Giáo án Toán 1 - Điểm. Đoạn thẳng

Giáo án Toán 1 - Điểm. Đoạn thẳng

 I.KHỞI ĐỘNG

II. CÁC HĐ

A. KTBC:

 3 HS làm bảng lớp, lớp làm bảng con theo dãy:

 4 + 4 – 6 = 6 – 3 – 2 = 10 + 0 – 5 =

B. Bài mới

1. Giới thiệu điểm

- GV chấm lên bảng một điểm:

 +) Đây là gì?

 - Tiếng Việt gọi đây là dấu chấm, dấu nặng hoặc dấu phụ chữ i. Toán học gọi là gì, cô trò mình cùng tìm hiểu qua nội dung thứ nhất “ĐIỂM” – HS nhắc, GV ghi tên bài.

 - Đây là 1 điểm. Cô ghi vào bên cạnh điểm chữ A, tức là cô đã đặt tên cho điểm này là a và đọc là “điểm a”

+) GV viết: ĐIỂM A

* Lưu ý: Khi viết tên điểm phải dùng chữ cái in hoa.

 - Cô vẽ 1 điểm nữa: . B

 +) Bạn nào đọc được tên điểm này?

 - Nhận xét

 - Chữ này là “bờ” nhưng khi nó là tên của điểm thì đọc là “bê” và điểm này đọc là “điểm bê”. “ Điểm bê”

 

doc 3 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 1 - Điểm. Đoạn thẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN
Điểm. Đoạn thẳng
 I.KHỞI ĐỘNG
II. CÁC HĐ
KTBC: 
	3 HS làm bảng lớp, lớp làm bảng con theo dãy:
	4 + 4 – 6 = 6 – 3 – 2 = 10 + 0 – 5 =
Bài mới
Giới thiệu điểm
- GV chấm lên bảng một điểm:
 +) Đây là gì? 
 - Tiếng Việt gọi đây là dấu chấm, dấu nặng hoặc dấu phụ chữ i. Toán học gọi là gì, cô trò mình cùng tìm hiểu qua nội dung thứ nhất “ĐIỂM” – HS nhắc, GV ghi tên bài.
 - Đây là 1 điểm. Cô ghi vào bên cạnh điểm chữ A, tức là cô đã đặt tên cho điểm này là a và đọc là “điểm a”
+) GV viết: ĐIỂM A
* Lưu ý: Khi viết tên điểm phải dùng chữ cái in hoa.
 - Cô vẽ 1 điểm nữa: . B
 +) Bạn nào đọc được tên điểm này?
 - Nhận xét
 - Chữ này là “bờ” nhưng khi nó là tên của điểm thì đọc là “bê” và điểm này đọc là “điểm bê”. “ Điểm bê”
 - Ngoài ra ta còn dùng các chữ cái khác để đặt tên cho điểm. GV viết C, D, E, G, H, I,  Các em sẽ thực hành đọc tên điểm
2. Giới thiệu đoạn thẳng
 - Cô vẽ điểm thứ nhất đặt tên là A, điểm thứ 2 đặt tên là B:
 +) Đọc tên các điểm
 +) Nối 2 điểm này lại ta được 1đoạn thẳng. Đây chính là nội dung thứ 2 của bài học hôm nay
 - GV nói “ đoạn thẳng”
 +) Đoạn thẳng nối điểm A với điểm B có tên là gì?
 +) Nhận xét
 - GV viết: Đoạn thẳng AB
 - Cô có hình vẽ sau:
 G | | H
 +) Bạn nào đọc được tên đoạn thẳng? 
* Như vậy cứ nói 2 điểm với nhau ta được 1 đoạn thẳng
3. Hướng dẫn vẽ đoạn thẳng
 - Muốn vẽ được đoạn thẳng cần những dụng cụ gì?
 - Thước để vẽ đoạn thẳng phải là thước thẳng. Để KT thước thẳng ta dùng ngón trỏ của bàn tay phải di nhẹ theo mép thước. KT thước.
 - Để vẽ được đoạn thẳng phải thực hiện theo 3 bước:
 +) Bước 1: Dùng bút chấm 1 điểm rồi chấm 1 điểm nữa. Đặt tên cho từng điểm. Chẳng hạn viết M vào bên cạnh điểm thứ nhất, viết N vào bên cạnh điểm thứ 2 
 +) Bước 2: Đặt mép thước qua 2 điểm, tay trái giữ thước, tay phải cầm bút tựa vào mép thước, cho đầu bút trượt nhẹ trên mặt giấy từ điểm M đến điểm N
* Lưu ý kẻ từ trái sang phải không kẻ ngược lại
 +) Bước 3: Nhấc bút và thước ra ta được đoạn thẳng MN ( dùng cho BT1)
 - Cho HS thực hành vẽ đoạn thẳng CD vào bảng con. 1HS vẽ bảng lớp( dùng cho BT1).
4. Thực hành
 - Bài 1: 
 +) Mở SGK- T94- Đọc thầm YC của bài. GV ghi bảng 
 +) Nêu YC bài 1
 +) Bạn nào đọc được tên điểm và đoạn thẳng ở hình 1
 +) YC thảo luận nhóm 2 ( 2 phút). GV vẽ hình còn lại
 +) Báo cáo KQ thảo luận
 - Bài 2: 
 +) Muốn vẽ được đoạn thẳng phải nối mấy điểm?
 +) Cần những dụng cụ gì?
 +) Dùng thước thẳng và bút để nối thành a, 3 đt, 4đt, 5đt, 6đt chính là YC của BT2.
 +) Mở phiếu BT
*Ở câu b, c, d bạn nào có cách nối khác
 - Bài 3: 
 +) Cô có hình vẽ ( đưa bảng phụ)
 +) Nhiệm vụ của các em là quan sát hình vẽ và đếm xem “ Mỗi hình vẽ có bao nhiêu đoạn thẳng”
 +) Với bài này các em sẽ dùng thẻ số để lựa chọn đáp án của mình. GV chỉ kí hiệu bộ ĐD toán
 +) Thời gian quan sát cho các em là 2 phút. 2 phút quan sát bắt đầu.
 +) 2 phút đã hết, cô muốn biết sự lựa chọn của các em ở hình thứ nhất( hình 2, hình 3)
5. Củng cố - Dặn dò:
 - Chúng mình vừa học bài gì?
 - Muốn vẽ được đoạn thẳng phải nối mấy điểm? 
 - Về thực hành nối các điểm để có đoạn thẳng.
 - Nhận xét giờ học
- Quản trò điều khiển.
Dấu chấm ( dấu nặng, dấu phụ chữ i, ... )
HS nhắc “ĐIỂM” – nhiều em
HS đọc “điểm a” – nhiều em
Điểm bê
HS nhận xét
Cá nhân, đồng thanh
HS đọc
1HS đọc “điểm a, điểm bê”
HS nhắc. GV ghi tên bài
Đoạn thẳng AB
1HS nhận xét
HS đọc “đoạn thẳng AB” – nhiều em
HS đọc” đoạn thẳng GH”
Thước và bút
HS kiểm tra thước
1HS vẽ bảng lớp, lớp vẽ bảng con
HS mở SGK- T94- Đọc thầm YC của bài
1 HS nêu
3 HS đọc, đồng thanh
HS thảo luận
2 nhóm báo cáo, đồng thanh
2 điểm
Thước thẳng và bút
HS làm phiếu, 4 HS lên bảng
HS nối
HS lấy bộ ĐD toán
HS làm việc cá nhân
HS giơ thẻ 

Tài liệu đính kèm:

  • docDIEM_DOAN_THANG.doc