Giáo án môn học lớp 5 - Trường tiểu học Phú Đa 3 - Tuần 9

Giáo án môn học lớp 5 - Trường tiểu học Phú Đa 3 - Tuần 9

 TUẦN 9 Thứ ngày tháng năm

 ĐẠO ĐỨC : TÌNH BẠN (T1)

I. Mục tiêu:- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.-Biết được ý nghĩa của tình bạn.

KNS: HS có kn tư duy phê phán. Kn đặt mt vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập. Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

II. Đồ dùng dạy học:

- Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện đôi bạn trong SGK.

 

doc 25 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 5 - Trường tiểu học Phú Đa 3 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 9 Thứ ngày tháng năm 
 ĐẠO ĐỨC : TÌNH BẠN (T1)
I. Mục tiêu:- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.-Biết được ý nghĩa của tình bạn.
KNS: HS có kn tư duy phê phán. Kn đặt mt vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập. Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện đôi bạn trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu những việc làm thể hiện việc biết giữ gìn các truyền thống về gia đình, dòng họ, tổ tiên.
- Nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động: 
* HĐ1:Thảo luận cả lớp.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau 
+ Bài hát nói lên điều gì ?
+ Lớp chúng ta có vui như vậy không ?
+ Điều gì sẽ xẩy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè ?
+ Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không ? em biết điều đó từ đâu ?
.* Nhận xét rút kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè. 
* HĐ2:Tìm hiểu ND truyện đôi bạn
* GV đọc 1 lần truyện đôi bạn.
- Mời 2 HS lên đóng vai theo truyện đôi bạn.
- Cả lớp thảo luận theo câu hỏi ở tranh 17, SGK.
- Yêu cầu HS trả lời.
* Nhận xét , rút kết luận : Bạn bè cần phải biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn. 
* HĐ3: Làm bài tập 2 SGK.
+ Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Trao đôi những việc làm của mình với bạn bên cạnh. 
- Mời HS trình cách ứng xử trong mọi tình huống và giải thích lí do.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét.
- Cho các em liên hệ với việc làm cụ thể.
* Nhận xét rút kết luận 
* HĐ4 : Củng cố
+ Yêu cầu HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp.
- Cho các liên hệ liên hệ ở trường lớp. với bạn xung quanh .- Cho HS đọc lại ghi nhớ.
3. Tổng kết - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học .- Về nhà học bài – chuẩn bị bài 
- HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- Cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết.
- Thảo luận trả lời cá nhân theo câu hỏi.
+ Tinh thần đoàn kết của các bạn thành viên trong lớp.
+ Mọi việc sẽ trở nên buồn chán vì không có ai trao đổi trò chuyện cùng ta.
- Có quyền, từ quyền của trẻ em.
- HS trả lời, nhận xét .
+ 3,4 HS nêu lại kết luận.
- Hs theo dõi .
- Nêu tên nhân vật có trong truyện và những việc làm của bạn.
- 2 HS đóng vai.
- Đọc câu hỏi SGK.
- Hs trả lời .
- Nhận xét rút kết luận.
- 3HS nêu lại kết luận.
+ HS làm việc cá nhân.
- Trao đổi việc làm của mình cùng bạn.
- 4 HS nêu cách xử trong mọi tình huống.
- HS nhận xét.
+ Nêu những việc làm cụ thể của bản thân em đối với các bạn trong lớp, trường, ở nơi em ở.
+ 3 HS lần lượt lên bảng trình bày các tình bạn đẹp.
- Nêu lại các tình bạn đẹp mà các bạn đã nêu.
- Nhận xét liên hệ thực tế với các bạn.
Nêu lên các tình bạn đẹp bằng các việc làm cụ thể.
- 2 HS đọc lại ghi nhớ.
- HS cùng nhận xét .
- Sưu tầm thơ, chuyện kể cho bài học sau.
Thứ ngày tháng năm
 TẬP ĐỌC
 CÁI GÌ QUÝ NHẤT ?
I. Mục tiêu: 
 - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật
- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận : Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
.II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoaût âäüng khåíi âäüng: KTBC( 4p) “bài trước cổng trời”
- GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
- Nhận xét – ghi điểm .
 Hoaût âäüng1. Giåïi thiãûu baìi(1p)	
 Hoaût âäüng 2. HD luyãûn âoüc vaì tçm hiãøu baìi(20p)
a. luyện đọc: 
 - GV chia đoạn: 3 đoạn.
- Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó đọc: Sôi nổi, quý, hiếm
 - Gọi HS đọc đoạn nối tiếp lần 2.
 - Gọi HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
 -GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
 + Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì?
 + Lí lẽ của mỗi bạn đưa ra để baỏ vệ ý kiến của mình như thế nào?
 + Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
+ Theo em khi tranh luận, muốn thuyết phục người khác thì ý kiến đưa ra phải thế nào? Thái độ tranh luận phải ra sao?
 - GV rút ra nội dung – Ghi bảng.
Hoạt động 3. Luyện đọc diễn cảm: ( 8 phút)
 - Gọi HS đọc lại toàn bài
 - GV hướng dẫn đọc đọan .
 - GV đưa bảng phụ đã chép cách nhấn giọng, ngắt giọng và GV đọc đoạn văn.
 - Cho HS thi đọc phân vai.
 - Nhận xét tuyên dương. 
Hoạt động 4. Củng cố-dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau.
- 2-3 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài .
- HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
- HS đọc nối tiếp lần 1.
- HS luyện đọc từ.
- HS đọc nối tiếp lần 2.
- HS đọc chú giải và giải giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc nhóm đôi.
- Hùng: quý nhất là lúa gạo;Quý: Vàng quý nhất; Nam: Thì giờ là quý nhất.; 
Hùng: Lúa gạo nuôi con người; Quý: Có vàng là có tiền sẽ mua đợc lúa gạo; Nam: Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
- Vì nếu không có người lao động thì không có lúa gạo vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.
- Ý kiến mình đưa ra phải có khả năng thuyết phục đối tượng nghe, người nói phải có thái độ bình tĩnh khiêm tốn.
- Vài HS đọc lại
- 3 HS đọc.
- HS luyện đọc.
- HS thi đọc.
Thứ ngày tháng năm
 TOÁN:
 LUYỆN TẬP(tr44)
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân .
- HSlàm được bt 1,2,3,4(a,c).
- Đức tính cẩn thận, lòng say mê học toán, biết vận dụng vào thực tế cuộc sống.
B. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên ( GV )
Hoạt động của học sinh ( HS )
1. Bài cũ:
Nhận xét, ghi điểm
2. Hướng dẫn luyện tập(29p)
 Tổ chức cho HS lần lượt làm các bài tập và chữa bài
- Bài 1:
+ Cho HS nêu mối quan hệ giữa dm, cm với m
+ Gọi 1 HS làm ở bảng
+ Cho HS nhận xét kết quả. Chẳng hạn:
 35m23cm = 35m = 35,23m
- Bài 2:
+ GV hướng dẫn mẫu, gọi HS nêu mối quan hệ giữa cm, dm với m
+ Gọi 1 HS làm ở bảng
+ Cho HS nhận xét, trình bày cách làm. Chẳng hạn:
 315cm = .....m
 315cm = 300cm + 15cm = 3m15cm = 3m = 3,15m
- Bài 3:
+ Cho HS nêu mối quan hệ giữa m và km
+ Hướng dẫn HS chuyển về hỗn số sau đó viết thành số thập phân. Chẳng hạn:
3km245m = 3km = 3,245km
+ Gọi 1HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
- Bài 4a,c:
+ Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả. Chẳng hạn:
12,44m = 12m = 12m44cm
+ Cho HS nhận xét và nêu mối quan hệ giữa m và cm; dm và cm
Bài 4b,d: HSKG làm
C. Củng cố, dặn dò:
Hướng dẫn HS làm câu b,d của bài tập số 4
-3 Hs lên bảng viết các số đo dưới dạng PS thập phân
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét
- HS quan sát GV làm mẫu, nêu mối quan hệ theo yêu cầu của GV
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét
- HS nêu mối quan hệ
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét
- HS làm, cả lớp nhận xét
HSKG làm
Thứ ngày tháng năm
 KHOA HỌC: THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV /AIDS
I. Mục tiêu: 
- Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV
- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.
KNS: HS có kn xác định giá trị bản thân, tự tin và có ứng xử, giao tiếp phù hợp với người bị nhiễm HIV/ADS. KN thể hiện cảm thông, chia sẻ, trách phân biệt kì thị với người nhiễm HIV.
II. Đồ dùng dạy học: - Hình 36,37 SGK.- 5 tấm bìa cho hoạt động đóng vai " Tôi bị nhiễm HIV".
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Bệnh HIV /AIDS là gì ?Cách phòng bệnh ?
- Nhận xét – ghi điểm .
B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động: 
 HĐ1: Trò chơi tiếp sức " HIV lây lây truyền hoặc không lây truyền qua "
* HS xác định đượccác hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
+ Chia lớp thành 3 đội –nêu yêu cầu.
- Thi viết các hành vi có nguy cơ nhiễm HIV và hành vi không có nguy cơ lây nhiễm.
- Nhận xét kết quả chung của hs trên bảng.
- KL: HIV không lây qua tiếp xúc thông thường như nắm tay, ăn cơm cùng mâm,  
HĐ2: Đóng vai" Tôi bị nhiễm HIV"
* HS không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV.
- Mời 5HS tham gia đóng vai: 1 HS đóng vai bị nhiễm HIV, 4HS thể hiện hành vi ứng xử.
- Đặt câu hỏi cho HS thảo luận: 
+ Các em nghĩ thế nào về cách ứng xử ?
+ Các em thấy người bị nhiễm HIV cảm nhận thế nào trong mỗi tình huống (Câu này nên hỏi người nhiễm HIV trước)
- Tổng kết- nhận xét.
 HĐ3: Quan sát thảo luận
+ Cho HS thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi: 
 -Nội dung của từng hình ?
 -Theo bạn các bạn trong hình nào có cách ứng xử đúng đối với người bị nhiễm HIV và gia đình họ ? 
 Nếu các bạn ở hình 2 là những người quen của bạn, bạn sẽ đối xử với họ NTN ? Tại sao ?
-Nhận xét tổng kết chung.
+ KL: HIV không lây qua tiếp xúc thông thường .Những người bị nhiễm HIV có quyền được sống trong môi trường có sự hỗ trợ và thông cảm của mọi người. Khôngphân biệt đói xử với họ. 
3. Củng cố - dặn dò: 
-Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS tham gia chơi tiếp sức.
+ HS chơi trò chơi( thành 3 nhóm)
- Nhóm trưởng thảo luận cách thực hiện.
- HS thực hiện chơi.
- Thực hiện chơi theo sự điều khiển của giáo viên.
- Theo dõi kết quả nhận xét.
- 3-4 HS nêu lại kết luận.
- Các hs đóng vai thể hiện.
- Lần lượt các HS nêu hành vi ứng xử.
- Thảo luận theo nhóm 5.
- Các nhóm trình bày trước lớp : về hành vi ứng xử
- Nhận xét hành vi ứng xử của các bạn.
-Quan sát các hình trang 36,37 SGK trả lời câu hỏi.
-Đại diện các nhóm lên trả lời câu hỏi.
-Thuyết trình và trả lời theo nôi dung các bức tranh.
- Nhận xét các nhóm trả lời .
Thứ ngày tháng năm
CHÊNH TAÍ:
TIÃÚNG ÂAÌN BA-LA-LAI-CA TRÃN SÄNG ÂAÌ
I. Mục tiêu: - Viết đúng bài CT, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do. 
- Làm được BT(2) a/b hoặc BT(3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Đồ dùng dạy học: - Viết từng cặp chữ ghi tiếng theo cột dọc ở bài 2 vào từng phiếu nhỏ để HS bốc thăm và tìm từ ng ... Bảng số liệu cho biết mât độ dân số của môt số nước ĐNÁ.
- Mật độ dân số nước ta lớn hơn gần 6 lần mật độ dân số thế giới, lớn hơn 3 lần mật độ dân số Cam-pu-chia, lớn hơn 10 lần dân số của Lào.
- Mật độ dânn số VN rất cao.
* Hoạt động theo cặp.
-Quan sat lược đồ.
- Đọc tên: lược đồ mật độ dân số VN. Lược đồ cho ta thấy sự phân bố dân cư của nước ta.
- Nêu: Nơi có mật độ dân số lớn hơn 100 là thành phố như Hà Nôi, Hải phòng, TPHCM.
- Vùng trung du Bắc bộ, môt số nơi ở đồng bằng ven biển miền Trung, Cao nguyên Đăk lăk.,..
- Chỉ và nêu: Vùng núi có mật độ dân số dưới 100.
- Dân cư nước ta tập trung đôn ở đồng bằng, các đô thị lớn, thưa thớt ở vùng núi, nông thôn.
- HS khá giỏi trả lời: Nơi quá đông dân, thừa lao động; nơi ít dân, thiếu lao động.
- Tạo việc làm tại chỗ. Thực hiện chuyển dân cư từ các vùng đồng bằng lên vùng núi xây dựng kinh tế mới.
- HS cùng nhận xét .
- Học bài , chuẩn bị bài .
Thứ ngày tháng năm
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
ĐẠI TỪ
I. Mục tiêu: 
- Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu để khỏi lặp (ND Ghi nhớ)
- Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế (BT1 ; BT2) ; bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần (BT3)
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn để hướng dẫn HS nhận xét.
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra bài cũ
- Nhận xét – ghi điểm .
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Nhận xét: 
* Bài tập 1: 
 - Cho HS đọc bài 1.
- Em hãy chỉ rõ từ tớ, cậu trong câu a, từ nó trong câu b, được dùng làm gì?
- Cho HS làm bài và trình bày kết quả.
- GV chốt lại ý đúng.
 * Bài tập 2:
- GV: Những từ trên thay thế cho danh từ cho khỏi lặp lại. Những từ đó gọi là đại từ.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 * Bài 1.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Chỉ rõ những từ in đậm trong đoạn thơ chỉ ai?
- Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì? 
 * Bài 2.
- Cho HS làm việc.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Đại từ trong khổ thơ là: mày, tôi, ông, nó.
 * Bài3: - Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm việc GV dán lên bảng lớp tờ giấy khổ to đã viết sẵn câu chuyện.
- Gọi 2 nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm lại bài vào vở chuẩn bị bài cho tiết LTVC sau.
- 2-3 HS 
- Theo dõi . 
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS làm theo nhóm 2.
- 2-3 HS nêu.
- HS nhận xét.
- 4-5 HS đọc.
- 2 HS nhắc lại không nhìn SGK.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS làm việc cá nhân.
- Những từ in đậm trong đoạn thơ dùng để chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Biểu lộ thái độ kính trọng kính mến Bác.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS theo dõi nhận xét.
- Đọc lại câu chuyện vui.
- Tìm đại từ thích hợp thay cho danh từ chuột: nó vào câu 4, 5
- 2 HS nhắc lại.
Thứ ngày tháng năm
TẬP LÀM VĂN: 
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về 1 vấn đề đơn giản (BT1; BT2).
- Có thái độ tranh luận đúng đắn.
KNS: HS biết thể hiện sự tự tin. Lắng nghe tích cực và hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ. Một vài tờ phiếu khổ to.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra bài cũ
- Nhận xét – ghi điểm. 
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
 Bài 1:
- Cho HS đọc yêu cầu bài1.
- Cho HS làm bài theo nhóm .
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và khen nhóm mở rộng lí lẽ và dẫn chứng đúng, hay, có sức thuyết phục.
 Bài 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu của bài 2.
- Cho HS làm bài GV đưa bảng phụ đã chép sẵn bài ca dao lên.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét và khen những em có ý kiến hay, có sức thuyết phục đối với người nghe. 
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2-3 HS lên 
- Theo dõi .
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
- Nhóm trao đổi thảo luận, tìm lí lẽ dẫn chứng để thuýêt phục các nhân vật còn lại.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc to lớp lắng nghe.
- HS làm bài.
- Một vài HS trình bày ý kiến của mình để mọi người thấy sự cần thiết của cả trăng và đèn.
- HS nhận xét.
- HS về nhà làm lại 2 bài tập vào vở, về nhà xem lại các bài học để chuẩn bị kiểm tra giữa học kì I.
Thứ ngày tháng năm
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
- Biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân.
- BT cần làm : B1 ;2 ;3 ;4.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi bài tập 1.	
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- Viết các số đo dưới dạng số thập phân đã học.
- Nhận xét – ghi điểm
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
 2. Luyện tập:
Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét- ghi điểm.
Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài.
- Treo bảng phụ.
- Phát phiếu học tập.
- Chấm 5-7 phiếu .
- Nhận xét sửa bài. 
Bài 3: - Nêu yêu cầu của bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét – ghi điểm.
Bài 4: 
 Tương tự bài 3 thay đơn vị tính .
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xet tiết học.
- Nhắc HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau.
- 2HS lên bảng làm bài.
3m 4cm = 3,04m
2m2 4dm2 = 2,04m2 
2kg 15g = 2,015kg
- 1HS đọc đề bài.
- 2HS lên bảng làm bài.
Lớp làm bài vào vở.
a) 3m 6dm = 3,6m ; 
b) 4dm = 0,4m ;
c) 34m 5cm = 34,05m ; 
d) 345cm = 3,45m
 - Nhận xét bài làm trên bảng.
-1HS đọc đề bài.
- 1HS lên bảng làm vào phiếu
- Lớp nhận phiếu làm bài tập.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
a) 42dm 4cm = 42,4dm
b) 56cm 9mm = 56,9cm ; .........
- Nhận xét bài làm trên bảng.
-HS làm
a) 3kg 5g = 3,005kg ; 
b) 30g = 0,03kg
c) 1103g = 1,103kg
Thứ ngày tháng năm
 KĨ THUẬT:
LUỘC RAU
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện công việc chuẩn bị và các bước luộc rau.
- Biết liên hệ với việc luộc rau ở gia đình. ( Không yêu cầu HS thực hành luộc rau ở lớp).
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn .
II. Đồ dùng dạy học: Rau, nồi, bếp, rổ, chậu, đũa  Phiếu đánh giá kết quả học tập 
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cách nấu cơm bằng nồi điện và cách nấu cơm bằng bếp đun?
- GV nhận xét ghi điểm
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động:
- 2 HS trả lời.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau.
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1(SGK).
Hỏi: Nêu tên các nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau?
- Cho HS quan sát hình 2 và nội dung 1b SGK để nêu cách sơ chế rau trước khi luộc.
- GV nhận xét, uốn nắn.
- HS quan sát hình 1
- HS nêu.
- Quan sát hình 2 , đọc nội dung mục 1b để nêu cách sơ chế rau . 
- Lên thực hiện thao tác sơ chế rau .
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách luộc rau .
- Nhận xét và hướng dẫn cách luộc rau , lưu ý HS:
+ Cho nhiều nước để rau chín đều và xanh .
+ Cho ít muối hoặc bột canh để rau đậm , xanh 
+ Đun nước sôi mới cho rau vào .
+ Lật rau 2 – 3 lần để rau chín đều .
+ Đun to , đều lửa .
+ Tùy khẩu vị mà luộc chín tới hoặc chín mềm 
- Quan sát , uốn nắn .
- Nhận xét , hướng dẫn HS cách nấu cơm bằng bếp đun .
- Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm 
- Đọc nội dung mục 2 , kết hợp quan sát hình 3 để nêu cách luộc rau .
* Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập .
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS .
- Nêu đáp án bài tập .
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS .
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
s- Đối chiếu kết quả làm bài với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình .
- Báo cáo kết quả tự đánh giá .
Thứ ngày tháng năm
Quyền và bổn phận trẻ em:
Chủ đề 2: GIA ĐÌNH
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu:
	- Trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ, có quyền sống chung cùng cha mẹ, có quyền được cha mẹ yêu thương chăm sóc và đối xử bình đẳng.
	- Trẻ em không có gia đình sẽ được nhà nước chăm sóc nuôi dạy.
	- Trẻ em có bổn phận yêu thương, chăm sóc ông bà, cha mẹ, làm các công việc phù hợp với mình để giúp đỡ gia đình.
1. Thái độ, kĩ năng:
	- HS yêu quý gia đình, tự hào về gia đình
	- HS biết được các quyền mình được hưởng và biết bảo vệ các quyền đó trong cuộc sống.
	- HS biết tự giác tham gia các công việc gia đình để góp phần mang lại niềm vui cho mọi người trong ga đình.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu thảo luận nhóm
	- Đồ dùng đóng vai tiểu phẩm
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động: Hat bài “ Ba mẹ là quê hương”
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
* GV kể cho HS nghe câu chuyện “ Nội dung ở tài liệu”
Câu hỏi TL nhóm:
1.Em có tán thành việc làm của Hoà không? Vì sao?
2.Theo em bạn Hoà gặp khó khăn gì khi bỏ nhà đi lang thang?
3. Nếu em là bạn thân của Hoà em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn?
4. Em xử sự như thế nào nếu em ở hoàn cảnh như bạn Hoà?
- Chia nhóm 4
- GV nhận xét chốt ý
Hoạt động 2: Tiểu phẩm “ Những đứa con trai”
- GV chuẩn bị nội dung 
* Cho HS thảo luận nhóm:
- Vì sao cụ gà lại nói rằng chỉ có một đứa con trai?
- Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện này?
* GV chốt ý:
Hoạt động 3: Trò chơi “ Hái hoa dâng chủ”
- Gv chuẩn bị các câu hỏi đặt trong các bông hoa
- GV chốt ý: TE được quyền sống cùng cha mẹ và được hưởng sự yêu thương, chăm sóc cả cha lẫn mẹ. Con cái có bổn phận thương yêu ông bà cha mẹ và anh chị em, giúp đỡ cha mẹ trong những việc gia đình.
 Nếu không có cha mẹ, TE cần được nhà nước hoặc các tổ chức từ thiện nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục.
- HS hát 
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm HS trình diễn tiểu phẩm
- HS tình nguyện lên hái hoa và TLCH 
- HS khác nhận xét
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9L5.doc