Giáo án Tập làm văn 4 - Tháng 9

Giáo án Tập làm văn 4 - Tháng 9

Môn : Tập làm văn

THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN

I. Mục tiêu :

 Hiểu được đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.

 Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện.

II. Đồ dùng dạy học :

 SGK, phấn.

 Bảng phụ ghi sẳn các sự việc chính trong truyện: Sự tích hồ Ba Bể.

III. Hoạt động trên lớp :

1. Bài cũ:

2. Bài mới:

Giới thiệu bài: Đây là tiết tập làm văn đầu tiên trong chương trình lớp 4, cô giúp các em hiểu được đặc diểm của văn kể chuyện với các loại văn khác. Đồng thời, các em sẽ bước đầu biết xây dựng một bài văn kề kể chuyện.

Nhận xét:

Bài 1:

- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài 1.

- Nêu yêu cầu của bài tập?

 

doc 20 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn 4 - Tháng 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Tập làm văn
THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu : 
	Hiểu được đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.	
	 Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy học :
	SGK, phấn.
	Bảng phụ ghi sẳn các sự việc chính trong truyện: Sự tích hồ Ba Bể.
III. Hoạt động trên lớp :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1. 
2
2.
 3. 
1. Bài cũ:
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Đây là tiết tập làm văn đầu tiên trong chương trình lớp 4, cô giúp các em hiểu được đặc diểm của văn kể chuyện với các loại văn khác. Đồng thời, các em sẽ bước đầu biết xây dựng một bài văn kề kể chuyện.
Nhận xét:
Bài 1:
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài 1.
- Nêu yêu cầu của bài tập? 
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
* Tên các nhân vật trong truyện Sự tích hồ Ba Bể?
* Các sự việc xảy ra và kết quả?
* Ý nghĩa của câu truyện?
Bài 2, 3:
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài 2, 3
- Bài văn có nhân vật không? 
- Hồ Ba Bể được giới thiệu như thế nào?
GV chốt: so với bài Sự tích hồ Ba Bể ta thấy bài hồ Ba Bể không phải là bài văn kể chuyện.
- Vậy theo em, thế nào là văn kể chuyện?
Ghi nhớ:
- Cho học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- GV chốt lại để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Luyện tập
Bài 1:
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Nêu yêu cầu bài tập?
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương những bài làm hay.
Bài 2:
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Nêu yêu cầu bài tập?
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương những bài làm đúng.
- GV chốt: Trong câu chuyện ít nhất có 3 nhân vật: người phụ nữ, đứa con nhỏ, em (người giúp 2 mẹ con).
- Ý nghĩa câu chuyện: Phải biết quan tâm, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Kể lại câu chuyện: Sự tích hồ Ba Bể và cho biết: tên các nhân vật, các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy, ý nghĩa của câu truyện.
- Các nhóm thảo luận giải quyết các yêu cầu của bài tập.
- Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung ý kiến.
- Bà lão ăn xin, mẹ con bà goá.
- Bà già xin ăn trong ngày hội cúng Phật nhưng không ai cho.
- Hai mẹ con bà goá cho bà cụ ăn xin ăn và ngủ trong nhà.
- Đêm khuya, bà già hiện hình một con giao long lớn.
- Sáng sớm, bà già cho hai mẹ con gói cho và hai mảnh trấu, rồi ra đi.
- Nước lụt dâng cao, mẹ con bà goá chèo thuyền cứu người.
- Ca ngợi những con người có lòng nhân ái, sẵn sàng cứu giúp đồng loại. Truyện khẳng định người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. Truyện còn nhằm giải thích sự hình thành hồ Ba Bể.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Bài văn không có nhân vật? 
- Hồ Ba Bể được giới thiệu về vị trí, độ cao, chiều dài, đặc điểm, địa hình, khung cảnh thi vị gợi cảm xúc thơ ca. . . 
- Nhiều học sinh phát biểu tự do.
- Một số học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Kể lại câu chuyện theo tình huống sau: Em gặp một phụ nữ vừa bế con, vừa mang nhiều đồ đạc. Em đã giúp đỡ người phụ nữ đó. Em hãy kể lại câu chuyện.
- HS làm bài cá nhân.
- Một số học sinh trình bày.
- Theo dõi.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Em hãy kể những nhân vật có trong câu chuyện mình vừa kể và nêu ý nghĩa của câu chuyện. 
- HS làm bài vào nháp.
- Một số học sinh trình bày.
- Theo dõi.
- Lắng nghe.
- Nhắc lại.
 4.
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
Môn : Tập làm văn
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
I. Mục tiêu : 
	HS biết: văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật là người, con vật hay đồ vật được nhân hoá.
	Tính cách của nhân vật bôc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.	
	 Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài văn kể chuyện đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học :
	SGK, phấn.
	Bảng phụ vẽ sẵn bảng phân loại các nhân vật trong truyện.
III. Hoạt động trên lớp :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1. 
2
3. 
1. Bài cũ:
Bài văn kể chuyện khác các bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào?
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Ở tiết TLV trước, các em đã biết thế nào là kể chuyện. Trong tiết TLV hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về văn kể chuyện từ đó biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản.
Nhận xét:
Bài 1:
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài 1.
- Nêu yêu cầu của bài tập? 
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- GV nhận xét sửa bài.
* Nhân vật là người: Mẹ con bà goá(nhân vật chính), bà lão ăn xin và những người khác (nhân vật phụ).
* Nhân vật là vật: Dế Mèn (nhân vật chính), Nhà Trò, Giao Long (nhân vật phụ)
Bài 2: Nêu nhận xét về tính cách nhân vật.
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài 1.
- Nêu yêu cầu của bài tập? 
- Cho học sinh làm bài theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
* Dế Mèn khẳng khái có lòng thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực kẻ yếu. 
+Vì Dế Mèn đã nói, đã hành động để giúp đỡ Nhà Trò 
* Mẹ con bà nông dân: thương người nghèo khó, sẵn sàng cứu kẻ bị hoạn nạn, luôn nghĩ dến người khác.
+ Cụ thể: cho bà lão ăn xin ngủ và ăn trong nhà, chèo thuyền cứu gúp người bị nạn 
Ghi nhớ:
- Cho học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- GV chốt lại để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Luyện tập
Bài 1:
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Nêu yêu cầu bài tập?
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương những bài làm hay.
- Giáo viên chốt lại lời giài đúng
+ Có ba nhân vật chính: Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôn-kavà bà(nhân vât phụ)
+ Bà nhận xét đúng vì:
	- Ni-ki-ta thì chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình, ăn xong là chạy đi chơi.	
	 - Gô-sa láu lỉnh lém hất những mẩu bánh vụn xuống đất.
	- Chi-ôn-ka thương bà giúp bà
+ Bà dựa vào hành động của từng cháu để nhận xét. 
Bài 2:
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Nêu yêu cầu bài tập?
- Cho học sinh làm bài theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
a) Bạn sẽ chạy lại nâng em bé dậy, phủi bụi, vết bẩn trên quần áo em bé, xin lỗi dỗ em bé( nếu bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác)
b) Bạn sẽ bỏ chạy mặc em bé khóc(nếu bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Ghi tên các nhân vật trong những truyện em mới học theo nhóm nhân vật là người và nhân vật là vật.
- HS làm bài cá nhân vào nháp.
- 1 em lên bảng làm bài vào bảng phụ.
- Theo dõi, nhắc lại.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Nêu nhận xét về tính cách của các nhân vật: Dế Mèn trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Mẹ con bà nông dân trong truyện Sự tích hồ Ba Bể. Căn cứ vào đâu mà em có nhận có xét như vậy?
- Các nhóm thảo luận giải quyết các yêu cầu của bài tập.
- Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung ý kiến.
- Một số học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Tìm nhân vật trong câu chuyện Ba anh em? em có đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không? Vì sao bà có nhận xét như vậy
- HS làm bài cá nhân.
- Một số học sinh trình bày.
- Theo dõi.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Cho tình huống: một bạn nhỏ mãi vui đùi chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc. Em hãy hình dung sự vịec và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng sau đây.
a) Bạn nhỏ nói trên biết quan tâm đến người khác
b) Bạn nhỏ nói trên không biết quan tâm đến người khác
- Các nhóm thảo luận giải quyết các yêu cầu của bài tập.
- Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung ý kiến.
4.
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh học thuộc phần ghi nhớ trong SGK
Môn : Tập làm văn
KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT
I. Mục tiêu : 
	Giúp HS biết kể lại hành động của nhân vật để khắc hoạ tính cách nhân vật
	Dưới sự hướng dẫn của GV, SH tự rút ra được các kết luận cần thiết
	Chọn kể những hành động tiêu biểu của nhân vật
	Hành động xảy ra trước thì kể trước xảy ra sau thì kể sau
II. Đồ dùng dạy học :
	SGK, phấn.
	Bảng phụ ghi sẵn phần nội dung cần ghi nhớ
	Một số tờ giấy khổ to để ghi ba câu hỏi của phần nhận xét ( sau mỗi câu có phần để trống đẻ viết câu trả lời), chín băng giấy ghi chín câu văn ở bài luyện tập.
III. Hoạt động trên lớp :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1. 
2.
 3. 
1. Bài cũ:
Thế nào là kể chuyện?
Em hiểu những gì về nhân vật trong chuyện?
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Hôm nay ta tiếp tục học văn kể chuyện. Bài học hôm nay giúp các em hiểu khi kể về nhân vật ... àn ghi nhớ trong SGK.
- GV chốt lại để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Luyện tập
Hướng dẫn: 
- Cho HS đọc yêu cầu của phần luyện tập.
- GV giao việc: để có thể viết thư đúng, hay các em phải hiểu được yêu cầu của đề qua việc trả lời các câu hỏi sau:
* Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai?
* Mục đích viết thư để làm gì?
- GV: Nếu em nào không có bạn ở trường khác thì các em có thể tưởng tượng ra người bạn như thế để viết.
* Thư viếât cho bạn cần xưng hô như thế nào?
* Cần thăm hỏi bạn về những gì?
* Cần kể cho bạn nghe những gì về trường lớp em hiện nay?
* Nên chúc bạn và hứa hẹn điều gì?
b) Cho HS làm bài.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS làm bài miệng(làm mẫu).
-GV nhận xét bài mẫu của hai HS
- Cho HS làm bài vào vở.
c) Chấm, chữa bài.
- GV chấm ba bài của những HS đã làm xong.
- 1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại bài tập đọc dùng bút chì gạch vào bài tập đọc trong sách giáo khoa.
- Để thăm hỏi, chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương mất mát. Đó là ba, mẹ Hồng đều mất trong trận lụt.
- Để thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi ý kiến hay bày tỏ tình cảm với nhau.
- Một bức thư cần có những nội dung chính như sau:
* Nêu lí do và mục đích viết thư.
* Thăm hỏi tình hình của người nhận thư hoặc ở nơi người nhận thư đang sinh sống, học tập, làm việc.
* Thông báo tình hình của người viết thư hoặc ở nơi người viết thư đang sinh sống học tập hoặc làm việc.
* Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
- Phần đầu thư:
* Địa điểm và thời gian viết thư
* Lời thưa gởi.
- Phần cuối thư.
* Lời chúc lời cảm ơn, hứa hẹn.
* Chữ kí và tên hoặc họ tên. 
- Một số học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- HS lắng nghe.
- Một HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Viết thư cho bạn ở trường khác.
- Để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay.
- Cần xưng hô thân mật, gần gũi có thể xưng: bạn, cậu, mình, tớ
- cần thăm hỏi sức khoẻ, tình hình học tập, gia đình
- Cần kể cụ thể về tình hình học tập, phong trào văn nghệ, thể thao
-Chúc bạn khoẻ, học giỏi, hẹn gặp lại. 
4.
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh học thuộc phần ghi nhớ trong SGK
Môn : Tập làm văn
CỐT TRUYỆN
I. Mục tiêu : 
	HS nắm được thế nào là một cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc).
	Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để sắp xếp lại các sự việc chính của một câu chuyện, tạo thành cốt truyện.
II. Đồ dùng dạy học :
	SGK, phấn.
	Bảng phụ: sẵn nội dung phần ghi nhớ nội dung của bài học.
III. Hoạt động trên lớp :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1. 
2
 3. 
1. Bài cũ:
Một bức thư thường gồm những phần nào? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì?
2, 3 học sinh đọc bức thư em đã viết gửi một bạn ở trường khác các em đã làm trong tiết tập làm văn trước.
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Các em đã tìm hiểu cách xây dựng nhân vật trong bài văn kể chuyện. Ngoài yếu tố trên, trong văn kể chuyện còn có một yếu tố quan trọng khác là cốt truyện. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thế nào là cốt truyện.
Nhận xét:
Bài1: Cho HS đọc yêu cầu của bài1.
- Cho HS xem lại chuyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu(2 phần)
-GV giao việc: nhiệm vụ của các em là ghi lại những sự việc chính trong câu truyện đó.
- Cho HS làm bài theo nhóm.
- Cho HS trình bày bài.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng: các chi tiết chính là:
* Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tản đá.
* Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khổ bị bọn nhện ăn hiếp và đòi ăn thịt.
* Dế Mèn phẩn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện.
* Gặp bọn nhện Dế Mèn quát mắng lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng đốt văn tự nợ và phá vòng vây hãm cho nhà trò.
* Bọn nhện sợ hãi nghe theo. Nhả trò được tự do. 
Bài 2:
- Cho HS đọc yêu cầu.
- GV giao việc: các em tìm và sắp xếp các sự việc chính. Chuỗi sự việc trên ngưởi ta gọi là cốt truyện. Vậy theo em, cốt truyện là gì?
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày bài làm.
- GV nhận xét chốt ý: cốt truyện là một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
Bài3:
- Cho HS đọc yêu cầu bài 3.
- GV giao nhiệm vụ: nhiệm vụ của các em bây giờ là nêu được cốt truyện gồm những phần như thế nào? Nêu tác dụng của từng phần.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: mỗi cốt truyện thường gồm ba phần.
* Mở đầu: sự việc khơi nguồn cho sự vịec khác.
* Diễn biến: các sự việc chính kế tiếp theo nhau nói lên tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện.
* Kết thúc: kết quả của các sự việc ở phần mở đầu và phần chính. 
Ghi nhớ:
- Cho học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- GV chốt lại để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Luyện tập
Bài 1: 
- Cho HS đọc đề bài.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm việc theo nhóm.
- Cho HS trình bày bài.
- GV nhận xét đánh giá bài làm của các nhóm.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày bài.
-GV nhận xét đánh giá. Cho điểm khuyến khích. 
- 1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe.
-HS đọc thầm lại truyện
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày bài cả lớp nhận xét.
- Một HS đọc to cả lớp đọc thầm.
- HS ghi nhanh ra nháp.
- Một số HS trả lời miệng cả lớp nhận xét.
- Một HS đọc to cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp làm bài cá nhân ghi nhanh ý ra nháp.
- Một số em đọc bài làm của mình cà lớp nhận xét.
- Một số học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- HS lắng nghe.
- Một HS đọc to cả lớp đọc thầm.
- Sắp xếp các sự việc thành cốt truyện.
- HS làm việc theo nhóm ghi ra nháp thứ thự các sự việc.
- Đại diện nhóm lên trình bày bài. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Một HS đọc to cả lớp đọc thầm.
-Dựa vào cốt truyện trên, kể lại truyện cây khế.
-HS làm bài cá nhân.
- Môt số HS kể truyện lớp nhận xét.
4.
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh học thuộc phần ghi nhớ trong SGK
Môn : Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I. Mục tiêu : 
	Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện.
	Kể lại câu chuyện theo cốt chuyện một cách hấp dẫn, sinh động.
II. Đồ dùng dạy học :
	SGK, phấn.
	Tranh minh hoạ cốt truyện nói về lòng hiếu thảo của người con khi mẹ ốm.
	Tranh minh hoạ cốt truyện nói vềtính trung thực của người con đang chăm sóc mẹ ốm.
	Bảng phụ viết sẵn đề bài để giáo viện phân tích.
III. Hoạt động trên lớp :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1. 
2
1. Bài cũ:
Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện gồm những phần nào?
Gọi HS đọc cốt truyện về tính ngay thẳng thật thà mà em đã được đọc được nghe.	
Em hãy kể lại truyện Cây Khế.
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Tiết tập làm văn hôm nay các em sẽ luyện tập xây dựng cốt truyện. Lớp mìnhsẽ thi xem bạn nào có trí tưởng tượng phong phú, ham thích làm văn kể chuyện. 
Xây dựng cốt truyện
a) Xác định yêu cầu của đề bài.
- Cho HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV giao việc : đề bài cho trước ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và một bà tiên. Nhiệm vụ của các em là hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt câu chuyện xảy ra. Để kể được câu chuyện, các em phải tưỡng tượng để hình dung điều gì xảy ra, diễn biến của câu chuyện ra sao? Kết quả thế nào? Khi kể, các em nhớ chỉ kể vắn tắt, không cần kể cụ thể, chi tiết.
b) Cho HS lựa chọn chủ đề của câu chuyện.
- Cho HS đọc gợi ý 
- Cho HS nói chủ đề các em chọn.
- GV nhấn mạnh: gợi ý 1, 2 trong SGK chỉ là gợi ý để các em có hướng tưởng tượng. Ngoài ra, các em có thể chọn đề tài khác miễn là có nội dung giáo dục tốt và đủ cả ba nhân vật.
c) Thực hành xây dựng cốt chuyện.
- Cho HS làm bài. 
- Cho HS thi kể
- GV nhận xét và khen tưởng những HS tưởng tuợng ra câu chuyện hay, kể hay.
- Cho HS viết vào vở cốt chuyện mình đã kể.
- một hs đọc yệu cầu của đề bài. cả lớp đọc thầm.
-hs lắng nghe.
- Một HS đọc gợi ý 1, một hs đọc tiếp gợi ý 2.
- HS phát biểu chủ đề mình đã chọn để xây dựng câu chuyện.
- HS đọc thầm gợi ý 1, 2 nếu chọn một trong hai đề tài đó .
- Chọn một HS giỏi kể mẫu dựa vào gợi ý 1 hoặc gợi ý 2 trong sgk.
- HS kể theo cặp. HS 1 kể cho HS 2 nghe sau đó đổi lại HS 2 kể cho HS 1 nghe.
- Đại diện các nhóm lên thi kể.
- Lớp nhận xét.
-HS viết vắn tắt vào vở cốt truyện vào vở.
3
Củng cố, dặên dò :
- GV cho 2 HS nói lại các xây dựng cốt truyện (để xây dựng một cốt truyện cần hình dung được các nhân vật của câu chuyện , chủ đề của chuyện, diễn biến của chuyện. Diễn biến này cần hợp lý tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa.)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh học thuộc phần ghi nhớ trong SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docTAPLAMVAN - THANG 9.doc