Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Bài 15: Tập nặn tạo dáng nặn con vật

Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Bài 15: Tập nặn tạo dáng nặn con vật

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS hiểu đặc điểm, hình dáng, màu sắc của một số con vật

2. Kĩ năng: HS biết cách nặn tạo dáng các con vật theo ý thích

3. Thái độ: HS thêm yêu quý biết chăm sóc và bảo vệ các con vật.

II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

Thầy: - Tranh, ảnh một số con vật quen thuộc.

 - Tranh vẽ của họa sĩ về con vật.

 - Bài của HS năm trước.

 - Hình gợi ý cách vẽ.

Trò: - Đất nặn, dao tre, bảng

 - Vở tập vẽ.

* Các kĩ thuật dạy học:

- Kĩ thuật đặt câu hỏi.

- Kĩ thuật chia nhóm.

- Kĩ thuật trình bày một phút.

 

doc 6 trang Người đăng hungdq21 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 546Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Bài 15: Tập nặn tạo dáng nặn con vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Ngày giảng: Thứ  ngày //2018 Lớp3a
BÀI 15: TẬP NẶN TẠO DÁNG NẶN CON VẬT
( Dạy trên bảng thông minh)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS hiểu đặc điểm, hình dáng, màu sắc của một số con vật
2. Kĩ năng: HS biết cách nặn tạo dáng các con vật theo ý thích
3. Thái độ: HS thêm yêu quý biết chăm sóc và bảo vệ các con vật.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC 
Thầy: - Tranh, ảnh một số con vật quen thuộc.
 - Tranh vẽ của họa sĩ về con vật.
 - Bài của HS năm trước.
 - Hình gợi ý cách vẽ.
Trò: - Đất nặn, dao tre, bảng
 - Vở tập vẽ.
* Các kĩ thuật dạy học:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi.
- Kĩ thuật chia nhóm.
- Kĩ thuật trình bày một phút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
1/ Kiểm tra bài cũ, đồ dùng.
2/ Bài mới: GV cho HS nghe bài hát trên bảng thông minh.
- GV bạn nào cho cô biết bài hát vừa rồi có con vật gì?
- GV giới thiệu bài.
- GV ghi bảng:
Bài 15 : Tập nặn tạo dáng
Nặn con vật
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.
* Chia nhóm: (Kĩ thuật chia nhóm)
- Chia nhóm ngẫu nhiên: GV cho HS đếm số 1,2,3,4,6,7,8. Những học sinh tiếp theo lại đếm từ 1- 8. Tất cả HS cùng số vào 1 nhóm.
- GV cho HS quan sát tranh trên bảng thông minh, yêu cầu HS quan sát thảo luận nhóm.
+ Em hãy kể tên các con vật trong tranh.
+ Em thích con vật nào nhất?
+ Con vật đó có gì nổi bật?
+ Ngoài những con vật có ở trên tranh em còn biết con vật nào khác?
- GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- GV: Yêu cầu các nhóm bạn nhận xét.
- GV chốt..
- GV cho HS quan sát tranh trên bảng thông minh ( Tranh con mèo, trâu, gà)
+ Các con vật trong các bức tranh có điểm giống nhau và khác nhau?
- GV cho HS quan sát tranh trên bảng thông minh ( Tranh con trâu bằng đất nặn)
+ Kể tên các bộ phận bên ngoài của con trâu?
- GV chốt
- GV cho HS quan sát tranh trên bảng thông minh (con mèo có các hoạt động khác nhau)
+ Nêu các hoạt động của con mèo trong các bức tranh trên?
+ Vậy em thích nặn con vật nào nhất, con vật đó đang làm gì?
+ Nhà em có nuôi con vật gì không?
+ Con vật đó có đặc điểm như thế nào?( Màu sắc, hình dáng)
+ Em có yêu quý con vật đó không?
+ Em thể hiện tình cảm của mình đối với con vật đó như thế nào?
- GV kết luận : Có rất nhiều các con vật khác nhau, mỗi con vật có màu sắc và vẻ đẹp riêng. Muốn nặn được các con vật mình yêu thích sao cho thật đẹp các em cần nắm chắc đặc điểm, hình dáng của con vật đó. 
Hoạt động 2: Cách nặn:
- GV cho HS quan sát cách nặn trên bảng thông minh và nêu ( Có hai cách nặn)
* Cách 1: Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại: 
 + Nặn các bộ phận chính của con vật trước 
( Đầu, mình) 
+ Nặn thêm các bộ phận phụ sau ( Chân, đuôi, tai, mắt)
+ Dính các bộ phận.
+ Tạo dáng và chỉnh sửa hoàn chỉnh con vật.
* Cách 2: 
+ Nặn con vật từ một thỏi đất sau đó thêm các chi tiết mắt, tai, chân cho sinh động. 
+ Tạo dáng đi, đứng, chạy
- GV cho HS tham khảo bài nặn của HS năm trước trên bảng thông minh.
Hoạt động 3: Thực hành.
- GV: Cho HS quan sát tranh trên bảng thông minh ( Gà, trâu, thỏ, mèo)
- GV: Yêu cầu HS thực hành( Nặn dáng con vật mà em thích)
- GV: Xuống từng bàn hướng dẫn HS còn lúng túng.
- GV: Yêu cầu HS hoàn thành bài
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV: Cùng HS chọn một số bài yêu cầu HS nhận xét theo tiêu chí:
+ Dáng con vật như thế nào?
+ Con vật có đầy đủ các bộ phận không?
+ Các bộ phận có cân đối, hợp lí không?
+ Các vết dính, ghép các bộ phận như thế nào?
+ em thích con vật nào nhất, vì sao?
- GV: Nhận xét chung.
+ Khen ngợi HS có bài nặn đẹp.
+ Động viên, khích lệ HS chưa hoàn thành bài.
Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò.
- Kĩ thuật trình bày một phút .
- GV: Sau khi học xong bài này em nào có thể nêu lại các bước nặn con vật? Ích lợi của các con vật? 
- HS suy nghĩ, ghi ra giấy.
- HS trình bày ý kiến.
- HS nhận xét.
- GV: Nhận xét và đặt câu hỏi:
+ Em đã làm gì để chăm sóc và bảo vệ các con vật đó?
- GV: Dặn dò HS.
+ Sưu tầm tranh dân gian Đông Hồ.
+ Giờ sau mang đầy ®ủ đồ dùng học tập.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS con mèo
+ HS quan sát tranh.
+ Trâu, mèo, thỏ, gà.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
- HS trình bày.
- HS nhận xét.
+ HS quan sát tranh.
+ Con trâu, mèo có 4 chân, con gà 2 chân.
+ HS quan sát tranh.
+ Thân( mình), đầu, chân, sừng, đuôi, mắt
+ HS lắng nghe.
+ HS quan sát tranh.
+ Ngồi, đi, nằm,leo, trèo, chạy, nhảy ăn đùa nghịch.
+ HS trả lời
+ HS trả lời
+ HS trả lời
+ HS trả lời
+ HS trả lời
+ HS lắng nghe.
- HS chú ý quan sát cô hướng dẫn.
- HS tham khảo bài trên bảng thông minh.
- HS quan sát tranh trên bảng thông minh.
- HS thực hành.
- HS hoàn thành bài.
- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.
+ HS lắng nghe cô nhận xét.
-HS nêu.
+ Là thức ăn bổ dưỡng, là sức kéo( trâu, bò) là nguồn cân bằng sinh thái làm cho môi trường trong sạch hơn.
+ Cho chúng ăn,không đánh đập chúng, vệ sinh chuồng trại
- HS lắng nghe cô dặn dò.
..
TUẦN 15
Ngày giảng: Thứ 3 ngày 18/12/2018 Lớp1a2,1a3
 Thứ 4 ngày 19/12/2018 Lớp1a9
BÀI 15: VẼ CÂY, VẼ NHÀ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS nhận biết được một số loại cây và nhà, biết cách vẽ cây và nhà đơn giản.
2. Kĩ năng: * ND§C: Tập vẽ bức tranh đơn giản có cây, có nhà.
3. Thái độ: HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
Thầy: - Sưu tầm tranh, ảnh một số loại cây và nhà.
 - Hình gợi ý cách vẽ,bài của HS năm trước.
Trò: - Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
1/ Kiểm tra bài cũ, đồ dùng.
2/ Bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.
- GV: treo tranh ảnh yêu cầu HS quan sát thảo luận theo nội dung:
+ Em hãy kể tên các loại cây?
+ Các bộ phận của cây?
+ Hãy nêu màu sắc của cây?
+ Ngoài những cây trên em còn biết loại cây nào khác?
+ Cấu tạo của ngôi nhà?
+ Mái nhà hình gì?
+ Cửa chính và cửa sổ hình gì?
- GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- GV: Yêu cầu các nhóm bạn nhận xét.
- GV kết luận và đặt câu hỏi.
+ Cây có ích lợi gì với con người?
Hoạt động 2: Cách vẽ.
- GV: Hướng dẫn cụ thể từng bước.
a/ Vẽ cây:
+ Vẽ thân cành. 
+ Vẽ vòm lá ( tán lá). 
b/ Vẽ nhà.
+ Vẽ mái nhà.
+ Vẽ tường nhà.
+ Vẽ các cửa.
+ Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động3: Thực hành.
- GV cho HS tham khảo bài vẽ của HS năm trước.
- GV: Yêu cầu HS thực hành.
- GV: Xuống từng bàn hướng dẫn HS còn lúng túng.
- GV: Yêu cầu HS hoàn thành bài
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV: Cùng HS chọn một số bài yêu cầu HS nhận xét theo tiêu chí:
+ Bố cục.
+ Hình dáng.
+ Đặc điểm.
+ Màu sắc.
+ Theo em bài nào đẹp nhất.
- GV: Nhận xét chung.
+ Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.
+ Động viên, khích lệ HS chưa hoàn thành bài.
Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò.
- GV: Yêu cầu HS nêu lại cách vẽ cây, vẽ nhà.
- GV: Nhận xét và đặt câu hỏi:
+ Em đã làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây cối?
- GV: Dặn dò HS.
+ Về nhà sưu tầm tranh dân gian.
+ Giờ sau mang đầy ®ủ đồ dùng học tập.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm.
+ C©y b­ëi, chuèi, nh·n
+ Th©n, cµnh, l¸.
+ Mµu xanh, n©u
+ C©y na, bµng
+ Th©n nhµ, m¸i nhµ, cöa .
+ M¸i nhµ h×nh tam gi¸c, h×nh thang.
+ H×nh ch÷ nhËt.
- HS trình bày.
- HS nhận xét.
- HS tr¶ lêi.
- HS chú ý quan sát hướng dẫn.
- HS tham khảo bài.
- HS thực hành.
- HS hoàn thành bài.
- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.
+ HS lắng nghe cô nhận xét.
+ HS nêu.
+ HS trả lời.
- HS lắng nghe cô dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_3_bai_15_tap_nan_tao_dang_nan_con_vat.doc