Giáo án Tin học - Trường tiểu học An Hòa 1 - Năm học 2009 – 2010

Giáo án Tin học - Trường tiểu học An Hòa 1 - Năm học 2009 – 2010

I. MỤC TIÊU

 1- Kiến thức : Giúp HS :

- Nắm được các bộ phận của máy vi tính và chức năng của các bộ phận này.

 2- Kỹ năng:

- Học sinh có thể phân biệt, nhận diện được từng bộ phận của máy vi tính.

 3- Thái độ :

- Truyền cho HS lòng yêu thích khi làm việc với máy tính, sự ham muốn tìm tòi, khám phá máy tính qua nội dung bài học.

- HS có thái độ học tập nghiêm túc ngay từ những giờ đầu làm quen vơi máy tính.

II. CHUẨN BỊ

- GV : Giáo án, dụng cụ dạy học.

- HS : Vở, bút, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 Hoạt động của giáo viên TL Hoạt động của học sinh

 

doc 98 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 987Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học - Trường tiểu học An Hòa 1 - Năm học 2009 – 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	Ngày soạn	: 16/8/2009
Tiết : 1	Ngày dạy 	: 18,20/8/2009
Phần I : LÀM QUEN VỚI MÁY VI TÍNH
Bài 1: A. NHẬN DẠNG VÀ LÀM QUEN VỚI MÁY VI TÍNH 
I. MỤC TIÊU 
 1- Kiến thức : Giúp HS :
Nắm được các bộ phận của máy vi tính và chức năng của các bộ phận này.
 2- Kỹ năng:
Học sinh có thể phân biệt, nhận diện được từng bộ phận của máy vi tính.
 3- Thái độ :
 Truyền cho HS lòng yêu thích khi làm việc với máy tính, sự ham muốn tìm tòi, khám phá máy tính qua nội dung bài học. 
 HS có thái độ học tập nghiêm túc ngay từ những giờ đầu làm quen vơi máy tính. 
II. CHUẨN BỊ 
GV : Giáo án, dụng cụ dạy học. 
HS : Vở, bút, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định tổ chức : 
2- Bài mới : * Giới thiệu bài : 
Bài 1 : A. NHẬN DẠNG VÀ LÀM QUEN VỚI MÁY VI TÍNH
HĐ1: Giới thiệu máy vi tính: 
- Giới thiệu cho các em người bạn mới đó là máy vi tính. Giúp các em làm toán, học đàn, vẽ, tìm hiểu thế giới xung quanh, liên lạc với bạn bè - Có nhiều loại máy tính. Chúng ta thường thấy là máy tính để bàn và máy tính xách tay. 
GV treo tranh hình máy vi tính lên trên bảng. 
 HĐ2: Giáo viên ghi: 
Máy vi tính để bàn gồm các bộ phận sau: 
+ CPU : (Đơn vị xử lý trung tâm)
 Là trung tâm điều hành của máy và điều khiển toàn bộ hoạt động của máy
Trên hộp điều khiển (CPU) gồm có:
Nút bấm nguồn POWER dùng để đóng, ngắt nguồn điện.
Nút RESET dùng để khởi động khi máy bị treo không làm việc được.
Nút TURBO dùng thay đổi tốc độ làm việc của máy. 
Ổ đĩa mềm, Ổ đĩa CD – ROM
+ Màn hình (Monitor):
- Có cấu tạo và hình dáng giống màn hình TiVi. 
- Hiển thị hình ảnh, dòng chữ, con số 
 Kết quả hoạt động của máy tính hiện trên màn hình. 
+ Bàn phím (Key Board):
- Bàn phím phổ biến hiện nay có từ 101 phím đến 104 phím. Khi nhấn một phím trên bàn phím, tức là đưa ra một tín hiệu vào bộ điều khiển trung tâm, ra lệnh cho máy tính hoạt động.
 GV cho HS xem sơ đồ của bàn phím
Vùng 1: Các phím chức năng từ F1 đến F12.
Vùng 2: Các phím điều khiển con trỏ.
Vùng 4: Các phím dùng để đánh văn bản.
Vùng 5: Các phím chữ số (Các phím số ở bên phải sử dụng được khi đèn Numlock sáng).
 Vậy phím Enter và phím Shift thuộc vùng phím nào?
+ Chuột ( Mouse): 
Dùng để điều khiển máy tính một cách nhanh chóng và thuận tiện.
 GV vẽ lên bảng hình dạng của chuột.
 GV gọi 1 HS đứng lên cho biết xem chuột gồm mấy phím?
 GV: Ngoài ra các em còn biết những thiết bị phụ nào khác của máy vi tính?
4- Củng cố :
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại các bộ phận và chức năng của từng bộ phận máy tính. 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS có tinh thần học tập tốt. 
 5 - Dặn dò : 
Nhắc nhở học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài làm việc với máy vi tính.
1 phút
5
 phút
10 phút
5
phút
5
phút
5
phút
2 phút
1
phút
- Lớp trưởng báo cáo sỉ số. 
Quan sát hình vẽ và lắng nghe GV giảng bài.
Học sinh nhận biết một bộ máy vi tính để bàn mà các em thường gặp gồm có 4 bộ phận chính:
+ CPU 
+ Màn hình 
+ Chuột 
+ Bàn phím 
- HS ghi bài vào vở
- Học sinh nhận biết chức năng chính của CPU.
 Là trung tâm điều hành của máy và điều khiển toàn bộ hoạt động của máy
Trên hộp điều khiển (CPU) gồm :
Nút bấm nguồn POWER dùng để đóng, ngắt nguồn điện.
- HS nhận biết chức năng chính của màn hình. 
 Hiển thị hình ảnh, dòng chữ, con số 
 Kết quả hoạt động của máy tính hiện trên màn hình. 
- HS ghi bài vào vở. 
HS nhận biết chức năng chính của bàn phím
 Giúp soạn thảo văn bản và điều khiển máy tính. 
- Chăm chú lắng nghe
- Quan sát sơ đồ bàn phím. 
Hai phím trên thuộc vùng phím số 4, là vùng phím để đánh văn bản.
 Nghe GV giảng bài và ghi bài vào vở.
 Ghi bài vào vở 
 - HS nhận biết chức năng chính của chuột. 
Quan sát hình vẽ
Hai phím hoặc ba phím
- HS trả lời: Máy in, loa
- HS nghe GV dặn dò. 
* Rút kinh nghiệm 
Tuần 1	Ngày soạn	: 16/8/2009
Tiết : 2	Ngày dạy 	: 18,20/8/2009
Phần I : LÀM QUEN VỚI MÁY VI TÍNH
Bài 1: B. LÀM VIỆC VỚI MÁY VI TÍNH 
I. MỤC TIÊU 
 1- Kiến thức : 
Học sinh nắm được cách khởi động máy, tắt máy, gọi tên đúng các bộ phận chính của máy tính. 
 2- Kỹ năng:
Học sinh có kĩ năng bật/tắt máy đúng quy trình. 
 3- Thái độ :
- Tạo cho HS sự yêu thích, khám phá máy tính qua nội dung bài học. 
- HS có thái độ học tập nghiêm túc ngay từ những giờ đầu làm quen vơi máy tính, ngồi và nhìn đúng tư thế. 
II. CHUẨN BỊ 
GV : Giáo án, dụng cụ dạy học. 
HS : Vở, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
 1- Ổn định tổ chức : 
 2- Kiểm tra bài cũ: Nêu chức năng các bộ phận máy vi tính? 
- GV nhận xét và ghi điểm.
 3- Bài mới : Giới thiệu bài : 
Bài 1: B. LÀM VIỆC VỚI MÁY 
VI TÍNH
 HĐ1: Hướng dẫn học sinh cách khởi động máy.
 HĐ2: GV ghi lên bảng:
 1. Bật máy khởi động: 
Muốn khởi động máy các em cần thực hiện 2 bước sau: 
+ Bật công tắc (Power) trên thân máy tính (CPU) 
+ Bật công tắc (Power) màn hình. 
Đợi một lát máy sẽ tiến hành nhận lệnh. 
GV bật máy cho HS quan sát thao tác. 
Khi máy khởi động xong các em thấy trên màn hình nền có rất nhiều biểu tượng nhỏ . Khi máy khởi động xong chúng ta tiến hành làm việc. 
Như vậy khi làm việc với máy tính chúng ta phải có một tư thế ngồi như thế nào cho hợp lý?. 
2- Tư thế ngồi:
 Ngồi thẳng, tư thế thoải mái, mắt cách màn hình từ 50cm đến 80 cm.
 Tay đặt ngang tầm bàn phím. Chuột đặt bên tay phải. 
 Máy phải được đặt vị trí phù hợp với ánh sáng. 
3 - Tắt máy: 
- Khi không làm việc nữa thì cần tắt máy. 
- Thao tác: 
Nhấp chuột trái vào thanh start/ chọn Turn off Computer/ Chọn Turn Off. 
GV lưu ý cho HS nếu trường hợp máy cài Window XP thì các em thực hiện thao tác tắt như trên, còn trường hợp máy cài Window 98 hoặc Window 2000 thì cách tắt máy không giống với thao tác vừa rồi, GV hướng dẫn cho HS cách tắt máy đối với máy cài window 98, hoặc 2000. 
 4- Củng cố : 
GV yêu cầu học sinh nhắc lại cách khởi động máy và tắt máy. 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS có tinh thần học tập tốt. 
 5 - Dặn dò : 
Nhắc nhở học sinh về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết thực hành. 
1
 phút
3
 phút
10 phút
5
phút
10 phút
2
phút
1
 phút
- Lớp trưởng báo cáo sỉ số.
- HS trả lời. 
- Lắng nghe GV giảng bài.
- HS ghi bài vào vở
HS nhận biết cách khởi động máy tính. 
Gồm 2 bước: 
+ Bật công tắc trên thân máy
+ Bật công tắc trên màn hình. 
- Quan sát giáo viên hướng dẫn thao tác khởi động máy. 
 - HS ghi bài vào vở. 
- HS trả lời: ngồi ngay thẳng, đúng tư thế. 
- Chăm chú lắng nghe và ghi bài. 
HS nhận biết tư thế ngồi khi làm việc trên máy vi tính. 
 Nghe GV giảng bài và ghi bài vào vở.
- HS nhận biết thao tác tắt máy: 
- Thao tác: 
Nhấp chuột trái vào thanh start/ chọn Turn off Computer/ Chọn Turn Off. 
- HS lưu ý có nhiều cách cài đặt khác nhau ở mỗi máy. Vì vậy cách tắt máy cũng khác nhau ở mỗi máy. 
* Rút kinh nghiệm 
Tuần 2	Ngày soạn	: 23/9/2009
Tiết : 1	Ngày dạy 	: 25,27/9/2009
Thực hành : LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH 
I. MỤC TIÊU 
 1- Kiến thức : 
Học sinh biết cách thực hành đúng các thao tác theo yêu cầu đặt ra như khởi động máy, tắt máy.
Nhận biết được các bộ phận của máy.
 Hiểu được công dụng của các thao tác trên và ứng dụng vào thực tế.
 2- Kỹ năng:
Học sinh có thể kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, hình thành kỹ năng, tạo sự hưng phấn, tìm tòi trong học tập.
 3- Thái độ :
Học sinh thực hành nghiêm túc và có ý thức bảo vệ máy.
II. CHUẨN BỊ 
GV : Giáo án, phòng máy
HS : Vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
 1- Ổn định tổ chức :
 2- Kiểm tra bài cũ : Nêu thao tác mở và tắt máy vi tính? 
 3- Bài mới :
Thực hành : LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
 HĐ1: 1. Yêu cầu của bài thực hành :
Gv ghi bảng: 
Hướng dẫn HS nhận biết được các bộ phận của máy tính: CPU, Màn hình, bàn phím, chuột.
Hướng dẫn HS nắm được vị trí của từng bộ phận ở mặt trước CPU, làm quen với màn hình, bàn phím và chuột.
 HĐ2: Hướng dẫn HS khởi động máy và tắt máy. 
 GV yêu cầu HS nêu cách khởi động máy. 
 GV đặt câu hỏi : Khi các em khởi động máy xong trên màn hình nền của máy các em quan sát thấy điều gì? 
GV quan sát và hướng dẫn những em chưa biết cách khởi động máy và tắt máy. 
 GV ghi bảng:
Hướng dẫn HS thao tác đưa đĩa A vào CPU và cách lấy ra.
GV làm mẫu cho HS. 
Cho HS thực hiện thao tác đưa đĩa A vào và lấy ra từ CPU. 
- Cuối giờ cho HS tắt máy. 
 4- Củng cố : 
GV nhận xét tiết thực hành, khen ngợi những HS hoàn thành bài tập thực hành tốt. 
 5 - Dặn dò : 
Nhắc nhở học sinh về nhà học bài kỹ để chuẩn bị cho tiết sau thực hành làm quen với máy.
1
phút
4
phút
5
phút
25
Phút
2
Phút
1
phút
HS quan sát và thực hành theo yêu cầu của GV.
HS tự khởi động máy
Quan sát quá trình khởi động của máy. 
Lắng nghe GV hướng dẫn
- HS trả lời: Muốn khởi động máy cần thực hiện 2 thao tác. 
- HS trả lời: Có nhiều biểu tượng nhỏ. 
- HS thực hành theo yêu cầu của GV thao tác khởi động máy. 
- HS thực hành theo yêu cầu của GV thao tác khởi động máy.
Thực hiện thao tác tắt mở máy 3 lần. 
HS làm theo sự hướng dẫn của giáo viên cách đưa đĩa A vào CPU và cách lấy ra. 
HS tự tắt máy. 
* Rút kinh nghiệm 
Tuần 2	Ngày soạn	: 23/9/2009
Tiết : 2	Ngày dạy 	: 25,27/9/2009
Bài 2 : THÔNG TIN XUNG QUANH TA
I. MỤC TIÊU 
 1- Kiến thức : 
Học sinh nắm được khái niệm thông tin.
Học sinh hiểu được các dạng tồn tại của thông tin và vai trò của nó.
 2- Kĩ năng : 
Liên hệ được với thực tế.
Rèn luyện kĩ năng tư duy lôgic.
 3- Thái độ :
Học sinh tiếp thu và nắm được nội dung bài học.
II. CHUẨN BỊ 
GV : Giáo án
HS : Vở, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
 1- Ổn định tổ chức : 
 2- Kiểm tra bài cũ : Nêu thao tác tắt và mở máy? 
 3- Bài mới :
THÔNG TIN XUNG QUANH TA
HĐ1: Giới thiệu bài: 
 GV giải thích rõ về khái niệm thông tin, lấy ví dụ thực tế để minh hoạ cho các em dễ hiểu. Mọi tin tức hàng ngày mà con người nhận biết được đều được coi là thông tin.
 Hàng ngày chúng ta nhận biết được các thông tin từ đâu?
 HĐ2: GV ghi bảng:
a. Khái niệm :
 ... vẽ hình Elip và hình tròn, và chuẩn bị trước bài mới vẽ tự do bằng cọ vẽ, bút chì. 
1
phút
4
phút
30 phút
2
Phút 
1
Phút 
- Báo cáo sỉ số.
- 
HS thực hiện thao tác trên máy theo yêu cầu của bài tập mà GV đã ghi trên bảng
* HS khởi động chương trình đồ hoạ Paint. 
* HS thực hiện thao tác vẽ trên máy theo mẫu hình minh hoạ Hệ Mặt Trời ở hình 49 SGK trang 29 có dạng như hình bên. 
HS trả lời: 
+ Đối với hình quỹ đạo bên ngoài thì chọn nét vẽ thứ 2 trong hộp nét vẽ. 
 + Đối với hình mặt trời và các hành 
tinh xung quanh chọn nét vẽ thứ 3 trong hộp nét.
- HS tiến hành vẽ theo các bước hướng dẫn của GV. 
* Vào trình đơn File \ Save (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + S)
- Trong mục Save in: Chọn ổ đĩa và thư mục cần lưu
- Gõ tên tập tin BaiTH4a.bmp vào ô File name
- Chọn Save.
- HS thực hiện vẽ hình con gà theo các bước hướng dẫn của GV. 
+ Sử dụng công cụ hình Elip vẽ thân và đầu.
+ Sử dụng công cụ đường thẳng để vẽ chân, và đuôi. 
+ Sử dụng công cụ đường cong để vẽ lông gà
- HS Lưu bài thực hành với tên 
BaiTH4a.bmp.
- HS tắt máy.
* Rút kinh nghiệm 	
Tuần 7	Ngày soạn : 4/10/2009
Tiết : 2	Ngày dạy : 7,8/10/2009
Thực hành : SAO CHÉP HÌNH 
I. MỤC TIÊU 
 1- Kiến thức : 
- HS biết tác dụng của việc sao chép các đối tượng khi làm việc trên máy tính. 
 2- Kỹ năng:
Học sinh có thể kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.
- Học sinh biết sử dụng công cụ chọn Select và Free Select để sao chép hình từ 1 hình thành nhiều hình. 
3- Thái độ :
Học sinh học tập có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính. 
II. CHUẨN BỊ 
GV : Giáo án, phòng máy và bài tập thực hành
HS : Vở và kiến thức bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
 1 - Ổn định tổ chức : 
 2- Kiểm tra bài cũ : 
Gọi 1 HS nêu các bước sao chép hình? 
GV nhận xét và ghi điểm. 
 3- Bài mới :
 Thực hành : SAO CHÉP HÌNH 
 * Yêu cầu của bài thực hành :
- Khởi động chương trình ứng dụng Paint.
Yêu cầu HS sử dụng thanh công cụ Select và Free Select để sao chép các hình sau:
Mở tệp Saochephinh1.bmp. Bằng cách sao chép và di chuyển, hãy lắp các cửa sổ để có ngôi nhà ở hình 44b. 
 Hình a 
Hình b
GV hướng dẫn: 
 + Dùng công cụ chọn Select chọn hình cửa sổ và hình ngôi nhà để sao chép. 
 + Di chuyển hình cửa sổ, em không nhấn giữ phím Ctrl trong lúc kéo thả chuột. 
+ Khi sao chép hình, em nhấn giữ phím Ctrl trong lúc kéo thả chuột. 
- GV cho HS mở tệp Saochephinh2.bmp sao chép hình một em bé thành hai em bé. 
GV cho HS lưu bài thực hành vào máy.
GV hướng dẫn cụ thể cho những HS chưa thực hiện được. 
GV ghi điểm các bài thực hành thực hiện tốt. 
 - GV cho HS tắt máy.
4- Củng cố : 
- GV nhận xét tiết thực hành.
GV tuyên dương những em có thái độ học tập nghiêm túc. Nhắc nhở những em chưa thực hành được bài thực hành hôm nay.
5 - Dặn dò : 
Nhắc nhở học sinh về nhà xem trước bài mới “Vẽ hình Elip và hình tròn” 
1
phút
4
phút
30 phút
2
phút 
1
phút 
- Báo cáo sỉ số – hát tập thể. 
- HS trả lời 
HS thực hiện thao tác trên máy theo yêu cầu của bài tập mà GV đã ghi trên bảng
* HS khởi động chương trình đồ hoạ Paint. 
HS Mở tệp Saochephinh1.bmp. Dùng công cụ chọn lắp các cửa sổ để có ngôi nhà ở hình 44b. 
+ HS thực hiện thao tác sao chép hình ngôi nhà và cửa sổ. Di chuyển hình cửa sổ vào ngôi nhà từ hình a để có đựơc hình b theo mẫu như hình bên. 
- HS mở tệp Saochephinh2.bmp sao chép hình một em bé thành hai em bé, và thực hiện thao tác ráp dây vào trở thành hình em bé đang nhảy dây theo mẫu hình bên. 
- HS theo dõi các bước hướng dẫn của GV.
- HS tắt máy.
* Rút kinh nghiệm 	
Tuần 2	Ngày soạn	: 23/8/2009
Tiết : 1 	Ngày dạy 	: 24,25,26/8/2009
BÀI 2: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH 
I. MỤC TIÊU 
 1- Kiến thức : 
Học sinh biết lịch sử sơ lược về máy tính, biết được sự phong phú về hình dạng và chức năng của máy tính hiện nay. 
 Có khái niệm ban đầu về mô hình hoạt động của máy tính: nhận thông tin, xử lý thông tin và xuất thông tin. 
 2- Kỹ năng:
Học sinh có thể phân biệt được từng bộ phận của máy vi tính, biết nhận diện các thiết bị nhập - xuất dữ liệu. 
 3- Thái độ :
Học sinh tiếp thu và nắm được nội dung bài học.
II. CHUẨN BỊ 
GV : Giáo án, dụng cụ dạy học, tranh minh hoạ. 
HS : Vở, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
 1- Ổn định tổ chức : 
 2- Kiểm tra bài cũ : 
 - Gọi 1 HS nêu tên và chức năng các bộ phận máy vi tính mà em đã đựơc học? 
GV nhận xét và ghi điểm. 
- Bài mới : 
KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
HĐ1: GV Giới thiệu lịch sử ra đời máy vi tính: 
 - Các em đã làm quen với máy vi tính, nhưng lịch sử ra đời của nó như thế nào, thì ở tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em hình dung lại sự phát triển của máy vi tính. 
 HĐ2: Giáo viên ghi: 
1. Máy tính xưa và nay: 
 - Máy tính đầu tiên ra đời năm 1945, có tên là ENIAC, nặng gần 12 tấn và chiếm diện tích gần 167m2.
 Sau này nhờ áp dụng sự tiến bộ khoa học kỹ thuật đã chế tạo ra máy tính có nhiều ưu điểm hơn: 
+ Kích thước nhỏ gọn.
+ Tính toán nhanh. 
+ Tiêu tốn ít điện năng. 
+ Giá thành rẻ.
- Máy tính để bàn ngày nay chỉ nặng khoàng 15kg và chiếm diện tích khoảng 1/2m2
2. Một số loại máy tính thường gặp: 
- Ngoài máy tính để bàn chúng ta còn gặp một số loại máy tính sau phục vụ cho con người. 
+ Máy trợ giúp cá nhân:
 + Máy tính bỏ túi: 
+ Máy tính xách tay: 
3. Thiết bị máy vi tính:
- Được chia ra làm 2 phần: 
+ Thiết bị nhập : Là thiết bị dùng để đưa thông tin vào. Gồm các bộ phận: bàn phím, chuột. 
+ Thiết bị xuất: Là thiết bị dùng để đưa thông tin ra sau khi được máy tính xử lý. Gồm các thiết bị: Màn hình, máy in, máy quét..
Sơ đồ hoạt động của máy tính. 
Thiết bị vào 
CPU (Bộ cxử lý trung tâm)
Thiết bị ra 
VD: Khi em cần tính tồng của 10 và 20 thì: 
+ Thông tin vào : 10, 20
+ Thông tin ra là bao nhiêu? 
4- Củng cố : 
GV nhận xét tiết học. GV gọi HS nhắc lại tên các thiết bị nhập - thiết bị xuất và vai trò của các thiết bị đó. 
5 - Dặn dò : 
Nhắc nhở học sinh về nhà học bài cũ và làm các bài tập 4,5,6,7 trang 8 SGK để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo. 
1
phút
4
phút
5
phút
20
phút
2
phút
1
phút
Báo cáo sỉ số 
HS trả lời 
- HS ghi bài.
1. Máy tính xưa và nay: 
- HS hiểu đựơc lịch sử phát triển của máy tính. Biết so sánh sự khác nhau giữa máy tính xưa và nay. 
2. Một số loại máy tính thường gặp: 
- HS quan sát tranh để phân biệt đựơc các loại máy tính. 
+ Máy trợ giúp cá nhân: Là thiết bị cầm tay dùng để lưu trữ thông tin cá nhân và thực hiện một số công việc đơn giản. 
+ Máy tính bỏ túi: Chúng giống như máy tính để bàn ở chỗ cũng có bàn phím và màn hình, nhưng đơn giản và thực hiện ít công việc hơn. 
+ Máy tính xách tay: Lớn hơn máy tính bỏ túi, có đầy đủ các bộ phận cơ bản và hoạt động như máy tính để bàn. 
3. Thiết bị máy vi tính:
- HS phân biệt đựơc các thiết bị nhập và thiết bị xuất. 
- GV ghi bài 
VD: Khi em cần tính tồng của 10 và 20 thì: 
+ Thông tin vào : 10, 20
+ Thông tin ra là : 30
* Rút kinh nghiệm 
Tuần 2	Ngày soạn	: 23/8/2009
Tiết : 2 	Ngày dạy 	: 24,25,26/8/2009
PHẦN I : KHÁM PHÁ MÁY TÍNH 
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU 
 1- Kiến thức : 
Học sinh phân biệt đựơc các thiết bị nhập và xuất. Mô hình xử lý thông tin của máy tính. 
 2- Kỹ năng:
Học sinh có thể đưa ra kết quả sau khi máy tính xử lý nếu đã cho thông tin vào. Vận dụng để làm các bài tập thực tế. 
 3- Thái độ :
Học sinh tiếp thu và nắm được nội dung bài học.
II. CHUẨN BỊ 
GV : Giáo án, dụng cụ dạy học, phiếu bài tập. 
HS : Vở, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
Ổn định tổ chức : 
Bài mới :
LUYỆN TẬP 
HĐ1: GV hướng dẫn HS làm bài tập: 
 - Ở tiết trước các em đã làm quen với mô hình xử lý thông tin của máy tính thì ở tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em giải một số bài tập sau: 
 HĐ2: Giáo viên phát phiếu bài tập: 
Bài 4/8: Khi em tính tổng của 3 số 15,21 và 9, thông tin vào là gì và thông tin ra là gì? 
Thông tin vào: 
Thông tin ra : 
- GV theo dõi HS làm bài tập. 
- GV thu một số phiếu của HS chấm điểm. 
Bài 5/8: Khi em tính diện tích hình chữ nhật với chiều dài hai cạnh đã biết. Chẳng hạn chiều dài là 7cm, chiều rộng là 8cm. Thông tin vào là gì và thông tin ra là gì? 
Thông tin vào:.
Thông tin ra: .
Bài 6/8: Em vào lớp khi tiếng chuông (hoặc tiếng trống) báo giờ học bắt đầu. Bộ não của em tiếp nhận thông tin vào là gì? 
Thông tin vào: 
- GV theo dõi và gợi ý cách làm cho HS. 
Bài 7/8: Cô giáo xếp loại học sinh (khá, giỏi, trung bình) trong lớp em theo điểm thi cuối học kỳ. Hãy cho biết thông tin vào để cô giáo xử lý và sau đó thông tin ra là gì?
Thông tin vào:.
Thông tin ra :.
GV gọi HS lên bảng làm bài tập . 
Nhận xét và ghi điểm cho HS.
4- Củng cố : 
GV nhận xét tiết luyện tập. Chỉ ra những chỗ sai của các em. 
5 - Dặn dò : 
Nhắc nhở học sinh về nhà học bài cũ .
1
phút
4
phút
20
phút
2 phút
1 phút
HĐ1: GV hướng dẫn HS làm bài tập: 
 - Ở tiết trước các em đã làm quen với mô hình xử lý thông tin của máy tính thì ở tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em giải một số bài tập sau: 
 HĐ2: GV nhận phiếu bài tập 
Bài 4/8: Khi em tính tổng của 3 số 15,21 và 9, thông tin vào là gì và thông tin ra là gì? 
Thông tin vào: 
Thông tin ra : 
- GV theo dõi HS làm bài tập. 
- GV thu một số phiếu của HS chấm điểm. 
Bài 5/8: Khi em tính diện tích hình chữ nhật với chiều dài hai cạnh đã biết. Chẳng hạn chiều dài là 7cm, chiều rộng là 8cm. Thông tin vào là gì và thông tin ra là gì? 
Thông tin vào : 7cm và 8cm
Thông tin ra : 56cm. 
Bài 6/8: Em vào lớp khi tiếng chuông (hoặc tiếng trống) báo giờ học bắt đầu. Bộ não của em tiếp nhận thông tin vào là gì? 
Thông tin vào: Tiếng trống (tiếng chuông) báo giờ vào lớp. 
- HS nhận phiếu bài tập đọc đề và thảo luận các bạn cùng lớp. 
Bài 7/8: Cô giáo xếp loại học sinh (khá, giỏi, trung bình) trong lớp em theo điểm thi cuối học kỳ. Hãy cho biết thông tin vào để cô giáo xử lý và sau đó thông tin ra là gì?
Thông tin vào:Họ tên, Điểm thi CK
Thông tin ra : Xếp loại (G, K, TB) 
* Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An Tin Hoc Lop 3 Ca Nam.doc