Bài : EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1. H hiểu :- Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học.
-Vào lớp Một, em có thêm nhiều bạn mới, thầy cô mới,trường lớp mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới lạ.
2. H có thái độ:
- Vui vẻ, phấn khởi đi học, tự hào đã trở thành H lớp Một.
-Biết yêu quý bạn bè, thầy cô, trường lớp.
-Rèn kĩ năng xác định giá trị.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Vở bài tập Đạo đức
- Tranh minh hoạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Môn : ĐẠO ĐỨC Tuần 2 Ngày : Bài : EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1. H hiểu :- Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. -Vào lớp Một, em có thêm nhiều bạn mới, thầy cô mới,trường lớp mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới lạ. 2. H có thái độ: - Vui vẻ, phấn khởi đi học, tự hào đã trở thành H lớp Một. -Biết yêu quý bạn bè, thầy cô, trường lớp. -Rèn kĩ năng xác định giá trị. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Vở bài tập Đạo đức - Tranh minh hoạ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 2’ 5’ 15’ 3’ 7’ 3’ Khởi động : H hát tập thể bài “ Đi tới trường” *Kiểm tra bài cũ: -T hỏi: vào lớp Một em có được niềm vui gì? -T nhận xét. 1.Hoạt động 1 :Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh ( bài tập 4) -T cho H quan sát tranh -T cho lớp chia nhóm -T quan sát, kiểm tra, hướng dẫn các nhóm -T mời đại diện các nhóm kể chuyện -T nhận xét, cho điểm. -T kể lại chuyện theo tranh Nghỉ giữa tiết 2.Hoạt động 2: H múa hát đọc thơ hoặc vẽ tranh về chủ đề “ Trường em” -T cho các em hát múa bài Đi tới trường , Mẹ và cô -T chốt: trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học.Chúng ta thật là vui và tự hào vì được trở thành học sinh lớp 1.Chúng ta sẽ cố gắng học thật giỏi thật ngoan để xứng đáng là học sinh lớp 1. *Củng cố , dặn dò: Về nhà ôn lại bài -H trả lời -H quan sát tranh, chuẩn bị kể chuyện -H chia thành 5 nhóm, H kể chuyện theo nhóm -Đại diện nhóm lên kể chuyện, H khác bổ sung. Cá nhân thi đua lên hát múa Lớp hát múa tập thể. Tranh minh hoạ SGK Tranh minh hoạ Các ghi nhận lưu ý : Môn : ÂM NHẠC Tuần 2 Ngày : Bài : QUÊ HƯƠNG TƯÔI ĐẸP ( tiết 2 ) I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : -H hát đúng giai điệu, lời ca, hát đều, rõ lời. -Tập biểu diễn bài hát II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Máy cát-xét, băng nhạc, nhạc cụ. -Chuẩn bị vài động tác vận động phụ hoạ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG Hoạt động của giáo viên viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 3’ 17’ 2’ 10’ 3’ *Kiểm tra bài cũ : -T gọi H hát bài “ Quê hương tươi đẹp” -T nhận xét. *Bài mới: 1.Hoạt động 1:Ôn bài hát “ Quê hương tươi đẹp” -T cho lớp hát ôn lại bài -T cho các tổ hát ôn bài hát -T cho các nhân hát bài hát -T cho H hát kết hợp vận động phụ hoạ -T hát câu 1 kết hợp làm mẫu động tác ( vỗ tay chuyển dịch chân theo nhịp ) Tương tự T hát và làm động tác mẫu câu 2,3,4 -T cho cả lớp hát, múa lại cả bài. -T hướng dẫn cho H biểu diễn trước lớp. Nghỉ giữa tiết 2.Hoạt động 2: Hát vỗ tay theo tiết tấu -T cho H hát vừa gõ thanh phách theo tiết tấu lời ca -T hát mẫu một lần hoặc cho H nghe băng *Củng cố, dặn dò: Về nhà tập lại bài hát. -5 H - Lớp hát ôn lại bài1 lần - các tổ thi đua hát - H cá nhân - H vừa hát vừa làm động tác theo GV - Lớp hát vừa vận động theo thầy - Lớp hát múa lại cả bài - H biễu diễn trước lớp ( đơn ca, tốp ca) - H hát vỗ theo tiết tấu lời ca theo tổ, nhóm cá nhân - H hát gõ thanh phách theo tiết tấu lời ca theo tổ nhóm, cá nhân - Lớp hát , nhún chân kết hợp gõ thanh phách Cát – xét Băng nhạc Thanh phách, Song loan Các ghi nhận lưu ý : Môn : MĨ THUẬT Tuần 2 Ngày Bài 2: VẼ NÉT THẲNG I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - HS nhận biết các loại nét thẳng - HS biết cách vẽ nét thẳng - HS biết vẽ phối hợp các nét thẳng để tạo thành bài vẽ đơn giản và vẽ màu theo ý thích II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Một số hình ( hình vẽ , ảnh ) có các nét thẳng - Một bài vẽ minh họa III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 2’ 1’ 5’ 8’ 2’ 12’ 3’ 2’ * Kiểm tra bài cũ : -T cho H quan sát , nhận xét một số tranh -T nhận xét *Bài mới: +Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta học bài Vẽ nét thẳng, ghi tựa bài 1. Hoạt động 1 : Giới thiệu nét thẳng : - T : Yêu cầu HS xem hình vẽ trong Vở tập vẽ 1 để các em biết thế nào là nét vẽ và tên của chúng . + Nét thẳng “ ngang ” ( nằm ngang ) . + Nét thẳng “ nghiêng ” ( xiên ) . + Nét thẳng “ đứng ” . + Nét “ gấp khúc ” ( nét gãy ) . - T : có thể chỉ vào cạnh bàn, bảng để HS thấy rõ hơn về các nét “ thẳng ngang ” , đồng thời vẽ lên bảng các nét thẳng ngang, thẳng đứng tạo thành hình cái bảng - T : Cho HS tìm thêm thí dụ về nét thẳng 2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS cách vẽ nét thẳng : - T : Vẽ các nét lên bảng để HS quan sát và suy nghĩ theo các câu hỏi : + Vẽ nét thẳng như thế nào ? - T nhận xét, chốt lại + Nét thẳng “ ngang ” : nên vẽ từ trái sang phải . + Nét thẳng “ nghiêng ” nên vẽ từ trên xuống . + Nét gấp khúc : có thể vẽ liền nét, từ trên xuống hoặc từ dưới lên . - T :Yêu cầu HS xem hình ở Vở tập vẽ 1 để các em rõ hơncách vẽ nét thẳng ( vẽ theo chiều mũi tên ) . + Hình a : - Vẽ núi : nét gấp khúc - Vẽ nước : nét ngang + Hình b : - Vẽ cây : nét thẳng đứng, nét nghiêng . - Vẽ đất :nét ngang . - T chốt : Dùng nét thẳng đứng, ngang , nghiêng có thể vẽ được nhiều hình . Nghỉ giữa tiết 3. Hoạt động 3 : Thực hành * Yêu cầu : HS tự vẽ tranh theo ý thích vào phần giấy bên phải ở vở tập vẽ 1 ( vẽ nhà cửa, hàng rào, cây ) - T : Gợi ý HS khá, giỏi vẽ thêm hình để bài vẽ sinh động hơn ( vẽ mây, vẽ trời ) - T :Gợi ý để HS vẽ màu theo ý thích vào các hình . 4. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá : - T : nhận xét động viên . - T :cùng HS nhận xét một số bài vẽ . * Củng cố dặn dò : - Chuẩn bị cho bài học sau . H xem tranh, nhận xét hình ảnh, màu sắc trong tranh ( 2H ) H mở vở vẽ, quan sát H nhắc lại : Nét thẳng ngang, nét thẳng xiên, nét thẳng đứng, nét gấp khúc ( cá nhân, đồng thanh ) H tìm thí dụ : quyển vở, cửa sổ H trả lời câu hỏi theo suy nghĩ H nhắc lại theo GV ( cá nhân, đồng thanh ) H quan sát vở tập vẽ H quan sát trả lời cách vẽ các nét mỗi hình H quan sát, trả lời cách vẽ các nét của mỗi hình H vẽ tranh tuỳ thích ( vẽ nhà, hàng rào, vẽ thuyền, núi, vẽ cây nhà ) H tô màu vào hình H trình bày sản phẩm đẹp H nhận xét một số bài vẽ Phấn Tranh SGK Phấn Bảng lớp Vở tập vẽ Vở tập vẽ Vở, bút chì màu Các ghi nhận lưu ý : Môn : THỦ CÔNG Tuần 2 Ngày : Bài 2 : XÉ DÁN HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH TAM GIÁC(tiết 1) I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : -H biết cách xé hình chữ nhật, hình tam giác. -H xé dán được hình chữ nhật, hình tam giác theo hương dẫn và biết cách dán cho cân đối. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bài mẫu . Giấy màu, giấy nháp, bút chì, vở thủ công. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 3’ 5’ 8’ 3’ 13’ 3’ *Kiểm ta bài cũ: -T kiểm tra ĐDHT của H -T nhận xét. *Bài mới: 1.Hoạt động 1: Hướng dẫn H quan sát và nhận xét : -T treo bài mẫu, hỏi: đây là hình gì? -T: hôm nay, chúng ta học tiết 1 xé, dán hình chữ nhật .T ghi tựa bài. -T: hãy nêu các đồ vật xung quanh mình có dạng hình chữ nhật ? 2.Hoạt động 2: T hướng dẫn mẫu + Vẽ và xé hình chữ nhật : -T : lấy giấy màu, lật mặt có kẻ ô, đếm ô đánh dấu và vẽ hình chữ nhật có cạnh dài 12 ô, cạnh ngắn 6 ô. -T : làm thao tác xé từng cạnh một, (xé xong lật mặt màu cho H quan sát) -T cho H lấy giấy nháp vẽ và xé hình chữ nhật + Hướng dẫn dán : -Xếp hình cho cân đối trước khi dán. -Bôi 1 lớp hồ và dán. Khi dán lưu ý vuốt cho phẳng Nghỉ giữa tiết 3.Hoạt động 3 : Học sinh thực hành : -T quan sát , kiểm tra -T giúp đỡ H còn lúng túng *Nhâïn xét, dặn dò: -T nhận xét các đường xé, hình xé giống mẫu, dán đều không nhăn, ý thức giữ vệ sinh -Chuẩn bị giấy màu , hồ, bút chì cho bài sau. -H để ĐDHT trên bàn -H: hình chữ nhật -H nhắc lại tựa bài -H:Bảng, mặt bàn -H quan sát -H lấy giấy nháp thực hành -H quan sát -H lấy giấy màu, đếm ô, đánh dấu và vẽ hình chữ nhật cạnh dài 12 ô, cạnh ngắn 6 ô -H xé hình chữ nhật -H dán hình vào vở, trình bày sản phẩm ĐDHT Hình chữ nhật Giấy màu Bút Giấy nháp Hồ dán Giấy màu,bút ,hồ, vở Các ghi nhận lưu ý : Môn : TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tuần 2 Ngày : Bài 2 : CHÚNG TA ĐANG LỚN I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - H biết sức lớn của em thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết. - H hiểu được so sánh sự lớn lên của bạn thân với các bạn cùng lớp. -H có ý thức được sức lớn của mọi người là không hoàn toàn như nhau, có người cao hơn, có người béo hơn, đó là bình thường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Các hình trong bài 2 SGK - Một số đồ vật, phiếu bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 3’ 2’ 10’ 2’ 10’ 6’ 2’ *Kiểm tra bài cũ : -T: cơ thể người gồm mấy phần? -T: kể tên các bộ phận chính của cơ thể? -T nhận xét. *Bài mới : -T cho H chơi trò chơi “ Vật tay” để giới thiệu bài 1.Hoạt động 1: Làm việc với SGK a/T cho H thảo luận nhóm: - T yêu cầu H quan sát hình trang 6, thảo luận theo câu hỏi sau : +Hình nào cho biết sự vận động của em bé từ lúc nằm ngửa, biết lật, biết ngồi, bò , đi? +Hai bạn đang đo, cân là muốn biết cái gì? +Anh đang dạy em bé làm gì? So với lúc biết đi em bé biết thêm gì? -T quan sát, giúp đỡ các nhóm yếu b/T cho H hoạt động lớp : -T gọi một số H lên trình bày những gì đã nói với các bạn trong nhóm -T kết luận: trẻ em sẽ lớn lên hằng ngày về cân nặng chiều cao, các hoạt động và sự hiểu biết. Các em năm nào cũng lớn nặng hơn và trí tuệ phát triển hơn. Nghỉ giữa tiết 2.Hoạt động 2:Thực hành theo nhóm nhỏ -T cho từng cặp lên đứng áp sát lưng , đo nhau. -T:cùng tuổi nhưng lớn lên không giống nhau.Có gì đáng lo không? -T: các em cần ăn uống điều độ, giữ gìn sức khoẻ -T kết luận: sự lớn lên của các em có thể giống nhau hoặc khác nhau 3.Hoạt động 3: Vẽ các bạn trong nhóm -T cho H vẽ các bạn trong nhóm vào vở bài tập -T nhận xét, tuyên dương *Củng cố , dặn dò: Về nhà ôn lại bài. - 4 H -H tham gia - H thảo luận nhóm 2 H: hỏi lẫn nhau và trả lời theo các hình vẽ trang 6, bạn A hỏi, bạn B trả lời và ngược lại -H lên trình bày, nhiều cá nhân phát biểu , nhận xét. -H quan sát xem ai cao hơn, tay dài hơn, vòng đầu, vòng ngực, ai béo, ai gầy. H thảo luận nhóm trả lời câu hỏi -H:vẽ 4 bạn trong nhóm và đo các bạn trên vở bài tập. -H trình bày sản phẩm đẹp, H khác nhận xét Tranh , SGK Vở bài tập, bút màu Các ghi nhận lưu ý :
Tài liệu đính kèm: