Giáo án Toán, Tiếng Việt Lớp 1 - Năm 2022-2023 - Tuần 2

Giáo án Toán, Tiếng Việt Lớp 1 - Năm 2022-2023 - Tuần 2

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: : Giúp HS:

- Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gọi ra, sử dụng được 1 số từ khoá xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Bé và bà (bé và bà,vỗ tay, kể,bé,bế,ở ,.)

- Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa ơ, dấu nặng ( chợ, bơ,nơ,bọ,.)

- Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ của ơ,dấu nặng;nhận diện cấu tạo tiếng, đánh vần đồng thanh lớn các tiếng bơ, cọ

- Viết được các chữ ơ, dấu ghi thanh nặng,số 6, từ có âm chữ ơ, thanh nặng (bơ,cọ)

- Đánh vần, đọc trơn,hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được câu ứng dụng và hiểu nghĩa của câu ứng dụng mức độ đơn giản

- Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ ,dấu thanh được học có nội dung liên quan với nội dung bài học.

 

docx 21 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 208Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán, Tiếng Việt Lớp 1 - Năm 2022-2023 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 2
Khối 1
(Từ ngày 13/09 đến ngày 17/09 năm 2022)
 Thứ, Buổi
Tiết
dạy
Môn
Tiết học
Tên bài dạy
Hai ( Sáng) 13/09/2022
1
(CC)HĐTN
4
SHDC: Em thể hiện sự nghiêm trang khi chào cờ
2
Đạo đức
2
Bài 1: Mái ấm gia đình em (T.2)
3
Tiếng Việt
13
Ơ ơ dấu nặng (T.1)
4
Tiếng Việt
14
Ơ ơ dấu nặng (T.2)
Ba ( Sáng)
14/09/2022
1
GDTC
2
Toán
4
Khối hộp chữ nhật- Khối lập phương
3
Tiếng Việt
15
Ô,ô, dấu ngã (T.1)
4
Tiếng Việt
16
Ô,ô, dấu ngã (T.2)
 Tư ( Sáng)
15/09/2022
1
Mỹ thuật
2
Toán
5
Hình tròn- Hình tam giác- Hình vuông- Hình chữ nhật (T1)
3
Tiếng Việt
17
V,v (T.1)
4
Tiếng Việt
18
V,v (T.2)
 (Chiều)
3
TNXH 
3
Bài 2: Sinh hoạt trong gia đình (T.1)
4
Tiếng Việt
19
E,e, Ê,ê (T1)
5
Tiếng Việt
20
E,e, Ê,ê (T2)
Năm(Sáng)
16/09/2022
1
GDTC
2
HĐTN
SH theo chủ đề: Sở thích của em và của bạn
3
TV(TH)
21
Thực hành
4
TV(KC)
22
Kể chuyện: Cá bò
(Chiều)
3
Âm nhạc
5
4
TNXH
3
Bài 2: Sinh hoạt trong gia đình (T.1)
5
T(BD)
Luyện tập
Sáu
17/09/2022
1
TV(Ôn tập)
23
Ôn tập
2
TV(Ôn tập)
24
Ôn tập
3
Toán
6
Hình tròn- Hình tam giác- Hình vuông- Hình chữ nhật (T2)
4
SHL(HĐTN)
6
SHL: Tự giới thiệu sở thích của em
Duyệt BGH Tổ trưởng
MÔN: TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ 2: BÉ VÀ BÀ
Bài 1: Ơ, ơ .
Thời gian thực hiện: thứ.ngày .tháng.năm
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: : Giúp HS:
- Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gọi ra, sử dụng được 1 số từ khoá xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Bé và bà (bé và bà,vỗ tay, kể,bé,bế,ở ,...) 
- Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa ơ, dấu nặng ( chợ, bơ,nơ,bọ,..)
- Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ của ơ,dấu nặng;nhận diện cấu tạo tiếng, đánh vần đồng thanh lớn các tiếng bơ, cọ
- Viết được các chữ ơ, dấu ghi thanh nặng,số 6, từ có âm chữ ơ, thanh nặng (bơ,cọ)
- Đánh vần, đọc trơn,hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được câu ứng dụng và hiểu nghĩa của câu ứng dụng mức độ đơn giản
- Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ ,dấu thanh được học có nội dung liên quan với nội dung bài học.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SHS,VTV, SGV
Một số tranh minh họa, thẻ từ. Tranh chủ đề,
Thẻ chữ ơ ( in thường, in hoa, viết thường)
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ KHỞI ĐỘNG:
*YCCĐ:Ôn lại bài ôn tập tuần 1, tạo hứng thú để chuẩn bị bước vào bài học, biết trao đổi với các bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái có tên gọi chứa chữ ơ
*PP:thực hành, vấn đáp
*Cách thực hiện:
- Đọc, viết lại bài ôn
-Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì?
- Trong các tiếng vừa tìm được có âm gì giống nhau?
- GV giới thiệu bài: Ơ,ơ
- HS hát
- Đọc, viết theo yêu cầu
- Tranh vẽ: chợ, bơ,nơ,
-Có âm ơ
- HS quan sát GV viết tên bài
2/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
* YCCĐ:Nhận diện được chữ ơ(chữ in hoa,chữ in thường). Đọc và viết được chữ ơ, ͙bơ, cọ, cá cờ.
*PP: vấn đáp, thảo luận nhóm
* Cách thực hiện:
Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm chữ mới:
 Nhận diện âm chữ mới :
- Nhận diện âm ơ :
+Cho hs quan sát chữ ơ in thường,in hoa.
+GV đọc mẫu chữ ơ.
- Nhận diện dấu nặng:
+Các em nghe cô đọc: a – a , co – cọ, bo – bọ .Vậy bạn nào tìm ra được điểm khác nhau giữa 3 cặp từ cô vừa đọc?
+Bạn nào nêu được tiếng có thanh nặng ?
+ GV đọc mẫu dấu nặng
Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng: 
* Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm ơ
- Có âm ơ rồi, để được tiếng bơ ta thêm âm gì nào ?
- Phân tích tiếng bơ
- Bạn nào đánh vần giúp cô ?
* Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có thanh nặng
- Cho hs quan sát mô hình,đánh vần và phân tích tiếng cọ 
- Bạn nào đánh vần giúp cô ?
- Cho HS luyện đọc
b .Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa 
*Đánh vần và đọc trơn từ khóa bơ
- Các em quan sát mô hình từ khóa bơ và xem có âm gì mình vừa học ?
- Bạn nào đánh vần giúp cô ?
- Đọc trơn
* Thực hiện tương tự “cọ”
c.Tập viết
*Viết chữ ơ: GV cho HS phân tích cấu tạo chữ ơ.
- GV viết mẫu trên bảng.
- Gv nhận xét
*Viết chữ bơ, cọ:GV cho HS phân tích cấu tạo chữ bơ, cọ.
- GV viết mẫu trên bảng.
- GV nhận xét
* Tương tự đối với chữ “cọ”
* Viết số 6: Tương tự cách làm đối với viết chữ ơ
- Cho HS viết vào vở tập viết chữ ơ, bơ, cọ và số 6
- Gv nhận xét
- HS quan sát
- HS đọc cá nhân, nhóm 2
- Tiếng có thanh nặng và tiếng không có thanh nặng.
- HS quan sát dấu nặng và đọc
- HS đọc cá nhân, đọc nhóm đôi 
- Thêm âm b
- Tiếng bơ gồm có âm b và âm ơ, âm b đứng trước, âm ơ đứng sau và đánh vần bờ - ơ –bơ
- Tiếng cọ gồm âm c và âm o và thanh nặng, âm c đứng trước,âm o đứng sau, dấu nặng đặt dưới âm o.
Cờ – o – co - nặng - cọ
- HS đọc cá nhân
- Trong tiếng bơ có âm ơ mình vừa học
Bờ - ơ –bơ
bơ
-Chữ ơ cao 2 ô li, rộng 1,5 ô li, gồm nét cong kín và dấu móc.
- Viết chữ b trước,viết chữ ơ sau, chú ý nét nối giữa 2 con chữ.
- Số 6 cao 2 ô li, rộng 1 ô li. Số 6 gồm 2 nét là nét móc phải xuôi kết hợp với nét cong kín.
- HS quan sát, 
- HS viết vào bảng con.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn.
- Hs viết vào vở tập viết chữ ơ, bơ, cọ và số 6
- HS nhận xét bài viết của mình và của bạn.
-HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
TIẾT 2
3/ LUYỆN TẬP:
*YCCĐ:HS nhận biết được tiếng có âm chữ ơ, nói được câu có từ ngữ chứa tiếng vừa học.Đọc được và hiểu nghĩa của từ : bờ, bọ,cá cờ
* PP:Thảo luận nhóm, đàm thoại, trực quan
* Cách tiến hành:Luyện tập đánh vần đọc vần, đọc trơn
- Đánh vần đọc trơn các từ mổ rộng,hiểu nghĩa các từ mở rộng
+ Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì?
+Nêu thêm một số từ ngữ có tiếng chứa âm ơ
- Đọc và tìm hiểu nội dung câu ứng dụng :
-GV cho Hs quan sát câu ứng dụng và hỏi : 
+ Bà cho gì nào ?
+Trong tiếng bơ có âm nào vừa học ?
- GV luyện đọc :Bà có bơ.
-HS quan sát và tìm theo nhóm 2 : bờ, bọ,cá cờ,..(tùy năng lực mà các em nêu từ hoặc câu).
- HS trình bày từ, câu vừa tìm
- bơ
- ơ
- HS đọc cá nhân
4/ VẬN DỤNG:
* YCCĐ:Củng cố, khắc sâu bài học
* PP:Thảo luận, vấn đáp
* Cách thực hiện:
- Quan sát tranh và phát hiện được điều gì?
- Lá cờ biểu tượng cho nước nào ?
+ Củng cố, dặn dò
- Cho HS đọc lại bài vừa học
- Viết bài trong vở tập viết ( nếu chưa viết kịp)
- Chuẩn bị bài 2 : Ô,ô
- Vẽ lá cờ, cái nơ,lọ hoa (hoăc bình hoa )
- Nước Việt Nam
- Đọc theo yêu cầu
- Về thực hiện viết
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.
 Môn: Toán
BÀI 2: KHỐI HỘP CHỮ NHẬT. KHỐI LẬP PHƯƠNG 
Thời gian thực hiện: thứ.ngày .tháng.năm
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
-Nhận dạng, gọi tên khối hộp chữ nhật, khối lập phương thông qua việc sử dụng đồ dùng học tập hoặc vật thật có trong cuộc sống.
-Sử dụng bộ đồ dùng học tập môn Toán để nhận dạng hình khối hộp chữ nhật – khối lập phương thông qua việc ghép đôi mô hình với vật thật.
-Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Giáo viên: + Tranh ảnh minh hoạ
+ Mô hình mẫu có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật (3 khối)
- Học sinh: Sách, bút, 5 khối lập phương, 5 khối hộp chữ nhật, 2 hộp (sữa, bánh, kẹo,) có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ KHỞI ĐỘNG:
* YCCĐ:Tạo hứng thú và gợi nhớ lại nội dung của tiết học trước.
* PP: Trò chơi, trực quan ,vấn đáp
* Cách thực hiện:Trò chơi: “Trái – phải – trên – dưới”. 
 - HS sử dụng một khối hộp lập phương hoặc một khối hộp chữ nhật cầm trên tay của mình và làm theo yêu cầu của GV: 
+ Đưa khối hộp lên trên đầu.
+ Đưa khối hộp xuống dưới bụng.
+ Đưa khối hộp sang trái.
+ Đưa khối hộp sang phải.
- Khi GV nói thì hành động của GV ngược với lời nói, HS làm theo lời nói của GV, không làm theo hành động của GV. - GV nhận xét trò chơi, giới thiệu bài học. 
HS tham gia trò chơi.
- HS quan sát và làm theo GV nói, không làm theo GV làm.
- HS lắng nghe.
2/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
* YCCĐ:-Nhận dạng, gọi tên khối hộp chữ nhật, khối lập phương thông qua việc sử dụng đồ dùng học tập hoặc vật thật có trong cuộc sống.
*PP: thảo luận nhóm, vấn đáp
* Cách thực hiện:Nhận dạng khối hộp chữ nhật – khối lập phương:
- GV cho HS thảo luận nhóm 4, dùng các vỏ hộp đã sưu tầm:
+ HS xếp nhóm đồ vật theo dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
+ GV dùng các mô hình khối hộp chữ nhật đặt ở các vị trí khác nhau rồi giới thiệu: Đây là các khối hộp chữ nhật.
- Thực hiện tương tự với khối lập phương.
- GV đến từng nhóm quan sát và hỗ trợ khi cần thiết
- Hoạt động với SGK/ 14: GV yêu cầu HS chỉ vào các hình vẽ khối hộp chữ nhật, khối lập phương ở phần bài học theo nhóm đôi.
-GV gọi 3 đến 4 cặp đôi lên bảng chỉ và nói khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
-GV nhận xét.
-HS thảo luận nhóm 4.
+ HS giới thiệu với các bạn trong nhóm các đồ vật mà mình sưu tầm được, ví dụ:
. Hộp sữa của mình có dạng khối hộp chữ nhật.
. Đồ chơi rubik của mình có dạng khối lập phương
- Thảo luận nhóm 2
3 – 4 cặp đôi thực hành và trình bày
- HS nhận xét.
3/ LUYỆN TẬP: Sử dụng bộ đồ dùng học tập môn Toán để nhận dạng hình khối hộp chữ nhật – khối lập phương thông qua việc ghép đôi mô hình với vật thật.
* YCCĐ:
* PP: Thảo luận nhóm, vấn đáp
* Cách thực hiện:
 + Cho HS thảo luận nhóm đôi:
- GV hướng dẫn HS dùng 5 khối lập phương, 5 khối hộp chữ nhật (như SGK/15) rồi chơi.
- GV: Đồ vật nào trong tranh có dạng khối lập phương?
 Đồ vật nào trong tranh có dạng khối hộp chữ nhật?
- Tương tự như vậy, GV cho các cặp đôi lần lượt chơi trong nhóm: 1 em hỏi – 1 em trả lời và đặt hình tương ứng.
- GV nhận xét.
HS làm việc theo nhóm.
- HS: trả lời đồng thời thao tác đặt các mô hình lập phương, khối hộp chữ nhật vào đồ vật có hình dạng tương ứng trong tranh.
HS tham gia chơi.
4/ Vận dụng
- GV: Các em vừa được học dạng hình nào?
- GV: Em hãy kể thêm một số đồ vật quanh em có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
- Các em về nhà kể cho người thân các đồ vật có hình dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
- Chuẩn bị bài: Hình tròn – Hình tam giác – Hình vuông – Hình chữ nhật.
- HS: Khối lập phương, khối hộp chữ nhật.- HS nhận xét.
-Nêu
IV. Điều chỉnh sau bài  ...  bài viết của mình, của bạn.
- HS quan sát
- Viết chữ b trước,viết chữ e sau và dấu sắc đặt trên đầu chữ e ,chú ý nét nối giữa 2 con chữ.
- Số 9 cao 2 ô li, rộng 1 ô li. Số 9 gồm 2 nét là nét cong kín và nét móc ngược trái.
- HS viết vở.
- HS nhận xét.
TIẾT 2
3/ LUYỆN TẬP:
* YCCĐ:Nhận biết được tiếng có âm chữ e,ê, nói câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ e,ê.
* PP:vấn đáp, thảo luận nhóm
* Cách tiến hành:
Đánh vần đọc trơn các từ mở rộng,hiểu nghĩa các từ mở rộng
- Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì?
- Nêu một số từ ngữ có tiếng chứa âm ô
Đọc và tìm hiểu nội dung câu ứng dụng :
- GV cho Hs quan sát câu ứng dụng và hỏi 
+ Bà làm gì ? 
+Trong tiếng bé có âm nào vừa học ? Ngoài tiếng bé còn có tiếng gì chứa âm vừa học ?
- GV luyện đọc :Bà bế bé.
- Vẽ, bê, vé ..(tùy năng lực mà các em nêu từ hoặc câu).
- HS quan sát
- Bà bế bé
- Âm e,.Tiếng bế có âm ê
- HS đọc nhóm 2
4/ VẬN DỤNG:
* YCCĐ:Củng cố, khắc sâu bài học
*PP:vấn đáp
* Cách thực hiện:
- Quan sát tranh và phát hiện được điều gì?
- Chú hề thường xuất hiện ở đâu nào ?
* Củng cố, dặn dò
Cho HS đọc lại bài vừa học
Viết bài trong vở tập viết ( nếu chưa viết kịp)
Chuẩn bị bài 5 : Thực hành
Xe, chú hề, quả me.
Rạp xiếc,
- Đọc theo yêu cầu
- Về thực hiện viết
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
 MÔN TIẾNG VIỆT
BÀI THỰC HÀNH 
Thời gian thực hiện: thứ.ngày .tháng.năm
YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Giúp HS:
- Kể đúng, đọc đúng các âm chữ, dấu ghi thanh: ơ, ͙ ô, ~, v, e, ê.
- Nhận diện đúng âm chữ được học trong tiếng, từ.
- Đánh vần tiếng có âm chữ và dấu ghi thanh được học và đọc câu ứng dụng.
- Hiểu được nghĩa của câu đã học ở mức độ đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - VBT, SHS, SGV; - Một số thẻ từ, câu.
Bảng phụ ghi các từ ngữ, câu cần thực hành.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ KHỞI ĐỘNG:
* YCCĐ:Tạo tâm thế hào hứng khi học tập. Ôn lại các kiến thức đã học.
* PP:Trò chơi
* Cách tiến hành:
- HS tham gia trò chơi: Tôi bảo, tôi bảo
- Các em sẽ đọc, nói câu chứa tiếng có âm chữ, dấu thanh đã học
- HS lên điều khiển trò chơi
2/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
* YCCĐ:Đánh vần tiếng có âm chữ được học và đọc câu ứng dụng. Hiểu được nghĩa câu đơn giản.
*PP:Trực quan, vấn đáp.
*Cách thực hiện:Luyện tập đánh vần, đọc trơn, tìm hiểu nội dung bài đọc.
Luyện tập đánh vần, đọc trơn từ ngữ
- Các em lắng nghe cô đọc và tìm các tiếng có âm chữ mới học có trong câu: Bố vẽ bò. Bé vẽ cò,cá cờ.
 Luyện tập đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc
- GV đọc mẫu
- Cho HS thực hiện bài tập nối vế câu.
- GV nhận xét
- HS lắng nghe.
- ơ,ô,e,ê,v
- HS đọc.
- HS lắng nghe, quan sát.
- Bố vẽ bò. Bé vẽ cò, cá cờ.
- Bố vẽ con gì? Bé vẽ con gì?
- HS làm bài- HS nhận xét.
3/ LUYỆN TẬP:
* YCCĐ:Thực hành các âm chữ mới
*PP:thực hành.
* Cách thực hiện:Luyện tập thực hành các âm chữ mới 
- GV hướng dẫn HS quan sát các kí hiệu dùng trong vở bài tập để các em thực hiện các bài tập: nối sơ đồ, nối chữ, chọn từ đúng, điền phụ âm đầu
- GV nhận xét
- HS làm bài tập.
- HS nhận xét, đánh giá bài làm của mình và của bạn.
4/ VẬN DỤNG: 
- Hôm nay các em đã thực hành các bài tập ôn lại chủ đề 2: Bé và bà. Bây giờ các em hãy nhớ và đọc lại các âm chữ , dấu thanh mình đã học cho cô và các bạn cùng nghe.
- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập và kể chuyện
ơ, ͙ ô, ~, v, e, ê.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.  
MÔN: TIẾNG VIỆT
KỂ CHUYỆN (1 tiết )
Thời gian thực hiện: thứ.ngày .tháng.năm
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện Bé và bà và tranh minh họa.
- Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa và câu gợi ý dưới tranh.
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài học và liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.
- Sử dụng âm lượng khi kể,ánh mắt, giọng nói phù hợp.
- Bày tỏ cảm xúc của bản thân với các nhân vật trong câu chuyện.
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SHS, SGV
- Tranh minh họa
- Các vật dựng sắm vai.
- Nội dung câu chuyện “ Bé và bà”
- Clip bài hát: “ Cháu yêu bà ’’.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ KHỞI ĐỘNG:
*YCCĐ:Tạo tâm thế thoải mái và ôn lại kiến thức đã học
*PP: Hỏi – Đáp
* Cách thực hiện:
- Cả lớp hát bài: Cháu yêu bà
- Đặt câu hỏi gợi lại bài cũ :
+ Ở tiết kể chuyện trước các em đã được nghe câu chuyện gì ?
+ Trong câu chuyện gồm những nhân vật nào ?
+ Em thích nhân vật nào ? Vì sao ?
- Nhận xét
- Học sinh hát và lắc lư theo nhạc
- HS trả lời
- HS quan sát và lắng nghe
2/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
* YCCĐ:- Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện, tên chủ đề và tranh minh họa.
- Nhận diện các yếu tố chỉ trật tự diễn biến của câu chuyện.
* PP:trực quan, thảo luận nhóm
* Cách tiến hành:Luyện tập nghe và nói:
- Treo tranh
- Hướng dẫn hs quan sát theo thứ tự
- HS thảo luận nhóm 4
- Phán đoán nội dung câu chuyện qua các câu hỏi gợi ý :
+ Câu chuyện gồm những nhận vật nào ?
+ Nhân vật nào xuất hiện nhiều nhất ?
+ Có những chuyện gì xảy ra với từng nhân vật ?
- Gọi đại diện lên trình bày
- Gv nhận xét chung, chốt và giới thiệu tên truyện.
- Cho Hs đánh vần và đọc trơn tên truyện.
- Thảo luận nhóm
- Lắng nghe, quan sát
- Theo dõi , thực hiện theo yêu cầu
- Nhận xét nhau, lắng nghe nhận xét từ Gv.
3/ LUYỆN TẬP:
*YCCĐ:- Học sinh nghe và biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh và gợi ý.
*PP: trực quan,thảo luận nhóm, vấn đáp
*Cách thực hiện: + GV kể 2 lần
+ Kể mẫu lần 1 toàn câu chuyện.
+ Kể mẫu lần 2 theo từng đoạn kết hợp tranh minh họa.
+ Hướng dẫn Hs phân tích từng tranh qua các câu hỏi :
• Tranh 1 : Bà thường làm gì cho Na ?
• Tranh 2 : Ba mẹ đã làm gì khi bà bị bệnh ?
• Tranh 3 : Thái độ của Na như thế nào khi bà khỏe lại ?
• Tranh 4:Khi bà khỏi bệnh cả nhà có thái độ như thế nào?
 → Chia HS theo nhóm 4 : Tập kể chuyện theo từng đoạn kết hợp tranh minh họa
- Quan sát, hỗ trợ các nhóm nếu gặp phải khó khăn.
- Mời đại diện một số nhóm lên kể lại câu chuyện trước lớp.
- Gv nhận xét chung.
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện theo các gợi ý sau ;
+ Câu chuyện khuyên em điều gì ?
+ Em thích nhân vật nào ? Vì sao ?
+ Nếu em là Na,em sẽ hành động như thế nào khi bà bị bệnh?
- Mời đại diện trình bày ý kiến thảo luận.
- Gv nhận xét chung. 
- Tập kể chuyện theo nhóm 4
- Kể lại câu chuyện trước lớp
- Nhận xét nhau, lắng nghe nhận xét từ Gv
- Trao đổi nhóm 2 theo các gợi ý.
- Trình bày ý kiến trước lớp.
- Nhận xét nhau, lắng nghe nhận xét từ Gv
4/ VẬN DỤNG:
*YCCĐ:- Trả lời câu hỏi về nội dung bài học và liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ
*PP:vấn đáp
*Cách thực hiện:
+ Chia tổ
- Tổ chức hoạt động hóa trang thành các nhân vật.
- Yêu cầu phân vai và kể lại câu chuyện theo hình thức thi đua theo tổ.
- Nhận xét, đánh giá.
→ Chốt : Các em nên biết quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình
Dặn dò : Kể lại câu chuyện cho bố mẹ nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu
- Lắng nghe
- Lắng nghe, áp dụng cuộc sống.
- Lắng nghe ,thực hành
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.
MÔN: TIẾNG VIỆT 
BÀI 5: ÔN TẬP ( 2 tiết)
Thời gian thực hiện: thứ.ngày .tháng.năm
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Củng cố được các âm chữ, dấu ghi thanh: ơ, . , ô, ~, v, e, ê.
- Sử dụng được các âm chữ và dấu ghi thanh được học trong tuần để tạo tiếng mới.
- Đánh vần và đọc đúng câu ứng dụng.
- Viết được cụm từ ứng dụng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SHS, SGV, VTV
Thẻ các âm chữ đã học trong tuần.
Một số tranh ảnh, mô hình minh họa.
Chuẩn bị một số từ đính trên quả.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ KHỞI ĐỘNG:
* YCCĐ:Tạo tâm thế cho hoạt động tiếp theo. Ôn lại kiến thức đã học.
*PP:trò chơi
* Cách thực hiện:
HS chơi: Hái quả
Luật chơi: HS lên hái quả và đọc từ ngữ có trong quả.
- Nếu đọc đúng thì sẽ đem về cho tổ mình 1 bông hoa điểm thưởng.
- HS chơi trò chơi
- Hs nhận xét
2/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
* YCCĐ: Ôn tập lại âm chữ đã học.
*PP:Vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.
*Cách thực hiện:Ôn tập các âm chữ được học trong tuần sách trang 28
- Giới thiệu bài học hôm nay: Ôn tập và kể chuyện.
- Nhìn vào tranh, cô mời HS đọc các âm chữ, dấu thanh được trình bày trong sách.
- Cho HS tìm một số từ ngữ có tiếng chứa âm chữ, dấu thanh vừa học và đặt câu với những tiếng đó. 
- Cho HS nói câu có từ ngữ có tiếng chứa âm chữ vừa được học trong tuần.
- Cho HS quan sát bảng ghép các âm chữ , bảng ghép âm chữ với dấu thanh và đánh vần các chữ được ghép. 
- Sau đó các em sẽ đọc cho bạn kế bên nghe.
- HS mở sách,
- HS quan sát và đọc: ơ, . , ô, ~, v, e, ê.
- Vò, vỏ,vồ, vở vẽ, có vé, vỗ về, bé vẽ cá,
- HS nêu
- HS đọc
- HS đọc cho bạn kế bên nghe
3/ LUYỆN TẬP:
* YCCĐ:Đánh vần và đọc đúng câu ứng dụng.
*PP:Vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm.
*Cách thực hiện:
- GV đọc mẫu: Bố và bé vẽ cà.(Nhắc HS chữ B được in hoa)
- GV cho HS đọc trơn và hỏi:
+ Những ai vẽ cò ?
+ Bố và bé vẽ gì?
- GV nhận xét
- Bó cỏ
- Bà.
- HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- HS nêu
- bố và bé
- vẽ cò
- HS nhận xét câu trả lời của bạn.
TIẾT 2
4/ VẬN DỤNG:
* YCCĐ:HS viết được cụm từ ứng dụng.
* PP: Trực quan, thực hành.
* Cách thực hiện:Tập viết và chính tả. 
- GV đưa bảng phụ viết sẵn từ: bé và bà
- HS nhận diện từ bé và bà
- GV cho HS phân tích bé và bà : những con chữ nào cao 2 ô li và con chữ b cao mấy ô li.
- GV viết trên bảng.
4.2.Viết số 0
- GV cho HS quan sát số 0 trên bảng phụ.
- Số 0 cao mấy ô li?
- GV hướng dẫn cách viết: Số 0 gồm 1 nét cong kín
- GV viết mẫu.
- Gv nhận xét
- Em hãy đọc bài thơ hoặc hát bài hát nói về chủ đề: Bé và bà
Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại các từ chứa âm chữ và dấu thanh đã học.
- Chuẩn bị bài: kể chuyện: Bé và bà
- HS quan sát
- Con chữ e,a,v cao 2 ô li, con chữ b cao 5 ô li.
- HS quan sát
- HS viết vào vở
- HS nhận xét bài viết của mình và của bạn.
- Số 0 cao 2 ô li
- HS quan sát
- HS viết vào vở
- HS nhận xét bài viết của mình và của bạn.
- HS nêu
- HS đọc
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_tieng_viet_lop_1_nam_2022_2023_tuan_2.docx