Giáo án Toán lớp 2 - Tuần 1 đến 4

Giáo án Toán lớp 2 - Tuần 1 đến 4

TUẦN: 01 TOÁN

Tiết: 01 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100

I. Mục đích yêu cầu:

- Biết đếm, đọc, viết các số đến 100.

- Nhận biết được các số có một chữ số, các số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau.

+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.

II. Đồ dùng dạy học

GV: - Viết nội dung bài 1 lên bảng.

III. Hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới: Giới thiệu: Giới thiệu chương trình, hướng dẫn cách học và giới thiệu bài mới.

 

doc 42 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 416Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán lớp 2 - Tuần 1 đến 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 01	TOÁN
Tiết: 01	ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết đếm, đọc, viết các số đến 100.
- Nhận biết được các số có một chữ số, các số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.
II. Đồ dùng dạy học
GV: - Viết nội dung bài 1 lên bảng. 
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: Giới thiệu: Giới thiệu chương trình, hướng dẫn cách học và giới thiệu bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Ôn tập các số trong phạm vi 10
- Hãy nêu các số từ 0 đến 10
- Hãy nêu các số từ 10 về 0
- Gọi 1 HS lên bảng viết các số từ 0 đến 10, yêu cầu cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Có bao nhiêu số có một chữ số? Kể tên các số đó. Số bé nhất là số nào? Số lớn nhất có một chữ số là số nào?
- Yêu cầu các câu trả lời trên.
- Số 10 có mấy chữ số?
2.2. Ôn tập các số có 2 chữ số
Trò chơi: Cùng nhau lập bảng số
- GV chia lớp thành 5 đội chơi, các đội thi nhau điền nhanh điền đúng các số còn thiếu vào băng giấy. Đội nào xong trước, điền đúng, dán đúng là đội thắng cuộc.
Bài 2:
- Sau khi HS chơi xong trò chơi, GV cho các em từng đội đếm các số của đội mình hoặc đội bạn theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
- Số bé nhất có 2 chữ số là số nào?
- Số lớn nhất có 2 chữ số là số nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài trong vở bài tập
2.3. Ôn tập về số liền trước, số liền sau
39
- Vẽ lên bảng các ô như sau:
- Số liền trước của 39 là số nào?
- Em làm thế nào để tìm ra 38?
- Số liền sau của 39 là số nào?
- Số liền trước và số liền sau của 1 số hơn kém số ấy bao nhiêu đơn vị?
- Yêu cầu HS tự làm bài trong vở bài tập (phần b, c).
- Gọi HS chữa bài.
- Yêu cầu HS đọc kết quả. 
- 10 HS nối tiếp nhau nêu: Không, một, hai, ..., mười. Sau đó 3 HS nêu lại.
3 HS lần lượt đếm ngược: mười, chín, , không.
- Làm bài tập trên bảng và trong vở bài tập
- Có 10 số có 1 chữ số là: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 - Số 0 - Số 9
HS nhắc lại
- Số 10 có 2 chữ số là chữ số 1 và chữ số 0
- HS đếm
- Số 10 (3 HS trả lời)
- Số 99 (3 HS trả lời)
- Số 38 (3 HS trả lời)
- Lấy 39 trừ đi 1 được 38.
- Số 40.
- Vì 39 + 1 = 40.
- 1 đơn vị
- HS làm bài
- HS chữa bài trên bảng lớp bằng cách điền vào các ô trống để có kết quả như sau:
98
99
100
89
90
91
- Số liền trước của 99 là 98. Số liền sau của 99 là 100.
GV quan sát phát hiện HS khá, giỏi.
4. Củng cố:.Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài
5. Dặn dò: Dặn HS về điền bảng số từ 10 đến 99 trong vở - Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 01	TOÁN
Tiết: 02	ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (TT)
I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS củng cố về:
- Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị, thứ tự của các số.
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 3, Bài 4, Bài 5.
II. Đồ dùng dạy học
GV: - Kẻ viết sẵn bảng (như bài 1 SGK) 
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV cho 1 HS đọc các số có 1 chữ số? Có bao nhiêu số có 1 chữ số?
- GV cho 1 HS khác: Số bé nhất, Số lớn nhất có 2 chữ số
- GV nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới: Giới thiệu: Oân tập các số đến 100 (Tiếp theo).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Thực hành:
Bài 1: GV treo bảng phụ bài 1 lên bảng và hường dẫn.
- GV đi kiểm tra HS làm bài.
- Sau khi HS làm bài xong, GV gọi 3 em lần lượt lên bảng chữa bài vào bảng phụ, sau đó gọi HS khác nhận xét hoặc đọc kết quả bài làm của bạn.
- GV hỏi cả lớp có em nào làm kết quả khác không? Sau đó GV nhận xét chung và khen ngợi.
Bài 2: Viết các số 57, 98, 61, 88, 74, 47 theo mẫu 57=50+7
GV viết bài tập 2 lên bảng.
Gọi HS đọc yêu cầu của bài 2.
GV: các em dựa vào bài tập mẫu để làm tiếp các phép tính còn lại vào vở bài tập 
Sau khi HS làm xong cho 2 em ngồi cạnh nhau đổi chéo nhau để kiểm tra.
HS kiểm tra xong, GV gọi 1 em đọc 3 phép tính-GV ghi bảng.
Gọi 1hs nhận xét.
Gọi tiếp 1 em đọc 2 phép tính còn lại 
Gọi 1h nhận xét.
GV nhận xét bài của 2 bạn.
Có ai làm được 5 phép tính?
Có ai làm được 4 phép tính?
Có ai làm được 3 phép tính?
Bài 3: GV gọi 1 HS đọc bài 3.
- HS làm bài xong, GV gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn. Gọi 1 HS khác giải thích vì sao đặt dấu > hoặc < hoặc = vào chỗ chấm.
- Hỏi: Tại sao 80 + 6 > 85?
- Muốn so sánh 80 + 6 và 85 ta làm gì trước tiên
- GV nhận xét và cho HS sửa bài vào vở.
Kết luận: Khi so sánh 1 tổng với 1 số ta cần thực hiện phép cộng trước rồi mới so sánh.
Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu bài 4.
- GV gọi 1 em đọc bài làm 4a - GV viết lên bảng.
- Gọi 1 HS đọc bài làm 4b –GV viết lên bảng.
Bài 5: GV ghi ký hiệu SGK T4
- Như vậy bài 5 yêu cầu chúng ta điền mấy số vào ô trống?
- Vậy các em nhìn và nhận xét xem các ô trống theo thứ tự như thế nào?
- Bây giờ các em thảo luận theo nhóm đôi và làm miệng. Sau đó GV gọi HS lần lượt nêu các số điền vào ô trống.
- GV nhận xét 
- 1 HS đọc bài 1 - Đọc yêu cầu bài 1
- HS mở vở bài tập và làm bài.
- 3 HS lên bảng sửa bài. 1 HS nêu: số có 3 chục và 6 đơn vị viết là 36, đọc là ba mươi sáu. Số 36 có thể viết thành: 36 = 30 + 6. Đọc là ba mươi sáu, bằng ba mươi cộng 6.
HS mở vở bài tập làm bài 2.
1 HS đọc -1 HS nhận xét.
- Gọi 1 HS lên bảng làm cột 1 và 3 vào bảng phụ.
- Chẳng hạn: 34 <38 vì có cùng chũ số hàng chục là 3 mà 4 <8 nên 34 < 38.
- Vì 80 + 6 = 86 mà 86 > 85
- Ta thực hiện cộng 80 + 6 = 86
- Cả lớp làm bài miệng.
- 1 HS nhân xét
 - 1 HS đọc: Viết các số thích hợp vào ô trống, viết các số đó là: 98, 76, 67, 93, 84.
- HS: 5 số.
- 1 HS: 5 số theo thứ tự từ bé đến lớn
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Kết quả là: 67, 70, 76, 80, 84, 90, 93, 98, 100
- HS khác nhận xét
HS thực hiện vào buổi chiều
4. Củng cố:.Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài
5. Dặn dò: Gọi 1 HS nêu bất kì 1 số có hai chữ số. Gọi một HS khác phân tích số của bạn nêu gồm có mấy chục và mấy đơn vị? - Nhận xét – tuyên dương.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 01	TOÁN
Tiết: 03	SỐ HẠNG - TỔNG
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết số hạng; tổng.
- Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng.
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.
II. Đồ dùng dạy học
GV: - Bảng phụ cho bài tập 1. 
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nêu số có hai chữ số và yêu cầu phân tích số đó gồm mấy chục, mấy đơn vị? - Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới: Giới thiệu bài: Trong phép cộng thì tên gọi các thành phần và kết quả có tên gọi như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài: Số hạng - tổng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu số hạng và tổng:
- GV viết lên bảng, vừa giảng vừa viết thành như sau:
35
+
24
=
59
¯
¯
¯
Số hạng
Số hạng
Tổng
- GV gọi HS nêu lại phép cộng: 35 + 24 = 59 và nêu lại tên gọi thành phần, kết quả.
- GV viết phép cộng theo cột dọc, yêu cầu HS nêu lại tên gọi các số trong phép cộng. GV viết tên gọi lên bảng.
+
35
Số hạng
24
Số hạng
59
Tổng
- Vậy bạn nào cho cô biết tính tổng tức là thực hiện phép tính gì?
c. Thực hành:
Bài 1: Gọi HS đọc bài 1. Bài này yêu cầu các em làm gì? Muốn tính tổng thì ta làm như thế nào?
- Gọi 1 HS nêu phép tính mẫu ở cột nhất.
- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận và tính nhẫm cả ba phép tính.
- GV nhận xét
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu bài 2.
- GV hướng dẫn câu a: Các số hạng là 42 và 36.
- Đặt tính tức là viết theo hàng ngang hay cột dọc?
- Khi viết số hạng này dưới số hạng kia ta phải viết như thế nào?
- Dấu “+” ta đặt ở đâu? Dấu gạch ngang nằm ở đâu?
- Gọi một HS tính kết quả: 42 + 36 = 78. GV vừa viết kết quả vừa nêu khi viết từng chữ số của tổng thẳng cột với các chữ số cùng một hàng của các số hạng. Sau đó GV cho HS làm bài vào vở toán lớp
- Gọi 3 HS lên bảng đặt phép tính và tính.
- GV nhận xét và giảng giải thêm.
Bài 3: Cho HS đọc thàm đề bài ở trong SGK. Gọi HS đọc to cả bài. GV hướng dẫn: +Bài toán cho biết gì? +Bài toán hỏi gì?
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài bạn. 
- 1 HS đọc: “Ba mươi lăm cộng hai mươi bốn bằng năm mươi chín”.
- 35 là số hạng, 24 là số hạng.
- Vài HS nêu lại tên gọi các số trong phép cộng.
- 1 HS nêu: Tính tổng tức là thực hiện phép tính cộng.
- HS đọc và nêu yêu cầu cách tính.
- 1 HS nêu miệng.
- Đại diện nhóm lên viết kết quả, nhóm khác nhận xét
- HS đọc đề bài, nêu yêu cầu.
- Viết theo cột dọc.
- Các cột hàng đơn vị, hàng chục phải thẳng với nhau.
- Dấu “+” ta đặt giữa hai số, sau đó kẻ vạch ngang.
- HS thực hiện phép tính. HS làm xong đổi  ... 
-Vì sao?
-Trước khi điền dấu ta phải làm gì?
-Có cách làm nào mới không?
-Yêu cầu HS làm bài trong vở bài tập, 1 HS lên bảng làm bài.
-Hỏi: Khi so sánh 9+2 và 2+9 có cần thực hiện phép tính không? Vì sao?
Bài 4:
-Yêu cầu HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 5:
-Vẽ hình lên bảng và gọi HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS quan sát hình vàkể tên các đoạn thẳg.
- Vậy có tất cả bao nhiêu đoạn thẳng?
- Ta phải khoanh vào chữ nào?
- Có được khoanh vào các chữ khác không, vì sao?
- HS trình bày nối tiếp theo dãy, mỗi HS nêu 1 phép tính sau đó ngồi xuống cho bạn ngồi sau nêu tiếp
-Tính
- Làm bảng con
- Tự làm bài tập
- Bạn làm đúng/sai (nếu sai cần yêu cầu HS sửa lại luôn).
- HS trả lời
-Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm thích hợp.
-Điền dấu <
- Vì 9 + 5 = 14; 9 + 6 = 15; mà 14 < 15 nên 9 + 5 < 9 + 6
- Phải thực hiện phép tính.
- Ta có: 9 = 9; 5< 6 vậy 9 + 5 < 9 + 6
Làm bài tập sau đó nhận xét bài của bạn trên bảng.
- Không cần, vì khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi.
- Làm bài tập vào vở.
- HS đọc đề bài.
- MO, MP, MN, OP, ON, PN.
- Có 6 đoạn thẳng.
- D. có 6 đoạn thẳng.
- Không, vì 3, 4, 5 đoạn thẳng không phải là câu trả lời đúng. 
HS thực hiện phần còn lại vào buổi chiều
HS thực hiện phần còn lại vào buổi chiều
HS thực hiện phần còn lại vào buổi chiều
4. Củng cố:.Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài Em vừa học song bài gì ?em đã được ôn các dạng toán nào ?
5. Dặn dò: Về nhà học bài. - Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 04	TOÁN
Tiết: 19	8 CỘNG VỚI MỘT SỐ
	8 +5
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 8 + 5, lập được bảng 8 cộng với một số.
- Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 4.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 20 que tính và bảng gài que tính. 
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu:
- Trước khi điền vào chỗ chấm ta phải làm gì?
HS 1: điền dấu (>, <, =) vào chỗ chấm: 9+59+6	2+99+2.
HS 2: Đặt tính và thực hiện phép tính
- Nêu rõ cách làm đối với phép tính:39+26.
39+26;	74+9;
- HS nhận xét bài làm của 2 bạn - GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ học toán bài: 8 cộng với một số.8+5
- GV ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 8 + 5
Yêu cầu hs đếm thầm và cho biết trên bảng có bao nhiêu qt ? - Gài 8 qt
- Cô gắn thêm bao nhiêu qt nữa ? - Gài 5 qt
Để biết có tất cả bao nhiêu qt em làm thế nào ?
- GV ghi 8 + 5 =?
- Trước tiên các em lấy mấy que tính?
- Lấy tiếp mấy que tính nữa?
- Vậy có tất cả bao nhiêu que tính?
- GV chốt: Qua 2 cách tính của 2 bạn ta thấy thực hiện theo cách nào nhanh hơn.
- GV vừa gài que tính lên bảng vừa HD
Chục
Đơn vị
+
8
5
1
3
 Nêu: 13 viết vào cột đơn vị chữ số nào? Viết vào cột chục chữ số nào?
- GV: Để thực hiện được phép cộng 8 + 5 ta thực hiện theo 2 bước.
Gọi 1 HS nêu lại cách cộng
GV viết phép tính hàng ngang.
8 + 5 = 13.	5 + 8 = .
- HD HS tự lập bảng cộng dạng 8 cộng với 1 số.
GV treo bảng phụ ghi bảng 8 cộng với 1 số và cho HS thảo luận nhóm để tìm ra kết quả.
- GV chia lớp ra làm 3 nhóm, mỗi nhóm làm 3 phép tính mời đại diện các nhóm đọc kết quả các phép tính trong tổ thảo luận. Đồng thời GV ghi kết quả vào bảng.
- Gọi 1 HS nhận xét kết quả của các tổ
- Các em có nhận xét gì về các phép cộng này?
- GV chốt: Trong các phép cộng này đều có số hạng đầu là 8. Bài hôm nay các em học là bảng cộng 8.
- Gọi 1 HS đọc lại bảng cộng 8.
- Cả lớp đồng thanh
- Xoá dần công thức trên bảng cho HS học thuộc lòng
Hoạt động 1: Thực hành
- Bài 1: Bài tập 1 yêu cầu gì?
- GV gọi 1 HS đọc kết quả của 3 cột đầu. GV ghi kết quả vào bảng. Gọi 1 HS đọc kết quả của 2 cột cuối
- Bài 2: HS làm bảng con
Gọi 1 HS đọc phép tính và kết quả bài 2.
- Gọi 1 HS nhận xét bài làm của bạn
- Gọi 1 HS nêu cách tính 8 + 9 =17.
Bài 3: Yêu cầu các em làm gì?
Gọi 1 HS lên bảng làm.
Hỏi: Có bạn nào ra kết quả khác không?
Bài 4: HS đọc đề bài.
Bài toán cho biết những gì?
Bài toán yêu cầu gì?
HS tóm tắt và làm bài vào vở.
- GV nhận xét.
- Có 8 qt
- Thêm 5 qt.
- Lấy 8 + 5
- HS lấy que tính để trên bàn.
- Lấy 8 que tính
- Lấy tiếp 5 que tính
- HS trả lời.
- HS có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau:
+HS có thể đếm từ 1 đến 13.
+Hoặc: có 8 que thêm 2 que là 10 que, 10 que với 3 que là 13 que tính.
- HS nêu, bạn nhận xét.
- HS nêu kết quả.
- Các phép cộng này đều có số hạng đầu là 8.
- 1 HS đọc
- Cả lớp đọc đồng thanh theo bàn, tổ dãy cả lớp.
- Tính nhẩm kếùt quả
8 + 3 = 11	8 + 4 = 12	8 + 6 = 14
3 + 8 = 11	4 + 8 = 12	6 + 8 = 14
8 + 7 = 15	8 + 9 = 17
7 + 8 = 15	9 + 8 = 17
- HS tự tính nhẩm các phép tính ở bài tập 1
- 1 HS nhận xét bài làm của 2 bạn
- HS tự viết các phép tính. Lưu ý viết cho thẳng cột
- Lớp làm vào bảng con. 1 bạn lên bảng làm.
Tính nhẩm
HS làm cột 1 vào vở.
1 HS nhận xét bài của bạn
Hà có 8 con tem. Mai có 7 con tem.
Cả hai bạn có bao nhiêu con tem ?
HS lấy vở làm bài
- Nhận xét bài trên bảng.
HS thực hiện vào buổi chiều
4. Củng cố:.Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài2 HS đọc thuộc lòng bảng cộng 8
5. Dặn dò: Về nhà học thuộc lòng bảng cộng 8.- Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 04	TOÁN
Tiết: 20	28 + 5
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết thực hiện phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 28 + 5.
- Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), Bài 3, Bài 4.
II. Đồ dùng dạy học:
Que tính. 
GV: Bảng phụ ghi BT 2
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS thực hiện các yêu cầu sau:
+HS 1-Đọc thuộc lòng bảng công thức 8 cộng với 1 số
+HS 2-Tính nhẩm: 8+3+5 ; 8+4+2 ; 8+5+1
- Nhận xét và cho điểm HS
3. Bài mới: . Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay chúng ta sẽ học bài: 28+5
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1: Phép cộng 28 + 5.
- Nêu bài toán: có 28 que tính, thêm 5 que nữa hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Để biết được có bao nhiêu que tính ta phải làm như thế nào?
- GV ghi phép tính: 28+5=? vào bảng
Bước 1: Tìm kết quả.
- GV yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả.
- GV sử dụng bảng gài và que tính để hướng dẫn HS tìm kết quả của 28+5:
- Các em đếm xem có tất cả là bao nhiêu bó?
- 3 bó que tính với 3 que tính rời là bao nhiêu que.
Vậy 28 + 5 = 33
Bước 2: Đặt tính và tính
- Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và nêu lại cách làm của mình.
c. Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành:
Bài 1 (cột 1, 2, 3): HS làm 5 phép tính hàng trên của bài 1 vào vở bài tập.
- Gọi 1 HS lên bảng làm và gọi HS nhận xét.
- Gọi HS nêu cách thực hiện 1 vài phép tính.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài.
Hướng dẫn: Muốn nối phép tính và kết quả đúng thì các em phải làm gì?
- Bây giờ cô cho các em chơi trò chơi thi nối nhanh và đúng giữa các tổ. Tổ nào nối xong trước và đúng thì tổ đó sẽ thắng.
- GV phát cho 3 tổ, mỗi tổ một tờ bìa có ghi nội dung bài 2, yêu cầu HS dùng bút dạ để nối kết quả và phép tính.
- GV nhận xét, tuyên dương tổ làm tốt.
Bài 3: HS đọc đề bài:
- Gọi 1 HS lên bảng viết tóm tắt.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên làm bài ở bảng phụ.
Gọi 1 HS nhận xét bài trên bảng của bạn.
GV nhận xét và cho điểm.
Bài 4: Gọi HS đọc đề bài.
- HS vẽ vào vở bài tập
Hãy nêu lại cách vẽ đoạn thẳng dài 5 cm
Thực hiện phép tính cộng 28+5
HS thao tác trên que tính và đưa ra kết quả 28+5=33 que tính (Các em có thể tìm theo nhiều cách khác nhau)
- Viết 28 rồi viết 5 xuống dưới sao cho 5 thẳng cột với 8 viết dấu cộng và kẻ vạch ngang.
- Cộng từ phải sang trái, 8 cộng 5 bằng 13 viết 3 nhớ 1. Hai thêm 1 là 3 viết 3 vào cột chục.
Vậy 28 + 5 = 33
- HS làm bài sau đó nối tiếp nhau nêu kết quả từng phép tính
- Mỗi số 51, 43, 47, 25 là kết quả của phép tính nào.
- Phải nhẩm phép tính rồi tìm kết quả nối.
- HS mỗi tổ làm xong thì đại diện mỗi nhóm lên dán bài tổ mình.
- Gọi HS nhận xét bài các tổ.
- 1 HS đọc đề bài.
Tóm tắt
Gà:	18 con
Vịt:	 5 con
Gà và vịt:	 ? con
Giải:
Số con gà và vịt có là:
18+5=23 (con)
Đáp số: 23 con.
Vẽ đoạn thẳng có độ dài 5 cm
HS vẽ, 2 em ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra bài lẫn nhau.
Dùng bút chấm một điểm trên giấy. Đặt vạch số 0 trùng với điểm vừa chấm. Tìm vạch chỉ 5 cm, chấm điểm thứ 2, nối 2 điểm ta có đoạn thẳng dài 5 cm.
HS thực hiện phần còn lại vào buổi chiều
4. Củng cố:.Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài Gọi HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 28+5
5. Dặn dò: Về nhà làm tiếp các phép tính ở bài 1. - Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 Toan 1-4.doc