Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 34 - Trường học An Lập

Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 34 - Trường học An Lập

 I. Mục tiêu:

 - Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.

 - Hiểu nội dung: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu.( trả lời được các câu hỏi SGK)

 - Giáo dục HS sống vui vẻ, yêu đời.

 - Rèn tư thế ngồi học cho HS.

 II. Đồ dùng dạy - học

 - GV: Bảng phụ nghi đoạn văn cần luyện đọc, tranh minh hoạ

 - HS: SGK Tiếng Việt

 

doc 17 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1147Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 34 - Trường học An Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 Thứ hai, ngày 23 tháng 4 năm 2012
Sáng tập đọc 
Tiết 67: Tiếng cười là liều thuốc bổ
 I. Mục tiêu:
 - Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát. 
 - Hiểu nội dung: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu.( trả lời được các câu hỏi SGK)
 - Giáo dục HS sống vui vẻ, yêu đời.
 - Rèn tư thế ngồi học cho HS.
 II. Đồ dùng dạy - học
 - GV: Bảng phụ nghi đoạn văn cần luyện đọc, tranh minh hoạ
 - HS: SGK Tiếng Việt
 III. Các hoạt đọng dạy - học
 A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 B. Dạy học bài mới
 1. Giới thiệu bài
 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a. Luyện đọc:
 - Cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn 2, 3 lượt. (chia 3 đoạn)
 - Giáo viên kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ ngữ khó trong bài. Sửa lỗi phát âm cho học sinh.
 - Cho học sinh luyện đọc theo cặp, gọi một vài em đọc cả bài. Rút ra cách đọc. Giáo viên đọc lại bài văn. 
 b. Tìm hiểu bài: GVđặt câu hỏi cho HS trả lời. 
 Câu 1: Vì sao nối tiếng cười là liều thuốc bổ? ( Vì cười, tốc độ thở của con người tăng lên đến 100 ki –lô -mét một giờ, các cơ mặt giãn ra, não tiết ra một chất làm cho con người có cảm giác sảng khoái)
 - ý 1: Tiếng cười là đặc điểm quan trọng, phân biệt con người với các đặc điểm khác.
Câu 2: Người ta tìm cách rạo ra tiếng cười với các bệnh nhân để làm gì? (Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền của của nhà Nước)
 - ý 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ.
Câu 3: Em rút ra điều gì qua bài? Chọn ý đúng nhất? (ý b: Cần biết sống một cách vui vẻ)
 - ý 3: Người có tính hài hước sé sống lâu hơn
 - Học sinh rút ra đại ý của bài. 
 - GV nhận xét và ghi bảng đại ý như phần tìm hiểu bài.
 c. Luyện đọc diễn cảm 
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm .
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn từ: “Tiếng cười đến làm hẹp mạch máu”.
 - HS nêu cách đọc phù hợp cho từng đoạn. HS luyện đọc theo nhóm .
 - HS thi đọc diễn cảm
 - GV và cả lớp nhận xét bình chọn bạn có giọng đọc hay nhất.
 3. Củng cố dặn dò: 
 - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn về nhà luyện đọc nhiều. 
Toán
Tiết 166: ôn tập về đại lượng (tiếp theo)
 I- Mục tiêu: 
 - Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích.
 - Thực hiện được phép tính với số đo diện tích.
 - Yêu thích môn học 
 - Rèn tư thế tác phong học tập cho HS.
 II- Đồ dùng dạy- học
 - GV: Bảng học nhóm BT2, bút dạ; HS: Vở ô li, nháp, bút
 III- Các hoạt động dạy- học
 HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- Nêu các đơn vị đo diện tích đã học. Mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đó.
 HĐ2: Thực hành
 *Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 - HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm cá nhân. HS trình bày bài nối tiếp, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng. Kết hợp củng cố chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
1m2 = 100dm2
1m2 = 10 000cm2
1km2 = 1 000 000m2
1dm2 = 100cm2
 *Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 - HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm cặp nhân. HS trình bày bài nối tiếp, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng. Kết hợp củng cố chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
a) 15m2 = 150000cm2
103m2 = 10300dm2
2110dm2 = 211000cm2
m2 = 10dm2
dm2 = 10dm2
m2 = 1000cm2
b) 500cm2 = 5dm2
1300dm2 = 13m2
60000cm2 = 6m2
1cm2 = dm2
1dm2 = m2
1cm2 = m2
c)5m2 9dm2 = 509 dm2
8m50cm2 = 80050cm2
700dm2 = 7m2
50 000cm2 = 5m2
 *Bài 4: HS đọc, HS làm vở.
Bài giải
 Diện tích thửa ruộng đó là:
64 25 = 1600 (m2)
Thửa ruộng đó thu hoạch được là:
	 	 1600 = 800 (kg) = 8 (tạ)
Đáp số: 8 tạ thóc.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học: 
- Dặn dò học sinh tập, chuẩn bị cho giờ học sau. 
đạo đức
Tiết 34: Dành cho địa phương 
 Làm vệ sinh môi trường ( tiết 2)
 I. Mục tiêu: 
 - HS thực hành làm vệ sinh môi trường
 - Các em tham gia làm vệ sinh trong trường, đường làng, vệ sinh trong đền Vua Bà
 - Rèn tác phong lao động cho HS.
 II. Đồ dùng dạy học 
 - GV và HS: Các dụng cụ lao động vệ sinh.
 III. Các hoạt động dạy học.
 HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- Môi trường có vai trò và có tác động như thế nào đối với con người??
- Giới thiệu bài.
 HĐ2: Tìm hiểu vì sao tham gia làm vệ sinh môi trường
- GV hỏi HS lí do em tham gi làm vệ sinh môi trường là gì?
- HS lần lượt trả lời câu hỏi của GV
- GV nhận xét và kết luận.
*Kết luận: Muốn cho môi trường của chúng ta luôn sạch đẹp thì mọi người dân không phân biệt già trẻ lớn bé đều phẩi có ỹ thức giữ vệ sinh môi trường chung và đồng thời làm vệ sinh sạch sẽ đường làng ngõ xóm...
 HĐ3: HS thực hành làm vệ sinh môi trường.
 - Gv trập hợp lớp dưới sân trường và phân công nhiệm vụ hco từng tổ.
 + Tổ 1 làm vệ sinh từ cổng trường ra đến đường rẽ vào trường.
 + Tổ 2 làm vệ sinh từ cổng trường vào đến đường rẽ vào chùa.
 + Tổ 3 quét dọn vệ sinh trong chùa
- Các tổ nhận nhiệm vụ phân công và thực hiện dọn vệ sinh.
- GV quan sát lớp và cùng tham gia làm vệ sinh
 HĐ4: Đánh giá kết quả
- GV cùng lớp trưởng kiểm tra lại toàn bộ phần việc của các tổ.
- GV nhận xét buổi làm vệ sinh của từng tổ
- GV nhận xét đánh giá chung, tuyên dương những tổ và cá nhân có ý thức tốt
- HS thu dọn dụng cụ lao động và làm vệ sinh cá nhân.
 HĐ nối tiếp
 - GV nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà tuyên truyền và thực hiện tốt việch làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
 - Chuẩn bị tốt cho tiết học sau.
Thứ ba, ngày 24 tháng 4 năm 2012
Sáng Toán
Tiết 167: ôn tập về hình học
 I. Mục tiêu: 
- Ôn tập về góc và các loại góc: góc vuông, góc nhọn, góc tù; các đoạn thẳng song song, vuông góc.
- Củng cố kĩ năng về hình vuông có kích thớc cho trớc.
- Củng cố công thức tính chu vi, diện tích của một hình vuông.
- Rèn tư thế tác phong học tập cho HS.
 II. Đồ dùng dạy- học
 - GV: Bảng học nhóm BT4.
 - HS: Vở ô li, nháp, bảng con ,SGK toán
 III. Các hoạt động dạy- học
 HĐ1: Thực hành
 *Bài 1: HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm cá nhân. HS trình bày bài nối tiếp, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng. Kết hợp củng cố về đường thẳng vuông góc, song song.
 a) Các cạnh song song với nhau là: AB song song với DC. A B 
 b) Các cạnh vuông góc với nhau là: AB vuông góic với AD
 AD vuông góc với DC.
 D C 
 *Bài 3: Trắc nghiệm bảng con, giải thích lí do lựa chọn.
 *Đáp án: a) S b) S c) S d) Đ.
 *Bài 4: HS đọc, làm vở. Củng cố tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
 Bài giải
 Diện tích viên gạch men là:
 20 20 = 400 (cm2).
 Diện tích phòng học là:
5 8 = 40 (m2) = 400 000 (cm2)
Số gạch vuông cần để lát hết phòng học là:
 400 000 : 400 =1000 (viên)
Đáp số: 1000 viên.
 HĐ2: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học.
- Dặn dò học sinh tập, chuẩn bị cho giờ học sau.
Khoa 
Tiết 67: ôn tập thực vật và động vật ( tiết 1)
 I. Mục tiêu 
 - Ôn tập về:
 + Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ thức ăn của một nhóm sinh vật.
 + Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
 - Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
 ii. đồ dùng dạy học 
 - GV: phiếu bài tập; HS: SGK khoa học, bút chì, giấy a4
 III.Các hoạt động dạy học
 HĐ 1: KTBC: - GV: Em hãy nêu quá trình trao đổi chất ở động vật và thực vật?
 - GV giới thiệu bài.
 Hoạt động 2 : Thực hành vẽ sơ đồ trao chuỗi thức ăn
 * Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng lời) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã.
 * Cách tiến hành:
 Bước 1 : Làm việc cả lớp
 - GV hướng dẫn học sinh tim hiểu các hình trang 134, 135 SGk thông qua câu hỏi:
 Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật được bắt đầu từ sinh vật nào?
 Bước 2: Làm việc theo nhóm
- GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho học sinh
 - HS làm việc theo nhóm, các em tham gia vẽ sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật hoang dã bằng chữ.
- Nhóm trưởng điều khiển các bbạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.
 Bước 3: Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp.
- GV đặt câu hỏi: 
 So sánh sơ đồ mối quan hệ thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã với sơ đồ về chuỗi thức ăn đã học ở các bài trước, em có nhận xét gì?
- GV: Trong sơ đò mối quan hệ thức ăn của một nhóm vật nuôi cây trồng và động vật sống hoang dã ta đã thấy có nhiều mắt xích hơn. Cụ thể là:
 + Cây là thức ăn của nhiều loài vật. Nhiều loài vật khác nhau cùng là thức ăn của một số loài vật khác nhau.
 + Trên thực tế, trong tự nhiên mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật còn phức tạp hơn nhiều, tạo thành lưới thức ăn.
Gà
Đại bàng
 * Kết luận : Sơ đồ mối quan hệ vềt hức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã:
Răn hổ mang
Cây lúa
Chuột đồng
Cú mèo
 HĐ4. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
Chiều Tiếng việt (LT)
Luyện viết bài 25+2 6
 I, Mục tiêu:
 - HS viết đúng mẫu bài 25 và 26.
 - HS viết đẹp hai bài luyện viết.
 - Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, ý thức học tốt môn học.
 - Rèn t thế ngồi viết cho HS.
 II, Đồ dùng dạy học:
 - GV: Mẫu chữ viết
 - HS: Vở Thực hành luyện viết tập 2, bút
 III, Các hoạt động dạy - học:
 * GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS
 * Giới thiệu bài
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện viết
 - GV đọc bài viết
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
Ai giúp bạn lúc khó khăn là người tốt.
Muốn biêt phải hỏi, muốn giỏi phải học.
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
 - HS đọc thầm lại bài viết
 - GV hỏi về nội dung bài viết.
 - GV nhắc HS chú ý các từ ngữ dễ viết sai.
 - GV nhắc HS viết đúng theo mẫu bài 23 viết theo kiểu chữ đứng; bài 24 viết theo kiểu chữ nghiêng, GV nhắc HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
 - HS luyện viết theo mẫu
 - GV quan sát uốn nắn tư thế ngồi viết cho HS
 - GV chấm một số bài, nhận xét; 
 - HS còn lại đổi vở soát lỗi cho nhau
 - GV nhận xét chung
 Hoạt động 2: Củng cố - dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn HS hay viết sai về nhà tự rèn viết nhiều 
luyện từ và câu
Tiết 67: mở RộNG VốN Từ: lạC QUAN – YÊU ĐờI
 I. Mục tiêu:
 - Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa (BT 1); 
 - Biết đặt câu với từ ngữ nói v ... ng: a. 2m2 = 200dm2 b, 5km2 = 5000000 m2
 3m2 = 30000cm2 7dm2 = 700cm2 
 *Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
 - HS đọc yêu cầu và làm bài cá nhân vào vở. HS nhắc lại cách đổi các đơn vị đo diện tích. HS trình bày bài làm, nhận xét. GV nhận xét và chốt câu trả lời đúng.
 a) 19 m2 = 190000cm2 b) 600cm2 = 6dm2 c) 6m29dm2 = 609dm2
 503m2 = 50300dm2 2400dm2 = 24m2 4m250cm2 = 40050cm2
 4310dm2 = 431000cm2 90000cm2 = 9 m2 900dm2 = 9m2
 m2 = 10dm2 5cm2 = 500dm2 70 000cm2 = 7 m2
 dm2 = 10cm2 3dm2 = 300m2 m2 = 1000cm2 
 *Bài 3: Một thửa ruộng có chiều dài là 80 m và chiều rộng là 30 m. Trung bình cứ 1m2 ruộng đó thì thu hoạch được kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?
 - HS làm vở, giáo viên thu chấm nhận xét bài làm của học sinh:
Bài giải
 Diện tích của thửa ruộng là: 80 30 = 2400 (m2)
 Trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được số tạ thóc là:
 2400 = 1200 kg = 12 tạ.
 Đáp số: 12 tạ
 3. Củng cố dặn dò: 
 - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau.
kể chuyện
Tiết 34: kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia 
 I. Mục tiêu:
 - Chọn được các chi tiết nói về một người vui tính. 
 - Biết kể lại rõ ràng về những sự việc minh họa cho tính cách của nhân vật ( kể không thành chuyện), hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật ( kể thành chuyện)
 - Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
 - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- HS: SGK TV 4 tập 2
- GV: Bảng phụ viết gợi ý.
 III. Các hoạt động dạy học 
 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ: 
 - HS Kể lại câu chuyện mình được kể trong tiết 33
 - GV nhận xét và ghi điểm.
 * Giới thiệu bài
 HĐ2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện
 a,Tìm hiểu đề bài:
 Kể chuyện về một người vui tính mà em biết
 - Gọi HS đọc đề bài 
 - Phân tích đề bài dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ một người vui tính 
 - Yêu cầu HS đọc phần gợi ý SGK.
 - GV gợi ý HS kể chuyện.
 - GV yêu cầu: Câu chuyện các em kể là một ngừơi em biết trong cuộc sống thường ngày.
 + HS nói nhân vật mình định kể cho các bạn trong lớp cùng nghe.
 b) Học sinh thực hành kể chuyện
 *Kể chuyện theo cặp
 - Từng HS quay mặt vào nhau, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình.Trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
 - GV đến từng nhóm, nghe HS hướng dẫn, góp ý.
 *Thi kể truyện trước lớp.
 - Một vài HS tiếp nối nhau thi kể trước lớp. GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể, tên câu chuyện của các em.
 - Mỗi HS kể xong nêu ý nghĩa câu chuyện, trả lời câu hỏi của bạn
 - GV hướng dẫn HS nhận xét lời kể của bạn.
 - Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn KC hay nhất.
 HĐ3. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn HS về tự kể lại câu chuyện.
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tiết 34: vẻ đẹp đội viên
 I.Mục tiêu
 - Thông qua hoạt động, giáo dục HS ý thức của người Đội viên TNTP Hồ Chí Minh. Đồng thời phát triển ở các em tính mạn dạn, tự tin, khả năng giao tiếp, ứng xử.
 II. Quy mô hoạt động
 Tổ chức theo quy mô toàn trường.
 III. Tài liệu và phương tiện:
 - GV: Sân khấu, phông, màn, cờ, hoa, khăn trải bàn, giải thưởng cho các cá nhân; băng lụa màu đỏ hoặc màu xanh dương cho 3 đội viên được giảI cao nhất.
 - HS: Hoa
 IV.Các bước tiến hành
 1) Bước 1: Chuẩn bị
 - Nhà trường phổ biến kế hoạch tổ chức hoạt động tới học sinh các chi đội.
 - Mỗi chi đội bình chọn 1-2 Đội viên xuất sắc nhất tham dự thi.
 - Các thí sinh chuẩn bị theo các nội dung thi đã được phổ biến.
 2) Bước 2: Tiến thi
 - Văn nghệ chào mừng.
 - MC lên tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu.
 - Trưởng ban tổ chức lên công bố danh sách Ban giám khảo và nội dung các phần thi.
 - Các thi sinh thực hiện phần thi trang phục Đội viên.
 - Sau phần thi trang phục đội viên và nghi thức Đội, MC sẽ công bố quyết định của Ban giám khảo về danh sách 5 thí sinh sẽ được tham gia vào phần thi ừng xử.
 - Năm thí sinh nhận câu hỏi của Ban giám khảo và trả lời.
 3) Tổng kết và trao giải.
 - Ban giám khảo hội ý và quyết định các giải thưởng. Trong khi đó, HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ.
 - MC tuyên bố các đội viên được giải thưởng.
 - Mời các đại biểu lên đeo giải băng và trao phần thưởng cho các đội viên được giải trong tiếng nhạc và tiếng vỗ tay chúc mừng của cả hội trường. 
Thứ năm, ngày 19 tháng 4 năm 2012.
Sáng: Toán
Tiết 169: ôn tập về tìm số trung bình cộng
 I- Mục tiêu: Giúp HS:
 - Giải các bài toán về tìm số trung bình cộng.
 - Rèn kĩ năng giải toán cho HS.
 - Rèn thế tác phong học tập cho HS.
 II- Đồ dùng dạy- học
 - GV: Bảng học nhóm; HS: Vở ô li, nháp, bút.
 III- Các hoạt động dạy- học
 HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- Nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
 HĐ2: Thực hành
 *Bài 1: Tìm số trung bình cộng của các số sau:
- HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm cá nhân. 2HS làm bảng. Kết hợp củng cố tìm số TBC của nhiều số.
Bài giải
a) Trung bình cộng của các số là:
(137 + 248 + 395) : 3 = 260.
b) Trung bình cộng của các số là:
 (348 + 219 + 560 + 725) : 4 = 463.
Đáp số: a) 260; b) 463.
 *Bài 2: HS làm vở, 1HS làm bảng.
Bài giải
Số dân của xã tăng thêm trong 5 năm là:
158 + 147 + 132 + 103 + 95 = 635 (người).
Trung bình mỗi năm số dân tăng thêm là:
635 : 5 = 127 (người)
Đáp số: 127 người.
 *Bài 3: HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm cặp. 
Bài giải
Số quyển vở tổ Hai góp được là:
36 + 2 = 38 (quyển)
Số quyển vở tổ Ba góp được là:
38 + 2 = 40( quyển)
 Tổng số quyển vở của ba tổ góp được là:
36 + 38 + 40 = 114 (quyển)
 Trung bình mỗi tổ góp được số quyển vở là:
114 : 3 = 38 (quyển)
 Đáp số: 38 quyển vở.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học.
- Dặn dò học sinh tập, chuẩn bị cho giờ học sau. 
Luyện từ và câu 
Tiết 68: Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
 I. Mục tiêu:
 - Nhận biết được trạng ngữ trong câu ( BT1, mục III);
 - Bước đầu viết được đoạn văn ngắn tả con vật yêu thích, trong đó có ít nhất 1 câu dùng trạng ngữ ( BT 2)
 - Giáo dục HS ham thích học tập.
 - Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
 II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Bảng phụ, phiếu khổ to
 - HS: Vở bài tập tiếng việt, bút.
 III. Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ: 
 - Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi nào? Đặt câu có trạng ngữ?
 B. Dạy học bài mới
 1. Giới thiệu bài
 2. Luyện tập
 *Bài 1: Tìm trạng ngữ trong các câu sau:
 - Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1. 
 - HS làm bài cá nhân vào vở bài tập, 1 HS làm trên phiếu to. HS trình bày bài, nhận xét. GV nhận xét và chữa bài.
 *Kết quả đúng: 
 a) Bằng một giọng thân tình, thầy khuên chúng em gắng học bài, làm bài đầy đủ.
 b) Với óc quan sát tinh tế và đôi tay khéo léo, người họa sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.
 *Bài 2: 
 - Học sinh đọc yêu cầu của bài suy nghĩ, trả lời, giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
 *Ví dụ: 
 Nhà em có đôi bồ câu rất đẹp. Chú có bộ lông màu nâu đen bóng mượt.Chiếc đầu nhỏ lúc lắc chông rất đáng yêu.Với đôi cánh mềm mại, đôi chim bồ câu cùng bay lượn trên nóc nhà trông thật đẹp mắt.
 3. Củng cố dặn dò: 
 - Giáo viên nhận xét giờ học.
 - Dặn SH chuẩn bị bài sau.
Địa lí
Tiết 34: Ôn tập 
 I. Mục tiêu:
 - Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam: 
 + Dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan -xi - păng, ĐBBB, ĐBNB và các ĐB duyên hải miền Trung, các cao nguyên ở Tây Nguyên.
 + Một số thành phố lớn.
 + Biển Đông, các đảo và quần đảo chính
 - Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở nước ta: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng.
 - Hệ thống tên một số dân tộc ở: Hoàng Liên Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, ĐB NB, các đồng bằng duyên hải miền Trung; Tây Nguyên.
 - Hệ thống một số hoạt động sản xuất chính ở vùng: núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, đảo.
 - Tôn trọng các nét đặc trưng văn hoá của các người dân ở các vùng miền,
 - Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS. 
 II- Đồ dùng dạy học :
 - GV: Bản đồ địa lí VN HS: SGK Lịch sử và Địa lí 
 III- Các hoạt động dạy học : 
 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu dẫn chứng cho thấy biển của nước ta rất phong phú về khoáng sản và hải sản ?
 - GV nhận xét và cho điểm HS 
 * Giới thiệu bài : trực tiếp
 HĐ2: GV tổ chức lớp thành 4 nhóm thi dưới hình thức hái hoa dân chủ:
 *Vòng 1: Ai chỉ đúng ?
 - GV sẽ chuẩn bị sẵn các băng giấy ghi tên các địa danh: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan - xi - păng, ĐBBB,yêu cầu HS lần lượt lên bốc thăm trúng địa danh nào, đội đó phải chỉ trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam, nếu chỉ đúng đội ghi được 3 điểm, nếu sai đội không ghi được điểm nào
 * Vòng 2: Ai kể đúng ?
 - GV chuẩn bị sẵn các bông hoa có ghi: dãy núi Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, ĐBBB, ĐBNB, ĐB Duyên hải miền Trung. Yêu cầu HS lần lượt lên bốc thăm, trúng địa danh nào , phải kể tên được các dân tộc và một số đặc điểm về trang phục và lễ hội của dân tộc đó. Nếu đúng ghi được 10 điểm, sai đội sẽ không ghi được điểm 
 * Vòng 3: Ai nói đúng ?
 - GV chuẩn bị các băng giấy: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP HCM, Cần Thơ.Yêu cầu HS lên bốc thăm trúng thành phố nào, phải nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về thành phố đó .Nếu đúng đội ghi được 5 điểm, nếu sai đội không ghi được điểm nào.
 * Vòng 4: Ai đoán đúng ?
 - GV chuẩn bị sẵn 1 ô chữ với các ô hàng dọc và hàng ngang. Yêu cầu HS khi nghe lời gợi ý về các ô chữ sẽ phất cờ xin trả lời nếu nghĩ ra trước, Nếu đúng được 5 điểm.
 - GV tổng kết cuộc thi thông báo đội thắng cuộc 
HĐ3: Củng cố, dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài: GV gợi ý HS rút ra bài học cuối bài- HS đọc.
- GV nhận xét giờ, dặn dò HS học tập.
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34.doc