. Mục tiêu:
- HS nhận biết dấu hỏi, dấu nặng; biết ghép được các tiếng bẻ, bẹ.
- Biết được các dấu hỏi, nặng ở tiếng chỉ đồ vật.
- Phát triển lời nói theo nội dung; Hoạt động bẻ của bà, bạn gái và bác nông dân.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ các tiếng: giỏ, khỉ, thỏ, hổ, mỏ, quạ
- Bộ thực hành TV1.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS viết vào bảng con tiếng bé(cả lớp)
- Một vài HS đọc.- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: Tiết 1
TUẦN 2 Thứ hai Ngày soạn: 21/8/2009 Ngày giảng: Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2009 Tiết 1+2 Tiếng Việt: BÀI 4: DẤU HỎI, DẤU NẶNG I. Mục tiêu: - HS nhận biết dấu hỏi, dấu nặng; biết ghép được các tiếng bẻ, bẹ. - Biết được các dấu hỏi, nặng ở tiếng chỉ đồ vật. - Phát triển lời nói theo nội dung; Hoạt động bẻ của bà, bạn gái và bác nông dân. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ các tiếng: giỏ, khỉ, thỏ, hổ, mỏ, quạ - Bộ thực hành TV1. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - HS viết vào bảng con tiếng bé(cả lớp) - Một vài HS đọc.- GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: Tiết 1 1. Giới thiệu bài: HS thảo luận(nhóm đôi) và trả lời câu hỏi: Tranh này vẽ ai? vẽ cái gì? HS trình bày trước lớp. GV: các tiếng “khỉ, thỏ, mỏ, hổ” đều có thanh hỏi, tên của dấu này là “dấu hỏi”. GV viết dấu hỏi lên bảng. GV đọc HS đọc theo. Tranh thứ hai tiến hành tương tự 2. Dạy dấu thanh. a. Nhận diện dấu: - Dấu hỏi: HS lấy dấu hỏi trong bộ thực hành TV1. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. Tìm đồ vật trong lớp có hình dấu hỏi. - Dấu nặng: HS lấy dấu nặng trong bộ thực hành TV1. HS đọc cá nhân, đồng thanh.Tìm đồ vật trong lớp có hình dấu nặng. b. Ghép chữ và phát âm. - HS ghép tiếng be, thêm dấu hỏi trên “e” được tiếng “bẻ”. - GV hỏi vị trí của dấu hỏi trong tiếng bẻ (dấu hỏi trên e). - GV phát âm mẫu tiếng bẻ. HS quan sát. - HS phát âm: cá nhân, đồng thanh. - HS thay dấu hỏi bằng dấu nặng để được tiếng “bẹ”. - GV hỏi vị trí của dấu nặng trong tiếng “bẹ” (dấu nặng dưới e). - GV phát âm mẫu tiếng “bẹ”. HS quan sát. - HS phát âm: cá nhân, đồng thanh. * Lưu ý: dấu nặng là dấu duy nhất được đặt dưới con chữ. c. Hướng dẫn viết - GV hướng dẫn HS viết lần lượt vào bảng con dấu hỏi, nặng và tiếng bẻ, bẹ. - HS viết lần lượt vào bảng con. GV quan sát, nhận xét bài viết của HS. Tiết 2. 3. Luyện tập. a. Luyện đọc: (đọc trên bảng lớp) - HS tự luyện đọc: cá nhân, bàn, lớp. HS tự nhận xét lẫn nhau. b. Luyện viết: - GV giới thiệu nội dung bài viết, cỡ chữ. Nhắc các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở. - Hướng dẫn viết từ trái sang phải, khoảng cách giữa các con chữ. - HS thực hiện. - GV chấm một số bài của HS, nhận xét. c .Luyện nói: - GV đính tranh lên bảng, nêu câu hỏi. HS trả lời Câu hỏi gợi ý: quan sát tranh các em thấy những gì? Các bức tranh này có gì giống nhau? Em thích bức tranh nào nhất? vì sao?. - Từng cặp HS lên hỏi- trả lời. GV nhận xét. - GV hỏi: Em thường chia quà cho mọi người không? Nhà em có trồng C. Củng cố -dặn dò: - HS đọc lại tên bài. - Luyện đọc, viết lại dấu / và tiếng bé. ---------------------------- Tiết 3 Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác. - Biết tô màu vào các hình (hình giống nhau tô màu giống nhau). II. Đồ dùng dạy - học: - Một số hình vuông, hình tròn, hình tam giác bằng bìa. - Một số đồ vật có mặt là hình vuông, hình tròn, hình tam giác. - Một số que diêm hoặc que tính. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn và tô màu hình đó. - GV nhận xét. B. Bài mới: GV hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Tô màu vào hình ở bài tập - GV hướng dẫn HS dùng bút màu khác nhau để tô các hình(các hình giống nhau tô cùng màu). - HS thực hiện. Bài 2: Thực hành ghép hình. - GV hướng dẫn dùng hình vuông và hai hình tam giác để ghép hình. - GV ghép mẫu HS quan sát- HS thực hiện. - GV khuyến khích các em ghép hình sáng tạo. * HS dùng que tính (que diêm) để ghép hình tam giác, hình vuông. - HS thi tìm các đồ vật có dạng các hình đã học. - GV tuyên dương những em học tốt. C. Củng cố - dặn dò: - Tập xếp hình bằng que tính. - Tập viết, đọc các số: 1,2,3. ------------------------- Tiết 4 Đạo đức: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (Tiết 2) I. Mục tiêu: HS biết - Trẻ em có quyền có họ, tên, có quyền được đi học. - Yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp. II. Đồ dùng dạy - học: - Vở bài tập đạo đức. III. Các hoạt dạy- học: A. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng tự giới thiệu về mình. B. Bài mới: a. Hoạt động 1: Quan sát tranh và kể lại chuyện theo tranh. - HS quan sát tranh chuẩn bị kể lại câu chuyện. - HS kể chuyện trong nhóm - HS kể chuyện trước lớp. - GV vừa kể vừa chỉ vào tranh toàn bộ câu chuyện. b. Hoạt động 2: GV cho HS tập hát múa các bài hát về trường em. - HS tự hát một số bài hát về trường em(đã hát ở mẫu giáo) * GV chốt lại nội dung: - Trẻ em có quyền có họ tên. - Chúng ta thật vui và tự hào vì đã là HS lớp Một. - Chúng ta sẽ cố gắng học giỏi, ngoan để xứng đáng là HS lớp một. C. Củng cố - dặn dò: - HS đọc lại đề bài. - Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. ------------------------------- THỨ BA Ngày soạn: 22/8/2009 Ngày giảng: Thứ ba ngày 25 tháng 8 năm 2009 Tiết 1+2 Tiếng Việt: BÀI 5: DẤU HUYỀN (\), DẤU NGÃ (~) I. Mục tiêu: - HS nhận biết dấu huyền, dấu ngã; biết ghép được các tiếng bè, bẽ. - Biết được các dấu huyền, ngã ở các tiếng chỉ đồ vật. - Phát triển lời nói theo nội dung: Nói về bè và tác dụng của nó. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ các tiếng: gà, cò, dừa, gỗ, bé vẽ, võng, - Bộ thực hành TV1. III. Các hoạt động dạy - học: A. kiểm tra bài cũ: - HS viết vào bảng con tiếng bẻ, bẹ. (cả lớp) - Một vài HS đọc. GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: Tiết 1 1. Giới thiệu bài: HS thảo luận(nhóm đôi) và trả lời câu hỏi: Tranh này vẽ ai? vẽ cái gì? HS trình bày trước lớp. GV: các tiếng “mèo, dừa, cò, lên bảng. HS đọc theo GV “dấu huyền”. Tranh thứ hai tiến hành tương tự. 2. Dạy dấu thanh. a. Nhận diện dấu: - Dấu huyền: HS lấy dấu huyền trong bộ thực hành TV1. - HS đọc cá nhân, đồng thanh.Tìm đồ vật trong lớp có hình dấu huyền. - Dấu nặng: HS lấy dấu ngã trong bộ thực hành TV1. HS đọc cá nhân, đồng thanh. Tìm đồ vật trong lớp có hình dấu ngã(nếu có). b. Ghép chữ và phát âm. - HS ghép tiếng be, thêm dấu huyền trên e được tiếng “bè”. - GV hỏi vị trí của dấu huyền trong tiếng bè(dấu huyền trên e). - GV phát âm mẫu tiếng “bè”. HS quan sát. - HS phát âm: cá nhân, đồng thanh. - HS thay dấu huyền bằng dấu ngã để được tiếng “bẽ”. - GV hỏi vị trí của dấu ngã trong tiếng “bẽ”(dấu ngã trên e). - GV phát âm mẫu tiếng “bẽ”. HS quan sát. - HS phát âm: cá nhân, đồng thanh. c. Hướng dẫn viết. - GV hướng dẫn HS viết lần lượt vào bảng con dấu huyền, ngã và tiếng bè, bẽ. - HS viết lần lượt vào bảng con. GV quan sát, nhận xét bài viết của HS. Tiết 2. 3. Luyện tập. a. Luyện đọc: (đọc trên bảng lớp) - HS tự luyện đọc: cá nhân, bàn, lớp. HS tự nhận xét lẫn nhau. b. Luyện viết - GV giới thiệu nội dung bài viết, cỡ chữ. Nhắc các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở. - Hướng dẫn viết từ trái sang phải, khoảng cách giữa các con chữ. - HS thực hiện. - GV chấm một số bài của HS, nhận xét. c . Luyện nói: - GV đính tranh lên bảng, nêu câu hỏi - HS trả lời ? Tranh vẽ gì? bè đi trên cạn hay dưới nước? bè dùng để làm gì? C. Củng cố - dặn dò: - HS nêu tên dấu thanh chúng ta vừa học. - Luyện đọc, viết bài vừa học. ------------------------- Tiết 3 Toán: CÁC SỐ 1, 2, 3 I. Mục tiêu: Giúp HS - Có khái niệm ban đầu về các số 1,2,3. - Biết đọc, viết các số 1,2,3. - Biết đếm từ 1 đến 3 và ngược lại. - Nhận biết số lượng các nhóm có 1,2,3 đồ vật. II. Đồ dùng dạy - học: + GV: vật thật có số phần tử tương ứng là 1 hoặc 2 hoặc 3(bông hoa, que tính, lá cây) + HS: - Bộ thực hành Toán 1 - 3 bông hoa, 3 lá cây, 3 que tính III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B. Dạy bài mới: * Giới thiệu số 1: - GV đính một bông hoa lên bảng và hỏi: trên bảng có mấy bông hoa? - HS: có một bông hoa. - HS làm theo yêu cầu của GV: đặt 1 que tính, lá, bông hoa lên bàn. - HS thực hiện. - GV: các nhóm đồ vật trên đều có số lượng là mấy? Để ghi lại số lượng của từng nhóm đồ vật trên ta dùng chữ số một(GV đính số 1 ở nhóm đồ vật). GV giới thiệu chữ số 1 in, chữ số 1 viết. HS đọc: “số một”cá nhân, đồng thanh. GV hướng dẫn HS viết số 1 vào bảng con. * Giới thiệu số 2, 3: GV tiến hành tương tự trên. * Đếm số: HS quan sát hình ở SGK(các hình hộp), GV chỉ vào từng hình và cho HS đếm rồi đọc các số một, hai, ba rồi đọc ngược(đồng thanh, cá nhân). * Thực hành: Bài 1: GV theo dõi, hướng dẫn HS viết đúng, đẹp. HS viết số vào SGK bằng bút chì. Bài 2: Hướng dẫn cách làm cho HS. HS quan sát tranh và viết số thích hợp vào ô trống. Bài 3: Hướng dẫn cách làmcho HS. HS làm bài. C. Củng cố - dặn dò: - GV chỉ vào các số. HS đọc: 1, 2, 3- 3, 2, 1. - Làm bài tập ở vở BT Toán 1. -------------------------------- Tiết 4 Thể dục: TRÒ CHƠI - ĐỘI HÌNH - ĐỘI NGŨ I. Mục tiêu: - Ôn trò chơi “diệt các con vật có hại”. Yêu cầu HS biết thêm một số con vật có hại, có lợi. - Biết tham gia vào trò chơi một cách chủ động. - Làm quen với tập hợp hàng dọc, hàng ngang. II. Địa điểm và phương tiện: Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập. III. Nội dung và phương pháp: A. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung yêu cầu học tập. - Khởi động: vỗ tay, hát, giậm chân tại chỗ 1 đến 2 lần. B. Phần cơ bản: - Tập hợp hàng dọc, dóng hàng. - Khẩu lệnh: “dóng hàng dọc”, “giải tán”, “tập hợp”. - GV hô khâu lệnh cho tổ 1 ra, giải thích động tác, HS tập để làm mẫu. - GV gọi tổ 2 đến bên cạnh tổ 1. - GV gọi tổ 2 đến bên cạnh tổ 3. GV nhận xét tuyên dương. * Trò chơi: Diệt các con vật có hại - GV tổ chức cho HS chơi theo đội hình hàng ngang. - GV hướng dẫn cách chơi, cho HS chơi thử. HS chơi chính thức. C. Củng cố - dặn dò: - Giậm chân tại chỗ 1 đến 2 lần. - Hệ thống lại bài học. - Nhận xét giờ học. -------------------------------------------------- THỨ TƯ Ngày soạn: 23/8/2009 Ngày giảng: Thứ tư ngày 26 tháng 8 năm 2009 Tiết 1+2 Tiếng Việt: BÀI 6: BE, BÈ BÉ BẺ, BẼ, BẸ I. Mục tiêu: - HS nhận biết các âm và chữ e,b và các dấu thanh: ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. - Biết ghép e với b và be với các dấu thanh thành tiếng có nghĩa. - Phát triển lời nói tự nhiên: Phân biệt các sự vật, sự việc, người qua sự vật thể hiện khác nhau về dấu. II. Đồ dùng dạy -h ... e. - Tranh minh hoạ các câu ứng dụng: be vẽ bê; phần luyện nói: bế bé. III. Các hoạt động dạy- học: A. Kiểm tra bài cũ: - 2- 3 HS đọc từ ứng dụng. - Viết be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ (mỗi tổ viết hai tiếng). B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV: tranh vẽ con gì? HS: con bê. - Trong tiếng bê chữ nào đã học - HS phát hiện. - Các em cùng cô tìm hiểu các âm mới còn lại. GV ghi bảng 2. Dạy chữ ghi âm: * ê a. Nhận diện chữ: - GV viết chữ “e” bên cạnh chữ “ê”, cho các em so sánh ê và e giống và khác nhau ở điểm nào? - HS thảo luận: + giống nhau: nét thắt; + khác nhau dấu mũ trên e b. Phát âm và đánh vần tiếng: - Phát âm: GV phát âm mẫu - HS nhìn bảng phát âm(nối tiếp theo dãy). - Đánh vần: HS ghép bảng chữ và trả lời vị trí của hai con chữ trong tiếng bê.- HS: b đứng trước ê đứng sau. - GV hướng dẫn đánh vần, đọc trơn tiếng bê.- HS thực hiện cá nhân, tổ lớp *.Từ khoá “bê”: GV giới thiệu tranh con bê và viết từ lên bảng - HS đọc cá nhân, tổ, lớp. - HS đánh vần, đọc trơn: ê, bê, bê cá nhân, tổ, lớp. * v (qui trình tượng tự) c. Hướng dẫn viết: - GV viết lên bảng lần lượt: ê, bê, v, ve. (vừa viết vừa hướng dẫn qui trình viết , lưu ý nét nối liền giữa b và ê, v và e). - HS tập viết trên bảng con. - GV quan sát, giúp đỡ HS viết. d. Đọc tiếng ứng dụng: GV viết các từ ứng dụng lên bảng - HS đọc cá nhân, tổ, lớp( nếu HS yếu thì cho các em đánh vần). Tiết 2 3. Luyện tập: a. Luyện đọc: - GV hướng dẫn HS luyện đọc lại nội dung tiết 1. HS đọc bài ở SGK. - Đọc câu ứng dụng: - GV hướng dẫn thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu ứng dụng. - HS đọc câu ứng dụng cá nhân, tổ, lớp. - GV đọc mẫu câu ứng dụng. HS đọc cá nhân ( 3 -5 em). b. Luyện viết: - GV hướng dẫn tập viết. HS tập viết ê, bê, v, ve trong vở tập viết. GV chấm một số bài. c. Luyện nói: - GV nêu câu hỏi hướng dẫn SH luyện nói. - Câu hỏi gợi ý: + Ai đang bế em bé? + Được bế em bé vui hay buồn? Vì sao? + Yêu em bé thì em làm gì? - HS thảo luận theo nhóm đôi, trình bày trước lớp. C. Củng cố - Dặn dò: - GV chỉ bảng - HS theo dõi và đọc. - Trò chơi tìm tiếng nhanh nhất. - Dặn HS học bài ở nhà. ---------------------------- Tiết 3 Tập viết : TÔ CÁC NÉT CƠ BẢN I. Mục tiêu: - HS viết được các nét cơ bản. - Có ý thức giữ vở sạch. II. Đồ dùng dạy - học: Vở tập viết, bút chì, III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: HS viết vào bảng con một số nét cơ bản - HS đọc lại tên các nét đó. B. Dạy bài mới: 1. Hướng dẫn viết: GV kẻ khung trên bảng, viết mẫu lần lượt các nét cơ bản(vừa viết vừa giải thích).- HS tập viết vào bảng con. GV theo dõi giúp đỡ HS. 2. Tập viết: - HS viết bài vào vở tập viết. - GV nhắc nhở các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, 3. Chấm bài: GV thu vở và chấm một số bài viết của HS, nhận xét. C. Củng cố - Dặn dò: - HS đọc tên các nét cơ bản. - Tập viết các nét cơ bản vào vở ô li. - Nhận xét tiết học. ................................................................ THỨ SÁU Ngày soạn:25 /8/2009 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 28 tháng 8 năm 2009 Tiết 1 Toán: CÁC SỐ 1, 2, 3, 4, 5 I. Mục tiêu: Giúp HS - Có khái niện ban đầu về số 4, 5. - Biết đọc, viết số 4, 5; Biết đếm từ 1 đến 5 và đọc số từ 1 đến 5. - Nhận biết số lượng các nhóm từ 4 đến 5 đồ vật và thứ tự của mỗi số trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5. II. Đồ dùng dạy -học: - Các nhóm có 5 đồ vật cùng loại (bông hoa, que tính, lá cây,). - Mỗi chữ số 1,2,3,4,5 viết lên một tờ bìa. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: 1H lên bảng viết và đọc các số 1,2,3(cả lớp viết vào bảng con) - GV nhận xét. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu số 4,5: * Giới thiệu số 4. - GV hướng dẫn HS quan sát nhóm chỉ 4 phần tử: 4 con chim, 4 hình tròn,.. - GV đính tranh tranh và nói: có 4 con chim, 4 hình tròn - HS nhắc lại - HS đặt 4 lá cây, que tính lên bàn. GV quan sát. - GV: các nhóm đồ vật trên đều có số lượng là mấy? - Để ghi lại số lượng của từng nhóm đồ vật trên ta dùng chữ số bốn(GV đính số 4 ở nhóm đồ vật). - GV giới thiệu chữ số 4 in, chữ số 4 viết. HS đọc: “số bốn” cá nhân, đồng thanh. - GV hướng dẫn HS viết số 4 vào bảng con. * Giới thiệu số 5: GV tiến hành tương tự trên. * Đếm số: HS quan sát hình ở SGK (các hình hộp), GV chỉ vào từng hình và cho HS đếm rồi đọc các số một, hai, ba, bốn, năm rồi đọc ngược(đồng thanh, cá nhân). - HS điền số còn thiếu vào các ô trống của hai nhóm ô vuông dòng dưới cùng rồi đọc theo số ghi trong nhóm ô vuông. 2. Thực hành: Bài 1: GV theo dõi, hướng dẫn HS viết đúng, đẹp. HS viết số vào SGK bằng bút chì. Bài 2: Hướng dẫn cách làm cho HS. HS quan sát tranh và viết số thích hợp vào ô trống. Bài 3: Hướng dẫn cách làm cho HS(điền số còn thiếu vào ô trống) HS làm bài. C. Củng cố -dặn dò: - HS đọc các số 1,2,3,4,5 - 5,4,3,2,1. - Làm bài ở vở BT Toán 1. -------------------------- Tiết 2 Tập viết: TẬP TÔ E, B, BÉ I. Mục tiêu: - HS viết đúng chữ e, b và tiếng bé. - Có ý thức giữ vở sạch, đẹp. II. Tiến hành: A. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra bài viết của HS. - HS viết vào bảng con: e,b. 1. Hưóng dẫn viết: GV kẻ khung trên bảng, viết mẫu lần lượt e, b, bé (vừa viết vừa hướng dẫn cách viết). - HS tập viết vào bảng con. GV theo dõi giúp đỡ HS. 2. Tập viết: - HS viết bài vào vở tập viết. - GV nhắc nhở các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, 3. Chấm bài: GV thu vở và chấm một số bài viết của HS, nhận xét. C. Củng cố - Dặn dò: - HS đọc lại bài viết. - Luyện viết vào vở ô li. ------------------------------------ Tiết 3 TN&XH: CHÚNG TA ĐANG LỚN I. Mục tiêu: Giúp HS biết - Sức lớn của các em thể hiện ở chiều cao, cân nặng, sự hiểu biết. - So sánh sự lớn lên của bản thân các em với các bạn trong lớp. - Ý thức được sức lớn của mọi người là không hoàn toàn như nhau, có người cao hơn, có người thấp hơn, có ngưòi béo hơn đó là bình thường. II. Đồ dùng dạy - học: - Các hình vẽ trong SGK phóng to (nếu có). - HS: vở bài tập TN&XH 1. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: 1-2 HS trả lời câu hỏi: Cơ thể chúng ta gồm mấy phần? đó là những phần nào? B. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Làm việc với SGK - Mục tiêu: HS biết sức lớn của các em thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết. - Cách tiến hành: B1: Làm việc theo cặp(hai HS cùng bàn) HS quan sát và nói với nhau về những gì em quan sát được. GV nêu câu hỏi gợi ý: Những hình nào cho biết sự lớn lên của em bé từ lúc còn nằm ngửa đến lúc biết đi, biết nói, biết chơi với bạn? Hai bạn này đang làm gì? Em bé bắt đầu làm gì? B2: Hoạt động cả lớp HS trình bày trước lớp những gì các em đã thảo luận. GV kết luận: Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hằng ngày,hằng tháng về cân nặng,chiều cao, các hoạt động và những hiểu biết. Các em mỗi năm sẽ cao hơn, nặng hơn, học được nhiều thứ hơn. * Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm nhỏ - Mục tiêu: So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp. Thấy được sự lớn lên của mỗi người là hoàn toàn không giống nhau,có người lớn nhanh hơn, có người lớn chậm hơn. - Cách tiến hành: B1: Mỗi nhóm 4HS ( hai cặp): cặp đo, cặp quan sát xem bạn nào cao hơn, đo xem tay ai dài hơn, vòng tay, vòng ngực ai to hơn. B2: Qua thực hành HS trả lời: Sức lớn của chúng ta có giống nhau không? GV kết luận: Sự lớn lên của các em có thể giống nhau hoặc khác nhau. Các em cần lưu ý ăn uống đầy đủ, điều độ, giữ gìn sức khoẻ, không ốm đau sẽ chống lớn. * Hoạt động 3: Vẽ về các bạn trong nhóm - HS vẽ vào giấy A4 hoặc vở BT TN&XH 1. IV. Củng cố - dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài học. - Chuẩn bị bài cho tiết học sau. ---------------------------- Tiết 4 Thủ công: XÉ, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT. I. Mục tiêu: - HS biết cách xé, dán hình chữ nhật. - Rèn luyện tính khéo léo, cẩn thận. II. Chuẩn bị: - GV Bài mẫu xé, dán hình chữ nhật. Hai tờ giấy màu khác nhau, giấy trắng làm nền, hồ dán, khăn lau. - HS giấy kẻ ô, giấy màu, III. Các hoạt động dạy - học: A.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS B. Dạy bài mới: 1. Hướng dẫn HS quan sát,nhận xét: - GV cho HS xem bài mẫu và hỏi: Xung quanh ta có những đồ vật gì có dạng hình chữ nhật ? - HS tìm và trả lời. 2. Hướng dẫn mẫu: * Vẽ và xé hình chữ nhật - GV lấy một tờ giấy màu, lật mặt sau, đếm ô, đánh dấu và vẽ một hình chữ nhật 12x 6. GV làm thao tác xé từng cạnh hình chữ nhật. - Xé xong lật mặt sau có màu để HS quan sát hình chữ nhật. - HS lấy giấy nháp thực hiện - GV quan sát, giúp đỡ. * Dán hình - GV thực hiện động tác dán hình - HS quan sát. - HS thực hiện. 3. Thực hành: - HS thực hành - GV quan sát, giúp đỡ. - HS tự kiểm tra lẫn nhau (nếu HS chưa làm được GV làm mẫu lại cho HS quan sát). C. Nhận xét - Dặn dò: - Nhận xét chung giờ học. - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau. ---------------------------- Tiết 5 Hoạt động tập thể SINH HOẠT SAO I. Mục tiêu: - HS cảm thấy thoải mái sau các tiết học. - Nhận biết được những ưu, khuyết điểm trong tuần học qua. II. Tiến hành: 1. Ca múa hát tập thể: - HS ra sân tập hợp đội hình 3 hàng dọc. - GV cho HS ôn lại các bài hát, múa ở trường mẫu giáo - HS xung phong hát múa trước lớp. - GV tuyên dương những em thực hiện tốt. - Hát bài “Vòng tròn” để chuyển đội hình thành vòng tròn. - Hát bài “Năm cánh sao vui”. - Các sao viên điểm danh bằng tên. - Sao trưởng kiểm tra vệ sinh. - Các sao viên tự nhận xét ưu điểm và khuyết điểm. - Sao trưởng nhận xét, đánh giá. GV nhận xét, biểu dương từng sao. * Nhận xét tình hình học tập trong tuần. - Ưu điểm: Nề nếp lớp học đã ổn định,đa số các em có đồ dùng học tập - Tồn tại: Một số em còn thiếu đồ dùng học tập, chưa biết viết chữ cái, viết số, nhiều em nhút nhát, rụt rè, 2. Kế hoạch tới: - Phát huy những ưu điểm, khắc phục những thiếu sót. - Ổn định nề nếp, sĩ số lớp học. HS mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cần thiết. - Học bài và làm bài trước khi đến lớp, chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ. - Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. - Thi đua học tốt giữa các tổ, nhóm. - Tham gia lao động, vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. Tổ trực hoàn thành tốt nhiệm vụ. -----------------------------0-------o-------0------------------------------
Tài liệu đính kèm: