Môn : Học vần
BÀI: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
GIỚI THIỆU SÁCH, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT.
Môn : Đạo đức:
BÀI : EM LÀ HỌC SINH LỚP 1
I.Mục tiêu:
1. Giúp học sinh hiểu được:
Trẻ em đến tuổi học phải đi học.
Là học sinh phải thực hiện tốt những điều quy định của nhà trường, những điều GV dạy bảo để học được nhiều điều mới lạ, bổ ích, tiến bộ.
II.Chuẩn bị : Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài.
Bài hát: Ngày đầu tiên đi học.
III. Các hoạt động dạy học :
Thứ hai ngày tháng năm 200 Môn : Học vần BÀI: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC GIỚI THIỆU SÁCH, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT. -------------------------------------------------------------------------- Môn : Đạo đức: BÀI : EM LÀ HỌC SINH LỚP 1 I.Mục tiêu: 1. Giúp học sinh hiểu được: Trẻ em đến tuổi học phải đi học. Là học sinh phải thực hiện tốt những điều quy định của nhà trường, những điều GV dạy bảo để học được nhiều điều mới lạ, bổ ích, tiến bộ. II.Chuẩn bị : Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài. Bài hát: Ngày đầu tiên đi học. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động học sinh 1.KTBC: KT sự chuẩn bị để học môn đạo đức của học sinh. 2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa. Hoạt động 1: Thực hiện trò chơi Tên bạn – Tên tôi. GV chia học sinh thành các nhóm 6 em, đứng thành vòng tròn và hướng dẫn cách chơi. Cách chơi: Em này giới thiệu tên mình với các bạn trong nhóm, sau đó chỉ định 1 bạn bất kì và hỏi “ Tên bạn là gì? – Tên tôi là gì? ” GV tổ chức cho học sinh chơi. Sau khi chơi GV hỏi thêm : Có bạn nào trùng tên với nhau hay không ? Em hãy kể tên một số bạn em nhớ qua trò chơi ? GV kết luận: Khi gọi bạn, nói chuyện với bạn, các em hãy nói tên của bạn. Cô cũng sẽ gọi tên các em khi chúng ta học tập vui chơi Các em đã biết tên cô là gì chưa nào? Các em hãy gọi cô là cô (cô giáo giới thiệu tên mình) Hoạt động 2: Học sinh kể về sự chuẩn bị của mình khi vào lớp 1 GV hỏi học sinh về việc bố mẹ đã mua những gì để các em đi học lớp 1. Gọi một số học sinh kể. GV kết luận Đi học lớp 1 là vinh dự, là nhiệm vụ của những trẻ em 6 tuổi. Để chuẩn bị cho việc đi học, nhiều em được bố mẹ mua quần áo, giày dép mới Các em cần phải có đầy đủ sách vở đồ dùng học tập như : bút, thước Hoạt động 3: Học sinh kể về những ngày đầu đi học. GV yêu cầu các em kể cho nhau nghe theo cặp về những ngày đầu đi học. Ai đưa đi học? Đến lớp học có gì khác so với ở nhà? Cô giáo nêu ra những quy định gì? GV kết luận Vào lớp 1 các em có thầy cô giáo mới, bạn bè mới. Nhiệm vụ của học sinh lớp 1 là học tập, thực hiện tốt những quy định của nhà trường như đi học đúng giờ và đầy đủ, giữ trật tự trong giờ học, yêu quý thầy cô giáo và bạn bè, giữ vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân có như vậy, các em mới chống tiến bộ, được mọi người quý mến. 3.Củng cố: Hỏi tên bài. Gọi nêu nội dung bài. Nhận xét, tuyên dương. 4.Dặn dò :Học bài, xem bài mới. Cần thực hiện: Đi học đầy đủ, đúng giờ Học sinh chuẩn bị để GV kiểm tra. Lắng nghe GV hướng dẫn cách chơi. Học sinh chơi. Học sinh tự nêu. Học sinh lắng nghe và vài em nhắc lại. Học sinh nêu. Học sinh lắng nghe và vài em nhắc lại. Nghiêm trang chào cờ. Học sinh kể cho nhau nghe theo cặp. Đại diện học sinh kể trước lớp Học sinh khác nhận xét bổ sung. Học sinh lắng nghe và vài em nhắc lại. Học sinh nêu. Học sinh lắng nghe để thực hiện cho tốt. Môn : Thủ công BÀI : GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY, BÌA VÀ DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG I.Mục tiêu: -Giúp HS biết một số loại giấy bìa và dụng cụ học thủ công. II.Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công là kéo, hồ dán, thước kẻ III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ổn định: 2.KTBC: KT dụng cụ học tập môn thủ công của học sinh. 3.Bài mới: Giới thiệu môn học, bài học và ghi tựa. Hoạt động 1 Giới thiệu giấy, bìa. GV đưa cho học sinh thấy một quyển sách và giới thiệu cho học sinh thấy được giấy là phần bên trong của quyển sách, mỏng; bìa được đóng phía ngaòi và dày hơn. Các lọai giấy và bìa được làm từ bột của nhiều loại cây như : tre, nứa, bồ đề GV giới thiệu tiếp giấy màu để học thủ công có nhiều màu sắc khác nhau, mặt sau có kẻ ô. Hoạt động 2 Giới thiệu dụng cụ học thủ công. Thước kẻ: GV đưa cho học sinh nhận thấy thước kẻ và giới thiệu đây là thước kẻ được làm bằng gỗ hay nhựa dùng thước để đo chiều dài. Trên mặt thước có chia vạch và đánh số. Kéo: GV đưa cho học sinh nhận thấy cái kéo và giới thiệu công dụng của kéo dùng để cắt. Cần cẩn thận kẻo đứt tay. Hồ dán: GV đưa cho học sinh nhận thấy lọ hồ dán và giới thiệu công dụng của hồ dán dùng để dán giấy được chế từ các lọai bột có pha chất chống gián, chuột và đựng trong hộp nhựa. 4.Củng cố : Hỏi tên bài, nêu lại công dụng và cách sử dụng các loại thủ công, dụng cụ học môn thủ công. 5.Nhận xét, dặn dò, tuyên dương: Nhận xét, tuyên dương các em học tốt. Về nhà chuẩn bị giấy trắng, giấy màu, hồ dán để học bài sau Hát Học sinh đưa đồ dùng để trên bàn cho GV kiểm tra. Học sinh quan sát và nhận biết giấy khác bìa như thế nào, công dụng của giấy và công dụng của bìa. Học sinh quan sát lắng nghe từng dụng cụ thủ công và công dụng của nó. Học sinh có thể nêu các loại thước kẻ, kéo lớn nhỏ khác nhau. Học sinh nêu các dụng cụ học thủ công và công dụng của nó. Chuẩn bị tiết sau. Thứ ba ngày tháng năm 200 MÔN : THỂ DỤC BÀI : ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC – TRÒ CHƠI. I.Mục tiêu : -Phổ biến nội quy tập luyện, biên chế tổ học tập, chọn cán sợ bộ môn. Yêu cầu học sinh biết được những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ thể dục. -Chơi trò chơi: Diệt các con vật có hại. YC bước đầu biết tham gia được trò chơi. II.Chuẩn bị : Còi, sân bãi Tranh ảnh một số con vật. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Phần mỡ đầu: Thổi còi tập trung học sinh. Phổ biến nội dung yêu cầu bài học. Gợi ý cán sự hô dóng hàng. Tập hợp 4 hàng dọc. Giống hàng thẳng, đứng tại chỗ vỗ tay và hát (2 phút) Giậm chân tại chỗ theo nhịp 1 – 2, 1 – 2, (2 phút) đội hình hàng ngang hoặc hàng dọc. 2.Phần cơ bản: Biên chế tổ tập luyện chọn cán sự bộ môn (2 - 4 phút ) Cán sự bộ môn có thể là lớp trưởng, yêu cầu có sức khoẻ, nhanh nhẹn và thông minh, các tổ trưởng là tổ học tập. Phổ biến nội quy luyện tập (1 – 2 ph) Phải tập hợp ở ngoài sân dưới sự điều khiển của lớp trưởng. Trang phục phải gọn gàng, nên di dày hoặc dép có quai hậu, không đi dép lê. Khi đã vào học ai muốn đi đâu phải xin phép, khi GV cho phép mới được đi. Học sinh sứa lại trang phục (2 phút) GV hướng dẫn các em sửa lại trang phục trước khi luyện tập. Trò chơi: Diệt các con vật có hại (5 – 8 phút) GV nêu trò chơi, hỏi học sinh những con vật nào có hại, con vật nào có ích (thông qua các bức tranh) Cách chơi: GV hô tên các con vật có hại thì học sinh hô diệt, tên các con vật có ích thì học sinh lặng im, ai hô diệt là sai. 3.Phần kết thúc : GV dùng còi tập hợp học sinh, đứng vỗ tay và hát. GV cùng HS hệ thống bài học. 4.Nhận xét giờ học. Hướng dẫn về nhà thực hành. GV hô “Giải tán” HS ra sân tập trung. Học sinh lắng nghe nắmYC bài học. Học sinh tập hợp thành 4 hàng dọc, đứng tại chỗ và hát. Học sinh ôn lại giậm chân tại chỗ do lớp trưởng điều khiển. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của GV. Lắng nghe, nhắc lại. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của GV. Nêu tên các con vật có hại, các con vật có ích. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của GV. Tập họp, vỗ tay và hát. Lắng nghe. Học sinh hô : Khoẻ ! Môn : Học vần BÀI : CÁC NÉT CƠ BẢN --------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày tháng năm 200 Môn : Học vần BÀI : âm E I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể: -Làm quen nhận biết được chữ e, ghi âm e. -Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật có âm e. -Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung các tranh vẽ trong SGK có chủ đề: Lớp học II.Đồ dùng dạy học: -Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I -Bộ ghép chữ tiếng Việt. -Giấy ô li viết chữ e để treo bảng (phóng to) -Tranh minh hoạ các vật thật các tiếng bé, me, xe, ve. -Tranh minh hoạ luyện nói: “Lớp học” III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : KT việc chuẩn bị Đồ dùng học tập của học sinh về môn học Tiếng Việt. 2.Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: GV treo tranh để học sinh quan sát và thảo luận: Các em cho cô biết trong các tranh này vẽ gì nào? GV viết lên bảng các chữ các em nói và giới thiệu cho học sinh thấy được các tiếng đều có âm e. GV đọc âm e và gọi học sinh đọc lại. 2.2 Dạy chữ ghi âm: GV viết bảng âm e Nhận diện chữ e: Các em thấy chữ e có nét gì? Chữ e giống hình cái gì? GV nêu: Chữ e giống hình sợi dây vắt chéo. Phát âm e GV phát âm mẫu Gọi học sinh phát âm và sữa sai cho học sinh về cách phát âm. Hướng dẫn viết chữ trên bảng con GV treo khung chữ e lên bảng để học sinh quan sát. GV vừa nói vừa hướng dẫn học sinh viết bảng con nhiều lần để học sinh nắm được cấu tạo và cách viết chữ e. Tiết 2 2.3 Luyện tập a) Luyện đọc: Gọi học sinh phát âm lại âm e Tổ chức cho các em thi lấy nhanh chữ e trong bộ chữ và hỏi: Chữ e có nét gì? b) Luyện viết: GV hướng dẫn cho các em tô chữ e trong vở tập viết và hướng dẫn các em để vở sao cho dễ viết cách cầm bút và tư thế ngồi viết GV theo dõi uốn nắn và sữa sai. c) Luyện nói: GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề. GV treo tranh, yêu cầu học sinh QS và trả lời câu hỏi: Trong tranh vẽ gì? Gọi học sinh nêu và bổ sung hoàn chỉnh cho học sinh. Các em nhỏ trong tranh đang làm gì? GV kết luận: Đi học là công việc cần thiết và rất vui. Ai cũng phải học tập chăm chỉ. Vậy lớp ta có thích đi học đều và học tập chăm chỉ hay không? 3.Củng cố: Hỏi tên bài. Gọi đọc bài. Trò chơi: Ai tinh mắt hơn Mục đích: Nhận diện âm e và lấy đúng âm e trong các âm lộn xộn. Chuẩn bị 2 bảng cài của GV trong đó có âm e và các âm khác (mỗi bảng có khoảng 4 – 5 âm e) Chia lớp thành 2 nhóm và đặt tên cho từng nhóm. Nêu quy luật chơi cho học sinh nắm rõ. Nhóm nào gắn nhanh và nhiều chữ ghi âm e thì thắng cuộc. GV nhận xét trò chơi. 4.Nhận xét, dặn dò: Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn học bài, xem bài ở nhà. Học sinh thực hành quan sát và thảo luận. (bé, me, xe, ve) Nhiều học sinh đọc lại. Có 1 nét thắt, . Nhắc lại. Học sinh phát âm âm e (cá nhân, nhóm, lớp) Nghỉ giữa tiết. Quan sát và thực hành viết bảng con. Thực hành. Viết trong vở tập viết. Nghỉ giữa tiết. Học sinh nêu: Tranh 1: các chú chim đang học. Tranh 2: đàn ve đang học. Tranh 3: đàn ếch đang học. ... học: -Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I -Bộ ghép chữ tiếng Việt. -Giấy ô li viết chữ b để treo bảng (phóng to) -Tranh minh hoạ các vật thật các tiếng bé, bê, bà, bóng. -Tranh minh hoạ luyện nói. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Đọc sách kết hợp bảng con. Viết bảng con âm e và các tiếng khóa. Chữ e có nét gì? GV nhận xét chung. 2.Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài GV giới thiệu tranh rút ra tiếng có mang âm b, ghi bảng âm b. 2.2 Dạy chữ ghi âm GV viết lên bảng chữ b và nói đây là chữ b (bờ) GV phát âm mẫu (môi ngậm lại, bật hơi ra, có tiếng thanh) Gọi học sinh phát âm b (bờ) Nhận diện chữ GV tô lại chữ b trên bảng và nói : Chữ b có một nét viết liền nhau mà phần thân chữ b có hình nét khuyết, cuối chữ b có nét thắt. Gọi học sinh nhắc lại. Ghép chữ và phát âm GV yêu cầu học sinh lấy từ bộ chữ ra chữ e và chữ b để ghép thành be. Hỏi : be : chữ nào đứng trước chữ nào đứng sau? GV phát âm mẫu be Gọi học sinh phát âm theo cá nhân, nhóm, lớp. để học sinh theo dõi trên bảng lớp Viết b trước sau đó viết e cách b 1 li (be) Yêu cầu học sinh viết bảng con be. GV theo dõi sửa chữa cách viết cho học sinh. Tiết 2 2.3 Luyện tập a) Luyện đọc Gọi học sinh phát âm lại âm b tiếng be Sửa lỗi phát âm cho học sinh. b) Luyện nói Chủ đề: Việc học tập của từng cá nhân. GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề. GV treo tranh và hỏi: Trong tranh vẽ gì? Tại sao chú voi lại cầm ngược sách nhỉ? Các con có biết ai đang tập viết chữ e không? Ai chưa biết đọc chữ? Vậy các con cho cô biết các bức tranh có gì giống nhau? Khác nhau? 3.Củng cố : Gọi đọc bài Trò chơi: Thi tìm chữ Giáo viên chuẩn bị 12 bông hoa, bên trong viết các chữ khác nhau, trong đó có 6 chữ b. GV gắn lên bảng. GV nêu luật chơi: Mỗi nhóm 3 em, thi tiếp sức giữa 2 nhóm tìm âm b. Nhóm nào tìm nhanh và đúng nhóm đó sẽ thắng. GV nhận xét trò chơi. 4.Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà, tự tìm chữ đã học trong sách báo. Học sinh nêu tên bài trước. HS cá nhân 6 -> 8 em e, bé, me, xe, ve. Sợi dây vắt chéo. Học sinh theo dõi. Âm b (bờ) Nhắc lại. Học sinh ghép be B đứng trước, e đứng sau. Học sinh phát âm be. Nghỉ giữa tiết HS theo dõi và lắng nghe. Viết trên không trung và bảng con Lắng nghe. Viết bảng con. Học sinh đọc cá nhân, nhóm, lớp. Nghỉ giữa tiết. Chim non đang học bài Chú gấu đang tập viết chữ e Chú voi cầm ngược sách Em bé đang tập kẻ Vẽ hai bạn nhỏ đang chơi xếp hình Tại chú chưa biết chữ . Tại không chụi học bài. Chú gấu Voi. Giống nhau là đều tập trung vào công việc của mình, khác nhau là các bạn vẽ các con vật khác nhau và các công việc khác nhau. Học sinh luyện nói dựa theo gợi ý của GV. Học sinh khác nhận xét. Đọc lại bài Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 3 học sinh lên chơi trò chơi. Học sinh khác nhận xét. Thực hành ở nhà. Môn : Tập viết BÀI : TÔ CÁC NÉT CƠ BẢN I.Mục tiêu : -Giúp học sinh nắm được nội dung bài viết, nắm được các nét cơ bản : nét ngang, nét đứng, nét xiên phải, nét xiên trái, nét sổ thăûng hất lên, nét móc, nét móc hất, nét cong phải, cong trái, nét vòng trong khép kín, . -Viết đúng độ cao của các nét cơ bản. -Biết cầm bút, tư thế ngồi viết. II.Đồ dùng dạy học: -Mẫu viết bài 1, vở viết, bảng . III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. 2.Bài mới : Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài. GV hướng dẫn học sinh quan sát bài viết các nét cơ bản và gợi ý để học sinh nhận xét các nét trên giống những nét gì các em đã học. GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết. Gọi học sinh đọc nêu lại nội dung bài viết. Phân tích độ cao, khoảng cách giữa các nét. Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín. Yêu cầu học sinh viết bảng con. GV nhận xét sửa sai. Nêu yêu cầu số lượng viết ở vở tập viết cho học sinh thực hành. 3.Thực hành : Cho học sinh viết bài vào tập. GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết 4.Củng cố : Hỏi lại tên bài viết. Gọi học sinh nêu lại nội dung bài viết. Thu vở chấm một số em. Nhận xét tuyên dương. 5.Dặn dò : Viết bài ở nhà, xem bài mới. Vở tập viết, bút chì, tẩy, HS nêu tựa bài. HS theo dõi ở bảng lớp. Nêu nhận xét. Các nét cơ bản: nét ngang, nét đứng, nét xiên phải, nét xiên trái, nét sổ thăûng hất lên, nét móc, nét móc hất, nét cong phải, cong trái, nét vòng trong khép kín, . Học sinh viết bảng con. Thực hành bài viết. HS nêu: các nét cơ bản. Thứ sáu ngày tháng năm 2004 Môn : Học vần BÀI : THANH SẮC I.Mục tiêu: -Nhận biết được dấu và thanh sắc. -Ghép được tiếng bé từ âm chữ b với âm chữ e cùng thanh sắc. -Biết được dấu sắc và thanh sắc ở tiếng chỉ đồ vật, sự vật và các tiếng trong sách báo. -Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động khác nhau của trẻ em ở trường, ở nhà. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh Sách Tiếng Việt 1, Tập một. -Giấy ô li phóng to hoặc bảng kẻ ô li. -Sưu tầm các tranh ảnh hoặc sách báo có các tiếng mang dấu sắc. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Đọc sách kết hợp bảng con. Gọi 2 – 3 em đọc âm b và đọc tiếng be. Gọi 3 học sinh lên bảng chỉ chữ b trong các tiếng: bé, bê, bóng, bà. Viết bảng con. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài GV giới thiệu tranh để học sinh quan sát và thảo luận. Các em cho cô biết bức tranh vẽ gì? (GV chỉ từng tranh để học sinh quan sát trả lời) Các em chú ý, các tiếng bé, cá, lá (chuối), khế, chó giống nhau ở chỗ đều có dấu ghi thanh sắc. Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em dấu sắc. GV viết dấu sắc lên bảng. Tên của dấu này là dấu sắc. 2.2 Dạy dấu thanh: GV đính dấu sắc lên bảng. Nhận diện dấu Hỏi: Dấu sắc giống nét gì? Yêu cầu học sinh lấy dấu sắc ra trong bộ chữ của học sinh. Nhận xét kết quả thực hành của học sinh. Yêu cầu học sinh thực hiện đặt nghiêng cái thước về bên phải để giống dấu sắc. Ghép chữ và đọc tiếng Yêu cầu học sinh ghép tiếng be đã học. GV nói: Tiếng be khi thêm dấu sắc ta được tiếng bé. Viết tiếng bé lên bảng. Yêu cầu học sinh ghép tiếng bé trên bảng cài. Gọi học sinh phân tích tiếng bé. Hỏi : Dấu sắc trong tiếng bé được đặt ở đâu ? GV lưu ý cho học sinh khi đặt dấu sắc (không đặt quá xa con chữ e, cũng không đặt quá sát con chữ e, mà đặt ở bên trên con chữ e một chút) GV phát âm mẫu : bé Yêu cầu học sinh phát âm tiếng bé. GV gọi học sinh nêu tên các tranh trong SGK, tiếng nào có dấu sắc. Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con Gọi học sinh nhắc lại dấu sắc giống nét gì? GV vừa nói vừa viết dấu sắc lên bảng cho học sinh quan sát. Yêu cầu học sinh viết bảng con dấu sắc. Hướng dẫn viết tiếng có dấu thanh vừa học. GV yêu cầu học sinh viết tiếng be vào bảng con. Cho học sinh quan sát khi GV viết thanh sắc trên đầu chữ e. Viết mẫu bé Yêu cầu học sinh viết bảng con : bé. Sửa lỗi cho học sinh. Tiết 2 2.3 Luyện tập a) Luyện đọc Gọi học sinh phát âm tiếng bé Yêu cầu học sinh ghép tiếng bé trên bảng cài. Yêu cầu học sinh phân tích tiếng bé. b) Luyện viết GV yêu cầu học sinh tập tô be, bé trong vở tập viết. Theo dõi và uốn nắn sửa sai cho học sinh. c) Luyện nói : GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề. GV treo tranh và hỏi: Trong trang vẽ gì? Các tranh này có gì giống nhau ? khác nhau ? Em thích bức tranh nào nhất, Vì sao? Ngoài các hoạt động trên em còn có các hoạt động nào nữa ? Ngoài giờ học em thích làm gì nhất? 3.Củng cố : Gọi đọc bài Thi tìm tiếng có dấu sắc trong sách báo 4.Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà. Học sinh nêu tên bài trước. HS cá nhân 6 -> 8 em Viết bảng con: Viết chữ b và tiếng be. bé, cá, lá, khế, chó Học sinh theo dõi Nhắc lại Nét xiên phải Thực hành. Thực hiện ở thước. Be Bé Thực hiện ghép tiếng bé. 3 em phân tích Trên đầu âm e. Lắng nghe Cá nhân, nhóm, lớp. Học sinh nêu. Nghỉ giữa tiết. Nét xiên phải Quan sát và thực hiện viết trên bảng con. Học sinh viết be Học sinh quan sát. Viết bảng con. Học sinh đọc Học sinh ghép: bé Học sinh phân tích Tô vở tập viết Nghỉ giữa tiết. Học sinh nói dựa theo gợi ý của GV. Học sinh khác nhận xét. Các bạn ngồi học trong lớp Bạn gái đang nhảy dây Bạn gái cầm bó hoa Bạn gái đang tưới rau Đều có các bạn nhỏ. Hoạt động của các bạn khác nhau. Học sinh nêu theo suy nghĩ của mình. Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 6 học sinh lên chơi trò chơi. Nêu được tiếng và nêu được dấu sấc trong tiếng Học sinh khác nhận xét. Thực hành ở nhà. Môn : Hát BÀI : QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP (T1) I.Mục tiêu : -HS biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát. -Hát đồng đều, rõ lời. -Biết bài hát Quê hươg tươi đẹp là dân ca dân tộc Nùng. II.Đồ dùng dạy học: -Hát chuẩn xác bài hát. -Nhạc cụ, máy cát xét và băng. -Một số tranh ảnh dân tộc Nùng. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Kiểm tra : Khái quát chương trình và nội dung học hát lớp 1, định hướng để học sinh học hát tốt hơn. 2.Bài mới : GT bài, ghi tựa. Hoạt động 1 : Dạy bài hát Quê hương tươi đẹp. Giáo viên hát mẫu. Đọc lời ca bài hát cho học sinh đọc theo. Dạy hát từng câu: Gọi từng cá nhân học sinh hát, nhóm hát. GV chú ý để sửa sai. Hoạt động 2 : Hát kết hợp phụ hoạ. Vừa hát vừa vổ tay theo phách GV thực hiện mẫu: Quê hương em biết bao tươi đẹp x x x x Vừa hát vừa nhún chân nhịp nhàng. GV thực hiện mẫu: Tổ chức cho HS vừa hát kết hợp vỗ tay, vừa hát vừa nhún chân nhịp nhàng. Tổ chức cho học sinh biểu diển bài hát. Thi đua giữa các tổ nhóm biểu diển. 4.Củng cố : Hỏi tên bài hát. HS hát tập thể bài hát. Nhận xét, tuyên dương. 5.Dặn dò về nhà: Học thuộc lời ca, tập hát ở nhà Lắng nghe. Vài HS nhắc lại Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc theo Hát từng câu: Quê hương em biết bao tươi đẹp Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây Khi mùa xuân thắm tươi đang trở về Ngàn lời ca vui mừng chào đón Thiết tha tình quê hương. Học sinh hát kết hợp vỗ tay. Hát thi giữa các tổ. Các tổ thi biểu diển. Học sinh nêu. Học sinh hát đồng thanh. Thực hiện ở nhà.
Tài liệu đính kèm: