Giáo án Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 18 đến 20

Giáo án Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 18 đến 20

Ngày soạn: Ngày dạy:

TUẦN: 18 MÔN: tiếng việt

Tiết: BÀI: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 1)

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học ở học kì I. (phát âm rõ ràng, biết ngửng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/phút). Hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài, trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc. Thuộc 2 đoạn thơ đã học.

Kĩ năng:

- Tìm đúng từ chỉ sự vật trong câu (BT2), biết viết bản tự thuật theo mẫu đã học (BT3)

- HS khá, giỏi: Đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 40 tiếng/phút).

Thái độ:

- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

II. Chuẩn bị:

- Phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL đã được học.

- Bảng viết sẵn câu văn BT 2.

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 

doc 50 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 18 đến 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 18	MÔN: TIẾNG VIỆT
TIẾT:	BÀI: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học ở học kì I. (phát âm rõ ràng, biết ngửng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/phút). Hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài, trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc. Thuộc 2 đoạn thơ đã học.
Kĩ năng:
- Tìm đúng từ chỉ sự vật trong câu (BT2), biết viết bản tự thuật theo mẫu đã học (BT3)
- HS khá, giỏi: Đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 40 tiếng/phút).
Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL đã được học.
- Bảng viết sẵn câu văn BT 2. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài và nêu vấn đề: Hôm nay, các em sẽ ôn tập các bài học ở các môn Tập đọc + HTL, Ôn luyện về từ chỉ sự vật, Ôn luyện về cách viết tự thuật theo mẫu.
a. Hoạt động 1: Ôân luyệän tập đọc và học thuộc lòng.
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại các bài tập đọc đã học ở các tuần trước.
- GV yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- GV yêu cầu học sinh đọc bài mình mới bốc thăm trong phiếu.
- Theo dõi HS đọc, chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
GV đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc.
- GV cho điểm theo các nội dung:
+ Đọc đúng từ, đúng tiếng.
+ Nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp.
+ Đạt tốc độ 40 tiếng/ 1 phút.
- GV thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại
b. Hoạt động 2: Làm bài tập 2
- Mục đích yêu cầu: Giúp HS củng cố lại kĩ năng nhận biết và tìm từ chỉ sự vật.
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi HS trình bày miệng kết quả.
- GV nhận xét, sửa sai.
c. Hoạt động 3: Làm bài tập 3
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kĩ năng nhận biết và tìm từ chỉ sự vật.
- 2 HS đọc yêu cầu bài 
- GV: các em viết bản tự thuật theo mẫu trong bài.
- Yêu cầu HS viết tự thuật vào vở, GV theo dõi uốn nắn.
- Gọi một số em đọc bài Tự thuật của mình.
- GV nhận xét và cho điểm từng HS.
PP: Kiểm tra, đánh giá.
- HS lên bốc thăm bài tập đọc.
- HS đọc cả bài hoặc đoạn theo qui định trong phiếu.
- HS trả lời.
PP: Luyện tập, thực hành.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS nêu kết quả. Lớp theo dõi, sửa sai.
PP: Luyện tập, thực hành.
HS đọc yêu cầu bài.
HS làm bài.
- Một số HS đọc bài.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
HS khá, giỏi: Đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 40 tiếng/phút).
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Nhận xét chung về tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại các bài tập đọc đã học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 18	MÔN: TIẾNG VIỆT
TIẾT:	BÀI: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học ở học kì I. (phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/phút). Hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài, trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc. Thuộc 2 đoạn thơ đã học.
Kĩ năng:
- Biết đặt câu tự giới thiệu mình với người khác (BT2).
- Bước đầu biết dùng dấu chấm để tách đoạn văn thành 5 câu và viết lại cho đúng chính tả (BT3)
- HS khá, giỏi: Đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 40 tiếng/phút).
Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL đã được học.
- Tranh minh họa BT 2.
- Bảng phụ chép nội dung đoạn văn BT 3. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài và nêu vấn đề: Hôm nay, các em sẽ ôn tập các bài học ở các môn Tập đọc + HTL, Ôn luyện về cách tự giới thiệu, về cách ghi dấu chấm cuối câu.
a. Hoạt động 1: Ôân luyệän tập đọc và học thuộc lòng.
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại các bài tập đọc đã học ở các tuần trước.
- GV yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- GV yêu cầu học sinh đọc bài mình mới bốc thăm trong phiếu.
- Theo dõi HS đọc, chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
GV đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc.
- GV cho điểm theo các nội dung:
+ Đọc đúng từ, đúng tiếng.
+ Nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp.
+ Đạt tốc độ 40 tiếng/ 1 phút.
- GV thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại
b. Hoạt động 2: Làm bài tập 2
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kĩ năng tự giới thiệu.
- GV treo tranh, yêu cầu HS đọc nội dung dưới tranh và nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi HS trình bày miệng kết quả.
- GV nhận xét, sửa sai.
c. Hoạt động 3: Làm bài tập 3
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kĩ năng nhận diện câu và ghi dấu chấm khi kết thúc câu.
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- GV: Khi kết thúc một câu, ta thường đặt dấu gì?
- Yêu cầu HS viết vào vở, GV theo dõi uốn nắn.
- Gọi một số em đọc bài của mình.
- GV nhận xét và cho điểm từng HS. 
PP: Kiểm tra, đánh giá.
- HS lên bốc thăm bài tập đọc.
- HS đọc cả bài hoặc đoạn theo qui định trong phiếu.
- HS trả lời.
PP: Luyện tập, thực hành.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS nêu kết quả. Lớp theo dõi, sửa sai.
PP: Luyện tập, thực hành.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Ghi dấu chấm.
- HS làm bài.
- Một số HS đọc bài.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
HS khá, giỏi: Đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 40 tiếng/phút).
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Nhận xét chung về tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại các bài tập đọc đã học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 18	MÔN: TIẾNG VIỆT
TIẾT:	BÀI: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 3)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học ở học kì I. (phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/phút). Hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài, trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc. Thuộc 2 đoạn thơ đã học.
Kĩ năng:
- Biết thực hành sử dụng mục lục sách (BT2).
- Nghe – viết chính xác; trình bày đúng bài chính tả; tốc độ viết khoảng 40 chữ/15 phút.
- HS khá, giỏi: Đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 40 tiếng/phút).
Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL đã được học.
- 4 lá cờ. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài và nêu vấn đề: Hôm nay, các em sẽ ôn tập các bài học ở các môn Tập đọc + HTL, Ôn luyện về kĩ năng sử dụng mục lục sách, kĩ năng nghe viết chính tả.
a. Hoạt động 1: Ôn luyệän tập đọc và học thuộc lòng.
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại các bài tập đọc đã học ở các tuần trước.
- GV yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- GV yêu cầu học sinh đọc bài mình mới bốc thăm trong phiếu.
- Theo dõi HS đọc, chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
GV đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc.
- GV cho điểm theo các nội dung:
+ Đọc đúng từ, đúng tiếng.
+ Nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp.
+ Đạt tốc độ 40 tiếng/ 1 phút.
- GV thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại
b. Hoạt động 2: Làm bài tập 2
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kĩ năng sử dụng mục lục sách.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức cho HS thi tìm mục lục sách.
- Chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội 1 lá cờ và cử ra 2 thư ký. Nêu cách chơi: Mỗi lần GV đọc tên 1 bài TĐ nào đó, các em hãy xem mục lục và tìm số trang của bài này. Đội nào tìm ra trước thì phất cờ xin trả lời. Nếu sai các đội khác được quyền trả lời. Thư ký ghi lại kết quả các đội.
- Kết thúc, đội nào tìm được nhiều bài tập đọc hơn là đội thắng cuộc.
- GV nhận xét và cho điểm.
c. Hoạt động 3: Làm bài tập 3
- Mục tiêu: Nghe viết đúng đoạn văn bài tập 3.
GV hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc đoạn viết chính tả.
- GV yêu cầu 1 –2 HS đọc lại đoạn viết.
- GV hướng dẫn HS nhận xét. GV hỏi:
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Đoạn văn kể về việc gì?
- GV hướng dẫn HS viết ra nháp những chữ dễ viết sai: không nản, quyết, giảng, thuộc, Bắc.
GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- GV đọc thong thả từng cụm từ.
- GV theo dõi, uốn nắn.
GV chấm chữa bài.
- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
- GV chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- GV nhận xét bài viết của HS.
PP: Kiểm tra, đánh giá.
- HS lên bốc thăm bài tập đọc.
- HS đọc cả bài hoặc ...  chữ Q đặt trong khung chữ.
Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li: Quê (dòng 1) Quê hương tươi đẹp (dòng 2)
HS: - Vở TV. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV hỏi tiết học trước em đã được viết chữ gì? 
- Yêu cầu lấy bảng con viết lại chữ P, phong 
- Nhận xét phần bài cũ.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài: Hôm nay các em viết chữ hoa Q và cụm từ quê hương tươi đẹp.
Hướng dẫn chữ viết hoa.
 - Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ Q.- GV treo chữ mẫu, HS nêu cấu tạo chữ Q.
 - GV hướng dẫn cách viết.
 + Nét 1: Viết như viết chữ O.
 + Nét 2: Từ điểm ĐB của nét 1 lia bút xuống gần ĐK2, viết nét lượn ngang từ trong lòng chữ ra ngoài. DB trên DK2.
 - GV viết mẫu chữ Q trên bảng, vừa viết vừa nói lại cách viết.
 c. Hướng dẫn HS viết bảng con
- GV nhận xét, uốn nắn.
 Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
 - Giới thiệu cụm từ ứng dụng.
 - GV treo bảng phụ.
 - GV chỉ vào bảng phụ cho HS đọc. 
 - Em hiểu Quê hương tươi đẹp là như thế nào?
 - HS quan sát cụm từ ứng dụng
 Em có nhận xét gì về độ cao của các chữ cái trong câu ứng dụng.
- Các dấu thanh ở dưới các chữ đặt như thế nào?
 - Khoảng cách giữa các chữ cách nhau chừng nào?
 - GV viết chữ mẫu Quê trên dòng kẻ.
 - GV nhắc HS lưu ý: nét lượn của chữ Q nối vào nét 1 của chữ U.
 - Hướng dẫn HS viết chữ Quê vào bảng con.
 - GV nhận xét, uốn nắn.
Hướng dẫn HS viết vào vở TV.
 - GV nêu yêu cầu viết như đã quy ước.
 - Nhắc HS cách để vở, cầm bút. 
 GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
 - Chấm, chữa bài.
 - GV chấm bài.
 - GV nhận xét bài chấm. 
- Chữ Q cao 5 ô ly ; gồm 2 nét, nét 1 giống chữ o, nét 2 là nét lượn ngang giống như 1 dấu ngã lớn.
- HS quan sát.
- HS viết chữ Q 3 lượt trên bảng con.
- Quê hương tươi đẹp.
- Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương.
- Chữ Q, h, g cao 2 ô li rưỡi.
- Chữ đ, p cao 2 ô li.
- Chữ t cao 1 ô li rưỡi.
- Các chữ còn lại cao 1 ô li.
- Dấu nặng đặt dưới chữ e.
- Bằng khoảng cách viết 1 chữ cái O.
- HS viết 2 lượt chữ Quê
- HS viết bài theo yêu cầu.
- Chú ý ngồi viết phải ngay ngắn.
HS khá, giỏi: Viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) nêu trong vở Tập viết 2.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: GV nhận xét chung về tiết học, khen ngợi những HS viết đẹp.
 - GV dặn HS về xem lại chữ viết đã đẹp chưa để cố gắng lần sau viết đẹp hơn.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 19	MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT: 19	BÀI: ĐÁP LỜI CHÀO – LỜI TỰ GIỚI THIỆU
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết nghe và đáp lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2)
- Điền đúng lời đáp vào ô trống trong đoạn đối thoại (BT3)
Kĩ năng:
- Tự tin, dạn dĩ khi nói năng trước nhiều người
Thái độ
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ tình huống sách giáo khoa.
Bút dạ + 3,4 tờ giấy khổ to viết nội dung BT3. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài: Ở học kỳ 1 các em đã học cách chào và tự giới thiệu. Bài hôm nay cô hướng dẫn các em cách đáp lại lời chào hoặc tự giới thiệu của ngừơi khác như thế nào cho lịch sự, văn hoá. - GV ghi tựa bài
Hướng dẫn làm bài tập
- Bài tập 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 
Giáo viên cho cả lớp SH nhóm.
GV cho HS thực hành đối đáp theo 2 tranh.
GV nhận xét.
Qua bài tập này các em cần nói lời đáp với thái độ lịch sự, lễ độ và vui vẻ.
* Bài tập 2: (Miệng): -Gọi HS đọc đề bài 
- GV nhắc HS suy nghĩ về tình huống bài tập nêu ra: Một người lạ mà các em chưa bao giờ gặp đến nhà em, gõ cửa và tự giới thiệu là bạn bố em đến thăm bố mẹ em sẽ nói thế nào?
GV nhận xét và hướng dẫn thêm: Trường hợp có em niềm nở mời khách lạ vào nhà khi bố mẹ đi vắng thì giáo viên gợi ý để HS hiểu làm như vậy là thiếu thận trọng vì người lạ có thể là một người xấu giả vờ bạn của bố lợi dụng sự ngây thơ của các em để ăn cắp.
Qua bài tập này các em phải thể hiện được thái độ lịch sự có văn hóa, vừa thông minh, thận trọng.
 Bài tập 3 (Viết): Gọi HS đọc đề bài.
GV nêu yêu cầu (Viết vào vở lời đáp của Nam trong đoạn đối thoại) Các em cần đáp lại lời chào với thái độ lịch sự niềm nở lễ độ.
 GV nêu lời chào của mẹ Sơn.
Chào cháu 
Cháu cho cô hỏi đây có phải nhà bạn Nam không
Tốt quá ! Cô là mẹ của bạn Sơn đây. 
Sơn bị sốt cô nhờ cháu chuyển gúp đơn xin phép nghỉ học cho Sơn.
GV nhận xét. 
-HS nhắc lại
-1 HS đọc yêu cầu bài
-Cả lớp đọc thầm quan sát từng tranh và đọc lời của chị phụ trách trong 2 tranh.
-HS sinh hoạt nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày 
HS1: Chị phụ trách: chào các em.
HS 2: Các bạn nhỏ: Chúng em chào chị ạ!
HS 1: HS1: Tên chị là Hương chị được phụ trách sao của các em.
HS 2: ôi thích quá! Chúng em mời chị vào lớp ạ.
Các nhóm khác nhận xét.
-HS đọc đề bài
-Cả lớp đọc thầm.
- 3,4 cặp học sinh thực hành giới thiệu – đáp lới tự giới thiệu theo 2 tình huống 
Bố mẹ ở nhà	b. Bố mẹ đi vắng
HS nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài.
-1 HS nói lời đáp của Nam.
-Cháu chào cô ạ!
-Dạ đúng ! Cháu là Nam đây.
Thế ạ! Cháu mời cô vào nhà ạ!
HS làm bài vào vở 
Nhiều HS đọc bài viết của mình.
HS nhận xét
HS khá giỏi thực hiện
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: GV nhắc HS nhớ thực hành đáp lại lời chào hỏi, lời tự giới thiệu khi gặp khách, gặp người quen để thể hiện mình là 1 học trò ngoan, lịch sự.
-Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 20	MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT: 20	BÀI: TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Đọc và trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài văn ngắn (BT1)
- Dựa vào gợi ý viết được đoạn văn ngắn (từ 3 à 5 câu) về mùa hè (BT2)
Kĩ năng:
- Tự tin, dạn dĩ khi nói năng trước nhiều người
Thái độ
- Yêu thích môn học.
GDBVMT (trực tiếp): Giáo dục ý thức BVMT thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
GV: Một số tranh ảnh về mùa hè. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 2 cặp HS thực hành hỏi đáp 
Cặp thứ nhất: HS 1 đóng vai ông đến trừơng tìm cô giáo xin phép cho cháu mình nghỉ ốm. HS 2: đóng vai lớp trưởng đáp lời chào của ông và nói chuyện với ông thế nào? GV nhận xét bài cũ
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a/ Giới thiệu bài:
Trong tiết TLV hôm nay các em sẽ tìm hiểu cách tả mùa xuân trong một đoạn văn của nhà văn Tô Hoài. Sau đó chúng ta sẽ luyện viết một đoạn văn tả mùa hè có lồng ghép kiến thức bảo vệ môi trường thiên nhiên vào bài Tả ngắn về mùa hè. GV ghi tựa bài.
b/ Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài tập1: (Miệng) Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
a. Những dấu hiệu mùa Xuân. Đầu tiên từ từ trong vườn thơm nức mùi hương của các loài hoa (hoa hồng, hoa huệ.)
b. Tác giả quan sát mùa xuân bằng cách ngửi nhìn 
GV nhận xét.
GV: Để tả được cảnh đầu xuân. Nhà văn Tô Hoài đã quan sát rất tinh tế, sử dụng nhiều giác quan khi quan sát, nhờ vậy ông đã viết được đoạn văn tả mùa xuân rất ngắn gọn mà thú vị, độc đáo. Các em muốn tả cảnh vật xung quanh cũng cần học quan sát.
GDBVMT: Các em có yêu mùa xuân không? Em làm gì để mùa xuân luôn tươi đẹp, vạn vật luôn giàu sức sống?
Bài tập 2 (viết): -Gọi HS đọc yêu cầu bài.
GV nhắc HS viết đoạn văn bằng cách bám sát theo 4 câu hỏi gợi ý và bổ sung ý kiến về bảo vệ môi trường thiên nhiên.
GV nhận xét chấm điểm một số bài hay.
-Đoạn văn đủ ý: Mùa hè bắt đầu từ tháng tư. Vào mùa hè mặt trời chói chang thời tiết rất nóng, cây trái trong vườn rất ngọt, hoa thơm. Vào dịp nghỉ hè chúng em tha hồ đọc chuyện, đi chơi, về thăm ông bà. Em yêu mùa hè và giữ vệ sinh môi trường cho mùa hè luôn sạch đẹp.
- HS nhắc lại.
- 2 HS đọc nối tiếp đọc yêu cầu của bài: Đọan văn và các câu hỏi 
- Cả lớp đọc thầm theo 
- HS trao đổi cặp rồi trả lời 
Cả lớp nhận xét.
-Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo thay vào đó là là thứ không khí đầy hương thơm và ánh nắng mặt trời.
- Cây cối thay áo mới: cây Hồng bì cởi hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đang trổ lá rặng râm bụt sắp có nụ.
Ngửi: Mùi hương thơm nức của các loài hoa.
Nhìn: Aùnh nắng mặt trời, cây cối đang thay màu áo mới.
- Ai cũng yêu quý mùa xuân (và cả 4 mùa). Em vận dộng mọi người cùng nhau BVMT luôn sạch đẹp.
1 HS đọc yêu cầu bài và các câu hỏi gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm theo.
-HS làm bài vào vở. 
-Nhiều HS nối tiếp nhau đọc bài viết.
Cả lớp nhận xét
HS khá giỏi thực hiện
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Nhận xét tiết học: Yêu cầu cả lớp về đọc lại đoạn văn tả mùa hè cho gia đình nghe.
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 Tieng Viet 18-20.doc