Giáo án môn học lớp 4 - Tuần dạy 1

Giáo án môn học lớp 4 - Tuần dạy 1

MÔN :TẬP ĐỌC

 BÀI :DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I/MỤC TIÊU

 1. Đọc được toàn bài :đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.

 - Bước đầu đọc bài phù hợp với nội dung bài đọc.

 2. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.

 3. Kĩ năng :HS biết bênh vực những bạn yếu đuối, phê phán những hành vi bắt nạt kẻ yếu.

 4. HỖ TRỢ TV :đói kém, khóc tỉ tê,ngắn chùn chùn

II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

 - Tranh minh hoạ trong SGK, tranh, ảnh dế mèn, nhà trời, truyện Dế Mèn phiêu lưu ký.

 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn hướng dẫn HS luyện đọc

III/ CÁC HOAHT ĐỘNG DẠY – HỌC:

A. Mở đầu

- GV giới thiệu 5 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 4 tập một. Yêu cầu HS mở mục lục SGK.

- gọi HS đọc tên 5 chủ điểm, GV nói sơ qua 5 nội dung từng chủ điểm .

B. Dạy bài mới :

Hoạt động:1/ Giới thiệu chủ điểm và bài học :

-Chủ điểm : Thương người như thể thương thân là một truyền thống tốt đẹp của cha ông ta . Các bài học môn TV tuân 1,2,3 giúp chúng ta hiểu rõ hơn về truyền thống tốt đẹp đó.

 

doc 23 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 4 - Tuần dạy 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUAÀN 1 Thứ 2 ngày 22 tháng 8 năm 2011
	MÔN :TẬP ĐỌC
 BÀI :DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I/MỤC TIÊU
	1. Đọc được toàn bài :đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.
	- Bước đầu đọc bài phù hợp với nội dung bài đọc.
	2. 	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.
	3. Kĩ năng :HS biết bênh vực những bạn yếu đuối, phê phán những hành vi bắt nạt kẻ yếu.
 4. HỖ TRỢ TV :đói kém, khóc tỉ tê,ngắn chùn chùn
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	- Tranh minh hoạ trong SGK, tranh, ảnh dế mèn, nhà trời, truyện Dế Mèn phiêu lưu ký.
	- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn hướng dẫn HS luyện đọc
III/ CÁC HOAHT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. Mở đầu
- GV giới thiệu 5 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 4 tập một. Yêu cầu HS mở mục lục SGK.
- gọi HS đọc tên 5 chủ điểm, GV nói sơ qua 5 nội dung từng chủ điểm .
B. Dạy bài mới :
Hoạt động:1/ Giới thiệu chủ điểm và bài học :
-Chủ điểm : Thương người như thể thương thân là một truyền thống tốt đẹp của cha ông ta . Các bài học môn TV tuân 1,2,3 giúp chúng ta hiểu rõ hơn về truyền thống tốt đẹp đó.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Hoạt động:2/ HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a.Luyện đọc
- Gọi HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn 3 lần.
Đoạn 1 : 2 dòng đầu / Đoạn 2 : 5 dòng tiếp theo
Đoạn 3 : 5 dòng tiếp theo /Đoạn 4 : Phần còn lại
-GV giúp đỡ hs đọc yếu: Khíp, Đêm, Mói, Cham, Năn, Mêra,Nhung
- GV khen những HS đọc đúng, kết hợp sửa sai những HS phát âm sai, ngắt ngỉ chưa đúng, giọng đọc chưa phù hợp. Hướng dẫn những từ ngữ cần nhấn giọng.
- HS đọc thầm phần chú thích
- Luyện đọc theo cặp : Gọi HS đọc một đoạn theo trình tự các đoạn trong bài.
- Gọi 1,2 HS đọc lại toàn bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b.Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi
- Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh nào ?
Ý 1: Hoàn cảnh Dế Mèn gặp nhà trò.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi : Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt.
Ý 2: Hình dáng yếu ớt của chị Nhà Trò
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi : Nhà Trò bị nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào ?
Ý 3: Hoàn cảnh của chị Nhà Trò
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi : Những lời nói, cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ?
Ý 4: Tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn
- Cho HS đọc lướt toàn bài, nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó ?
Qua câu chuyện em thấy dê mèn là ngườI như thế nào?
-GV ghi bảng đại ý
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp nhau 4 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc đúng giọng của từng nhân vật.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu trong bài (đoạn 3,4).
- Gv đọc diễn cảm 1 đoạn để làm mẫu
- Luyện HS đọc diễn cảm theo cặp.
- Cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp ( mỗi tổ 1 em)
- GV theo dõi, uốn nắn, nhận xét bình chon cá nhân đọc hay.
- HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp.
- Học sinh đọc thầm
- 1,2 HS đọc lại toàn bài
- HS đọc thầm cả bài.
- HS đọc thầm đoạn 1, tìm hiểu câu hỏi và trả lời câu hỏi.
+ Dế Mèn đi qua vùng cỏ .chị Nhà Trò đang gục đầu bên tảng đá khóc.
- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời 
+ Thân hình chị nhỏ bé, gầy yếu người., ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa quen mở. Vì ốm yếu chị nên lâm vào cảnh nghèo túng.
- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời.
+ Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận, lần này chúng giăng tơ chặng đờng, đe bắt chị ăn thịt.
- HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời :
+ Em đừng sợ, hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu. ( Lời nói dứt khoát, mạnh mẽ làm Nhà Trò yên tâm)
+ Xoè cả hai càng ra, dắt Nhà Trò đi.
- HS đọc lướt toàn bài, nêu một hình ảnh nhân hoá có trong bài :
+ Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, mặc áo thâm dài, người bự phấn 
-> thích vì hình ảnh này tả Nhà Trò như một cô gái yếu đuối, đáng thương.
-hs trả lời
- 4 HS đọc nối tiếp 
- HS nhận xét
- HS đọc.
- HS lắng nghe GV đọc.
- 1 HS đọc lời của Dế Mèn
- 1 HS đọc lời của Nhà Trò.
- Mỗi tổ cử 1 em thị đọc diễn cảm.
4/. Củng cố, dặn dò :- GV giúp HS liên hệ bản thân 
- Em học được điều gì ở nhân vật Dế Mèn ?
- Gv nhận xét tiết học. Tuyên dương HS đọc tốt.
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn. Tìm đọc tác phẩm : Dế Mèn phiêu lưu kí. 
	---------------------------------------------
MÔN: TOÁN ( Tiết 1)
BÀI : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100.000
I/ MỤC TIÊU:
 - Cách đọc, viết các số đến 100.000
	- Biết phân tích cấu tạo số.
 - Bài tập cần làm : Bài 1,2,3(y a : viết được 2 số; yb:dòng 1).
 - Hs có kĩ năng đọc,viết các số có nhiều chữ số và áp dụng trong cuộc sống.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	- GV : Bảng phụ
	- HS : phấn, bảng con
 III/HỖ TRỢ TV : Chu vi hình chữ nhật ,hình vuông,tổng.
 IV/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1/ Bài cũ :
	- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
	2. Bài mới :
	a/ Giới thiệu bài : Ở lớp 3 các em đã được đọc, viết, so sánh các số đến 100.000. tiết toán đầu tiên ở lớp 4 hôm nay các em sẽ được ôn lại các số đến 100.000.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1.Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng.
a) GV viết số 83251 yêu cầu HS đọc và nêu rõ chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục, chữ số hàng trăm, chữ số hàng nghìn, chữ số hàng chục nghìn.
b) Tương tự như trên với số :83001, 80201, 80001
c) GV cho HS nêu quan hệ giữa 2 hàng liền kề
d) GV cho vài HS nêu
- Các số tròn chục 
- Các số tròn trăm
- Các số tròn nghìn 
- Các số tròn chục nghìn
Hoạt động2. Thực hành :
Bài 1 : Gọi HS đọc đề
- Cho HS nhận xét, tìm ra qui luật viết các số trong dãy số này
- Số cần viết tiếp theo 10000 là số nào ? và sau đó nữa là số nào ? tiếp theo cả lớp làm phần còn lại.
b) HS tự tìm ra qui luật viết các số và viết tiếp
- Gv theo dõi
- Cho HS nêu qui luật viết, và đọc kết quả.
Bài 2 : GV kẻ sẵn vào bảng lớn gọi HS phân tích mẫu.
- Gọi 1 HS làm bảng lớn
- GV nhận xét
Bài 3 : GV ghi bảng lớn, gọi HS phân tích cách làm
- GV hướng dẫn bài mẫu
a) 8732 = 8000 + 700 + 20 + 3
b) 9000 + 200 + 30 + 2 =
- Gọi HS lên bảng làm các bài còn lại
- Gv theo dõi hướng dẫn 1 số em 
- Chấm bài 1 số em
- Nhận xét bài làm của Hs 
- 1, 2 HS đọc số và nêu .
- HS cả lớp đọc thầm.
- 1 chục = 10 đơn vị
- 1 trăm = 10 chục
- Vài HS nêu được
+ 10, 20, 30,40,50,60,70,80,90
+100,200, 300,400,500,600,700,800,900
+ 1000, 2000,3000,4000,5000,6000,..
+10000.20000, 30000,.,80000,90000
- HS trả lời : 20000,30000
36000,37000,38000,39000, 40000,41000
- HS nghe và đối chiếu kết quả
- HS nhìn bài 2 SGK đọc thầm
- HS dùng bút chì làm vào SGK
- HS tự đối chiếu kết quả, sửa bài
- HS phân tích
- 1 HS giải bảng lớn
- Cả lớp làm vào vở
a) Viết thành dạng tổng
8732, 9171
b) Viết theo mẫu b
7000 + 300 + 50 + 1 =
- HS tự chấm bài bằng bút chì
- HS trả lời miệng
4/ Củng cố, dặn dò:- Nhận xét tiết học
- Bài về nhà : 4/4
*Bài sau : Ôn tập các số đến 100.000 (tt)
*****************************
 	MÔN :KHOA HỌC
BÀI :CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS có khả năng :
-Nêu được những yếu tố mà con người cũng như sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình.
-Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống.
- Hs có kĩ năng :kể được những thứ còn người cần có để sống: cơm ăn, nước uống,.......
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các hình trong SGK trang 4, 5, Phiếu học tập.
Bộ phiếu dùng cho trò chơi “ cuộc hành trình đến hành tinh khác”.
III.HỖ TRỢ TV:lương thực, thực phẩm
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Bài mới (30’) 
A. Bài cũ
- Kiểm tra sách vở của HS - Để SGK lên bàn.
B. Dạy bài mới :
1/ Giới thiệu bài 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
* Hoạt động 1 : Động não
+ Cách tiến hành:
* Bước 1 :
- Gv đặt vấn đề và nêu yêu cầu : Kể ra những thứ các em cần dùng hằng ngày để duy trì sự sống của mình.
- GV chỉ định từng HS, mỗi HS trình bày ngắn gọn.
- GV ghi các ý đó lên bảng.
* Bước 2 :
- GV tóm tắt các ý kiến của HS đã được ghi trên bảng và rút ra nhận xét chung
- GV kết luận (SGK).
* Hoạt động 2 : Làm việc với phiếu học tập và SGK .
+ Cách tiến hành :
- Bước1 : Làm việc với phiếu học tập theo nhóm
- GV phát phiếu học tập thẹo nhóm 
	phiếu học tập
Hãy dánh dấu vào các cột tương ứng với những yếu tố cần cho sự sống của con người,động vật, thực vật
Những yếu tố cần cho sự sông
Con người
Động vật
Thực vât
1. Không khí
2. Nước
3. Ánh sáng
4. Nhiệt độ
5. Thức ăn
6. Nhà ở
7. Tình cảm gia đình
8. Phương tiện giao thông
9. Tình cảm bạn bè
10. Quần áo
11. Trường học
12. Sách báo
13. Đồ chơi
( HS có thể kể thêm)
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
- Bước 2: HS chữa bài tập theo đáp án trên 
-Bước 3: Thảo luận cả lớp 
+GV yêu cầu HS mở sgk thảo luận 2 câu hỏi sgk
+GV kết luận : 
-Con người, ĐV, TV đều cần thức ăn, nước uống, ..duy trì sự sống của mình .
-Hơn hẳn sinh vật khác , ..những điều kiện về tinh thần, văn hoá, xã hội.
* Hoạt động 3 : Trò chơi “ Cuộc hành trình đến hành tinh khác “
+ Cách tiến hành :
- Bước 1 : Tổ chức
- GV chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm GV phát cho 1 bộ đồ chơi gồm 20 tấm phiếu có vẽ những thứ cần có để duy trì cuộc sống và những thứ các em muốn có.
- Bước 2 : Hướng dẫn cách chơi 
+ GV yêu cầu các nhóm hãy bàn bạc và chọn ra 10 thứ ( được vẽ trong 20 phiếu ) mà các em thấy cần phai mang theo khi đến hành tinh khác, sau đó HS chọn lại 6 phiếu còn lại nộp cho GV
- Bước 3 : Thảo luận
+ Các nhóm so sánh kết quả lựa chọn của mình với nhóm khác và mỗi nhóm giải thích vì sao lại lựa chọn như vậy
- HS lắng nghe.
- HS phát biểu ý kiến
- HS hoạt động theo nhóm làm việc với phiếu học tập
- HS thảo luận và đánh dấu vào ô trống các cột tương ứng.
- Đại diện HS các nhóm lên trình bày kết quả trước lớp.
- HS khác bổ sung( nếu sai)
- HS thảo luận 2 câu hỏi SGK
- HS lắng nghe
- HS tham gia trò chơi theo nhóm
- Các nhóm đính các phiếu đã chọn lên bảng ( theo nhóm đã được bố trí)
- Các nhóm thảo luận so sánh các phiếu đã lựa chọn với nhóm khác và giải thích
4/ Củng cố- dặn dò :- GV gọi 1-2 HS nhắc lại những điều kiện cần thiết để ... S thi kể
- HS cả lớp tham gia nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Em và người phụ nữ có con nhỏ
- Quan tâm giúp đỡ nhau là một nếp sống đẹp.
4/ Củng cố- dặn dò :
- Thế nào là kể chuyện /
- Về nhà đọc thuộc nội dung cần ghi nhớ - Viết lại bài em vừa kể vào vở
---------------------------------------------------
MÔN :KHOA HỌC ( Tiết 2) 
BÀI : TRAO ĐỐI CHẤT Ở NGƯỜI (6)
I/ Mục tiêu : 
 Sau bài học, HS biết
	- Kể ra những việc hằng ngày cơ thể lấy vào và thải ra trong quá trình sống
	- Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
	- HS thấy được những việc cần phải làm để quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- Hình trang 6,7 SGK
	- Giấy khổ A4 hoặc vở BT, bút vẽ 
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Bài cũ
- Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình ?
- Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người cần những gì ?
2. Dạy bài mới :
a/ Giới thiệu bài mới : Hằng ngày cơ thể con người phải lấy từ môi trường những gì và thải ra những gì. Quá trình đó gọi là gì. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
b/ Tìm hiểu bài :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người
+ Cách tíên hành :
Bước 1 : GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát và thảo luận theo cặp.
- Kể tên những gì được vẽ ở hình 1 trang 6/ SGK.
- Phát hiện những thứ có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người.
- Phát hiện những yếu tố cần cho sự sống con người mà không được thể hiện qua hình vẽ
- Tìm xem cơ thể người lấy gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì trong quá trình sống của mình.
Bước 2 : Hoạt động cả lớp 
- Gọi 1 số HS lên trình bày kết quả của cặp mình.
Bước 3 :
- GV yêu cầu HS đọc đoạn đầu trong mục bạn cần biết và trả lời câu hỏi :
+ Trao đổi chất là gì ?
+ Nêu vai trò sự trao đổi chất đối với con người, động vật, thực vật.
- Gv kết luận :
+ Hằng ngày cơ thể con người phải lấy từ môi trường thức ăn, ..để sống và phát triển.
+ Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước uống, ., cặn bã
+ Con người, động vật có trao đối chất với môi trường mới sống được.
+ Hoạt động 2 : thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường :.
- Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc cá nhân
+ Yêu cầu HS viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất theo trí tưởng tượng .
+ GV giúp HS hiểu sơ đồ trao đổi chất ở hình 2/7 SGK
Bước 2 : trình bày sản phẩm
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS có bài vẽ tốt
- 2- 3 HS trả lời.
- Quan sát và thảo luận theo cặp.
- HS trả lời
- Ánh sáng, nước, thức ăn
- Không khí
- Lấy thức ăn, nước, không khí.
- Thải ra chất thừa, cặn bã ( mồ hôi, nước tiêu, phân, khí Các-bô-níc)
- Các nhóm khác nghe và bổ sung thêm cho đầy đủ.
- 1-2 đọc thành tiếng trước lớp
- Lớp đọc thầm và trả lời
- HS lắng nghe
- HS vẽ sơ đồ bằng chữ hoặc bằng ảnh tuỳ theo sáng tạo ( vẽ trên giấy A4).
- Cả lớp lắng nghe và nhận xét
4/ Củng cố, dặn dò :- Trao đổi chất là gì ? Tại sao con người và động vật, thực vật luôn luôn thực hiện sự trao đổi chất ?
* Bài sau : Trao đổi chất ở người
- GV nhận xét tiết học 
 ---------------------------------------------------
	 Thứ 6 ngày 25 tháng 8 năm 2011
MÔN :TOÁN ( Tiết 5)
BÀI : LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu
	- Luyện tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ
	- Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a.
 - Bài tập cần làm : Bài 1,2(2 câu),4(chọn một trong 3 trường hợp).
 - Hs có kĩ năng tính giá trị biểu thức về số học và hình học.
II/ Đồ dùng dạy - học 
III/ Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ :
- HS sửa bài 3/ 6 SGK - 1 HS giải bảng lớn
Hỏi : muốn tính giá trị biểu thức có chưa một chữ ta làm thế nào ? - 1-2 HS trả lời câu hỏi
- Chấm vở một số em.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2. Hướng dẫn bài tập
Bài 1: Tính giá trị biểu thức
+ GV kẻ sẵn bảng lớn
A
6 x a
5
6 x 5 = 30
7
10
+ GV yêu cầu HS nêu cách làm
+ GV ghi lên bảng
+ Gv y/c HS làm tiếp các bài tập phần b,c,d
+ Gọi vài HS nêu kết quả- GV nhận xét
Bài 2 : Tính giá trị biểu thức
a) 35 + 3 x n với n= 7
b) 168 – m x 5 với m = 9
+ Yêu cầu HS làm bảng con, mỗi tổ 1 bài
+ GV thống nhất kết quả, nhận xét
Bài 4 : Tính chu vi hình vuông
+ Bảng vẽ hình vuông lên bảng
+ Y/c HS nêu cách tính chu vi P của hình vuông.
+ Gọi HS tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là 3cm
+ GV yêu cầu về nhà làm bài 
- HS nêu :
+ Giá trị biểu thức 6 x a với a =5 là :
6 x 5 = 30
+ Giá trị biểu thức 6 x a với a =7 là :
6 x 7 = 42
+ Giá trị biểu thức 6 x a với a =10 là :
6 x 10 = 60
- HS làm các bài b, c, d vào vở
- HS đối chiếu kết quả 
- HS xem lại kết quả của mình
- HS theo dõi, nghe hướng dẫn, sau đó làm vào vở.
- HS nêu : Chu vi hình vuông bằng độ dài cạnh nhân 4. Khi độ dài cạnh bằng a thì chu vi là P = a x 4
a = 3 cm, P = a x 4 = 3 x 4 = 12
4. Củng cố, dặn dò:- GV nhận xét tiết học
- Bài về nhà : Bài 4/7
* Bài sau : Các số có 6 chữ số
------------------------------------
	 MÔN :LUYEÄN TÖØ VAØ CAÂU
LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. Mục tiêu:Giảm tải :Bt1 phân tích 1trong 2 dòng của câu tục ngữ
	1.Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phân đã học theo bảng mẫu ở bài tập 1.
	2.Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau BT 1,2.
	3. Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng. Nói và viết thành câu
 4. Hỗ trợ tiếng việt : giải nghĩa câu tục ngữ : Không ngoan đối đáp.....đá nhau.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và phần vần ( dùng phấn màu khác nhau cho 3 bộ phận : âm đầu, vần, thanh )
	- Bộ xếp chữ, từ đó có thể ghép các con chữ thành các vần khác nhau và tiếng khác nhau.
	- Vở bài tập tiếng việt
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng : phân tích 3 bộ phận của các tiếng trong câu 
Lá lành đùm lá rách
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
lá
lành
..
l
l
a
anh
.
sắc
huyền
..
2. Dạy bài mới
b.Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1- Gọi 1 HS đọc nội dung BT 1, đọc cả phần ví dụ 9 M) trong SGK
Yêu cầu HS làm việc theo cặp “ phân tích cấu tạo từng tiếng trong câu tục ngữ
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
khôn
ngoan
đối
đáp 
người
ngoài
kh
ng
đ
đ
ng
ng
ôn
oan
ôi
ap
ươi
oai
ngang
ngang
sắc
sắc
huyền
huyền
GV nhận xét; tuyên dương các nhóm làm nhanh, đúng
Bài tập 2 : tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên.
- Cho HS hai tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ.
Bài tập 3 : 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài, suy nghĩ
- Gọi 2 HS làm bảng lớn
- GV nhận xét
- HS theo dõi, nhận xét bài làm
-HS đọc ycầu
-HS hoạt động nhóm2
- Thi đua nhóm nào phân tích nhanh, đúng.
-HS hai tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ 
- HS đọc yêu cầu bài, suy nghĩ 
- HS đọc đề suy nghĩ và làm vào vở.
+ Các cặp tiếng bắt vần với nhau
choắt - thoắt, xinh - nghênh
+ Cặp có vần giống nhau hoàn toàn
choắt - thoắt ( vần oắt )
+Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn : xinh - nghênh
4. Củng cố - dặn dò:
- GV hỏi : Tiếng có cấu tạo như thế nào ? Những bộ phận nào nhất thiết phải có
* Bài sau : Mở rộng vốn từ đoàn kết - nhân hậu
- Tìm hiểu để nắm nghĩa của các từ trong BT2/ 17 
------------------------------------------
MÔN : TẬP LÀM VĂN ( Tiết 2)
BÀI : NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
I/ Mục tiêu : 	
	1. Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật
	- Nhận biết được tính cách của từng người cháu trong câu truyện:Ba anh em.
	- Bước đầu biết kẻ tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật .
 2.HS có kĩ năng :biết đánh giá, nhận xét tính cách của nhau hành động và lời nói...
 3. Hỗ trợ tiếng việt : Câu hỏi : Ai, thế nào?; Ai,làm gì? Để tìm ra tính cách nhân vật trong chuyện : Ba anh em.
II Tài liệu và phương tiện :
Ba tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại theo yêu cầu BT
Vở BT Tiếng Việt 4
III/ Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ
- Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải là văn kể chuyên ở những điểm nào ?
B. Dạy bài mới
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Giới thiệu bài 2. Phần nhận xét
Bài tập 1 + Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
+ Gọi 1 HS nói tên những truyện các em mới học.
GV dán bảng 3-4 phiếu khổ to . Gọi 3-4 HS lên bảng làm bài.
Tên truyện
Nhân vật
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
- Nhân vật là vật:
+ Dế Mèn
+ Nhà trò
+ Bọn nhện
- Sự tích hồ Ba Bể
Nhân vật là người :
+ Hai mẹ con bà nông dân.
+ Bà cụ xin ăn và những người dự lễ hội.
+ Nhân vật là con vật :
+ Giao long
Bài tập 2 : Nhận xét tính cách nhân vật :
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp
3. Phần ghi nhớ :
+ Gọi 3-4 HS đọc phần ghi nhớ SGK
4. Phần luyện tập
- Bài tập 1
+ Gọi 1 HS đọc nội dung BT 1 SGK
( Đọc cả câu chuyện Ba anh em và từ được giải nghĩa )
+ yêu cầu HS trao đổi và trả lời .
- Nhân vật trong truyện là ai ?
- Nhận xét của bà về tính cách từng đứa cháu như thế nào ?
- Em có đồng ý với nhận xét của bà không ?
- Vì sao bà có nhận xét như vậy
- Bài tập 2
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài
- Gv hướng dẫn HS trao đổi tranh luận các hướng sự việc có thể xảy ra.
- GV nhận xét, chọn ra những em kể hay, tuyên dương.
- HS đọc nội dung BT
- HS khá, giỏi kể lại câu chuyện sự tích hồ Ba Bể
- HS cả lớp thực hiện 3 yêu cầu của bài
a) Các nhân vật
+ bà cụ ăn xin, mẹ con bà nông dân, những người dự lễ hội
b) Các sự việc xảy ra và kết quả
+ Bà cụ xin ăn trong ngày hội cúng phật nhưng không ai cho.
+ Hai mẹ con bà nông dân cho bà cụ ăn và ngủ trong nhà.
+ Đêm khuya bà già hiện thành con giao long lớn.
+ Sáng sớm, bà già cho 2 mẹ con gói tro, 2 mảnh vỏ trấu rồi đi.
+ Nước lụt dâng cao, 2 mẹ con bà nông dân chèo thuyền đi cứu người 
- HS đọc thầm, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- HS trả lời
- Cả lớp đọc thầm
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu BT 1
- HS tập kể theo cặp
- HS thi kể
- HS cả lớp tham gia nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Em và người phụ nữ có con nhỏ
- Quan tâm giúp đỡ nhau là một nếp sống đẹp.
4/ Củng cố- dặn dò :- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu viết lại bài em vừa kể vào vở
*******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN - 1.doc