Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Bài 2: Làm anh

Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Bài 2: Làm anh

Em thử đoán xem:

a. Người em nói gì với anh?

b. Người anh nói gì với em?

c. Tình cảm của người anh đối với em như thế nào?

 

docx 7 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 410Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Bài 2: Làm anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: Làm anh
Câu 1. (trang 28 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)
Quan sát tranh:
Em thử đoán xem:
a. Người em nói gì với anh?
b. Người anh nói gì với em?
c. Tình cảm của người anh đối với em như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
a. Người em nói với người anh là:
Anh đang chơi gì thế ạ? Anh có thể cho em chơi với được không ạ?
Anh ơi! Anh cho em chơi chung với ạ?
Anh ơi, anh đang chơi cái gì thế? Anh cho em chơi chung với được không?
b. Người anh nói với người em là:
Anh đang chơi tàu hỏa. Em lại đây chơi với anh này.
Anh đang chơi tàu hỏa, em lại chơi chung với anh cho vui.
Được chứ, em lại đây chơi với anh nào.
Câu 2. (trang 28 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)
Đọc:
Làm anh
(1) Làm anh khó đấy
Phải đâu chuyện đùa
Với em gái nhỏ
Phải “người lớn” cơ
(2) Khi em bé khóc
Anh phải dỗ dành
Nếu em bé ngã
Anh nâng dịu dàng.
(3) Mẹ cho quà bánh
Chia em phần hơn
Có đồ chơi đẹp
Cũng nhường em luôn.
(4) Làm anh thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai yêu em bé
Thì làm được thôi.
(Phan Thị Thanh Nhàn)
Từ ngữ: dỗ dành, dịu dàng
Câu 3. (trang 29 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)
Tìm tiếng cùng vần với mỗi tiếng bánh, đẹp, vui:
Hướng dẫn trả lời:
Tiếng cùng vần với tiếng bánh là: cánh (đôi cánh), chanh (quả chanh), canh (tô canh), lạnh (gió lạnh), thanh (âm thanh), xanh (màu xanh), mạnh (mạnh khỏe), nhanh (nhanh nhẹn), thành (thành phố), tranh (bức tranh)
Tiếng cùng vần với tiếng đẹp là: kẹp (kẹp tóc), dép (đôi dép), tép (con tép), xẹp (xẹp lép), chép (cá chép), ghép (ghép đôi), nhép (hát nhép), hẹp (ngõ hẹp), khép (khép cửa)
Tiếng cùng vần với tiếng vui là: núi (ngọn núi), chui (chui rúc), túi (túi xách), cúi (cúi chào), búi (búi tóc), xui (xui xẻo), bụi (bụi bẩn), lùi (đi lùi)
Câu 4. (trang 29 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)
Trả lời câu hỏi:
a. Làm anh thì cần làm những gì cho em?
b. Theo em, làm anh dễ hay khó?
c. Em thích làm anh hay làm em? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
a. Làm anh thì cần làm cho em những việc sau:
Khi em khóc thì dỗ em
Khi em ngã thì nâng em dậy
Khi có bánh thì cho em phần hơn (lớn hơn, nhiều hơn)
Khi có đồ chơi thì nhường em đồ chơi đẹp
b. HS trả lời theo suy nghĩ của mình. Gợi ý:
Theo em, làm anh rất dễ.
Theo em, làm anh thật khó.
Theo em, làm anh không dễ cũng không quá khó.
c. HS trả lời theo suy nghĩ của mình. Gợi ý:
Em thích được làm anh. Vì khi làm anh, em sẽ được che chở, chăm sóc, bảo vệ cho em nhỏ của mình.
Em thích được làm em. Vì khi làm em thì em sẽ được anh, chị che chở, để dành đồ ăn ngon và nhường đồ chơi đẹp cho.
Câu 5. (trang 29 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)
Học thuộc lòng hai khổ thơ cuối:
(3) Mẹ cho quà bánh
Chia em phần hơn
Có đồ chơi đẹp
Cũng nhường em luôn.
(4) Làm anh thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai yêu em bé
Thì làm được thôi.
Câu 6. (trang 29 SGK Tiếng Việt 1, tập 2)
Kể về anh, chị hoặc em của em.
Hướng dẫn trả lời:
HS kể về anh, chị hoặc em của mình thông qua trả lời các câu hỏi sau:
Em có anh/chị hay em trai/em gái?
Năm nay, anh/chị/em của em bao nhiêu tuổi?
Anh/chị/em của em đã đi học chưa? Nếu đã đi học thì đang học ở lớp nào, trường nào?
Sở thích của anh/chị/em của em là gì? (món ăn yêu thích, trò chơi yêu thích, hoạt động yêu thích)
Em thường làm gì cùng với anh/chị/em của mình? Lúc đó em cảm thấy như thế nào?
Có khi nào anh/chị/em của em làm em buồn hay khó chịu không?
Tình cảm của em dành cho anh/chị/em của mình?
Gợi ý chi tiết:
(1) Em có chị gái năm nay 12 tuổi. Chị ấy đang học lớp 6A trường THCS Cầu Diễn. Chị ấy thích đọc truyện và đi bơi. Những lúc rảnh, chị ấy dạy em tập đọc và làm toán. Có đôi lúc chị sẽ mắng khi em làm sai. Nhưng chị vẫn rất yêu quý em, thường nhường đồ ăn ngon cho em. Em rất yêu thương chị gái của mình.
(2) Anh trai của em năm nay học lớp 5 trường tiểu học Phú Quý. Anh ấy rất thích chơi thể thao, đặc biệt là bóng đá. Hằng ngày, anh sẽ đạp xe chở em đi học và về nhà. Những lúc rảnh anh sẽ dạy em chơi bóng và chở em đi chơi. Em rất quý anh trai của mình.
Đề tài: Thơ  “làm anh”
Chủ đề: Gia đình
Mục đích, yêu cầu:
- Mục tiêu: + Đọc đúng, rõ ràng, các từ và câu trọng đoạn thơ
+ Trả lời được các câu hỏi đơn giản về nội dung của bài học, hiểu được lời khuyên của câu chuyện: Anh chị phải yêu thương em, nhường nhịn em
+ Hỏi và trả lời được các câu hỏi về việc làm của anh đối với em
1.Kiến thức:
-Trẻ biết tên bài thơ “Làm anh” của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn
-Trẻ biết ngữ điệu, sắc thái, tình cảm được thể hiện trong bài thơ;
-Trẻ hiểu được nội dung bài thơ: Bài thơ nói lên tình cảm của người anh, biết yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
– Trẻ hiểu từ “người lớn” trong bài thơ.
2.Kỹ năng:
– Trẻ đọc thuộc thơ, thể hiện âm điệu vui, hóm hỉnh khi đọc thơ.
– Trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc
3.Thái độ:
Thông qua nội dung, trẻ biết yêu thương, nhường nhịn các em nhỏ
4. Năng lực: - Góp phần hình thành năng lực chung, giao tiếp và hợp tác ( đọc và thảo luận nhóm)
5. Góp phần hình thành phẩm chất nhân ái, biết yêu thương,có trách nhiệm nhường nhịn, giúp đỡ em
Chuẩn bị:
Địa điểm tổ chức, đội hình dạy trẻ:
Trong lớp học rộng rãi, thoáng mát;
Đội hình dạy trẻ: trẻ ngồi hình chữ u.
Xây dựng môi trường học tập: Tranh ảnh, đồ dùng về gia đình trong góc chơi
Đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ;
Đồ dùng của cô: Giáo án điện tử, đàn ooc gan, đài, sa bàn minh họa cho bài thơ; Một số hình ảnh minh họa bài thơ theo từng đoạn; Nền nhạc để đọc thơ.
Đồ dùng của trẻ:
III.Cách tiến hành
Thời gian
Nội dung và tiến trình hoạt động học
Phương pháp,hình thức tổ chức các hoạt động tương ứng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
2-3 phút
20-25 phút
5 -7 phút
1. Ổn định tổ chức:
2. Nội dung chính
Hoạt động 1: Cô đọc thơ cho trẻ nghe
Hoạt động 2:
* Dạy trẻ đọc thơ
3.Kết thúc
*Cô và trẻ hát: Cả nhà thương nhau
Trong gia đình các con có ai?
– Nhà các con có em bé không?
– Em trai hay em gái?
– Thế các con có yêu em bé của mình không?
– Các con yêu em như thế nào?
– Con đã làm gì cho em ?
– Muốn được em bé yêu mình phải làm gì?
Các con ạ, cô Phan Thị Thanh Nhàn có một bài thơ rất hay nói lên tình cảm của anh giành cho em bé, bài thơ có tên là “làm anh”. Giờ thi tài đọc thơ hôm nay cô và các con sẽ đọc bài thơ này nhé.
*Cô đọc thơ cho trẻ nghe :
+ Lần 1: Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện tình cảm theo nhịp điệu vui, hóm hỉnh của bài thơ;
– Bài thơ có tên là gì?
Muốn biết vì sao bài thơ có tên gọi là “làm anh”, các con lắng nghe nhé
+ Lần 2: cô đọc thơ kết hợp hình ảnh minh họa bằng sa bàn tranh quay
*Giảng giải nội dung bài thơ, trích dẫn và đàm thoại làm rõ ý:
+ Làm anh phải biết dỗ dành khi em khóc, nâng dạy khi em ngã, chia quà bánh, nhường đồ chơi cho em.
Cô đọc trích dẫn từ “câu đầu đến câu- cũng nhường em luôn”  và cho trẻ xem hình ảnh minh họa.
Cô giải thích từ “người lớn”: Khi được làm anh, làm chị thì đối với các em bé mình luôn nhớ phải yêu em, nhường nhịn, dỗ dành em, đó chính là “người lớn” đấy.
+ Các con ạ làm anh thì rất khó nhưng cứ ai yêu em bé thì đều làm được và thấy rất vui đấy.
Cô đọc trích dẫn cho trẻ nghe từ câu “Làm anh thật khó nhưng mà thật vui đến hết bài”.
* Các con vừa được nghe bài thơ Làm anh, bây giờ, chúng mình cùng thi đua xem ai sẽ có câu trả lời nhanh nhất nhé.
– Làm Anh phải làm những việc gì nào?
– Anh phải làm gì khi em bé khóc? Khi em bé ngã?
– Khi có quà bánh và đồ chơi anh phải làm gì?
– Nếu con là anh chị thì con phải làm gì cho em bé?
– Làm anh có khó không? Vì sao?
Cô chốt lại: Các con ạ, làm anh phải biết dỗ dành khi em bé khóc, nâng dậy khi em bé ngã, chia quà bánh cho em phần hơn, nhường đồ chơi cho em. Làm anh như vậy là rất khó, nhưng nếu yêu em thì đều làm được và còn thấy rất vui nữa đấy.
+ Cô đọc lần 3 bằng  hình ảnh minh họa trên power point
* Dạy trẻ đọc thơ:
+  Cô cho trẻ đọc cùng cô bài thơ 2 đến 3 lần
+ Cô cho đọc thơ theo tổ
+ Cô cho trẻ đọc nối tiếp theo nhóm bạn nam, nữ
+ Cho trẻ đọc thơ theo yêu cầu: Cô đưa ra hình ảnh nào, trẻ đọc đoạn thơ tương ứng hình ảnh đó.
+ Cho trẻ khá lên đọc thơ cá nhân
+ Cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần
Trong quá trình trẻ đọc thơ, cô chú ý sửa sai cho trẻ khi trẻ đọc ngọng, đọc nhanh quá, đọc hét to không diễn cảm;
Cho trẻ thay đổi tư thế khi đọc thơ: Đứng tại chỗ, lên phía trước lớp
– Cô thấy lớp mình đọc thơ rất hay, cô cũng rất thích bài thơ này, cô sẽ đọc tặng các con bài thơ trên nền nhạc nhé. ( cô đọc thơ trên nền nhạc)
* Củng cố, lồng ghép giáo dục, kết thúc giờ học
– Cô hỏi trẻ: Các con vừa đọc bài thơ gì, của tác giả nào?
– Hàng ngày ở nhà các con có em các con đã làm những việc gì cho em?
– Thế còn ở trường mình, đối với các em ở lớp 3,4 tuổi và các em bé ở nhà trẻ, các con phải làm gì?
+  Cô thấy lớp mình ai cũng đọc thơ hay và bạn nào cũng rất yêu quý em của mình cô khen tất cả các con.
Cô mở nhạc bài hát “ cả nhà thương nhau” hát và đi ra sân chơi
– Trẻ hát cùng cô
– Trẻ trả lời cô
– Cho 2-3 trẻ trả lời
– Cho 2-3 trẻ trả lời
– Cho 2-3 trẻ trả lời
– Cho 2-3 trẻ trả lời
– Trẻ về chỗ ngồi nghe đọc thơ
– Trẻ  lắng nghe
– Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe và quan sát hình ảnh minh họa
– Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe.
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời cá nhân, cả lớp
– Cho 2-3 trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nhe cô đọc thơ và quan sát hình ảnh minh họa
– Cả lớp đọc cùng cô
-Từng tổ đọc
– Trẻ đọc theo tay cô
– Trẻ đọc thơ theo hình ảnh
– 3-4 trẻ đọc thơ
– Trẻ nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả
– Trẻ kể những việc mình làm với em
– Trẻ kể những việc làm giúp đỡ các em lớp bé hơn trong trường mình.
– Trẻ hát và đi cùng cô

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_1_bai_2_lam_anh.docx