Giáo án Tăng buổi Lớp 5 - Kì I

Giáo án Tăng buổi Lớp 5 - Kì I

TUẦN 5

Tiếng Việt (tăng cường)

Tiết 1: LUYỆN TẬP VỀ VĂN TẢ CẢNH.

I. Mục tiêu:

- Học sinh biết làm bài văn tả cảnh theo dàn ý đã chuẩn bị.

- Biết chuyển dàn ý thành 1 đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.

- Giáo dục HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên.

II. Chuẩn bị: nội dung.

III. Hoạt động dạy học:

1.Ổn định:

2.Kiểm tra:

- Cho HS nhắc lại dàn bài văn tả cảnh.

Giáo viên nhận xét và nhắc lại.

3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.

- Cho HS nhắc lại dàn bài đã lập ở tiết tập làm văn trước.

- Giáo viên nhận xét, sửa cho các em.

- Cho HS dựa vào dàn ý đã viết sẵn để viết 1 đoạn văn tả cảnh 1 buổi sáng (trưa hoặc chiều) trên cánh đồng, trong vườn, làng xóm.

- Giáo viên hướng dẫn và nhắc nhở HS làm bài.

Bài làm gợi ý:

Có tiếng chim hót véo von ở đầu vườn, tiếng hót trong trẻo, ngây thơ ấy làm tôi bừng tỉnh giấc. Lúc này, màn sương đang tan dần. Khoảnh vườn đang tỉnh giấc. Rực rỡ nhất, ngay giữa vườn một nụ hồng còn đẫm sương mai đang hé nở. Một cánh, hai cánh, rồi ba cánh Một màu đỏ thắm như nhung. Điểm tô thêm cho hoa là những giọt sương long lanh như hạt ngọcđọng trên những chiếc lá xanh mướt.Sương tan tạo nên muôn lạch nước nhỏ xíu nâng đỡ những chiếc lá khế vàng như con thuyền trên sóng vừa được cô gió thổi tung lên rồi nhẹ nhàng xoay tròn rơi xuống.

- GV cho HS trình bày, các bạn khác nhận xét.

- GV tuyên dương bạn viết hay, có sáng tạo.

4. Củng cố, dặn dò:

- Giáo viên hệ thống bài.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau

 

doc 64 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 840Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tăng buổi Lớp 5 - Kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Tiếng Việt (tăng cường)
Tiết 1: LUYỆN TẬP VỀ VĂN TẢ CẢNH. 
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết làm bài văn tả cảnh theo dàn ý đã chuẩn bị.
- Biết chuyển dàn ý thành 1 đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.
- Giáo dục HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên.
II. Chuẩn bị: nội dung.
III. Hoạt động dạy học:
NDHĐ
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Đc 
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
3. Bài mới:
4. Củng cố, dặn dò: 
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
- Cho HS nhắc lại dàn bài văn tả cảnh. 
Giáo viên nhận xét và nhắc lại.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Cho HS nhắc lại dàn bài đã lập ở tiết tập làm văn trước.
- Giáo viên nhận xét, sửa cho các em.
- Cho HS dựa vào dàn ý đã viết sẵn để viết 1 đoạn văn tả cảnh 1 buổi sáng (trưa hoặc chiều) trên cánh đồng, trong vườn, làng xóm.
- Giáo viên hướng dẫn và nhắc nhở HS làm bài.
Bài làm gợi ý:
Có tiếng chim hót véo von ở đầu vườn, tiếng hót trong trẻo, ngây thơ ấy làm tôi bừng tỉnh giấc. Lúc này, màn sương đang tan dần. Khoảnh vườn đang tỉnh giấc. Rực rỡ nhất, ngay giữa vườn một nụ hồng còn đẫm sương mai đang hé nở. Một cánh, hai cánh, rồi ba cánhMột màu đỏ thắm như nhung. Điểm tô thêm cho hoa là những giọt sương long lanh như hạt ngọcđọng trên những chiếc lá xanh mướt.Sương tan tạo nên muôn lạch nước nhỏ xíu nâng đỡ những chiếc lá khế vàng như con thuyền trên sóng vừa được cô gió thổi tung lên rồi nhẹ nhàng xoay tròn rơi xuống.
- GV cho HS trình bày, các bạn khác nhận xét.
- GV tuyên dương bạn viết hay, có sáng tạo.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống bài. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
- HS nêu
- HS nhắc lại dàn bài đã lập ở tiết tập làm văn trước.
- HS dựa vào dàn ý đã viết sẵn để viết 1 đoạn văn tả cảnh 1 buổi sáng (trưa hoặc chiều) trên cánh đồng, trong vườn, làng xóm.
- HS trình bày, các bạn khác nhận xét.
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
Toán (tăng cường)
Tiết 1: LUYỆN TẬP .
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- HS nắm được các đơn vị đo diện tích, tên gọi, ký hiệu, MQH giữa các Đvị đo 
- Thực hiện được các bài đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng. 
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.
Hoạt động 2: Thực hành
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.
Ôn lại các đơn vị đo diện tích
H: Nêu tên các đơn vị diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé.
H: Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo kề nhau 
Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm
: Điền số vào chỗ trống .
a) 5m2 38dm2 =  m2
b) 23m2 9dm2 = m2
c) 72dm2 =  m2
 d) 5dm2 6 cm2 =  dm2
Bài 2: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm:
 a) 3m2 5cm2 .. 305 cm2
 b) 6dam2 15m2 6dam2 150dm2
Bài 3: (HSKG)
 Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài là 36dam, chiều rộng bằng chiều dài. Hỏi thửa ruộng có diện tích là bao nhiêu m2.
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại 4 dạng đổi đơn vị đo độ dài
khối lượng 
- HS nêu: 
Km2, hm2, dam2, m2, dm2, cm2, mm2
- Cho nhiều HS nêu.
Lời giải :
a) m2	b) m2
c) m2	 d) dm2
Lời giải:
 a) 3m2 5cm2 = 305 cm2
 b) 6dam2 15m2 < 6dam2 150dm2
Bài giải:
 Chiều rộng của hình chữ nhật là :
 36  = 24 (dam) 
Diện tích của thửa ruộng đó là :
 36 24 = 864 (dam2)
 = 86400 m2
 Đáp số : 86400 m2
- HS lắng nghe và thực hiện.
TUẦN 6
Toán (tăng cường)
Tiết 2: LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Củng cố về các đơn vị đo diện tích.
- Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán.
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
NDHĐ
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.
Hoạt động 2: Thực hành
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.
- Gọi HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học.
- Nêu nhận xét về giữa hai đơn vị liền kề.
Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
 a) 6cm2 = .mm2
 30km2 = hm2
 8m2 = ..cm2
 b) 200mm2 = cm2
 4000dm2 = .m2
 34 000hm2 = km2
 c) 260cm2 = dm2 ..cm2
 1086m2 =dam2.m2
Bài 2: Điền dấu > ; < ; =
71dam2 25m2 .. 7125m2
801cm2 .8dm2 10cm2
12km2 60hm2 .1206hm2
Bài 3 : (HSKG)
 Để lát một căn phòng, người ta đã dùng vừa hết 200 mảnh gỗ hình chữ nhật có chiều dài 80cm, chiều rộng 20cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích là bao nhiêu m2 ? 
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu 
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
Lời giải :
 a) 6cm2 = 600mm2
 30km2 = 3 000hm2
 8m2 = 80 000cm2
 b) 200mm2 = 2cm2
 4000dm2 = 40m2
 34 000hm2 = 340km2
 c) 260cm2 = 2dm2 60cm2
 1086m2 = 10dam2 86m2
Lời giải:
71dam2 25m2 = 7125m2
 (7125m2)
801cm2 < 8dm2 10cm2
 (810cm2)
12km2 60hm2 > 1206hm2
 (1260hm2)
Bài giải:
Diện tích một mảnh gỗ là :
 80 20 = 1600 (cm2)
Căn phòng đó có diện tích là:
 1600 800 = 1 280 000 (cm2)
 = 128m2
 Đáp số : 128m2
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiếng Việt (tăng cường)
 Tiết 2: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG ÂM.
I. Mục tiêu:
- Củng cố, hệ thống hoá cho HS vốn kiến thức về từ đồng âm.
- Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
NDHĐ
Hoạt động dạy
Hoạt động học
ĐC
Bài tập1: 
Bài tập 2
Bài tập 3
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: Cho HS nhắc lại những kiến thức về từ đồng âm. Cho ví dụ?
 - Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: 
Bài tập 1: Tìm từ đồng âm trong mỗi câu câu sau và cho biết nghĩa của mỗi từ.
 a.Bác(1) bác(2) trứng.
 b.Tôi(1) tôi(2) vôi.
 c.Bà ta đang la(1) con la(2).
 d.Mẹ tôi trút giá(1) vào rổ rồi để lên giá(2) bếp.
 e.Anh thanh niên hỏi giá(1) chiếc áo len treo trên giá(2). 
Bài tập 2: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm : đỏ, lợi, mai, đánh.
a. Đỏ: 
b. Lợi: 
c. Mai: 
Đánh : 
Bài tập 3: Đố em biết câu sau có viết có đúng ngữ pháp không?
 Con ngựa đá con ngựa đá.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống bài. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
Bài giải:
 + bác(1) : dùng để xưng hô.
 bác(2) : Cho trứng đã đánh vào chảo, quấy đều cho sền sệt.
 + tôi(1) : dùng để xưng hô.
 tôi(2) : thả vôi sống vào nước cho nhuyễn ra dùng trong việc xây dựng.
 + la(1) : mắng mỏ, đe nẹt.
 la(2) : chỉ con la.
 + giá(1) : đỗ xanh ngâm mọc mầm dùng để ăn.
 giá(2) : giá đóng trên tường ở trong bếp dùng để các thứ rổ rá.
 + giá(1) : giá tiền một chiếc áo.
 giá(2) : đồ dùng để treo quần áo.
Bài giải:
a) Hoa phượng đỏ rực cả một góc trường.
 Số tôi dạo này rất đỏ.
b) Bạn Nam xỉa răng bị chảy máu lợi.
 Bạn Hương chỉ làm những việc có lợi cho mình.
c) Ngày mai, lớp em học môn thể dục.
 Bạn Lan đang cầm một cành mai rất đẹp.
d) Tôi đánh một giấc ngủ ngon lành.
 Chị ấy đánh phấn trông rất xinh
- Câu này viết đúng ngữ pháp vì : con ngựa thật đá con ngựa bằng đá.
- đá(1) là động từ, đá(2) là danh từ.
 - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
TUẦN 7
Toán (tăng cường)
Tiết 3: LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Giải thành thạo 2 dạng toán liên quan đến tỷ lệ (có mở rộng)
- Nhớ lại dạng toán trung bình cộng, biết tính trung bình cộng của nhiều số, giải toán có liên quan đến trung bình cộng. 
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
NDHĐ
Hoạt động dạy
Hoạt động học
ĐC
Hoạt động1 : Củng cố kiến thức
Hoạt động 2: Thực hành
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.
- Cho HS nhắc lại 2 dạng toán liên quan đến tỷ lệ, dạng toán trung bình cộng đã học.
- GV nhận xét 
Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1: Tìm trung bình cộng của các số sau 
a) 14, 21, 37, 43, 55	b) 
Bài 2: Trung bình cộng tuổi của chị và em là 8 tuổi. Tuổi em là 6 tuổi. Tính tuổi chị .
Bài 3: (HSKG): Một đội có 6 chiếc xe, mỗi xe đi 50 km thì chi phí hết 1 200 000 đồng. Nếu đội đó có 10 cái xe, mỗi xe đi 100 km thì chi phí hết bao nhiêu tiền ?
 4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu 
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
Lời giải :
a) Trung bình cộng của 5 số trên là :
 (14 + 21 + 37 + 43 + 55) : 5 = 34
b) Trung bình cộng của 3 phân số trên là :
 () : 3 = 
 Đáp số : 34 ; 
Lời giải :
 Tổng số tuổi của hai chị em là :
 8 2 = 16 (tuổi)
 Chị có số tuổi là :
 16 – 6 = 10 (tuổi)
	Đáp số : 10 tuổi.
Lời giải :
 6 xe đi được số km là :
 50 6 = 300 (km)
 10 xe đi được số km là :
 100 10 = 1000 (km)
 1km dùng hết số tiền là :
 1 200 000 : 300 = 4 000 (đồng) 
 1000km dùng hết số tiền là : 
4000 1000 = 4 000 000 (đồng)
 Đáp số : 4 000 000 (đồng)
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiếng Việt (tăng cường)
Tiết 3 
 LUYỆN TẬP
VỀ TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ.
I. Mục tiêu:
- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức về từ đồng âm.
- HS hiểu được tác dụng của biện pháp dùng từ đồng âm để chơi chữ.
- Giáo dục học sinh có ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
NDHĐ
Hoạt động dạy
Hoạt động học
ĐC
Bài tập1: 
Bài tập 2:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: Cho HS nhắc lại những ...  gọi trâu đâu đó
Chiều in ngiêng chên mảng núi xa
Con trâu trắng giẫn đàn lên núi
Vểnh đôi tai nghe tiếng sáo chở về
- xáo: sáo - ngiêng: nghiêng - chên: trên - giẫn: dẫn - chở: trở .
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009.
Toán:( Thực hành)
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Học sinh giải thành thạo 2 dạng toán về tỉ số phần trăm; tìm số phần trăm của 1 số, tìm 1 số khi biết số phần trăm của nó. Tìm thạo tỉ số phần trăm giữa 2 số.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài 1: Tính giá trị biểu thức:
a) ( 75,6 – 21,7) : 4 + 22,82 2
b) 21,56 : ( 75,6 – 65,8 ) – 0,354 : 2
Bài tập2: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Một người bán hàng bỏ ra 80000 đồng tiền vốn và bị lỗ 6 %. 
Để tính số tiền bị lỗ, ta phải tính:
a) 80000 : 6 
b) 80000 
c) 80000: 6 100
d) 80000 : 100
Bài tập3: Mua 1 kg đường hết 9000 đồng, bán 1 kg đường được 10800 đồng. Tính tiền lãi so với tiền vốn là bao nhiêu %?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
 a) ( 75,6 – 21,7) : 4 + 22,82 2
 = 53,9 : 4 + 45,64
 = 13,475 + 45,64
 = 59,115
b) 21,56 : ( 75,6 – 65,8 ) – 0,354 : 2
 = 21,56 : 9,8 - 0,172
 = 2,2 - 0,172
 = 2,023.
Lời giải:Khoanh vào D
Lời giải:
Số tiền lãi được là:
 10800 – 9000 = 1800 (đồng) 
Số % tiền lãi so với tiền vốn là:
 1800 : 9000 = 0,2 = 20%.
 Đáp số: 20%
Cách 2: (HSKG)
Coi số tiền vốn là 100%.
Bán 1 kg đường được số % là:
 10800 : 9000 = 1,2 = 120%
Số % tiền lãi so với tiền vốn là:
 120% - 100% = 20%
 Đáp số: 20%
- HS lắng nghe và thực hiện.
 Đã duyệt, ngày 21 – 12 – 2009
 Trần Thị Thoan.
TUẦN 18
Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2009.
Tiếng việt: Thực hành
.
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về danh từ, động từ, tính từ mà các em đã được học; củng cố về âm đầu r/d/gi.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Điền vào chỗ trống d/r/gi trong đoạn thơ sau:
 òng sông qua trước cửa
 Nước ì ầm ngày đêm
 ó từ òng sông lên
 Qua vườn em ..ào ạt.
Bài tập 2: Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau:
 Buổi sáng, biển rất đẹp. Nắng sớm tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Những cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh.
Bài tập 3:Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Cô nắng xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng.
b) Những lẵng hoa hồng tươi tắn được đặt trên bàn. 
Bài tập 4:Hình ảnh “Cô nắng xinh tươi” là hình ảnh so sánh, ẩn dụ hay nhân hóa? Hãy đặt 1 câu có dạng bài 3 phần a?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
Dòng sông qua trước cửa
 Nước rì rầm ngày đêm
 Gió từ dòng sông lên
 Qua vườn em dào dạt.
Lời giải: Buổi sáng, biển rất đẹp. Nắng sớm
 DT DT TT DT TT tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như 
 ĐT DT DT TT tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Những
 DT TT DT 
cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm 
 DT TT DT ĐT DT TT chiếu vào sáng rực lên như đàn bướm trắng 
 ĐT TT DT TT lượn giữa trời xanh.
 ĐT DT TT
Lời giải:
a) Cô nắng xinh tươi / đang lướt nhẹ trên cánh đồng.
b) Những lẵng hoa hồng tươi tắn / được đặt trên bàn. 
Lời giải:
Hình ảnh “Cô nắng xinh tươi” là hình ảnh nhân hóa.
- Anh gà trống láu lỉnh / đang tán lũ gà mái.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Toán:( Thực hành)
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Củng cố cách tính hình tam giác.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Hoạt động 1 :Ôn cách tính diện tích hình tam giác
- Cho HS nêu cách tính diện tích hình tam giác.
- Cho HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình tam giác.
Hoạt động 2 : Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài 1: Tam giác ABC có diện tích là 27cm2, chiều cao AH bằng 4,5cm. Tính cạnh đáy của hình tam giác.
Bài tập2: 
 Hình tam giác có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh 12cm. Tính cạnh đáy hình tam giác biết chiều cao 16cm.
Bài tập3: (HSKG)
 Hình chữ nhật ABCD có:
AB = 36cm; AD = 20cm	
BM = MC; DN = NC . Tính diện tích tam giác AMN?	
 36cm
 A	 B	
20cm M 
 D C
 N
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS nêu cách tính diện tích hình tam giác.
- HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình tam giác.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
 Cạnh đáy của hình tam giác.
 27 x 2 : 4,5 = 12 (cm)
 Đáp số: 12 cm.
Lời giải:
Diện tích hình vuông hay diện tích hình tam giác là:
 12 x 12 = 144 (cm2)
 Cạnh đáy hình tam giác là:
 144 x 2 : 16 = 18 (cm)
 Đáp số: 18 cm.
Lời giải: 
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
 36 x 20 = 720 (cm2).
 Cạnh BM hay cạnh MC là:
 20 : 2 = 10 (cm)
Cạnh ND hay cạnh NC là:
 36 : 2 = 18 (cm)
Diện tích hình tam giác ABM là:
 36 x 10 : 2 = 180 (cm2)
Diện tích hình tam giác MNC là:
 18 x 10 : 2 = 90 (cm2)
Diện tích hình tam giác ADN là:
 20 x 18 : 2 = 180 (cm2)
Diện tích hình tam giác AMNlà:
 720 – ( 180 + 90 + 180) = 270 (cm2)
 Đáp số: 270 cm2
- HS lắng nghe và thực hiện.
 Thứ tư ngày 30 tháng 12 năm 2009.
Tiếng việt: Thực hành
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho HS những kiến thức về từ và cấu tạo từ mà các em đã được học.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm từng bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Viết một đoạn văn trong đó có ít nhất một câu hỏi, một câu kể, một câu cảm, một câu khiến.
Bài tập 2: Tìm một đoạn văn hoặc một truyện ngắn trong đó có ít nhất một câu hỏi, một câu kể, một câu cảm, một câu khiến.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Tuyên dương những học sinh có bài làm hay và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Ví dụ: : 
Vừa thấy mẹ về, Mai reo lên :
 - A mẹ đã về! (câu cảm)
Vừa chạy ra đón mẹ, Mai vừa hỏi :
 - Mẹ có mua cho con cây viết chì không? (câu hỏi)
Mẹ nhẹ nhàng nói :
 - Mẹ đã mua cho con rồi. (câu kể)
Vừa đi vào nhà, mẹ vừa dặn Mai :
 - Con nhớ giữ cẩn thận, đừng đánh mất. (câu khiến)
Mai ngoan ngoãn trả lời.
 - Dạ, vâng ạ!
*Ví dụ: Một hôm trên đường đi học về, Lan và Tâm nhặt được một ví tiền. Khi mở ra thấy rất nhiều tiền, Tâm reo to :
 - Ôi! Nhiều tiền quá.
Lan nói rằng :
 - Chúng mình sẽ làm gì với số tiền lớn như thế này?
Tâm vừa đi, vừa thủng thẳng nói :
 - Chúng mình sẽ mang số tiền này đi nộp cho các chú công an!
Lan đồng ý với Tâm và cả hai cùng đi đến đồn công an. 
 Vừa về đến nhà Lan đã khoe ngay với mẹ:
 - Mẹ ơi, hôm nay con với bạn Tâm nhặt được ví tiền và mang ngay đến đồn công an rồi.
 Mẹ khen em ngoan, nhặt được của rơi biết đem trả người mất.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ sáu ngày 1 tháng 1 năm 2010.
Toán:( Thực hành)
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Củng cố cách tính hình tam giác.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài 1: Xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn
4,03 ; 4,3 ; 4,299 ; 4,31 ; 4,013
Bài tập2: Tính
a) 1,5678 : 2,34 x 50 - 65
b) 25,76 - (43 - 400 x 0,1 - 300 x 0.01)
Bài tập3: Tính nhanh 
 6,778 x 99 + 6,778.
Bài tập4: (HSKG) 
Một đám đất hình chữ nhật có chiều dài 60m, chiều rộng bằng 65% chiều dài. Trên đó người ta cấy lúa. Theo năm ngoái, cứ mỗi 100m2 thu hoạch được 60kg thóc. Năm nay năng suất tăng 5% so với năm ngoái. Hỏi năm nay trên đó người ta thu hoạch được ? tấn thóc
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải: Các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn là: 
 4,013 < 4,03 < 4,299 < 4, 3 < 4,31.
Lời giải
 a) 1,5678 : 2,34 x 50 - 6,25
 = 0,67 x 50 - 6,25
 = 33,5 - 6,25
 = 27,25. 
b) 25,76 - (43 - 400 x 0,1 - 300 x 0.01)
 = 25,76 – ( 43 - 40 - 3 )
 = 25,76 - 0
 = 25,76.
Lời giải:
 6,778 x 99 + 6,778
 = 6,788 x 99 + 6,788 x 1
 = 6,788 x ( 99 + 1)
 = 6,788 x 100
 = 678,8.
Lời giải: 
Chiều rộng đám đất hình chữ nhật là:
 60 : 100 x 65 = 39 (m)
Diện tích đám đất hình chữ nhật là:
 60 x 39 = 2340 (m2) 
 5% có số kg thóc là:
 60 : 100 x 5 = 3 (kg)
 Năng xuất lúa năm nay đạt là:
 60 + 3 = 63 (kg)
 Năm nay trên đó người ta thu hoạch được số kg thóc là:
 63 x (2340 : 100) = 1474,2 (kg)
 = 1,4742 tấn.
 Đáp số: 1,4742 tấn.
- HS lắng nghe và thực hiện.
 Đã duyệt, ngày 28 – 12 – 2009
 Trần Thị Thoan 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TANG BUOI LOP 5 KY I.doc