Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 9 năm 2011

Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 9 năm 2011

I. MỤC TIÊU

Biết:Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn.

Yêu quý anh chị em trong gia đình.

Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.

**Biết vì sao cần lễ phép với anh chị,nhường nhịn em nhỏ.

Giáo dục HS yêu thích môn học.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

GV: Đồ dùng để chơi đóng vai

HS: Vở BT Đạo đức1

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 1. Ổn định tổ chức (1) Lớp hát

 2. Kiểm tra bài cũ(3)

H:Hãy kể về gia đình em?

 

doc 20 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1141Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 9 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Ngày soạn:11 / 9 / 2009
Ngày dạy: Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009
	đạo đức (tiết 9)
Lễ phép với anh chị , nhường nhịn em nhỏ
I. Mục tiêu
Biết:Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn.
Yêu quý anh chị em trong gia đình. 
Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.
**Biết vì sao cần lễ phép với anh chị,nhường nhịn em nhỏ.
Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Tài liệu và phương tiện
GV: Đồ dùng để chơi đóng vai
HS: Vở BT Đạo đức1
III. Hoạt động dạy – học
 1. ổn định tổ chức (1’) Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ(3’)
H:Hãy kể về gia đình em?
 3. Bài mới(30’)
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp – GV ghi bảng – HS nhắc lại 
Hoạt động 1: HS xem tranh và nhận xét việc làm của các bạn nhỏ trong BT1
 GV yêu cầu từng cặp HS quan sát tranh BT 1và nhận xét việc làm của các bạn nhỏ trong 2 tranh
Từng cặp HS trao đổi về nội dung mỗi bức tranh
Một số HS nhận xét việc làm của các bạn nhỏ trong tranh
Cả lớp trao đổi, bổ sung.
GV chốt lại nội dung từng tranh và kết luận:
+ Tranh 1: Anh đưa cam cho em ăn, em nói lời cảm ơn. Anh rất quan tâm đến em, em lễ phép với anh.
+ Tranh 2: Hai chị em đang cùng nhau chơi đồ hàng, chị giúp em mặc áo cho búp bê. Hai chị em chơi với nhau rất hoà thuận, chị biết giúp đỡ em trong khi chơi.
Anh chị em trong gia đình phải yêu thương và hoà thuận với nhau.
Giải lao
2. Hoạt động 2: Thảo luận, phân tích tình huống ( Bài tập 2 )
HS xem các tranh BT2 và cho biết tranh vẽ gì?
+ Tranh 1: Bạn Lan đang chơi với em thì được cô cho quà.
+ Tranh 2: Bạn Hùng có 1 chiếc ô tô đồ chơi. Em bé nhìn thấy và đòi mượn chơi.
GV hỏi: Theo em bạn Lan ở tranh 1 có thể có những cách giải quyết nào trong tình huống đó?
HS nêu tất cả các cách giải quyết có thể có của Lan trong tình huống. GV chốt lại cách ứng xử chính của Lan:
+ Lan nhận quà và giữ tất cả lại cho mình.
+ Lan chia cho em quả bé và giữ lại cho mình quả to.
+ Lan chia cho em quả to, còn quả bé phần mình
+ Mỗi người một nửa quả bé, 1 nửa quả to.
+ Nhường cho em bé chọn trước.
GV hỏi: Nếu em là bạn Lan, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
GV chia HS thành các nhóm có cùng sự lựa chọn và yêu cầu các nhóm thảo luận vì sao các em lại muốn chọn cách giải quyết đó. 
HS thảo luận nhóm.
Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp bổ sung.
+ GV kết luận: Cách ứng xử thứ 5 ( nhường cho em bé chọn trước ) là đáng khen thể hiện chị yêu em nhất, biết nhường nhịn em nhỏ.
Đối với tranh 2, GV cũng hướng dẫn làm tương tự như tranh 1.
Có thể có các cách ứng xử sau:
+Hùng không cho em mượn ô tô.
+Đưa cho em mượn và để mặc em chơi
+ Cho em mượn và hướng dẫn em cách chơi, cách giữ gìn đồ chơi khỏi hỏng.
 4. Củng cố, dặn dò (3’)
GV nhận xét giờ học . Nhắc HS thực hiện đúng những điều đã học .
Học vần(tiết 75+76)
Bài 35: uôi , ươi
i. Mục đích, yêu cầu
Nhận biết và đọc được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi;từ và câu ứng dụng. 
Viết được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi .
Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: chuối, bưởi, vú sữa.
*đọc,viết được uôi.
Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy- học
GV: Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói
HS: Bộ đồ dùng TV1
HS:SGK,bảng ,phấn ,bộ đồ dùng tiếng việt .
III. Hoạt động dạy- học
 Tiết 1
 1. ổn định tổ chức (1’) Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ(4’)
HS đọc,viết: cái túi, vui vẻ, gửi quà, ngửi mùi.
HS đọc câu ứng dụng 
GV nhận xét – Ghi điểm
 3. Bài mới(35’)
 a,Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp – GV ghi bảng – HS nhắc lại 
 b,Dạy vần mới:
uôi
GV giới thiệu ghi bảng :uôi – HS nhắc lại:uôi. 
GV giới thiệu chữ in, chữ thường 
H. Vần uôi được tạo nên từ âm nào? ( uô và i )
H.Vần uôi ;vần ôi giống nhau điểm gì ? khác nhau điểm gì?
Giống nhau :đều kết thúc bằng i.Khác nhau :vần uôi bắt đầu bằng uô
HS đọc trơn uôi
HS phân tích vần uôi (uô đứng trước âm i đứng sau ) cá nhân – HS ghép vần-nhận xét
HS đánh vần uô-i-uôi(cá nhân, nhóm ;cả lớp )-HS đọc :uôi(cá nhân ,lớp)
H.Có vần uôi muốn có tiếng chuối ta làm thế nào ?(thêm âm ch dấu sắc)
HS nêu –GV ghi bảng :chuối –HS ghép tiếng :chuối –HS phân tích tiếng chuối (âm ch đứng trước vần uôi dấu sắc )-HS đánh vần :chờ –uôi-chuôi- sắc-chuối (cá nhân,cả lớp HS đọc kết hợp (cá nhân,cả lớp )
GV cho HS quan sát tranh
H. Bức tranh vẽ gì ?(vẽ nải chuối)
GVgiới thiệu và ghi từ :nải chuối – HS đọc :nải chuối (cá nhân,cả lớp )
HS đọc kết hợp(cá nhân,lớp) 
H.Vần mới vừa học là vần gì ?
H.Tiếng mới vừa học là tiếng gì ?
H:Từ mới vừa học là từ gì?
HS nêu - GVtô màu – HS đọc xuôi, đọc ngược.
ươi
Quy trình tương tự vần uôi.
Lưu ý :ươi được tạo nên từ ươ và i
HS so sánh ươi với uôi:
Vần uôi và vần ươigiống nhau điểm gì ?khác nhau điểm gì?
Giống nhau :kết thúc bằng i.Khác nhau :ươi bắt đầu bằng ươ
Đánh vần :ươ-i-ươi:bờ-ươi-hỏi-bưởi
Sau đó cho HSđọc lại cả hai vần 
Giải lao
Luyện viết :GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ ươi;uôi;nải chuối múi bưởi – HS viết bảng con ,GV uốn nắn sửa sai 
C .Đọc từ ứng dụng 
GV ghi từ ứng lên bảng : buổi tối ,tuổi thơ , múi bưởi ,tươi cười.
HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học,HS nêu,GV gạch chân,Gọi HS đọc tiếng mới HS đọc từ ứng dụng ,GV giải nghĩa từ :múi bưởi ; tuổi thơ 
GVđọc mẫu từ ,Gọi HS đọc lại (cá nhân,cả lớp )
 4.Củng cố,dặn dò (2’)
HS đọc lại cả bài ;HS nêu vần vừa học 
Tuyên dương HS có tiến bộ.
Tiết 2
 1.ổn định tổ chức (1’) Lớp hát 
 2. Kiểm tra bài cũ (1’) Gọi HS nhắc lại vần vừa học
 3. Bài mới (30’)
 a. Luyện tập :Luyện đọc :
HS đọc lại từng phần trên bảng lớp 
HS đọc SGK(cá nhân ,nhóm ,cả lớp )
Đọc câu ứng dụng 
GV cho HS quan sát tranh 
H. Bức tranh vẽ gì ?
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng :Buổi tối ,chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ .
HS đọc nhẩm – nêu tiếng có vần vừa học – HS đọc tiếng mới – HS đọc câu ứng dụng. GV đọc mẫu – Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp )
Giải lao
 b. Luyện viết :GV hướng dẫn lại cách viết ,cách trình bầy vở 
HS mở vở tập viết –1 HS đọc lại bài viết 
GV nhắc lại cách viết – Nhắc HS ngồi đúng tư thế khi viết bài
HS viết bài – GV chấm, chữa bài
c.Luyện nói (5’)
GV ghi chủ đề luyện nói :chuối ,bưởi , vú sữa 
Gọi HS đọc chủ đề luyện nói .GVcho HS quan sát tranh – GV nêu câu hỏi .
Gợi ý thảo luận theo nhóm đôi.
H. Trong tranh vẽ gì?
H.Trong 3 thứ quả này em thích quả nào nhất?
H.Chuối chín có màu gì?
H.Vú sữa chín có màu gì?
H.Bưởi thường có nhiều vào mùa nào?
Gọi đại diện nhóm lên trình bầy –HS nhận xét 
 4.Củng cố,dặn dò (2’)
HS đọc lại cả bài trên bảng lớp .
HS đọc SGK;HS nêu tiếng có vần vừa học .Nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau.
Toán(tiết 33)
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Biết phép cộng với số 0, thuộc bảng cộng và biết cộng trong phạm vi các số đã học.
*Làm bài tập 1.
Giáo dục HS yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy – học:
GV : kế hoạch bài học 
HS : SGK , bút 
III.Các hoạt động dạy – học .
 1. ổn định tổ chức (1’) Lớp hát 
2 Kiểm tra bài cũ (3’)
Gọi HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 5 
+ GV nhận xét cho điểm
 3. Bài mới (30’)
 a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp –GV ghi bảng –HS nhắc lại 
 b.HS làm bài tập 
HS mở SGK làm bài tập 1,2,3(trang 52)
**HS khá giỏi làm thêm bài 4.
+ Bài 1:
HS nêu yêu cầu của bài - HS nêu cách làm ,làm bài vào vở ,HS chữa bài,HS nhận xét 
0 +1 = 1 ;1 + 1 = 2 ;2 + 1 = 3 ;3 + 1 = 4.
GV nhận xét bài làm của HS.
+Bài 2: 
HS nêu yêu cầu của bài ,HS làm bài ,gọi HS chữa bài ,Gọi HS nhận xét,GV nhận xét. 
1 + 2 = 3 , 1 + 3 = 4 ,1 + 4 = 5 ,2 +1 = 3 ,3 + 1= 4 , 4 + 1 = 5
Giải lao
+Bài 3:
HS nêu yêu cầu của bài –HS làm bài –HS đổi vở để kiểm tra chéo 
HS làm bài –HS nhận xét 2 2 + 1, 5 = 5 + 0.
GV nhận xét bài làm của HS.
+Bài 4 :HS nêu yêu cầu của bài –HS làm bài –HS chữa bài –HS nhận xét 
 4. Củng cố,dặn dò (2’)
GV nhận xét giờ học .Nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau.
Ngày soạn:12/ 9 /2009
Ngày dạy: Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2009
Học vần(tiết77+78)
Bài 36: ay, â, ây
I. Mục đích, yêu cầu:
Nhận biết và đọc được: ay, â, ây, mây bay,nhảy dây;từ và câu ứng dụng. 
Viết được: ay, â, ây, mây bay,nhảy dây.
Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Chạy, bay, đi bộ, đi xe.
*Đọc,viết được ay.
Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học
GV: Tranh minh hoạ từ khoá, câu ứng dụng, phần luyện nói.bộ đồ dùng dạy TV
HS: Bộ đồ dùng học TV1,bảng ,phấn.
III. Hoạt động dạy – học:
 1. ổn định tổ chức:(1’) Lớp hát
 2. Bài cũ(3’)
HS đọc,viết tuổi thơ,buổi tối,túi lưới.
HS mở SGK đọc câu ứng dụng 
GV nhận xét cho điểm.
 3. Bài mới(35’)
Tiết 1
 a,Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp – GV ghi bảng – HS nhắc lại 
 b,Dạy vần mới:
ay
GV giới thiệu ghi bảng: ay - HS nhắc lại:ay 
GV giới thiệu chữ in, chữ thường 
H. Vần ay được tạo nên từ âm nào? ( a và y )
H.Vần ay;vần ai giống nhau điểm gì ? khác nhau điểm gì?
Giống nhau :đều bắt đầu bằng a.Khác nhau :vần ay kết thúc bằng y.
HS đọc trơn:ay 
HS phân tích vần ay (ađứng trước âm y đứng sau ),HS ghép vần,một HS lên bảng ghép.
HS đánh vần a-y-ay(cá nhân,cả lớp )-HS đọc trơn :ay (cá nhân ;nhóm)
H.Có vần ay muốn có tiếng bay ta làm thế nào ?(thêm âm b )
HS ghép tiếng :bay,một HS lên bảng ghép,nhận xét.
GV viết tiếng ay lên bảng.
HS phân tích tiếng:bay (âm b đứng trước vần ay )HS đánh vần:bờ- ay- bay (cá nhân
nhóm ;cả lớp )
HS đọc trơn :bay (cá nhân ;nhóm ;cả lớp) 
GV cho HS quan sát tranh
H. Bức tranh vẽ gì? (máy bay)
GVgiới thiệu và ghi từ :máy bay – HS đọc :máy bay (cá nhân ;nhóm ;cả lớp )
HS đọc kết hợp :ay- bay- máy bay(cá nhân,lớp)
H.Vần mới vừa học là vần gì ?
H.Tiếng mới vừa học là tiếng gì ?
H:Từ mới là từ gì?
HS nêu - GVtô màu – HS đọc xuôi, đọc ngược.
â
GV giới thiệu âm â - HS nhắc lại
GV giới thiệu chữ in chữ viết thường
GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm – HS phát âm ( cá nhân, cả lớp)
ây
Quy trình tương tự vần ay
Lưu ý :âyđược tạo nên từ â và y
HS so sánh ây với ay:
Vần ây và vần ay giống nhau điểm gì ?khác nhau điểm gì?
(Giống nhau :kết thúc bằng y.Khác nhau :ây bắt đầu bằng â)
Đánh vần : â - y - ây, dờ - ây – dây 
Sau đó cho HS đọc lại cả hai vần 
Giải lao
+Luyện viết :GV viết mẫu  ... 35 )
Kiểm tra định kỳ
I. Mục đích, yêu cầu:
Tập trung vào đánh giá:
Đọc,viết,so sánh các số trong phạm vi 10;biết cộng các số trong phạm vi 5;nhận biết các hình đã học.
II. đồ dùng dạy- học:
 GV:đề bài
 HS: vở kiểm tra
III. Các hoạt động dạy - học: 
 1.ổn định tổ chức:Lớp hát
2.Bài cũ
3.Bài mới:(35’)
Bài1. Tính: 3 4 2 2
 +	+	+	+
	 2 1 	 1	 3
 Bài2. Tính:
 2 + 3 = 4 + 1 = 
 3 + 0 = 	1 + 3 = 
 Bài3. > ,<,= 2 + 0 0 4 + 1 5
 2 + 0 2 	 3 + 1..4
Bài4. Viết phép tính thích hợp
Bài 5.Số
 3 +  = 3 2 + . = 5
  + 1 = 4  +  . = 0 .
Biểu điểm: 
Bài 1: ( 2 điểm )
HS làm đúng mỗi ý cho 0,5 điểm
Bài 2: ( 2 điểm )
HS làm đúng mỗi ý cho 0,5 điểm
Bài 3: ( 2 điểm) 
HS làm đúng mỗi ý cho 0,5 điểm
Bài 4: ( 2 điểm )
Viết đúng phép tính; kết quả đúng 2 điểm
Bài 5: ( 2 điểm )Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm
4.Củng cố,dặn dò:(1’)
GV thu chấm bài.Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Mĩ thuật(tiết 9)
Xem tranh phong cảnh
I.Mục tiêu:
HS nhận biết được tranh phong cảnh,yêu thích tranh phong cảnh.
Mô tả được những hình vẽ và màu sắc trong tranh.
**Có cảm nhận vẻ đẹp của tranh phong cảnh.
Giáo dục học sinh yêu mến cảnh đẹp quê hương
II. Đồ dùng dạy- học 
GV :Tranh ảnh phong cảnh
HS : Vở tập vẽ, Bút chì, màu
III. Các hoạt động dạy- học 
 1. ổn định tổ chức(1’) Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ (1’)
Kiểm tra đồ dùng học tập HS
 3. Bài mới (30’)
 a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài trực tiếp - GV ghi bảng - HS nhắc lại 
 b.GV giới thiệu tranh phong cảnh
+GV cho HS quan sát tranh
H. Tranh phong cảnh thường vẽ cảnh gì?
GV giới thiệu tranh phong, tranh vẽ cảnh nhà, cây, đường, ao, hồ, biển, thuyền, trong tranh còn có thể vẽ thêm người và các con vật; có thể vẽ tranh bằng chì màu, sáp màu và màu bột 
Giải lao
c.Hướng dẫn HS xem tranh :
HS quan sát tranh 1: Đêm hội 
H. tranh vẽ những gì?
H. Màu sắc trong tranh thế nào?
H:Em có nhận xét gì về bức tranh?
GV kết luận: tranh đem hội là tranh đẹp, màu sắc tươi vui, đúng là đem hội
HS quan sát tranh 2: Chiều về 
H. Tranh của bạn Hoàng Phong vẽ cảnh ban ngày hay ban đêm? (tranh vẽ cảnh ban ngày)
H. tranh vẽ cảnh ở đâu?
H. Màu sắc của tranh thế nào? ( Màu sắc đẹp)
GV: Tranh chiều về là bức tranh đẹp có nhiều hình ảnh quen thuộc 
GV kết luận: Tranh phong cảnh là tranh vẽ cảnh nông thôn, cảnh thành phố, cảnh sông, cảnh biển, cảnh núi rừng 
+HS nhắc lại
 4.Củng cố, dặn dò (3’)
GV nhận xét giờ học .Nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau.
Ngày soạn:15/ 10 /2009
Ngày dạy:	Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2009
Toán( tiết 36)
Phép trừ trong phạm vi 3
I. Mục tiêu
Biết làm tính trừ trong phạm vi 3;biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Giáo dục HS thích học toán.
II. Đồ dùng dạy – học
	GV, HS: Bộ đồ dùng học toán 1
III. Hoạt động dạy – học
 1. ổn định tổ chức (1’) Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ: (1’)
 GV trả bài – nhận xét chung
 3. Bài mới: (30’)
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp – HS nhắc lại – GV ghi bảng
 b. Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép trừ.
 GV Hướng dẫn: 2 – 1 = 1
H. lúc đầu có mấy con ong đậu trên bông hoa?
H. Sau đó có mấy con bay đi?
+ HS quan sát tranh, nêu bài toán “ Lúc đầu có 2 con ong đậu trên bông hoa, sau đó 1 con bay đi. Hỏi còn lại mấy con ong?”
 +HS trả lời:
- GV: “ 2 con ong bớt 1 con còn 1 con ong; 2 bớt 1 bằng 1”
- HS dùng 2 hình tròn, bớt 1 hình tròn còn 1 hình tròn.
- Vừa làm vừa nêu: “ 2 bớt 1 bằng 1”
- GV giới thiệu: 2 bớt 1 bằng 1 viết như sau: 2-1= 1; dấu - đọc là “ trừ ”
- HS nhìn bảng đọc phép tính
+Hướng dẫn: 3 – 1 = 2; 3 – 2 = 1 
GV lấy 3 chấm tròn dắt lên bảng
H. Cô có mấy chấm tròn?
H. Cô bớt đi mấy chấm tròn? (1)
H. 3 chấm tròn bớt đi một chấm tròn còn mấy chấm tròn? (2)
H. 3 bớt 1 còn mấy? (2)
H. 3 trừ một còn mấy? (2)
GV ghi phép tính: 3 – 1 = 2
GV chỉ – HS đọc 
H. Từ bớt cô chuyển thành phép tính gì? (tính trừ)
GV dắt 3 hình tam giác
H. Cô có 3 hình tam giác lấy đi 2 hình tam giác còn lại mấy hình tam giác?
H. 3 lấy đi 2 còn mấy? (1)
H. Lấy đi thay bằng phép tính gì? (trừ)
H. Em hãy nêu phép tính? (3 – 2 = 1)
HS dắt phép tính – 1 HS lên bảng dắt – HS nhận xét – HS đọc phép tính – GV ghi bảng HS đọc – HS đọc lại 3 phép tính
Nhận xét mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
HS xem sơ đồ nhận biết:
2 chấm tròn thêm 1 chấm tròn thành 3 chấm tròn: 2+1= 3
1 chấm tròn thêm 2 chấm tròn thành 3 chấm tròn: 1+2=3
3 chấm tròn bớt 2 chấm tròn còn 1 chấm tròn: 3-2= 1
3 chấm tròn bớt 1 chấm tròn còn 2 chấm tròn: 3-1= 2
( GV thể hiện thao tác trên sơ đồ để HS nhận ra mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ từ bộ ba các số: 2, 1, 3)
HS học thuộc lòng 
Giải lao
+Thực hành
HS mở SGK làm bài tập 1,2,3
*Làm bài tập 1.
Bài 1: HS nêu cách làm( cách tính) đ tự làm bài
2 – 1 = 3 – 1 =	1 + 1 =
 3 – 1 = 	3 – 2 =	2 – 1 =
3 - 2 =	2 – 1 =	3 – 1 =
+ HS đổi chéo vở, kiểm tra kết quả, nhận xét bài của bạn
Bài 2: GV giới thiệu cách làm tính trừ bằng việc đặt tính theo cột dọc ( viết phép trừ sao cho các số thẳng cột với nhau, làm tính trừ, viết kết quả thẳng cột với các số trên)
 2	 3	 3
 -	-	 	-	 
	1	 2	1	
HS tính và đọc kết quả tính.
GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 3: HS quan sát tranh đ nêu bài toán theo nhóm rồi viết phép tính thích hợp vào ô vuông.
GV chấm một số bài nhận xét tuyên dương.
 4. Củng cố, dặn dò (2’)
 HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 3.Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
 _______________________________________
Học vần(tiết 82)
Bài 38: eo, ao
I. Mục đích, yêu cầu:
Nhận biết và đọc được: oe, ao, chú mèo, ngôi sao;từ và đoạn thơ ứng dụng.
Viết được: oe, ao, chú mèo, ngôi sao.
Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: gió, mây, mưa, bão lũ.
*Đọc viết được eo.
HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học: 
GV: tranh minh hoạ từ khoá, câu, phần luyện nói, bộ đồ dùng dạy TV
HS: Bộ đồ dùngTV1,SGK,bảng,phấn.
Tiết 2
 1.ổn định tổ chức (1’)Lớp hát 
 2. Kiểm tra bài cũ (2’) 
Gọi HS nhắc lại vần vừa học
 3. Bài mới (30’) Luyện tập 
 a.Luyện đọc :
HS đọc lại từng phần trên bảng lớp ,GV chỉ HS đọc.
HS đọc SGK(cá nhân ,nhóm ,cả lớp )
Đọc câu ứng dụng 
GV cho HS quan sát tranh 
H. Bức tranh vẽ gì ?( vẽ bạn nhỏ đang ngồi thổi sáo)
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng :
 Suối chảy rì rào
 Gió reo lao sao
 Bé ngồi thổi sáo 
HS đọc nhẩm – nêu tiếng có vần vừa học – HS đọc tiếng mới – HS đọc câu ứng dụng GV đọc mẫu – Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp )
Giải lao
 b. Luyện viết :GV hướng dẫn lại cách viết ,cách trình bầy vở 
HS mở vở tập viết – 1 HS đọc lại bài viết – HS viết bài – GV chấm, chữa bài
 c. Luyện nói(5’)
GV ghi chủ đề luyện nói lên bảng: Gió, mây, mưa, bão, lũ
HS đọc tên bài luyện nói 
HS quan sát tranh
GV gợi ý: 
H:Trong vẽ những gì?
H:Trên đường đi học về, gặp mưa em làm thế nào?
H: Khi nào em thích có gió?
H:Trước khi mưa to, em thường thấy gì trên trời? 
H:Em biết gì lũ và bão? 
HS thảo luận nhóm đôi- gọi đại diện nhóm trình bày – HS nhận xét
 4. Củng cố, dặn dò (3’)
HS đọc bài 1 lần.HS đọc SGK.HS tìm chữ có vần vừa học.
Dặn dò học lại bài, xem trước bài 39.
 ________________________________________ 
Tập viết(tiết 8)
Bài 8: đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ
I. Mục đích, yêu cầu:
Viết đúng các chữ : đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻkiểu chữ viết thường,cỡ vừa theo vở Tập viết 1,tập một.
*Viết được đồ chơi.
**HS khá giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1,tập một.
Giáo dục HS rèn chữ giữ vở
II. Chuẩn bị:
GV: Chữ viết mẫu
HS: Vở Tập viết, bảng con, bút
III. Hoạt động dạy – học
 1. ổn định tổ chức(1’)Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ(2’)
HS viết bảng con : ngà voi, xưa kia
 3. Bài mới(30’)
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp – GV ghi bảng – HS nhắc lại
 b. Hướng dẫnviết bảng con
+2, 3 HS đọc bài viết
H. Bài yêu cầu viết mấy dòng?
+ HS đọc : đồ chơi
H. Từ “đồ chơi” gồm mấy tiếng? Là những tiếng nào?
H. Ta phải viết tiếng nào trước? Tiếng nào sau?
H. Những con chữ nào có độ cao 2 li, 4 li, 5 li?
H. Tiếng đồ có dấu gì?
GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết.HS viết bảng con: đồ chơi
GV hướng dẫn sửa sai
- Các từ còn lại: GV hỏi tương tự
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn cách viết lần lượt từng từ
- HS viết bảng con: tươi cười, ngày hội, vui vẻ
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
- GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết cho HS
Giải lao
+ HS viết bài vào vở
- HS mở vở tập viết – HS đọc bài viết – GV nhắc nhở lại cách viết
- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế khi viết.HS viết bài
- GV chấm 1 số bài đ nhận xét
 4.Củng cố, dặn dò(2’) 
GV nhận xét giờ học
Nhắc HS về nhà luyện viết thêm ở vở ô li.Nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau.
 _____________________________________
Thể dục(tiết 9)
Đội hình đội ngũ – Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản
 I.Mục Tiêu:
- Ôn tư thế đứng cơ bản, học đứng đưa hai tay dang ngang, đứng đưa hai tay lên cao chếch hình chữ v. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Địa điểm, phương tiện:
 GV : Sân bãi
 HS : Trang phục gọn gàng 
 III. Nội dung và phương pháp:
Phần mở đầu (5’)
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung bài học 
- HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- HS giậm chân tại chỗ, chạy nhẹ nhàng theo hai hàng dọc
- Đi thường và hít thở sâu
B – Phần cơ bản (25’)
+ Học đứng đưa hai tay dang ngang, tập phối hợp
GV nêu tên động tác; GV tập mẫu kết hợp phân tích động tác, HS quan sát
GV tập mẫukết hợp phân tích động tác – HS tập theo GV – GV đếm ,HS tập theo
Cán sự lớp điều khiển lớp tập 2 lần . 4nhịp
Nhịp 1: từ tư thế đứng cơ bản đưa hai tay ra trước 
Nhịp 2: Về tư thế đứng cơ bản
Nhịp 3: Đứng đưa hai tay lên cao chếch hình chữ v
Nhịp 4: Về tư thế đứng cơ bản
+ Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ( HS tập 2 lần)
- Cho HS từ đội hình vòng tròn tập thể dục rèn luyện tư thế cơ bản.
c. Phần kết thúc( 5’)
Đi thường theo nhịp 2 – 4 hàng dọc
Trò chơi hồi tĩnh “Diệt các con vật có hại”
GV hệ thống bài, GV nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau.
Nhận xét,ký duyệt của ban giám hiệu.
Ngàythángnăm 2009
..............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9 nga2011.doc