Giáo án môn học lớp 5 - Trường tiểu học Phú Đa 3 - Tuần 14

Giáo án môn học lớp 5 - Trường tiểu học Phú Đa 3 - Tuần 14

ĐẠO ĐỨC

TÔN TRỌNG PHỤ NỮ

I)Mục tiêu: HS biết:

 - Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.

 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuỏi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.

 - Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày.

GDKNS: hs có kĩ năng tư duy phê phán. Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có lien quan tới phụ nữ. Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bà, mẹ, chị em gái và những người phụ nữ khác trong xã hội.

II) Đồ dùng dạy học

-GV: -Bảng phụ; Phiếu học tập-HS: -Thẻ màu

III)Các hoạt động dạy-học chủ yếu

 

doc 18 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học lớp 5 - Trường tiểu học Phú Đa 3 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14:	 Thứ ngày tháng năm 
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ
I)Mục tiêu: HS biết:
 - Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuỏi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
 - Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày.
GDKNS: hs có kĩ năng tư duy phê phán. Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có lien quan tới phụ nữ. Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bà, mẹ, chị em gái và những người phụ nữ khác trong xã hội.
II) Đồ dùng dạy học
-GV: -Bảng phụ; Phiếu học tập-HS: -Thẻ màu
III)Các hoạt động dạy-học chủ yếu
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*Hoạt động khởi động:(5’)Kiểm tra bài cũ:
-GV yêu cầu HS trình bày những việc đã làm để giúp đỡ người già và trẻ em.
*Hoạt động 1:(10’)Tìm hiểu thông tin
-GV yêu cầu các nhóm đọc và tìm hiểu thông tin để giới thiệu về nội dung một bức ảnh ở SGK 
-Phát phiếu học tập
-Kết luận:Phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước
-+ Em hãy kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình ,trong xã hội mà em biết .
+ Tại sao phụ nữ là những người đáng được tôn trọng ?
*Hoạt động 2 (10’):Làm bài tập 1,SGK.
- GV nêu yêu cầu
- GV theo dõi.- GV kết luận 
*Hoạt động 3:(7’)Bày tỏ thái độ 
- GV lần lượt nêu từng ý kiến ở bài tập 2 và yêu cầu HS đưa thẻ để bày tỏ thái độ :tán thành (đỏ), không tán thành (xanh)
- GV theo dõi 
-GV kết luận :
+ Tán thành với các ý kiến :a,b.
+ Không tán thành với các ý kiến :b,c, đ.
Hoạt động nối tiếp:(3’)
-T ìm hiểu và giới thiệu về một ng ười phụ nữ mà em kính trọng và yêu mến
- 2 ,3 HS trình bày 
- Các em khác trao đổi .
-HS làm việc theo 4 nhóm ,theo phiếu.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Các nhóm khác theo dõi bổ sung.
-HS lắng nghe .
-HS trả lời .
-Các em khác nhận xét ,bổ sung .
-HS đọc phần ghi nhớ .
-HS thảo luận theo nhóm 2 rồi trình bày ý kiến
-Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ là :a,b
-Các việc làm biểu hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ :c,d .
-HS đưa thẻ bày tỏ thái độ theo quy ước .-HSKG giải thích lí do vì sao tán thành (hoặc không tán thành)
-Cả lớp lắng nghe ,trao đổi .
-HS lắng nghe .
- HS nãu
-HS lắng nghe
Thứ ngày tháng năm
TẬP ĐỌC
CHUỖI NGỌC LAM
I)Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch,trôi chảy,diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật..
 -Hiểu ý nghĩa câu chuyện :Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu ,biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.)
II) Đồ dùng dạy học:- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.- Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
III)Các hoạt động dạy -học:
Hoạt động cuả GV
Hoạt động của HS
Hoạt động khởi động:KTBC(4p)
- Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn ?
- Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi 
Hoạt động 1/Giới thiệu bài (1p)
Hoạt động 2/HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài(20p)
 a)Luyện đọc 
- GV lưu ý HS đọc và phân biệt lời các nhân vật và nhấn giọng ở các từ : áp trán ,vụt đi,sao ông làm như vậy ?
- GV chia đoạn
- GV giới thiệu tranh minh hoạ
- GV hướng dẫn đọc từ ngữ : áp trán, Pi-e, Nô-en, Gioan .
- GV đọc toàn bài 
b)Tìm hiểu bài 
+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai ?
+ Em bé có đủ tiền mua chuỗi ngọc không ?Chi tiết nào cho biết điều đó ?
+ Chị của cô bé tìm gặp Pi-e để làm gì ?
+ Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc ?
+ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này 
* Nội dung: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác
Hoạt động 3. Đọc diễn cảm(8p)
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2 
-GV khen các nhóm đọc hay
IV. Củng cố dặn dò(3p) - Nội dung câu chuyện này là gì ?
- Nhắc nhở HS biết sống đẹp như các nhân vật trong câu chuyện để cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn 
- Chuẩn bị bài Hạt gạo làng ta 
- HS đọc và trả lời 
-2 HS đọc nối tiếp bài văn 
- HS lắng nghe
- HS quan sát 
- HS đọc đoạn văn nối tiếp 
- HS luyện đọc từ ngữ 
- HS luyện đọc theo cặp 
- HS đọc đoạn 1
- HS trả lời 
- HS đọc đoạn 2
- HS trả lời
- HS đọc theo lối phân vai
- Thi đọc diễn cảm giữa các nhóm theo lối phân vai
- Lớp nhận xét 
-HS nêu.
 Thứ ngày tháng năm
TOÁN:
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
- Biết vận dụng trong giải toán có lời văn. HS làm được bài 1a, 2.
- Đức tính cẩn thận, lòng say mê học toán, biết vận dụng vào thực tế cuộc sống.
B. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên ( GV )
Hoạt động của học sinh ( HS )
1. Bài cũ:(4p)
- Gọi vài HS nhắc lại quy tắc chia nhẩm một số thập phân cho 10; 100; 1000; ...
2. Bài mới:
 * HĐ 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân(15p)
- GV cho Hs đọc VD 1 sgk trang 67, phân tích bài toán và nêu được phép tính: 27 : 4 = ..... ( m )
- GV vừa thực hiện vừa hướng dẫn cho HS từng thao tác như sgk. Chẳng hạn: 27 4
 30 6,75
 20 
 0
- GV lưu ý với HS khi chia mà có số dư thì ta cứ việc thêm 0 vào bên phải số dư và tiếp tục chia
- GV nêu VD 2: 43 : 52 =.....
+ GV cho HS nhận xét so sánh số 43 và 52
+ GV hướng dẫn viết số 43 dưới dạng số thập phân rồi thực hiện phép chia như chia số thập phân cho số tự nhiên
+ Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở nháp
+ Nhận xét bài làm 
* Từ 2 VD trên hãy nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân như sgk
* HĐ 2: Thực hành(14p)
- Bài 1: a) Chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy làm 1 câu z9 a, b)
+ Gọi đại diện 2 dãy thực hiện ở bảng
- Bài 2: + Cho HS nhắc lại cấu tạo của phân số thập phân
+ Cho 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
C. Củng cố dặn dò:(2p)
Nhắc lại quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân 
- Vài HS nhắc lại
- HS quan sát
- HS lắng nhe
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở nháp
+ Nhận xét bài làm 
- HS nêu quy tắc
- 2 HS đại diện 2 dãy thực hiện ở bảng, cả lớp nhận xét
- HS nhắc lại
-1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
+ Nhận xét bài làm 
Thứ ngày tháng năm
KHOA HỌC:
GỐM XÂY DỰNG: GẠCH , NGÓI
I. Mục tiêu: Học xong bài này, hs biết:
- Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói
 -Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng
- Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng:gạch, ngói
GDMT: Biết bảo vệ mt sạch khi xây dựng.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 -Hình trang 56,57 SGK-Một vài viên gạch, ngói khô;chậu nước
 -Sưu tầm thông tin và tranh ảnh về đồ gốm nói chung và gốm xây dựng nói riêng
III. Hoạt động dạy-học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động khởi động (4p)
-Làm thế nào để biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không?
-Đá vôi có ích lợi gì?
HĐ1(8p): Một số đồ gốm, đồ sành, đồ sứ
-Hãy kể tên các đồ gốm mà em biết
-Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng gì?
-Gạch, ngói khác đồ sành đồ sứ ở điểm nào?
HĐ2(9p): Công dụng của gạch, ngói
Quan sát các hình vẽ 1a, b; 2a, b, c; 3, 4a, b, c; 5; 6
Để hoàn thành bảng 
-Mái nhà hình 5 lợp bằng loại ngói gì?
-Mái nhà hình 6 lợp bằng loại ngói gì?
HĐ3(9p): Tính chất của gạch ngói
Thí nghiệm: Thả một viên gạch khô vào nước ta thấy có hiện tượng gì xảy ra
-Nêu tính chất của gạch, ngói?
IV.Củng cố dặn dò::
-Tổng kết rút ra kết luận mục bạn cần biết trang 57
- Hãy kể tên một số cơ sở sản xuất gạch ngói mà em biết ?
- Việc khai thác đất và nung lò để sản xuất gạch ngói có ảnh hưởng gì đến môi trường không ?
-Chuẩn bị bài sau: Xi măng
-3 hs trả lời 
-Làm việc theo nhóm., sắp xếp thông tin và sản phẩm. Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp với sản phẩm.
-Quan sát hình vẽ SGK
Thảo luận nhóm để điền vào bảng. Từng nhóm trình bày trước lớp với sản phẩm. Góp ý bổ sung 
Đáp án: hình 1: xây tường
Hình 2a: lát sân, hình 2b: lát sàn nhà, hình 2c: ốp tường, hình 4: lợp mái nhà
-ngói hình 4c
-ngói hình 4a
-HĐ nhóm. Làm thí nghiệm. Quan sát để rút ra kết luận. Đại diện nhóm lên báo cáo. Góp ý bổ sung 
Thứ ngày tháng năm
CHÍNH TẢ
Nghe viết : CHUỖI NGỌC LAM
I/Mục tiêu 
1.Nghe và viết đúng chính tả ,trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi trong bài Chuỗi ngọc lam .
2.Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin theo y/c bt3,làm được bt2a/b
 II/Đồ dùng dạy học
-Bảng phụ
III/Các hoạt động dạy-học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động khởi động:KTBC(4p)
- GV đọc cho HS viết: sương giá, xương xẩu, siêu nhân, liêu xiêu, sương mù, xương sống, phù sa, xa xôi
Hoạt động 1.Giới thiệu bài(1p)
 Hoạt động 2/Hướng dẫn HS viết chính tả(15p)
- GV đọc toàn bài chính tả
- Theo em , đoạn văn nói gì?
- Hướng dẫn HS luyện viết các từ khó : Pi-e, lúi húi, Gioan, rạng rỡ, chuỗi
- GV đọc từng câu hay vế câu
- GV đọc toàn bài
- GV chấm 5-7 bài
 Hoạt động 3/HD HS làm bài tập chính tả(13p)
*BT 2a:
- GV phát bảng phụ cho các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tìm những từ ngữ chứa 2 cặp tiếng:
- Tranh- chanh; trung –chung
- Trúng –chúng; trèo – chèo
- GV khen các nhóm tìm được nhiều từ ngữ
*BT3:
- GV lưu ý : chữ ô số 1 có vần ao hay au; chữ ô số 2 có âm đầu tr hay ch
-Gv chốt lại các từ cần điền :
Ô số 1: đảo, háo, dạo , tàu, vào, vào
Ô số 2: trọng, trước , trường, chở, trả
IV. Củng cố, dặn dò(2p)
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS ghi nhớ các từ đã ôn luyện. Tìm thêm 5 từ ngữ bắt đầu bằng tr/ ch
- HS viết
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS luyện viết từ ngữ
- HS viết chính tả
- HS rà soát lỗi
- HS đổi vở theo cặp , chữa lỗi
- HS đọc BT 2a
- HS thảo luận theo nhóm 
- HS lên bảng viết nhanh các từ ngữ dưới hình thức trò chơi “ Tiếp sức”
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS đọc BT3
- HS làm vào vở, 2 em làm ở bảng lớp
- Lớp nhận xét
-HS lắng nghe
Thứ ngày tháng năm
 TOÁN:
LUYỆN TẬP(tr68)
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân. Biết vận dụng trong giải toán có lời ... c để lâu?
-Kể tên các vật liệu tạo thành bê tông và bê tông cốt thép? Nêu tính chất và công dụng của bê tông, bê tông cốt thép
IV. Củng cố dặn dò:
-Tổng kết rút ra kết luận trang 59 SGK
- Các nhà máy xi măng cần phải được xây dựng như thế nào để khỏi ảnh hưởng đến môi trường ?
- Liên hệ nhà máy xi măng Long Thọ, Lus-va -ci
-Chuẩn bị bài sau: Thuỷ tinh 
-3 hs trả lời 
-Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi. Góp ý bổ sung 
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi.
Đại diện mỗi nhóm trình bày 1 trong các câu hỏi
Nhóm khác bổ sung 
 Thứ ngày tháng năm
TẬP LÀM VĂN
LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I)Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là biên bản cuộc họp; thể thức, nội dung của biên bản .
-Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản (BT 1, mục III), biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1(BT2)
-Giáo dục Hs đức tính cẩn thận, nhạy bén.
GDKNS: hs biết ra quyết định/giải quyết vấn đề. Biết tư duy phê phán.
II) Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi vắn tắt nội dung cần ghi nhớ của bài học;3 phần chính của biên bản một cuộc họp 
- Bảng phụ ghi BT2
III)Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động khởi động:KTBC(4p)
- GV mời 2 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình một người em thường gặp đã viết lại
Hoạt động 1)Giới thiệu bài(1p)
 Hoạt động 2) Hình thành kiến thức(15p)
a.Phần nhận xét:
- Yêu cầu trao đổi theo cặp để trả lời BT2
- GV chốt lại các ý chính :
 a/để lưu lại toàn bộ nội dung của Đại hội chi đội
 b/giống:có quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian, địa điểm
 c/khác: có tên đơn vị, đoàn thể tổ chức cuộc họp
 b)Phần ghi nhớ:
- GV theo dõi
 Hoạt động 3.Luyện tập(13p)
*Bài 1:
-Theo em , những trường hợp nào dưới đây cần ghi biên bản? Vì sao?
- GV đưa bảng phụ có ghi BT1
- GV theo dõi
- GV kết luận: đó là những trường hợp: a,c,e,g
*Bài 2:
- Hãy đặt tên cho các biên bản ở Bài 1
-GV chốt lại những ý kiến đúng
IV.Củng cố, dặn dò(2p)
-Nhận xét tiết học
-2 HS trình bày
- 1 HS đọc biên bản đại hội chi đội ở SGK
- 1 HS đọc BT2
- HS trao đổi
- 1 số HS phát biểu ý kiến
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
- HS đọc phần ghi nhớ ở SGK
- 2 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ không nhìn SGK
- HS đọc BT1
- HS trao đổi theo cặp
- Đại diện các nhóm lên khoanh tròn chữ cái trước trường hợp cần ghi biên bản và giải thích lý do
-Lớp nhận xét
- HS đọc BT2
- HS suy nghĩ rồi phát biểu. Ví dụ:
+ Biên bản đại hội chi đội
+ Biên bản bàn giao tài sản
+ Biên bản xử lý vi phạm luật lệ giao thông
Thứ ngày tháng năm
TOÁN:
 LUYỆN TẬP(tr70)
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết chia một số tự nhiên cho một số thập phân.- Biết vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn.
-HS làm được bài 1,2,3.
- Đức tính cẩn thận, lòng say mê học toán, biết vận dụng vào thực tế cuộc sống.
B. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên ( GV )
Hoạt động của học sinh ( HS )
1. Bài cũ:(4p)
- Gọi vài HS nhắc lại cách cộng hai số thập phân
2. Hướng dân luyện tập(29p)
 Tổ chức cho HS lần lượt làm các bài tập và chữa các bài tập đó
- Bài 1: Cho HS tính giá trị của biểu thức
+ Chia lớp thành 2 dãy mỗi dãy làm 1 câu a; b
+ Cho HS nhận xét kết quả và rút ra nhận xét
Chẳng hạn: a x 0,5 = a x 2
 a : 0,2 = a x 5 
 a : 0,25 = a x 4
- Bài 2:
+ Cho HS nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép nhân
+ Gọi 2 Hs làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
+ Cho HS nhận xét bài làm
- Bài 3:
+ Cho HS đọc, tóm tắt đề, phân tích bài toán và nêu cách giải
 Tổng số lít dầu
 Số chai đựng dầu 
+ Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
+ Cho HS nhận xét bài làm
- Bài 4: ( HS KG )
+ Cho HS đọc, tóm tắt đề, phân tích bài toán và nêu cách giải
 + Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
+ Cho HS nhận xét bài làm
C. Củng cố, dặn dò:(2p)
- Cho HS nhắc lại cách tính nhẩm chia một số cho 0,5; 0,2; 0,25
- HS trả lời
- HS tính
- Nêu kết quả, rút ra nhận xét
- HS trả lời
 - 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
- HS nhận xét bài làm
- HS đọc, tóm tắt, phân tích và nêu cách giải
 - 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
- HS nhận xét bài làm
- HS đọc, tóm tắt, phân tích và nêu cách giải
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
- HS nhận xét bài làm
- HS nhắc lại
Thứ ngày tháng năm
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I)Mục tiêu:
-Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu của BT 1.
-Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài” Hạt gạo làng ta”, viết được đoạn văn theo yêu cầu(BT2)
-Biết sự phong phú và giàu đẹp của Tiếng Việt
II) Đồ dùng dạy học:
- Một tờ phiếu khổ to viết định nghĩa động từ, tính từ, quan hệ từ
- Một vài tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại động từ, tính từ, quan hệ từ
III)Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động khởi động:KTBC(4p)
-Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong các câu sau:
+ Bé Mai dẫn Tâm ra vườn chim. Mai khoe:
+ Tổ kia là chúng làm nhé. Còn tổ kia là cháu gài lên 
-Nhận xét, ghi điểm
 Hoạt động 1)Giới thiệu bài(1p)
 Hoạt động 2)Hướng dẫn HS làm bài tập(27p):
*Bài 1:
- GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức về động từ, tính từ, quan hệ từ
- GV theo dõi
-GV chấm điểm , chốt lại các ý đúng
*Bài 2:
- Dựa vào ý khổ thơ 2 , viết 1 đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng nực
- GV theo dõi
- GV nhận xét, ghi điểm
 IV. Củng cố, dặn dò(3p)
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về viết đoạn văn vào vở
-2 HS lên bảng tìm và ghi lại ở bảng
-HS đọc BT1
- HS trình bày
- HS đọc kỹ đoạn văn để làm BT1
-2 HS trình bày kết quả ở bảng
-Lớp nhận xét
-HS đọc BT2
-1 HS đọc khổ 2 bài thơ 
“ Hạt gạo làng ta”
- HS làm bài
- 4 HS đọc đoạn văn trước lớp
- Lớp nhận xét, bình bầu chọn người viết hay nhất và chỉ đúng tên các từ loại trong đoạn văn
 Thứ ngày tháng năm
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I)Mục tiêu:
-Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung theo gợi ý của SGK
-Rèn kỷ năng viết biên bản
-Giáo dục Hs tính cẩn thận, khoa học
GDKNS: hs biết ra quyết định/giải quyết vấn đề. Hợp tác. Biết tư duy phê phán.
II) Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết đề bài, gợi ý 1; dàn ý 3 phần của 1 biên bản cuộc họp
III)Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS 
Hoạt động khởi động:KTBC(4p)
- GV nhận xét , ghi điểm
Hoạt động 1. Giới thiệu bài(1p)
 Hoạt động 2)Hướng dẫn HS làm bài tập(27p)
- GV ghi đề bài : ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hay chi đội em
- GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS: 
Em chọn viết biên bản cuộc họp nào? 
Cuộc họp ấy bàn về vấn đề gì?
- GV dán tờ phiếu ghi nội dung gợi ý 3
- GV theo dõi
- GV chấm điểm những biên bản viết tốt
 IV. Củng cố, dặn dò(3p)
-Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà quan sát và ghi lại kết quả quan sát hoạt động của một người mà em yêu mến
- 3 HS nhắc lại các phần của biên bản một cuộc họp
- HS đọc đề bài và phần gợi ý
-Trả lời
- HS đọc
- HS làm việc theo nhóm rồi cử đại diện trình bày biên bản
- Lớp nhận xét
- HS lắng nghe
 Thứ ngày tháng năm
TOÁN:
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN(tr71)
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân.Vận dụng trong giải các bài toán có lời văn. HS làm được bt1a,b,c ; 2.
- Đức tính cẩn thận, lòng say mê học toán, biết vận dụng vào thực tế cuộc sống.
B. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên ( GV )
Hoạt động của học sinh ( HS )
1. Bài cũ: (4p)
- Gọi 2 HS thực hiện phép chia: 197,2 : 58 ; 82,16 : 52
- Gọi vài HS nhắc lại quy tắc chia số thập phân cho số tự nhiên
2. Bài mới:
* HĐ 1: Hình thành quy tắc chia số thập phân cho số thập phân(15p)
- GV cho HS đọc VD 1 sgk trang 71; phân tích bài toán và nêu phép tính. Chẳng hạn: 23,56 : 6,2 = .... ( kg )
- Cho HS thảo luận nhóm 2 để đưa về phép chia đã được học
- Gọi HS nhắc lại cách thực hiện phép chia
- Cho HS nêu nhận xét 2 kết quả của phép chia
- Cho HS nhắc lại cách thực hiện phép chia theo 3 bước
- VD 2: 82,55 : 1,27 =
+ Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở nháp
+ Cho HS nhận xét kết quả và trình bày cách thực hiện
* Từ 2 VD trên hãy nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân như sgk
*HĐ 2: Thực hành(14p)
- Bài 1: + Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm làm 1 câu a,c, b, 
+ Gọi 2 HS đại diện làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
+ Lưu ý cây d: thêm 0 vào số bị chia khi phần thập phân của số chia có nhiều chữ số hơn phần thập phân của số bị chia
- Bài 2: + Cho HS đọc tóm tắt dề, nêu cách giả
 + Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
C. Củng cố, dặn dò:(2p)
Nhắc lại quy tắc chi số thập phân cho sô thập phân
- 2HS làm ở bảng, cả lớp nhận xét
- HS nhắc lại
- HS nêu cách thực hiện để đưa về phép chia số thập phân cho số tự nhiên đã học
- HS chia và nêu kết quả
- HS quan sát
- HS nhắc lại
- HS nêu nhận xét
- HS nhắc lại
-1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở nháp, nhận xét kết quả
- HS nêu quy tắc như sgk
- 2 HS đại diện làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét kết quả
- 1 HS đại diện làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét kết quả
 Thứ ngày tháng năm
KĨ THUẬT:
CẮT , KHÂU , THÊU TỰ CHỌN (Tiết 3)
I/Mục tiêu 
-Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích
-Giáo dục Hs sự khéo léo, cẩn thận, sự sáng tạo
II/Đồ dùng dạy-học
-Một số sản phẩm khâu thêu đã học
-Vải ,kim khâu , chỉ ,kéo ,thước kẻ ,bút chì ..
III/Các hoạt động dạy -học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động khởi động( 3p) 
Hoạt động 1. Giới thiệu bài(1p)
Hoạt động 2: Hướng dẫn khâu hoàn thành sản phẩm(15p)
-Gv hướng dẫn khâu sản phẩm
-Tùy theo sự lựa chọn của từng Hs để có sự hướng dẫn phù hợp với sản phẩm
Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm(14p)
-Tổ chức cho HS đánh giá sản phẩm của bạn
-Gọi ý đánh giá sản phẩm:Sản phẩm đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật 
Hoàn thành tốt: A+
Hoàn thành: A
Chưa hoàn thành: B
-Nhận xét đánh giá sản phẩm 
IV.Nhận xét , dặn dò (2p)
-Nhận xét tiết học 
-Ổn định tổ chức, hát
-Thực hành khâu sản phẩm của mình
-Hs trưng bày sản phẩm theo nhóm 6
-Đánh giá theo nhóm
-Báo cáo kết quả đánh giá 
-Chọn sản phẩm đẹp để biểu dương 
-Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docTU_N 14L5.doc