Giáo án Toán Lớp 1 - Học kỳ II

Giáo án Toán Lớp 1 - Học kỳ II

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Nắm được kiến thức về các số đến 20.

2. Kĩ năng: Lập số, đếm, đọc, viết các số từ 10 đến 20.Phân tích cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm vi 20.So sánh các số trong phạm vi 20 (trên cơ sở mở rộng cách so sánh các số trong phạm vi 10).Vận dụng thứ tự các số trong dãy số từ 1 đến 20, dự đoán quy luật, viết dãy số.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.

4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; sử dụng công cụ, phương tiện toán học.

5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước (kính trọng, biết ơn 18 vị vua Hùng).

6. Tích hợp: Tiếng Việt, Toán học và cuộc sống.

 

docx 119 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 224Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 - Học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ......... /  / 20	Ngày dạy: ......... /  / 20	
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 1 - tuần 19
CÁC SỐ ĐẾN 20
CÁC SỐ ĐẾN 20 (sách học sinh, trang 82-83)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nắm được kiến thức về các số đến 20.
2. Kĩ năng: Lập số, đếm, đọc, viết các số từ 10 đến 20.Phân tích cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm vi 20.So sánh các số trong phạm vi 20 (trên cơ sở mở rộng cách so sánh các số trong phạm vi 10).Vận dụng thứ tự các số trong dãy số từ 1 đến 20, dự đoán quy luật, viết dãy số.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; sử dụng công cụ, phương tiện toán học.
5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước (kính trọng, biết ơn 18 vị vua Hùng).
6. Tích hợp: Tiếng Việt, Toán học và cuộc sống.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; 20 khối lập phương; ...
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; 20 khối lập phương;
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu:Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầuhọc sinh đếm từ 1 tới 20.
- Học sinh luân phiên đếm từ 1 đến 20.
2. Bài học và thực hành (23-25 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh lập số, đếm, đọc, viết các số từ 10 đến 20. Phân tích cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm vi 20. So sánh các số trong phạm vi 20 (trên cơ sở mở rộng cách so sánh các số trong phạm vi 10). Vận dụng thứ tự các số trong dãy số từ 1 đến 20, dự đoán quy luật, viết dãy số.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
2.1. Giới thiệu số 12, số 17:
* Số 12:
- Giáo viên giúp học sinh đếm xe (vừa đếm vừa làm dấu bằng cách đặt 1 khối lập phương vào 1 chiếc xe).
- Giáo viên giới thiệu cách viết số 12:Số 12 được viết bởi hai chữ số: chữ số 1 và chữ số 2 (vừa nói vừa viết).
* Số 17:
- Dựa vào trình tự các thao tác của số 12, giáo viên hướng dẫn học sinh tự thao tác với số 17.
- Học sinh đếm xe (vừa đếm vừa làm dấu bằng cách đặt 1 khối lập phương vào 1 chiếc xe).
- Học sinh nói: có 12 chiếc xe.
- Học sinh xếp 10 khối lập phương vào một cột; 2 khối lập phương vào một cột khác.
- Học sinh nói: Gộp 10 và 2 được 12; 12 gồm 10 và 2.
- Học sinh quan sát, lắng nghe.
- Học sinh viết số 12 vào bảng con.
- Học sinh đọc: mười hai.
- Học sinh tự thao tác với số 17.
Nghỉ giữa tiết
2.2. Giới thiệu các số từ 10 đến 20:
* Đọc số:
- Giáo viên hướng dẫn đọc các số từ 10 tới 20 (lưu ý cách đọc số 15).
* Thực hành Lập số - Đọc, Viết số - Phân tích, tổng hợp số:
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Tôi là số mấy?”.
- Khi giáo viên gọi tên bạn nào, bạn đó đứng lên giới thiệu, chẳng hạn: Tôi là số mười bốn (đưa bảng con 14).Tôi gồm 10 và 4 (chỉ tay: một tay thanh 10 khối, một tay thanh 4 khối).Gộp 10 và 4 được tôi (thể hiện thao tác gộp 2 thanh).
- Học sinh đọc theo hướng dẫn.
- Học sinh nhận biết sự giống nhau khi viết các số từ 10 tới 19.
- Học sinh viết dãy số từ 10 tới 20.
- Cả lớp điểm danh từ 10 tới 20.
- Mỗi học sinh xác định số của mình.Dùng các khối lập phương lập số đó. Viết số ra bảng con.
3. Củng cố (3-5 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các số từ 1 đến 20.
- Học sinh đọc luân phiên.
4. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Học sinh về nhà đọc, viết các số từ 1 đến 20 cho người thân cùng nghe, xem.
- Học sinh thực hiện ở nhà.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..
..
..
Ngày soạn: ......... /  / 20	Ngày dạy: ......... /  / 20	
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 2 - tuần 19
CÁC SỐ ĐẾN 20
CÁC SỐ ĐẾN 20 (sách học sinh, trang 84-85)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nắm được kiến thức về các số đến 20.
2. Kĩ năng: Lập số, đếm, đọc, viết các số từ 10 đến 20.Phân tích cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm vi 20.So sánh các số trong phạm vi 20 (trên cơ sở mở rộng cách so sánh các số trong phạm vi 10).Vận dụng thứ tự các số trong dãy số từ 1 đến 20, dự đoán quy luật, viết dãy số.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; sử dụng công cụ, phương tiện toán học.
5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước (kính trọng, biết ơn 18 vị vua Hùng).
6. Tích hợp: Tiếng Việt, Toán học và cuộc sống.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; 20 khối lập phương; ...
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; 20 khối lập phương; 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Truyền điện”.
- Học sinh nối tiếp đọc và chỉ định bạn đọc tiếp theo các số từ 1 đến 20.
2. Luyện tập (18-20 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh làm tốt các bài tập trong sách học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Bài 1. Số?
a. Bài 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài, khi sửa bài, khuyến khích học sinh nói theo cách tách - gộp số (theo tranh). Ví dụ:	11 người gồm 10 cầu thủ và 1 thủ môn.Gộp 10 cầu thủ và 1 thủ môn được 11 người.
* Tích hợp:
- Tiếng Việt: làm quen các từ cầu thủ, thủ môn, đội bóng, vỉ trứng, que tính.
- Toán học và cuộc sống: Tác dụng của việc để 10 trứng vào 1 vỉ (khó vỡ, dễ đếm).
- Học sinh xác định: Điếm hình và điền số.
- Học sinh làm bài, sửa bài và nói theo cách tách - gộp số (theo tranh). 
- Học sinh lắng
 nghe.
b. Bài 2. Số?
b. Bài 2: 
- Giáo viên hướng dẫn phân tích mẫu: Xác định đủ 10, đếm tiếp 11, 12, , 16.
- Khi sửa bài, giáo viên hỏi một vài trường hợp. Ví dụ: Tại sao viết số 19?
- Học sinh viết số rồi đọc số.
- Học sinh trả lời theo nhiều cách: Em đếm được 19 hình chữ nhật.Có 10 hình chữ nhật và 9 hình chữ nhật nên có 19.
Nghỉ giữa tiết
3. Đất nước em: Đền Hùng (4-5 phút):
* Mục tiêu:Mở rộng kiến thức cho học sinh về Đền Hùng ở Phú Thọ. Qua đó, giáo dục lòng yêu nước (kính trọng, biết ơn 18 vị vua Hùng).
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu: Đền Hùng là quần thể đền chùa thờ kính 18 vị Vua Hùng và tôn thất của các vua trên núi Nghĩa Lĩnh, tỉnh Phú Thọ. Hằng năm tại đây, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, đều tổ chức Lễ hội Đền Hùng kính nhớ các vị tổ tiên đã có công dựng nước.
- Giáo viên hỏi: Nơi em ở có đường phố, thôn xã,  nào mang tên Hùng Vương?
- Học sinh
 quan sát 
và lắng 
nghe.
- Học sinh kể đồng thời xác định vị trí của tỉnh Phú Thọ trên lược đồ.
4. Củng cố (3-5 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các số từ 1 đến 20.
- Học sinh đọc.
5. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại những hiểu biết của mình về Đền Hùngcho người thân cùng nghe.
Học sinh về nhà thực hiện.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..
..
..
Ngày soạn: ......... /  / 20	Ngày dạy: ......... /  / 20	
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 3 - tuần 19
CÁC SỐ ĐẾN 20
CÁC SỐ ĐẾN 20 (sách học sinh, trang 86-87)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nắm được kiến thức về các số đến 20.
2. Kĩ năng: Lập số, đếm, đọc, viết các số từ 10 đến 20.Phân tích cấu tạo số, tổng hợp số trong phạm vi 20.So sánh các số trong phạm vi 20 (trên cơ sở mở rộng cách so sánh các số trong phạm vi 10).Vận dụng thứ tự các số trong dãy số từ 1 đến 20, dự đoán quy luật, viết dãy số.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; sử dụng công cụ, phương tiện toán học.
5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước (kính trọng, biết ơn 18 vị vua Hùng).
6. Tích hợp: Tiếng Việt, Toán học và cuộc sống.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; 20 khối lập phương; ...
	2. Học sinh: Sách học sinh; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; 20 khối lập phương; 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nói những điều mình biết về Đền Hùng.
- Học sinh thực hiện.
2. Luyện tập (22-25 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh làm tốt các bài tập trong sách học sinh.
* Phương pháp, hình t ... nhtrang 154.
- Học sinh nhận biết, cần phải đo hai cạnh hộp bút và viết số đo.
- Học sinh thực hiện (cá nhân).
- Học sinh thông báo kết quả đo, nhận xét hộp bút nào dài nhất.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..
..
..
Ngày soạn: ......... /  / 20	Ngày dạy: ......... /  / 20	
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 1 - tuần 35
CÁC SỐ ĐẾN 100
ÔN TẬP CUỐI NĂM (tiết 7) (sách học sinh, trang 155)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về xem giờ và đọc lịch (lịch tờ hằng ngày).
2. Kĩ năng:Giải quyết được vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến xem giờ đúng và đọc lịch (lịch tờ hằng ngày).
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Phát triển cả 5 năng lực: tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; sử dụng công cụ, phương tiện toán học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, nhân ái, trách nhiệm, yêu đất nước (kính yêu và biết ơn Bác Hồ).
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật, Tiếng Việt.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán;...
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét; ...
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nói số đo của ngón trỏ, bàn tay, gang tay, bước chân, sải tay của mình.
- Học sinh nói.
2. Luyện tập (28-30 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh giải quyết được vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến xem giờ đúng và đọc lịch (lịch tờ hằng ngày). 
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
2.17. Bài 17. Xem lịch, xem giờ:
2.17. Bài 17:
a) Đọc các tờ lịch sau:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu, nhận biết cần đọc hai thông tin theo thứ tự: Thứ, ngày (đọc tất cả các tờ lịch).
- Nếu học sinh lúng túng hoặc sai “Thứ”, giáo viên yêu cầu đọc các “Thứ” lần lượt từ trái sang phải và dừng lại ở tờ lịch đọc sai.Ví dụ: thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật, thứ hai, thứ ba.
- Nếu học sinh đọc sai “Ngày”, cũng yêu cầu đọc các ngày từ trái sang phải và dừng lại ở ngày đọc sai.
- Giáo viên gợi ý để học sinh nhận biết: 7 tờ lịch tương ứng với 7 ngày liên tiếp, đó cũng là số ngày của một tuần.
- Học sinh đọc yêu cầu, nhận biết cần đọc hai thông tin theo thứ tự: Thứ, ngày (đọc tất cả các tờ lịch).
- Học sinh thực hiện theo nhóm đôi, quan sát tờ lịch thứ nhất, tìm: thứ, ngày.
- Hai bạn đọc lịch cho nhau nghe.
- Học sinh đọc lớn các tờ lịch.
- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.
b) Xem thông báo thứ mấy đi tham quan?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu. 
- Chẳng hạn, hôm nay có thông báo viết trên bảng lớp. Dòng đầu tiên trên bảng viết gì? 
+Thứ, ngày của hôm nào? 
+Hãy nói rõ, Hôm nay là thứ mấy, ngày nào? 
+Hãy tìm tờ lịch ngày hôm nay.
+ Tờ lịch nào là ngày 19?
- Khi sửa bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc đầy đủ thông báo và giải thích tại sao lại là thứ tư.
- Giáo viên mở rộng:19/5 là ngày gì? 
+ Tại sao lại đi tham quan bến Nhà Rồng?
- Giáo viên nói vắn tắt công lao to lớn của Bác Hồ và tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi.Tới thứ Tư, ngày 19 rồi, cả lớp mình cùng đi tham quan bến Nhà Rồng.
- Học sinh nhận biết hai việc cần làm:Đọc thông báo; xác định xem thứ mấy đi tham quan.
+Thứ, ngày.
+Hôm nay.
+Hôm nay là thứ sáu, ngày 14.
+Tờ lịch đầu tiên.
+ Tờ lịch áp cuối/áp chót.
- Học sinh thực hiện theo nhóm đôi, đọc kĩ thông báo, thảo luận, xác định “Thứ” đi tham quan, sửa bài, đọc đầy đủ thông báo, giải thích: dựa vào tờ lịch ngày 19.
+ Ngày sinh của Bác Hồ.
+ Đây là khu di tích lịch sử:Nơi Bác Hồ xuống tàu vào ngày 05/06/1911, sang Pháp để tìm đường cứu nước.
Nghỉ giữa tiết
c) Quan sát tranh:
- Giáo viên hướng dẫn học sinhquan sát, nói nội dung từng bức tranh. Chẳng hạn:Lúc 7 giờ, xe khởi hành từ trường; lúc 8 giờ, tới bến Nhà Rồng; lúc 10 giờ, lên xe ra về; lúc 11 giờ, về tới trường.
- Khi sửa bài, giáo viên yêu cầu học sinh giải thích.
- Học sinh quan sát, nói nội dung từng bức tranh (theo gợi ý của bạn Ong). 
- Học sinh đọc tiếp yêu cầu, nhận biết cần xác định những chỗ trống được viết gì.
- Dựa vào hình vẽ và nội dung từng bức tranh, học sinh thực hiện các yêu cầu của bài rồitrình bày trước lớp, giải thích.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..
..
..
Ngày soạn: ......... /  / 20	Ngày dạy: ......... /  / 20	
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 2 - tuần 35
CÁC SỐ ĐẾN 100
THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM: ONG VÀ HOA (sách học sinh, trang 156)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về đọc, đếm các số trong phạm vi 100; đếm thêm 2, đếm thêm 5, đếm thêm 10.
2. Kĩ năng:Ôn tập các kĩ năng về đọc, đếm các số trong phạm vi 100; đếm thêm 2, đếm thêm 5, đếm thêm 10.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, nhân ái, trách nhiệm.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán;...
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; các đồ dùng học tập hằng ngày; ...
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hỏi: Tại sao lại đi tham quan bến Nhà Rồng?.
- Học sinh trả lời.
2. Luyện tập (28-30 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh đọc, đếm các số trong phạm vi 100; đếm thêm 2, đếm thêm 5, đếm thêm 10. 
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì? 
- Học sinh trả lời: tổ ong, trên đó có ghi những con số các bông hoa màu đỏ, hồng.
2.1. Bài 1. Đọc các số theo thứ tự từ 1 đến 100:
2.1. Bài 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu, nhận biết: Số bé nhất trong hình, số lớn nhất trong hình; cần đọc theo thứ tự nào?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm và đọc số, yêu cầu học sinh vừa đọc vừa chỉ tay vào số đó.
- Giáo viên mở rộng bài học cho học sinh:Ong sống theo đàn, mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non... và có sự phân công công việc rõ ràng. Ong làm việc rất chăm chỉ, hút mật hoa, lấy phấn hoa.
- Học sinh đọc yêu cầu, nhận biết: Số bé nhất trong hình (số 1), số lớn nhất trong hình (số 100); cần đọc theo thứ tự : 1, 2, 3, 4, 5,, 100.
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi, tìm và đọc số (vừa đọc vừa chỉ tay vào số).
- Học sinh quan sát, lắng nghe.
2.2. Bài 2. Viết các số từ 50 đến 59:
2.2. Bài 2:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu và làm bài, sửa bài.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên mở rộng: yêu cầu học sinh nhận xét về số chục, số đơn vị của dãy số; cách đọc các số: 51; 54; 55; nói tách - gộp số (cấu tạo một số tuỳ ý).
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh viết dãy số từ 50 đến 59 vào bảng con và trình bày trước lớp.
- Học sinh nhận xét về số chục, số đơn vị của dãy số; cách đọc các số: 51; 54; 55; nói tách - gộp số (cấu tạo một số tuỳ ý).
Nghỉ giữa tiết
2.3. Bài 3. Đếm nhanh:
2.3. Bài 3:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ các bông hoa quanh tổ ong, nhận biết:các bông hoa có hai màu. Các bông hoa đều có đặc điểm: 5 cánh.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và hệ thống lại cách đếm nhanh ở bài này.
* Đếm số bông hoa:
- Giáo viên yêu cầu cả lớp cùng đếm (lưu ý thao tác “làm dấu” khi đếm bằng cách đặt hai đầu ngón trỏ và ngón giữa vào cặp hoa đang đếm).
* Đếm số cánh hoa đỏ: Thực hiện tương tự.
- Giáo viên mở rộng:Để đếm nhanh, khi nào nên đếm thêm 1, thêm 2, thêm 5, thêm 10, cho ví dụ.
Thêm 1: Số lượng trong phạm vi 10.
Thêm 2: Số lượng lớn hơn 10, đặc biệt khi xuất hiện các “cặp”. Ví dụ: Đếm chân của nhiều con vật 2 chân (gà, vịt, chim,)
Thêm 5: Khi có các nhóm 5
Ví dụ: Mỗi hộp có 5 cái bánh,
Thêm 10: Những thứ để thành từng chục.
Ví dụ: Bó hoa, xâu bánh ú, chục trứng, hộp bút sáp 10 cái,
- Học sinh quan sát tranh và xác định nhiệm vụ: đếm nhanh.
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi, tìm cách đếm nhanh, thực hành đếm và ghi lại kết quả.
- Học sinh trình bày kết quả đếm và cách đếm, các nhóm bổ sung.
- Cả lớp cùng đếm.
- Học sinh quan sát, lắng nghe.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..
..
..
Ngày soạn: ......... /  / 20	Ngày dạy: ......... /  / 20	
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 3 - tuần 35
KIỂM TRA CUỐI NĂM
A. TRẮC NGHIỆM:
I. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1.Có bao nhiêu khúc gỗ?
a.40
b.31
c.36
1
2
3
4
5
6
Câu 2.Cho ba số: 58, 85, 59. Số lớn nhất trong ba số trên là:
a.58	b.85	c.59
Câu 3.Băng giấy nào dài nhất?
a.Băng giấy số 3b.Băng giấy số 4c.Băng giấy số 6
Câu 4.Sơ đồ tách - gộp số nào đúng?
70
67
6
6
67
7
7
67
60
	 a	 b	 c
Câu 5.Đồng hồ nào chỉ 5 giờ?
	 a	 b	 c
Câu 6:
a.Nhà của mèo có cửa hình tròn.
b.Nhà của chó là khối lập phương.
c.Nhà của chim có cửa hình tròn.
II. Viết số vào ô trống:
38
39
42
70
75
85
50
70
80
Câu 1.
a.
b.
c.
Câu 2.Quan sát hình dưới đây:
a) Viết số kẹo trong mỗi hũ:
b) Viết sơ đồ tách - gộp số:
B. TỰ LUẬN:
Câu 1.Đặt tính rồi tính:
a) 94 – 14	b) 32 + 4	c) 87 – 6
Câu 2.Viết phép tính:
Có 45 quả dưa hấu gồm hai loại tròn và dài, trong đó có 34 quả tròn. Hỏi có bao nhiêu quả dài?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_hoc_ky_ii.docx