Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 35 năm 2010 - 2011

Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 35 năm 2010 - 2011

I. MỤC TIÊU:

HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Nhanh vun vút, săn lùng, bờ biển, nhảy dù. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

Hiểu nội dung bài: Cá heo là con vật thông minh, là bạn của người. Cá heo đã nhiều lần giúp người thoát nạn trên biển.

Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK).

* Giáo dục bảo vệ môi trường: HS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường: yêu quý và bảo vệ cá heo- loài động vật có ích

* HS khá, giỏi tìm được tiếng có vần ân, uân; nói được câu chứa tiếng có vần cần ôn

*Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

GV: kế hoạch bài dạy

 

doc 12 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 35 năm 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 35
	Thứ hai ngày 2 tháng 5 năm 2011 
Tập đọc( tiết 61, 62)
Anh hùng biển cả
I. Mục tiêu:
HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Nhanh vun vút, săn lùng, bờ biển, nhảy dù. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
Hiểu nội dung bài: Cá heo là con vật thông minh, là bạn của người. Cá heo đã nhiều lần giúp người thoát nạn trên biển.
Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK).
* Giáo dục bảo vệ môi trường: HS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường: yêu quý và bảo vệ cá heo- loài động vật có ích
* HS khá, giỏi tìm được tiếng có vần ân, uân; nói được câu chứa tiếng có vần cần ôn
*Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: kế hoạch bài dạy
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức(1’):Lớp hát
2. Bài cũ(2’):
Gọi HS đọc bài “ Người trồng na” và trả lời các câu hỏi trong SGK
3. Bài mới(30’):
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp - GV ghi bảng
b. Hướng dẫn HS luyện đọc
GV đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc
HS luyện đọc
Luyện đọc tiếng, từ khó: nhanh vun vút, săn lùng, bờ biển, nhảy dù.
HS nêu từ khó đọc - GV gạch chân từ - Gọi HS đọc kết hợp phân tích tiếng - Lớp đọc đồng thanh.
Giải nghĩa từ: Săn lùng: tìm kiếm
luyện đọc câu: Hướng dẫn HS đọc từng câu cho đến hết bài - HS đọc nối tiếp câu
Luyện đọc đoạn, bài
GV chia đoạn : bài chia làm 2 đoạn
Gọi HS đọc từng đoạn - HS đọc cả bài - Lớp đọc cả bài một lượt
Giải lao
 c. Ôn các vần uân, ân
HS nêu tiếng trong bài có vần uân - HS nêu - GV gạch chân(huân chương)
HS thi nói câu chứa tiếng có vần uân, vần ân
GV cho HS quan sát tranh đọc câu mẫu.
Mèo chơi trên sân. 
Bạn hoà cân thịt.
Có vần uân:Cá heo được thưởng huân chương.Bây giờ là mùa xuân.
HS nêu,GV cùng HS nhận xét,tuyên dương.
 4. Củng cố, dặn dò(2’):
Gọi 1 HS đọc lại cả bài
Tiết 2
1. ổn định tổ chức(1’):Lớp hát
2. Bài cũ(1’):
 Gọi HS nhắc lại bài vừa học
3. Bài mới(30’):
a. Tìm hiểu bài:
- 2, 3 HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi: Cá heo bơi giỏi như thế nào?(Cá heo có thể bơi nhanh vun vút như tên bắn)
2, 3 HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi: Người ta có thể dạy cá heo như thế nào?
(Người ta có thể dạy cá heo canh gác bờ biển, dẫn tàu thuyền vào ra các cảng, săn lùng tàu thuyền giặc)
HS trả lời GV nhận xét
HS thi đọc đoạn 2
Một số HS đọc toàn bài
b. Luyện nói:
HS đọc đề tài: Hỏi nhau về cá heo theo nội dung bài.
HS thảo luận theo nhóm đôi - Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
H: Cá heo bơi giỏi như thế nào?
- HS trả lời, nhiều HS nhắc lại
- HS đọc đoạn 2 của bài: 3 em
H: Người ta có thể dạy cá heo làm gì?
HS trả lời - HS nhận xét, nhiều HS nhắc lại
+H: Hỏi nhau về cá heo theo nội dung bài: 
 . Cá heo sống ở biển hay ở hồ?
 . Cá heo đẻ trứng hay đẻ con?
 . Cá heo thông minh như thế nào?
 . Con các heo trong bài đã cứu sống được ai?
H:Cá heo sống ở biển hay ở hồ?(cá heo sống ở biển)
HS nhận xét bổ xung
* Giáo dục bảo vệ môi trường: HS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường: yêu quý và bảo vệ cá heo- loài động vật có ích
- GV nêu cách đọc và đọc mẫu bài văn diễn cảm
- 2, 3 HS thi đọc diễn cảm toàn bài
- GV nhận xét, cho điểm
4. Củng cố: 2p
H: Hôm nay học bài tập đọc gì? ôn những vần gì?
- Một em đọc lại bài
- GV nhận xét giờ học, biểu dương những em học tốt
Dặn dò HS đọc trước bài giờ sau. Tập đọc: ò..ó..o
Thứ ba ngày 3 tháng 5 năm 2011
Toán( Tiết 137)
luyện tập chung
I. Mục tiêu
Đọc, viết và xác định thứ tự mỗi số trong dãy số đến 100; biết cộng trừ các số có hai chữ số, biết đặt điểm số o trong phép cộng, phép trừ.
Giải bài toán có lời văn
HS yếu làm được bài 1.
II. Đồ dùng dạy - học: 
GV: Kế hoạch bài dạ
HS: SGK
III. Hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức(1’):Lớp hát
2. Bài cũ(2’):
 HS làm bảng con 13 + 4 = 16 - 5 = 
3. Bài mới(30’):
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp,ghi đầu bài lên bảng,HS nhắc lại.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập 
GV tổ chức hướng dẫn HS làm và chữa từng bài trong SGK
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài,GV hướng dẫn HS dựa vào thứ tự các số trong dãy số tự nhiên để điền số thích hợp vào ô trống
HS tự làm bài vào vở
HS nêu miệng kết quả (mỗi em một phép tính)
GV nhận xét,tuyên dương
Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu của bài
HS tự làm bài vào vở - Gọi 2 HS lên bảng chữa bài
HS làm xong đổi chéo vở để kiểm tra,GV nhận xét 
Bài 3: 2 HS nêu yêu cầu của bài
HS tự làm bài vào vở - Gọi 2 HS lên bảng chữa bài
HS làm xong đổi chéo vở để kiểm tra,GV nhận xét
Giải lao
Bài 4: : 3 HS đọc bài toán
HS tự tóm tắt và giải bài toán vào vở.1 HS lên bảng chữa bài
HS nhận xét bài làm của bạn và trao đổi về câu lời giải
HS nhận xét chữa bài theo lời giải đúng
Bài 5: 1 HS đọc yêu cầu của bài
HS điền số vào ô trống,HS làm bàiGV cùng HS nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò(2’):
GV nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau.Toán Luyện tập chung.
Chính tả( Tiết 21)
Loài cá thông minh
I. Mục tiêu:
Nhìn sách hoặc bảng chép lại và trình bày đúng bài loài cá thông minh: Chép 40 chữ trong khoảng 15 - 20 phút.
Điền đúng vần ân hay uân, chữ g hoặc gh vào chỗ trống.
 HS làm bài tập 2, 3, SGK
HS yếu nhìn chép được bài chính tả.
*Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS.
II. Đồ dùng dạy- học
GV:nội dung các bài tập, bảng phụ viết trước nội dung bài
HS: vở Chính tả, vở BTTV
III. Hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức(1’):Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ(2’):
HS viết từ: lặng giữa, rừng cây
3. Dạy- học bài mới(30’):
a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
b. Hướng dẫn HS viết
GV đọc đoạn văn cần viết.Gọi 2-3 HS nhìn bảng đọc đoạn văn
GV chỉ thước cho HS đọc những tiếng dễ viết sai
HS tự nhẩm, đánh vần từng tiếng - viết vào bảng con
 GV đọc cho HS viết bài vào vở
GV yêu cầu HS ngồi viết đúng tư thế
GV hướng dẫn: Viết đề bài vào giữa trang vở, chữ đầu của đoạn văn viết lùi vào 1 ô, sau
dấu chấm phải viết hoa.
HS cầm bút chì chuẩn bị chữa bài. GV đọc thong thả để HS soát lại bài viết. GV dừng lại ở những chữ khó viết, đánh vần tiếng. Sau mỗi câu, hỏi xem HS có viết sai chữ nào không. Hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai- sửa bên lề vở
GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến- HS ghi số lỗi ra lề vở, phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. Trong khi đó, GV chấm tại lớp 1 số vở- nhận xét
 c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
HS điền vần ân hay uân rồi chữa bài
HS điền g hay gh, GV quan sát giúp đỡ gọi một số em nêu kết quả
4. Củng cố, dặn dò(2’):
GV nhận xét tiết học, khen những em học tốt
Yêu cầu những HS có bài viết sai nhiều lỗi về nhà tập chép lại cho đúng.
TậP VIếT: Tiết 33
Viết chữ số 0........9
I. Mục tiêu:
HS biết viết các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
Viết đúng các vần:ân, uân, oăt, oăc, các từ ngữ: Thân thiết , huân chương, nhọn hoắt, ngoắc tay kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập hai. (mỗi từ ngữ viết được ít nhất một lần.)
* HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai.
Giáo dục HS yêu thích môn học.
*Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS.
II. Đồ dùng dạy- học
GV: Bảng phụ viết mẫu nội dung bài viết.
HS: Bảng con, phấn , vở, bút.
III. Hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức(1’):Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ(3’):
HS viết từ: tia chớp, đêm khuya
GV đọc,HS viết,GV nhận xét bài viết của HS
3. Dạy- học bài mới(30’):
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp,ghi đầu bài,HS nhắc lại.
b. Hướng dẫn:
HS quan sát chữ mẫu trên bảng
GV nhận xét về số lượng nét và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết ( vừa nói, vừa tô chữ trong khung chữ)
HS tập viết trên bảng con.
 c. Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng
HS đọc các vần và từ ngữ ứng dụng
GV hướng dẫn HS tập viết vào bảng con
Giải lao
 d. Hướng dẫn HS tập tô, tập viết
HS tập viết các số 0 .....9
GV quan sát HS viết bài, nhắc HS ngồi đúng tư thế.GV chấm điểm và nhận xét
4. Củng cố, dặn dò(2’):
GV nhận xét giờ học, khen những HS viết chữ đẹp
GV nhắc HS tự luyện viết thêm ở nhà.
	Thứ tư ngày 4 tháng 5 năm 2011
Tập đọc( Tiết 63, 64)
ò...ó...o
I. Mục tiêu:
HS đọc trơn toàn bài: đọc đúng các từ ngữ: quả na, trứng quốc, uấn câu, con trâu. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt dòng thơ.
Hiểu nội dung bài: Tiếng gà gáybáo hiệu một ngày mới đang đến; muôn vật đang lớn lên đơm hoa, kết trái.
Trả lời câu hỏi 1 SGK
* HS khá, giỏi tìm được tiếng có vần oăt nói được câu chứa tiếng có vần oăt, oăc ; Nói về các con vật em biết.
 Trả lời câu hỏi 2 (SGK).
 Học thuộc lòng bài thơ.
*Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS.
II. Đồ dùng dạy- học
GV: Tranh minh hoạ
HS: Xem trước bài
III. Hoạt động dạy- học:
Tiết 1
1. ổn định tổ chức(1’): Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ(3’):
2-3 HS đọc bài “Anh hùng biển cả”, trả lời câu hỏi trong sgk
3. Dạy- học bài mới(30’):
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
b. Luyện đọc:
GV đọc mẫu .Hướng dẫn HS luyện đọc:
Đọc tiếng, từ: quả na, trứng quốc, uốn câu, con trâu.
Giải nghĩa từ: uốn câu: ngọn của bông lúa cong xuống trông giống lưỡi câu.
Đọc dòng thơ, khổ thơ: Mỗi dòng thơ 2-3 HS đọc, mỗi khổ thơ 2-3 HS đọc
HS đọc dòng thơ bất kì do GV chỉ.
HS đọc nối tiếp theo dòng thơ, khổ thơ
Giải lao
HS đọc toàn bài: 3 HS, cả lớp.
c. Ôn vần:
HS tìm tiếng trong bài có vần oăt, oăc(nhọn hoắt)
HS thi nói câu chứa tiếng có vần oăt, oăc
GV cho HS quan sát tranh vẽ.
?Tranh vẽ gì?
GV đưa câu mẫu: Măng nhọn hoắt HS đọc, HS nhận xét
HS thi nói câu có vần oăt
VD: Thoắt một cái sóc bông đã leo lên ngọn cây. Bà đi thoăn thoắt. Dũng bé loắt choắt.
Có vần oăc: Bé ngoặc tay, HS đọc câu mẫu
H:Trong câu tiếng nào có vần oăc?(ngoặc)
HS thi nói câu có vần oăc:Quyển sách này có tên lạ hoắc.
HS nhận xét,GV nhận xét tuyên dương.
4.củng cố,dặn dò(2’)
GV nhận xét tiết học
Tiết 2
1.ổn định lớp(1’)
2.Bài cũ(2’)
H:Chúng ta vừa học bài gì?
Môt HS đọc lại bài,GV nhận xét 
3. Tìm hiểu bài và luyện nói:
a. Tìm hiểu bài:
2, 3 HS đọc khổ thơ 1
2, 3 HS đọc khổ thơ 2 và trả lời: 
H. Gà gáy vào lúc nào?( Buổi sáng là chính
H. Tiếng gà gáy làm quả na, hàng tre, buồng chuối có gì thay đổi?(Tiếng gà làm quả na, buồng chuối chóng chín, hàng tre mọc măng nhanh hơn)
H. Tiếng gà gáy làm hạt đậu, bông lúa, đà ... Gọi HS nêu lại các bước vẽ đoạn thẳng 
* Bài tập có thể làm tiếp: Bài 2, 3 cột còn lại bài 2, 3 - đọc kết quả, chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò(2’):
GV nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau
_____________________________________________________________
	Thứ năm ngày 5 tháng 5 năm 2011
Chính tả( Tiết 22)
ò...ó ...o
I. Mục tiêu:
HS nghe - viết chính xác 13 dòng thơ đầu bài ò...ó...o: HS viết 30 chữ trong khoảng 10 - 15 phút.
Điền đúng vần oăt hoặc vần oăc; điền chữ ng hay ngh vào chỗ trống.
Bài tập 2,3 SGKêtHS yếu viết được bài chính tả.
*Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS.
II. Đồ dùng dạy- học
GV: viết toàn bộ bài viết trên bảng
HS: vở Chính tả, vở BTTV
III. Hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức(1’):Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ:
HS viết từ: cá heo, Biển Đen, chiến công
GV nhận xét
3. Dạy- học bài mới:(30’)
a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
b. Hướng dẫn HS nghe - viết
GV viết bảng đoạn văn cần chép.
Gọi 2-3 HS nhìn bảng đọc đoạn văn
GV chỉ thước cho HS đọc những tiếng dễ viết sai
HS tự nhẩm, đánh vần từng tiếng - viết vào bảng con
GV đọc cho HS viết đoạn thơ vào vở - HS viết bài vào vở	 .GV hướng dẫn: Viết đề bài vào giữa trang vở, chữ đầu của đoạn thơ viết lùi vào 3 ô, chữ đầu dòng viết hoa. Viết thẳng hàng nhau
HS cầm bút chì chuẩn bị chữa bài. GV đọc thong thả để HS soát lại bài viết. GV dừng lại ở những chữ khó viết, đánh vần tiếng. Sau mỗi câu, hỏi xem HS có viết sai chữ nào không.Hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai- sửa bên lề vở
GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến- HS ghi số lỗi ra lề vở, phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. Trong khi đó, GV chấm tại lớp 1 số vở- nhận xét
 Giải lao
 c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
HS điền oăt hay oăc rồi chữa bài
HS tự điền ng hay ngh, GV gọi một số em nêu lời giải cho cả lớp nhận xét và sửa chữa
 4. Củng cố, dặn dò(3’)
GV nhận xét tiết học, khen những em học tốt
Yêu cầu những HS có bài viết sai nhiều lỗi về nhà tập chép lại cho đúng.
_________________________________________
kể chuyện: Tiết10
 Bài luyện 1
I. Mục tiêu:
Bài luyện tập 1.
Đọc trơn bài Lăng Bác. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ.
Hiểu nội dung bài: Đi trên Quảng trường Ba Đình đẹp nắng mùa thu, bạn nhỏ bâng khuâng nhớ bác hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc lập.
Trả lời một số câu hỏi
Chép lại và trình bày đúng bài Quả sồi. Tìm tiếng trong bài có vần ăm, ăng; điền chữ r, d hoặc gi vào chỗ trống.
*Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS.
II. Đồ dùng dạy - học
GV: SGK
III. Hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức(1’):Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
3. Dạy - học bài mới :(30’)
a. Giới thiệubài: GV giới thiệu trực tiếp.
b. Giáo viên kiểm tra :
Giáo viên chuẩn bị 10 que thăm; mỗi que thăm ghi mỗi số của đoạn văn HS cần đọc; HS bốc được que thăm nào thì đọc đoạn đó
c.Cách đánh giá:
Điểm đọc toàn bài là 10: Phần đọc trơn là 8 điểm; phần trả lời câu hỏi là 2 điểm
Đọc trơn tiếng, liền từ, hầu như không vấp chỗ nàolà 8 điểm
Đọc trơn tiếng nhưng một số từ còn ngắc ngứ; có ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy được 5 - 6 điểm.
Vừa đọc vừa đánh vần một số chữ khó được 3 - 4 điểm.
Phần lớn các tiếng vừa đọc vừa đánh vần cho 1 - 2 điểm.
4. Củng cố, dặn dò:(2’)
GV nhận xét giờ học, GV công bố điểm thi.
 ________________________________________
Toán (Tiết 139)
 luyện tập chung
I. Mục tiêu
Biết viết , đọc đúng số dưới mỗi vạch của tia số; thực hiện được cộng, trừ(không nhớ) các số trong phạm vi 100; đọc giờ đúng trên đồng hồ.
Giải bài toán có lời văn.
II. Chuẩn bị 
GV kế hoạch bài học
HS vở bài tập
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức(1’) lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới (30’)
a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp - HS nhắc lại bài
b. HS làm bài tập
 Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài: Viết số dưới mỗi vạch của tia số, rồi đọc các số đó
HS tự làm bài vào vở
 Khi chữa bài yêu cầu HS đọc các số ,GV nhận xét 
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài rồi tự làm bài
HS chữa bài,GV nhận xét tuyên dương.
Bài 3: 2 HS đọc yêu cầu của bài: Đặt tính rồi tính
3 HS lên bảng làm bài.Cả lớp làm bài vào vở
HS nhận xét bài làm trên bảng và nêu cách đặt tính, cách tính một số phép tính
GV nhận xét,tuyêndương
Giải lao
Bài 4: HS đọc bài toán, thảo luận nhóm đôi để tìm ra cách giải
HS tự tóm tắt và giải bài toán vào vở, GV chấm điểm một số bài
1 em lên bảng chữa bài,GV nhận xét
Bài 5: 2 HS đọc yêu cầu của bài: Nối đồng hồ với câu thích hợp
HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra,GV nhận xét
4. Củng cố dặn dò (3’)
 GV nhận xét giờ học 
_________________________________________
Mĩ thuật( Tiết 35)
Trưng bầy kết quả học tập của học sinh
I. Mục tiêu: 
Trưng bày các sản phẩm của HS.
GV nhận xét về thái độ học tập của HS
II. Đồ dùng dạy- học 
GV: một số tranh
HS: Các sản phẩm bài vẽ của HS
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức (1’) Lớp hát
2. Bài cũ (2’)
GVkiểm tra đồ dùng dạy học 
3. Bài mới (30’)
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
b. HS trưng bày các bài vẽ của HS
HS trưng bày các sản phẩm- GS cùng HS nhận xét đánh giá bài vẽ của HS
Bình chọn bài vẽ đẹp
GV nhận xét về thái độ học tập của HS
4. Củng cố, dặn dò(2’)
 GV nhận xét giờ học
Chọn các bài vẽ đẹp 
_____________________________________________________________
	Thứ sáu ngày 6 tháng 5 năm 2011
Tập đọc( Tiết 65)
Bài luyện 3
I. Mục tiêu: 
Đọc trơn cả bài “Hai cậu bé và hai người bố”. bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
Trả lời một số câu hỏi
Hiểu nội dung bài: Nghề nào của cha mẹ cũng đều đáng quý đáng yêu vì đều có ích cho mọi người.
*Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS.
II. Đồ dùng dạy - học
GV: SGK
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức(1’):Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
3. Dạy - học bài mới :(30’)
a. Giới thiệubài: GV giới thiệu trực tiếp.
b. Giáo viên kiểm tra :
Giáo viên chuẩn bị 10 que thăm; mỗi que thăm ghi mỗi số của đoạn văn HS cần đọc; HS bốc được que thăm nào thì đọc đoạn đó
c.Cách đánh giá:
Điểm đọc toàn bài là 10: Phần đọc trơn là 8 điểm; phần trả lời câu hỏi là 2 điểm
Đọc trơn tiếng, liền từ, hầu như không vấp chỗ nàolà 8 điểm
Đọc trơn tiếng nhưng một số từ còn ngắc ngứ; có ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy được 5 - 6 điểm.
Vừa đọc vừa đánh vần một số chữ khó được 3 - 4 điểm.
Phần lớn các tiếng vừa đọc vừa đánh vần cho 1 - 2 điểm.
4. Củng cố, dặn dò:(2’)
GV nhận xét giờ học, GV công bố điểm thi.
Tiết II : kiểm tra cuối học kì iI
i. Mục tiêu
- Đọc được các bài ứng dụng theo yêu cầu cần đạt về mức độ kiến thức, kĩ năng : 30 tiếng/phút ; trả lời 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Viết được các từ ngữ, bài ứng dụng theo yêu cầu cần đạt về mức độ kiến thức, kĩ năng : 30 tiếng/15 phút
+ Thông qua bài học tăng cường giáo dục môi trường sống cho HS
ii. Chuẩn bị
- GV: Nội dung kiểm tra
iii. Hoạt động dạy học
1. ổn định : 1p
2. Kiểm tra : 40p
*Đề bài:
a. Điền vần oang, hay oac ?
 . mở t....	; 	áo kh....
b. Điền chữ g hay gh ?
 	..ồ ...ề, ...ềnh thác, ...ác cổng, ...é thăm
c. Viết bài: Cây bàng. 
- HS viết đầu bài và đoạn: Xuân sang....kẽ lá.
- GV đọc cho HS nghe- viết
* Cách đánh giá, cho điểm
a. Điền vần: 2 điểm
b. Điền chữ: 2 điểm
c. Viết bài: 8 điểm 
 Lưu ý : Mỗi lỗi sai về vần và dấu thanh trừ 0,5 điểm. 
 Chữ viết đúng, đều nét, sạch sẽ mới cho điểm tối đa.
	3. Củng cố: 1p
- GV thu bài, nhận xét giờ học.
4. Hướng dẫn về nhà: 1p
- Dặn HS ôn lại những bài đã học
toán ( Tiết số 136)
kiểm tra định kì cuối học kì ii
I. Mục tiêu
	Tập trung vào đánh giá:
- Đọc, viết, sắp xếp thứ tự các số.
- cộng, trừ không nhớ các số trong phạm vi 100.
- Đo, vẽ đoạn thẳng.
- Giải toán có lời văn
ii. Đồ dùng dạy - học
- GV: Nội dung kiểm tra
iii. Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức : 1p Lớp hát
2. Bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới : 40p
Bài 1. Viết số:
a. 23 ; ... ; ... ; ... ; 27 ; ... ; ... ; ... ; 31.
b. 89 ; ... ; ... ; ... ; 85 ; ... ; ... ; ... ; 81
Bài 2. Tính nhẩm:
9 - 7 = ...	7 + 3 = ...
6 - 6 = ...	40 - 40 =...
15 - 5 = ...	99 - 3 = ...
20 + 30 = ...	10 + 34 = ...
Bài 3. Đặt tính rồi tính:
32 + 46 ; 59 - 8 ; 70 + 8 ; 98 - 18
Bài 4. Mĩ trồng được 12 cây, Linh trồng được 10 cây. Hỏi hai bạn trồng được tất cả bao nhiêu cây?
Bài 5. Nhà bà có 36 con gà, đã bán đi 14 con gà. Hỏi nhà bà còn bao nhiêu con gà?
Bài 6. Vẽ đoạn thẳng có độ dài 9 cm.
* Cách đánh giá:
Bài 1 : 1 điểm	Bài 4 : 2 điểm
Bài 2 : 2 điểm	Bài 5 : 2 điểm
Bài 3 : 2 điểm	Bài 6 : 1 điểm
4. Củng cố: 2p
- GV nhận xét giờ học, khen HS có ý thức học tập tốt
- Dặn HS ôn lại bài đã học.
Thủ công( Tiết 35)
TRưng bày sản phẩm thực hành của học sinh
I. Mục tiêu:
Trưng bày các sản phẩm thủ công đã làm được. 
Khuyến khích trưng bày những sản phẩm mới có tính sáng tạo.
Nhận xét về ý thức học tập của HS
II. Đồ dùng dạy - học:
GV :Kế hoạch bài dạy
HS: Các sản phẩm thực hành của HS
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức(1’):Lớp hát
2. Bài cũ(1’):Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
3. Bài mới(30’):
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
b. Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm: 
HS trưng bày sản phẩm theo đơn vị tổ - GV và HS nhận xét đánh giá về những sản phẩm HS đã làm
HS bình chọn những bài đẹp nhất
GV nhận xét về thái độ học tập của HS
4.củng cố dặn dò(1’)
GV nhận xét giờ học, khen những HS có những bài làm tốt
Nhận xét, ký duyệt của ban giám hiệu
Ngày... tháng 5 năm 2011
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docnga hue tuan 35 2010- 2011.doc