, tuyên dương một số em ngoan, chăm học.
* Tồn tại: Một số em chưa chăm học, còn nói chuyện nhiều trong giờ học, tiếp thu bài còn chậm. Một số em về nhà không ôn bài, nhắc nhở một số em chưa ngoan: 
4. Kế hoạch tuần 8:
Thi đua lập tành tích chào mừng kỷ niệm ngày thành lập Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam và các cuộc đại hội vừa qua.
- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp, duy trì sĩ số
- Học theo lịch báo giảng tuần 8
- Lao động vệ sinh lớp học, trang trí lớp, 
- Sinh hoạt đội, sinh hoạt sao nhi đồng theo lịch. Sinh hoạt đội vào chiều thứ ba và thứ 5 hàng tuần, nộp quỹ độị.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu lồng vào trong các tiết học.
Tiết 7: Luyện Tiêùng Việt
Luyện đọc
I/ Mục đích yêu câu:
Học sinh biết đọc diễn cảm bài văn. Đọc đúng các tên nước ngoài.
Học sinh hiểu được nội dung bài và trả lời được các câu hỏi do giáo viên nêu trong nội dung bài.
II/ Các hoạt động lên lớp:
1/ Kiểm tra đọc:
Giáo viên cho học sinh đọc cá nhân.
Lớp nhận xét.
Chỉ và hướng dẫn cách đọc hay.
Học sinh thi đọc hay trước lớp.
Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi
2/ Củng cố và dặn dò:
	Nhận xét cách đọc của học sinh-Rút kinh nghiệm
	Chuẩn bị bài sau
Tiết: 5 LUYỆN TOÁN
I/ Mục tiêu:
Giúp hs nắm chắc các dạng toán đã học.
Giải được một số bài toán nâng cao.
II/ Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Bài 1: GV đọc và ghi bài lên bảng( điền dấu ,=)
 5 m2 8 dm2 58 dm2 
 7 dm2 5 cm2 710 cm2 
 910 ha 91 km2 
Bài 2: Viết số thập phân có:
a/ Tám đơn vị, sáu phần mười.
b/ Năm mươi tư đơn vị, bảy mươi sáu phần trăm.
c/ Bốn mươi hai đơn vị, năm trăm sáu mươi ngàn
Học sinh
HS đọc và xác định yêu cầu của đề bài.
Lớp làm bảng con.
3 hs lên bảng làm.
 - HS lần lượt ghi các số vào giấy nháp.
Gọi một số hs lên bảng viết.
 - Ba hs đọc bài toán-lớp đọc thầm.
Hs thảo luận nhóm dôi.
HS tự giải bài toán
phần trăm.
Bài 3: can nước chứa được 2 lít nước. Hỏi 6 can nước như thế chứa được bao nhiêu lít nước?
Giải:
Một can chứa số lít nước là:
2x10=20 ( lít)
Sáu can chứa số lít nước là:
20x6=120(lít)
Đáp số: 120 lít
III/ Củng cố dặn dò:
Đánh giá tiết học.
Chuẩn bị bài sau
----------------------------------------------------------------
Tiết 6: MĨ THUẬT

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ha(8).doc