Ngày soạn: 05 – 10 – 2009 Ngày dạy: 06 – 10 – 2009
TUẦN: 09 Môn: Thủ công 2
TIẾT: 09 BÀI: gấp thuyền phẳng đáy có mui (tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui.
Kĩ năng:
- Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
+ Với HS khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Hai mui thuyền cân đối. Các nếp gấp phẳng, thẳng.
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- Mẫu thuyền phẳng đáy có mui được gấp bằng tờ giấy thủ công hoặc giấy màu tương đương khổ A3 hoặc A4.
- Mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui của bài 4.
- Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui có hình vẽ minh hoạ cho từng bước gấp.
- Giấy thủ công (hoặc giấy màu), giấy nháp tương đương khổ A4 để hướng dẫn gấp.
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS làm và nêu quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui.
Ngày soạn: 05 – 10 – 2009 Ngày dạy: 06 – 10 – 2009 TUẦN: 09 MÔN: THỦ CÔNG 2 TIẾT: 09 BÀI: GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI (TIẾT 1) I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui. Kĩ năng: - Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. + Với HS khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Hai mui thuyền cân đối. Các nếp gấp phẳng, thẳng. Thái độ: - Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị - Mẫu thuyền phẳng đáy có mui được gấp bằng tờ giấy thủ công hoặc giấy màu tương đương khổ A3 hoặc A4. - Mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui của bài 4. - Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui có hình vẽ minh hoạ cho từng bước gấp. - Giấy thủ công (hoặc giấy màu), giấy nháp tương đương khổ A4 để hướng dẫn gấp. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS làm và nêu quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú 3.1. Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 3.2. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - GV cho HS quan sát mẫu gấp thuyền: so sánh giống khác thuyền có mui và không mui. - GV kết luận: cách gấp 2 loại thuyền tương tự nhau chỉ khác ở bước tạo mui thuyền. 3.3. GV hướng dẫn mẫu: Bước 1: Gấp tạo mui thuyền. Đặt ngang tờ giấy màu hình chữ nhật lên bàn, mặt kẻ ô ở trên. Gấp 2 đầu tờ giấy vào khoảng 2 – 3 ô như H1 sẽ được H2, miết dọc theo 2 đường mới gấp cho phẳng. Các bước gấp tiếp theo tương tự như các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui. Bước 2: Gấp các nếp gấp cách đều. - Gấp đôi tờ giấy theo đường dấu gấp H2 được H3. - Gấp đôi mặt trước của H3 được H4. - Lật H4 ra mặt sau gấp đôi như mặt trước được H5. Bước 3: Gấp tạo thân và mũi thuyền. - Gấp theo đường dấu gấp của H5 sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được H6 được H7. - Lật H7 ra mặt sau, gấp 2 lần giống như H5, H6 được H8. - Gấp theo dấu gấp của H8 được H9. - Lật H9 ra mặt sau, gấp giống như mặt trước được H10. Bước 4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui. - Lách 2 ngón tay cái vào trong 2 mép giấy, các ngón tay còn lại cầm ở hai bên phía ngoài, lộn các nếp gấp vào trong lòng thuyền được thuyền giống H11. - GV thực hiện bước còn lại. Dùng ngón tay trỏ nâng phần giấy gấp ở 2 đầu thuyền lên như H12 được thuyền phẳng đáy có mui H13. - Thực hành gấp thuyền có mui. - GV theo dõi uốn nắn giúp đỡ HS còn lúng túng. - HS quan sát mẫu gấp thuyền. - So sánh thuyền có mui và không mui về: hình dáng của thân thuyền, đáy thuyền, mũi thuyền, về các nếp gấp. Khác: có mui, không mui. - 2 HS lên bảng thao tác tiếp các bước gấp thuyền đã học ở bài 4. - HS theo dõi. - HS theo dõi. - Sinh hoạt nhóm. Gấp bằng giấy nháp. 2 HS lên thao tác các bước gấp thuyền phẳng đáy có mui. HS khá giỏi thực hiện. 4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. 5. Dặn dò: Dặn dò HS giờ học sau mang giấy nháp, giấy thủ công để học bài “Gấp thuyền đáy có mui” (tiếp theo) Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: 12 – 10 – 2009 Ngày dạy: 13 – 10 – 2009 TUẦN: 10 MÔN: THỦ CÔNG 2 TIẾT: 10 BÀI: GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI (TIẾT 2) I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui. Kĩ năng: - Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. + Với HS khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Hai mui thuyền cân đối. Các nếp gấp phẳng, thẳng. Thái độ: - Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị - Mẫu thuyền phẳng đáy có mui được gấp bằng tờ giấy thủ công hoặc giấy màu tương đương khổ A3 hoặc A4. - Mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui của bài 4. - Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui có hình vẽ minh hoạ cho từng bước gấp. - Giấy thủ công (hoặc giấy màu), giấy nháp tương đương khổ A4 để hướng dẫn gấp. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nêu quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú 3.1. Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 3.2. GV hướng dẫn HS thực hành HS thực hành gấp thuyền phẳng đáy có mui. - GV treo bảng quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui lên bảng và nhắc lại các bước của quy trình gấp thuyền. Bước 1: Gấp tạo mui thuyền. Bước 2: Gấp các nếp gấp cách đều. Bước 3: Gấp tạo thân và mũi thuyền. Bước 4: Tạo thuyền phẳng đáy không mui - GV tổ chức cho HS thực hành. Trong quá trình HS thực hành GV đến từng nhóm để quan sát. Chú ý: uốn nắn, giúp đỡ những HS còn yếu. Cuối giờ: GV tổ chức trưng bày sản phẩm, thi đua các nhóm. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập. Sản phẩm thực hành của cá nhân, nhóm. - Tuyên dương trước lớp. - 1, 2 HS nhắc lại các bước gấp thuyền phẳng đáy có mui và thực hiện các thao tác gấp thuyền: Bước 1: Gấp tạo mui thuyền. Bước 2: Gấp tạo các nếp gấp cách đều. Bước 3: Gấp tạo thân và mũi thuyền. Bước 4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui. - Sinh hoạt nhóm. Thực hành. - HS trưng bày sản phẩm. Với HS khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Hai mui thuyền cân đối. Các nếp gấp phẳng, thẳng. 4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. 5. Dặn dò: Dặn HS ôn các bài đã học. Giờ sau mang giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, thước kẻ, kéo để ôn tập chủ đề gấp hình. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: 26 – 10 – 2009 Ngày dạy: 27 – 10 – 2009 TUẦN: 11 MÔN: THỦ CÔNG 2 TIẾT: 11 BÀI: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GẤP HÌNH (TIẾT 1) I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp hình đã học. Kĩ năng: - Gấp được ít nhất 1 hình để làm đồ chơi. + Với HS khéo tay: Gấp được ít nhất 2 hình để làm đồ chơi. Hình gấp cân đối. Thái độ: - Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Các mẫu đã gấp, các quy trình theo các bài đã học. HS: Các loại giấy gấp, giấy màu phù hợp, keo, màu. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS làm và nêu quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu: GV giới thiệu ghi tựa a. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức. - GV chia lớp thành 5 nhóm. Cho đại diện nhóm bốc thăm lựa chọn nội dung ôn tập (gấp tên lửa, gấp máy bay phản lực, gấp máy bay đuôi rời, thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui) Bước 1: Thảo luận nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển các thành viên ôn lại quy trình gấp và cùng thực hiện chung một sản phẩm. Bước 2: Trình bày sản phẩm - Nhóm trưởng cử 1 hoặc vài bạn cùng trình bày trước lớp. - Các nhóm khác theo dõi và nêu các câu hỏi chất vấn cần thiết. Bước 3: Đánh giá kết quả. - GV nêu các ý kiến nhận xét của mình đối với hoạt động của từng nhóm: tinh thần, kỉ luật học tập, kết quả học tập, năng lực trình bày trước lớp. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS thực hiện. Với HS khéo tay: Gấp được ít nhất 2 hình để làm đồ chơi. Hình gấp cân đối. 4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. 5. Dặn dò: Giờ sau mang giấy thủ công, giấy nháp, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán để ôn tập chủ đề gấp hình. Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: 02 – 11 – 2009 Ngày dạy: 03 – 11 – 2009 TUẦN: 12 MÔN: THỦ CÔNG 2 TIẾT: 12 BÀI: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GẤP HÌNH (TIẾT 2) I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp hình đã học. Kĩ năng: - Gấp được ít nhất 1 hình để làm đồ chơi. + Với HS khéo tay: Gấp được ít nhất 2 hình để làm đồ chơi. Hình gấp cân đối. Thái độ: - Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị HS: Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, thước kẻ, kéo. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi một số HS nêu quy trình gấp tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời, thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú 3.1. Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 3.2. Hướng dẫn ôn tập: Đề ôn tập: “Em hãy gấp một trong những hình gấp đã học”. - GV nêu mục đích yêu cầu của bài ôn tập: Gấp được một trong những sản phẩm đã học. Hình gấp phải được thực hiện đúng quy trình, cân đối, các nếp gấp thẳng, phẳng. - Tổ chức cho HS ôn tập. Trong quá trình HS gấp hình, GV đến từng bàn quan sát. Khuyến khích những em gấp đẹp, đúng yêu cầu, giúp đỡ, uốn nắn cho những HS còn lúng túng. 3.3. Đánh giá: Đánh giá kết quả ôn tập sản phẩm thực hành theo hai mức sau: Hoàn thành: + Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu thực hành. + Gấp hình đúng quy trình. + Hình gấp cân đối, nếp gấp thẳng, phẳng. Chưa hoàn thành: + Gấp chưa đúng quy trình. + Nếp gấp không phẳng, hình gấp không đúng hoặc không làm ra được sản phẩm. - Khi đánh giá kết quả ôn tập của HS, GV nên cho HS tự đánh giá trước. Động viên những em có nhiều cố gắng, tuyên dương, khen ngợi những em gấp và trang trí sản phẩm đẹp. Tạo điều kiện để tất cả HS trong lớp đều hoàn thành sản phẩm. - HS nhớ lại các hình gấp đã học, - HS nhắc lại tên các hình gấp và HS quan sát lại các mẫu gấp hình tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời, thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui. - HS nộp sản phẩm. - HS tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn. Với HS khéo tay: Gấp được ít nhất 2 hình để làm đồ chơi. Hình gấp cân đối. 4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. 5. Dặn dò: Dặn dò HS giờ học sau mang giấy nháp, giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán để học bài “Gấp, cắt, dán hình tròn”. Nhận xét ý thức chuẩn bị bài và tinh thần, thài độ ôn tập của HS. Điều chỉnh bổ sung:
Tài liệu đính kèm: