Giáo án Toán lớp 1 - Bài: Xăng - Ti - mét, đo độ dài

Giáo án Toán lớp 1 - Bài: Xăng - Ti - mét, đo độ dài

I/_ Mục tiêu

_Kiến thức: biết xăng-ti-mét là đơn vị đo độ dài, biết xăng-ti-mét viết tắt là cm.

_Kĩ năng: biết dùng thước có chia vạch xăng-ti-mét để đo độ dài đoạn thẳng.

_Thái độ: giúp HS yêu thích môn toán và vận dụng vào cuộc sống

II/_Đồ dùng dạy học

_GV: sgk, sgv, phấn, giáo án, thước có chia độ dài 30cm, bảng phụ.

_HS: sgk, bảng con, phấn, thước có chia độ dài 20cm, bút chì.

III/_Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 5 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 6456Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán lớp 1 - Bài: Xăng - Ti - mét, đo độ dài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường cao đẳng Hải Dương
Lớp: TH 2A
Nhóm 10: Đại lượng và phép đo đại lượng (yếu tố hình học)
1.Nguyễn Thị Hải Yến
2.Tiêu Thị Huyền
3.Bùi Thị Thanh Hiền
4.Nguyễn Thị Lan
5.Nguyễn Thị Cầm
Bài: Xăng - ti - mét. Đo độ dài
SGK: Lớp 1
Trang: 119
Thời gian: 35p
I/_ Mục tiêu
_Kiến thức: biết xăng-ti-mét là đơn vị đo độ dài, biết xăng-ti-mét viết tắt là cm.
_Kĩ năng: biết dùng thước có chia vạch xăng-ti-mét để đo độ dài đoạn thẳng.
_Thái độ: giúp HS yêu thích môn toán và vận dụng vào cuộc sống
II/_Đồ dùng dạy học
_GV: sgk, sgv, phấn, giáo án, thước có chia độ dài 30cm, bảng phụ...
_HS: sgk, bảng con, phấn, thước có chia độ dài 20cm, bút chì...
III/_Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ (5p)
_Trước khi vào bài mới cô kiểm tra bài cũ.
? Một bạn cho cô biết giờ trước chúng ta học bài gì?
? Để giải toán có lời văn em giải qua mấy bước?
_Gọi 1 HS nhận xét
_Treo bảng phụ:
Điền vào chỗ chấm:
 “An có 5 cái kẹo, Hà có 2 cái kẹo. Hỏi cả hai ban có mấy cái kẹo?
 Tóm tắt: 
An có:.... cái kẹo
Hà có:.... cái kẹo
Cả hai bạn:.... cái kẹo
 Bài giải
Cả hai bạn có số kẹo là:
 (cái kẹo)
Đáp số: cái kẹo”
_Gọi 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm và suy nghĩ làm bài toán
_Gọi 1 HS ghi tóm tắt, 1 HS làm phép tính
_Gọi 1 HS nhận xét 
_GV nhận xét và cho điểm
2. Dạy bài mới (25p)
a, Giới thiệu bài
_GV giơ thước kẻ lên:
? Trên thước kẻ có ghi những gì?
? Em nào có ý kiến khác không?
_Như vậy các em đã nhìn thấy trên thước kẻ có từng vạch chia nhỏ đều nhau và các số. 
? Vậy các vạch chia nhỏ đều nhau và các số này là gì, chúng được đọc như thế nào và chúng được dùng để làm gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này qua bài “Xăng - ti - mét. Đo độ dài” 
b, Dạy bài mới
*Giới thiệu thước kẻ và đơn vị đo dộ dài
_GV cho HS quan sát thước thẳng có các vạch chia nhỏ và các số trên thước
? Em nào cho cô biết các vạch chia nhỏ có gì khác nhau không?
_Gọi 1 HS nhận xét
? Em nào có ý kiến khác không?
_à đúng rồi, trên thước kẻ được chia thành các vạch dài, vạch ngắn, vạch dài cao bằng nhau, ứng với mỗi vạch dài là 1 số, vạch ngắn cao bằng nhau là một đơn vị đo độ dài khác các em sẽ học ở những lớp trên.
_Như vậy những vạch dài bằng nhau là những vạch chia theo theo từng xăng-ti-mét và những số ứng với mỗi vạch dài là một số đo độ dài xăng-ti-mét.Đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét được kí hiệu bởi chữ c và chữ m viết nối liền với nhau.
_Viết (lên bảng): cm
_Kí hiệu này được gọi là xăng-ti-mét
_Gọi HS đọc kí hiệu cm
_Yêu cầu HS viết vào bảng con kí hiệu cm
_GV nhận xét, đánh giá
_GV giơ thước kẻ lên: vạch chia đầu tiên của thước là vạch 0, độ dài từ vạch 0 đến vạch 1 là 1 xăng-ti-mét, độ dài từ vạch 1 đến vạch 2 là 1 xăng-ti-mét, từ vạch 2 đến vạch 3 là 3 xăng- ti –mét (GV vừa giới thiệu vừa chỉ vào thước)
? Vạch chia đầu tiên của thước là vạch nào? Khoảng cách từ vạch 0 đến vạch 1 là mấy xăng-ti-mét?
? Bạn trả lời như thế đã đúng chưa?
? Từ vạch 5 đến vạch 6 là mấy xăng-ti-mét?
? Từ vạch 8 đến vạch 9 là mấy xăng-ti-mét?
? Từ vạch 3 đến vạch 4 là mấy xăng-ti-mét?
? Vậy cô đố cả lớp biết từ vạch 0 đến vạch 3 là mấy xăng-ti-mét?
? Tại sao em biết?
_à bạn trả lời rất đúng. Cô thấy bạn hiểu bài và học bài rất nhanh cô cho bạn điểm 10 cả lớp cùng tuyên dương bạn.
*Giới thiệu cách đo
_Kẻ 1 đoạn thẳng dài 6 xăng-ti-mét lên bảng: Để đo độ dài đoạn thẳng chúng ta thực hiện trong 3 bước:
B1: Đặt thước. Đặt vạch 0 của thước trùng vào một đầu của đoạn thẳng (GV đặt thước vào đoạn thẳng đã kẻ)
B2: Di chuyển thước.Mép trước của thước trùng với mép dưới của đoạn thẳng 
B3: Đọc kết quả đo. Đọc số ghi ở vạch của thước trùng với đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo đơn vị đo (xăng-ti-mét) và ghi bên dưới đoạn thẳng đó (GV ghi kết quả ngay dưới đoạn thẳng đã kẻ)
? Để đo độ dài đoạn thẳng ta làm qua mấy bước?
_Vẽ một đoạn thẳng khác và yêu cầu HS lên bảng đo
_Gọi HS nhận xét xem bạn thực hiện cách đo đúng chưa
c, Luyện tập
*Bài 1
_Gọi 1 HS đọc đề bài bài 
? Chữ c m viết nối liền nhau là kí hiệu của cái gì?
_Gọi HS nhận xét
_Yêu cầu cả lớp làm vào sách rồi thu một số bài chấm điểm
_Nhận xét chung và nhận xét bài viết của những HS vừa được chấm điểm
*Bài 2
? Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì?
? Để đọc được kết quả đo của đoạn thẳng ta phải làm gì?
_Gọi HS nhận xét
_Yêu cầu cả lớp làm vào sách
*Bài 3
_Gọi 1 HS đọc đề bài bài 3
_Yêu cầu HS làm bài vào sách và chấm điểm
? Khi đo độ dài đoạn thẳng ta đặt thước như thế nào?
_Gọi HS nhận xét
_Gọi HS đọc bài làm
? Trường hợp 1 vì sao sai?
? Trường hợp 2 vì sao sai?
? Trường hợp 3 vì sao em lại chọn đúng
_Gọi HS nhận xét
_Nhận xét chung và nhận xét bài làm của những HS vừa được chấm điểm
*Bài 4: chơi trò chơi
_Tên trò chơi: 
_Luật chơi: Các thành viên của từng đội sẽ lần lượt lên đo các đoạn thẳng. Khi bạn trước đo xong chạy về chỗ thì bạn tiếp theo mới được lên đo. Mỗi thành viên chỉ được đo 1 lần. Ai vi phạm nội quy sẽ bị loại ra cuộc thi và phần thi của bạn đó sẽ không được tính.
_Thời gian chơi: 3 phút
_Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội gồm 4 thành viên
_Gọi HS đội 1 nhận xét bài của đội 2, HS của đội 2 nhận xét bài của đội 1
_Nhận xét bài của 2 đội. Tuyên dương đội chiến thắng, phạt đội thua hát tặng cả lớp bài hát
*Bài tập thêm (nếu còn thời gian)
_Treo bảng phụ đã kẻ sẵn các đoạn thẳng rồi gọi HS lên đo
_Gọi HS nhận xét
_Nhận xét và cho điểm
3. Củng cố bài học (5p)
_Hôm nay cô và các em đã cùng tìm hiểu về bài “Xăng-ti-mét.Đo độ dài”
? Xăng-ti-mét là gì?
_Gọi HS nhận xét
? Kí hiệu của xăng-ti-mét là gì?
_Gọi HS nhận xét
? Cách đo độ dài một đoạn thẳng như thế nào?
_Gọi HS nhận xét
_Nhận xét chung và đánh giá giờ học
_Yêu cầu HS về chuẩn bị bài ngày hôm sau.
Giải toán có lời văn
3 bước: - tìm hiểu bài
 - tóm tắt
 - giải bài toán
HS nhận xét
1 HS đọc đề bài
HS lên bảng làm bài
HS nhận xét
Vạch chia và các số
Có vạch dài bằng nhau và vạch ngắn bằng nhau
HS nhận xét
Có vạch dài bằng nhau, vạch ngắn bằng nhau, ứng với mỗi vạch dài là 1 số
HS đọc
HS viết vào bảng con
Vạch đầu tiên của thước là vạch 0.Khoảng cách từ 0 đến 1 là 1 xăng-ti-mét
Cả lớp đồng thanh: thưa cô đúng ạ
1 xăng-ti-mét
1 xăng-ti-mét
1 xăng-ti-mét
3 xăng-ti-mét
Vì từ vạch 0 đến vạch 1 là 1 xăng-ti-mét vậy thì từ vạch 0 đến vạch 3 sẽ là 3 xăng-ti-mét
Cả lớp vỗ tay
3 bước:- Đặt thước
 - Di chuyển thước
 - Đọc kết quả đo
HS lên đo
HS nhận xét
HS đọc đề bài
Kí hiệu của xăng-ti-mét
HS nhận xét
HS làm bài tập
HS trả lời
Quan sát xem đầu kia của đoạn thẳng trùng với số nào thì đó chính là độ dài của đoạn thẳng
HS nhận xét
HS làm bài
HS đọc đề bài
HS làm bài vào sách
Đặt vạch 0 của thước trùng vào một đầu của đoạn thẳng.Mép trước của thước trùng với mép dưới của đoạn thẳng
HS nhận xét
HS đọc bài
Vì vạch 0 của thước không trùng với 1 đấu của đoạn thẳng
Vì mép thước không trùng với mép dưới của đoạn thẳng
Vì vạch 0 của thước trùng vào một đầu của đoạn thẳng, mép trước của thước trùng với mép dưới của đoạn thẳng
HS nhận xét
HS đọc đề bài
HS đọc bài làm
Đặt vạch 0 của thước trùng vào một đầu của đoạn thẳng.Mép trước của thước trùng với mép dưới của đoạn thẳng
HS nhận xét
HS trả lời
Trong khi chơi trò chơi HS dưới lớp cổ vũ cho 2 đội chơi
HS nhận xét
HS lên đo đoạn thẳng trên bảng phụ
HS nhận xét
Đơn vị đo độ dài
HS nhận xét
Hai chữ c m viết liền nhau
HS nhận xét
Đặt vạch 0 của thước trùng vào một đầu của đoạn thẳng.Mép trước của thước trùng với mép dưới của đoạn thẳng
HS nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docXangtimetDon vi do do dai.doc