Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 12

Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 12

- HS trừ thành tạo bằng cách đếm lùi và lập được bảng trừ trong phạm vi 10. Nhận biết đặc điểm mỗi hàng, mỗi cột của bảng trừ trong phạm vi 10, từ đó thuộc được bảng.

- Hợp tác nhóm, chia sẻ với bạn lập được bảng trừ trong phạm vi 10

- Tự giác trong học tập

 

doc 16 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 144Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
 Thứ hai, ngày 21 tháng 11 năm 2022
TIẾT 1 HĐTN
SINH HOẠT DƯỚI CỜ: CHÚC MỪNG NGÀY HỘI CỦA THẦY CÔ
----------------------------------------------------
TIẾT 3: TOÁN
TRỪ TRONG PHẠM VI 10 (T1)
I.Yêu cầu cần đạt:
-HS trừ thành tạo bằng cách đếm lùi và lập được bảng trừ trong phạm vi 10. Nhận biết đặc điểm mỗi hàng, mỗi cột của bảng trừ trong phạm vi 10, từ đó thuộc được bảng.
- Hợp tác nhóm, chia sẻ với bạn lập được bảng trừ trong phạm vi 10
- Tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng, ti vi, máy tính
III. Hoạt động dạy- học:
1. Khởi động: Trò chơi “ Tiếp sức”
2. Khám phá:
- HS thi lên gắn thẻ phép trừ đúng chỗ và nhanh.
- HS quan sát tranh, mô tả hai bạn đang làm gì. HS nhắc lại các thao tác, các bước thực hiện đếm lùi để tìm kết quả phép tính trừ như trong tranh.
3. Thực hành.
Bài 1 - HS tự tính rồi viết kết quả mỗi phép tính trong bảng.
- Một số HS được chỉ nói , GV viết kết quả các phép tính vào bảng trừ.
- HS đọc nhiều lần để có thể thuộc bảng trừ trong phạm vi 10 theo hướng dẫn - HS thi đọc thuộc từng phần bảng trừ .
Bài 2: HS nghe GV đọc lệnh.
- HS tự thực hiện cá nhân
- HS chữa bài nhận xét
Bài 3: HS được chỉ định trình bày trên bảng đến khi được xác định đúng. 
- Tìm quả trứng mang phép tính có kết quả lớn hơn 6
- HS ghi ra nháp hoặc bảng con
- Đại diện 1 số em nêu kết quả
Bài 4: HS thực hiện HĐ4 trong SHS
- HS quan sát tranh và nêu phép tính ở mỗi tranh.
- Hs chia sẻ.
- HS ghi nhớ : Số nào trừ đi chính nó thì bằng 0. Số nào trừ đi 0 bằng chính nó.- Tương tự như phần a, HS tự thực hiện phần b.
Bài 5
- Học sinh nhìn tranh nêu bài toán và viết phép tính thích hợp theo tình huống trong tranh.
- Hs chia sẻ.
4. Vận dụng, trải nghiệm.
- Về nhà chia sẻ với bố mẹ đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 10
 IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
TIẾT 4: TIẾNG VIỆT (TIẾT 1)
BÀI 56: êm êp
I. Yêu cầu cần đạt 
- Đọc, viết, học được cách đọc vần êm, êp và các tiếng/chữ có êm, êp. Mở rộng vốn từ có tiếng chứa êm, êp. 
-Biết hợp tác, chia sẻ với bạn cùng bàn cách đánh vần, phân tích vần êm, êp .
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh/ ảnh/ slide minh họa: bếp lửa, tấm đệm
-Bảng phụ viết sẵn: êm, êp, bếp lửa, tấm đệm.
III. Các hoạt động dạy học: 
1.Khởi động: Kể tên các vần đã học
2. Khám phá: 
 HĐ1+ Giới thiệu vần: êm,êp
+ Đọc vần mới, tiếng khóa, từ khóa
Vần êm
- HS đánh vần cá nhân, nhóm, tổ, lớp: ê m êm
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích vần êm.
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích tiếng đệm
Vần êp
- HS đánh vần cá nhân, nhóm, tổ, lớp: êp
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích vần êp.
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích tiếng bếp
HĐ 2: Đọc từ ngữ ứng dụng
 - HS đọc các từ dưới tranh, tìm được: tiếng chứa vần êm, êp
- HS nghe GV nhận xét, tuyên dương và giải nghĩa 1 số từ.
HĐ 3: Tạo tiếng mới chứa êm, êp
- HS chọn một phụ âm bất kì và ghép với vần êm, êp để tạo thành tiếng, chọn những tiếng có nghĩa.
HĐ 4: Viết (vào bảng con )
- HS quan sát GV viết mẫu lên bảng lớp: êm. GV lưu ý HS nét nối giữa ê và m
- HS viết vào bảng con: êm. GV quan sát, chỉnh sữa chữ viết cho HS
- Thực hiện tương tự với: êp, tấm nệm, bếp lửa. GV lưu ý HS nét nối giữa các chữ cái, vị trí dấu thanh.
3.Vận dụng, trải nghiệm
Chia sẻ với người thân về cách viết dấu +, dấu =
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
BUỔI CHIỀU:
TIẾT 1: TIẾNG VIỆT 
BÀI 56: êm êp ( TIẾT 2)
I. Yêu cầu cần đạt 
-Đọc, hiểu bài Tập đếm. Đặt và trả lời được câu đố về các loài vật.
-Ham học hỏi, biết quan sát và ghi nhớ tên gọi , đặc điểm của của các đồ vật gần gũi xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh/ ảnh/ slide minh họa bài học.
-Bảng phụ viết sẵn: êm, êp, bếp lửa, tấm đệm.
III. Các hoạt động dạy học: 
1.Khởi động: Trò chơi gọi thuyền ôn lại tiết 
2. Thực hành:
HĐ5 : Đọc đoạn ứng dụng
a. HS quan sát tranh 1 và nêu đuợc nội dung bức tranh 
+ Đọc thành tiếng.
- HS đọc nhẩm (đủ cho mình nghe) tiếng nào chưa đọc trơn được thì đánh vần.
- HS nghe GV đọc mẫu và đọc thầm theo.
- HS đọc các từ có tiếng chứa vần êm, êp..
 - HS luyện đọc nối tiếp câu theo nhóm.
- HS đọc cả bài.
- HS nghe GV nhận xét, sửa sai.
 b.Trả lời câu hỏi
- HS nghe GV đặt câu hỏi trong SGK và trả lời
- HS đọc cá nhân đáp án của bài tập đọc hiểu: Tập đếm
+ Bé làm gì?
- Bé tập đếm những đồ vật nào?
- HS luyện nói theo cặp, sau đó một số cặp nói trước lớp: Mắt, mũi để làm gì +HĐ 6: .Viết ( vào vở Tập viết )
- HS quan sát GV viết: êm, êp, tấm đệm, bếp lửa.
- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- HS nghe GV nhận xét và sữa bài của một số HS.
3. Vận dụng, trải nghiệm
- Chia sẻ với người thân từ ngữ chứa tiếng/chữ có vần êm, êp và đặt câu hỏi với từ ngữ tìm được.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
.
 -------------------------------------------------------------------
TIẾT 3: GDKNS
BÀI 6: KỂ CHUYỆN BÉ NGHE (CỔ TÍCH THẾ GIỚI)
I. Yêu cầu cần đạt 
- Đưa bé vào thế giới truyện cổ tích để bắt đầu dẫn dắt trẻ đến với niềm đam mê của việc đọc sách.
- Trẻ yêu thích truyện cổ tích thế giới.
- Bước đầu giúp trẻ hình thành nhân cách qua những bài học rút ra từ những câu truyện cổ tích.
II. Đồ dùng dạy học :
- Truyện kể: Nàng Bạch Tuyết.
- Tranh minh hoạ truyện kể.
- Một số truyện cổ tích thế giới.
- Địa điểm: Trong lớp.
III. Hoạt động dạy và học.
1. Khởi động:
- Cả lớp hát bài hát: tập thể
2. Khám phá:
+ HS quan sát tranh
+ Nghe giáo viên kể chuyện
- Kể chuyện kết hợp tranh minh hoạ
-HS theo dõi tranh và nghe GV kể câu chuyện
- Cô vừa kể chuyện gì?
- Có những nhân vật nào? Con vật nào?
3.Thực hành:
- HS quan sát tranh và tập kể từng đoạn nhỏ
* Cả lớp - đôi bạn
- Nhắc tên truyện.
- Kể các nhận vật, con vật trong truyện
- Đôi bạn nói cho nhau nghe mình thích nhân vật nào? Không thích nhân vật nào? Vì sao?
- Một số học sinh trình bày trước lớp.
- Rút ra bài học cho bản thân: ở hiền gặp lành
3. Vận dụng, trải nghiệm
- Chọn và mượn một quyển về nhà nhờ cha mẹ/ anh chị đọc cho nghe.
Thứ 3 ngày 22 tháng 11 năm 2022
TIẾT 1&2: TIẾNG VIỆT
BÀI 57: im, ip 
I. Yêu cầu cần đạt
-Đọc, viết, học được cách đọc vần im, ip và các tiếng/chữ có im, ip. Mở rộng vốn từ có tiếng chứa im, ip. Đọc, hiểu bài Tam thể mơ. Đặt và trả lời được câu hỏi về con vật, đồ vật.
- Chia sẻ, hợp tác với bạn trong nhóm cách đọc vần im, ip và tìm tiếng có im, ip.
II. Đồ dùng dạy học
Máy tính, ti vi trình chiếu tranh ảnh.
III. Hoạt động dạy- học:
1. Khởi động. TC: Bông hoa kì diệu
2. Khám phá.- 
+ HĐ 1: Khám phá vần im, ip.
Tương tự vần an at
+ HĐ2: Đọc vần mới, tiếng khóa, từ khóa
a)Vần im:
- HS đánh vần: i- mờ -im.+ Phân tích tiếng “nhím”, đọc trơn
-HS đánh vần: nhờ- im- nhim- sắc- nhím.
theo cá nhân- nhóm- tổ- lớp
b)Vần ip: GV thực hiện tương tự như vần im:
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích các vẩn, tiếng khoá, từ khóa vừa học
+ HĐ 3.Đọc từ ngữ ứng dụng:
- HS xem SGK và đọc các từ dưới tranh (trong sách/ trên bảng)
- HS tìm tiếng chứa vần êm, êp
- HS đọc trơn từ ứng dụng 
- HS theo dõi Gv chiếu tranh giải nghĩa từ. 
3. Thực hành:
HĐ 4: . Tạo tiếng mới chứa êm, êp
- HS chọn phụ âm bất kì ghép với im (sau đó la ip) để tạo thành tiếng, chọn tiếng có nghĩa,VD: sim, lim, tím, sip, dip, dịp, kịp, kíp,...
HĐ 5: Viết bảng con:
- HS quan sát chữ mẫu: im, con nhím..
- H quan sát GV viết mẫu, lưu ý nét nối giữa ê và m, nét nối và khoảng các các tiếng.
- HS thực hiện tương tự với: ip, bắt nhịp..
TIẾT 2
HĐ 6: . Đọc bài ứng dụng: Tam thể mơ.
a.Giới thiệu bài đọc
b. Đọc thành tiếng
- HS nghe GV đọc mẫu. 
 - HS đánh vần, đọc trơn nhẩm từng tiếng
 - HS luyện đọc, phân tích các tiếng có uôn, uôt: chuột, luôn,muốn, chuốt, vuốt, buồn.
- HS luyện đọc từng câu: cá nhân
- HS đọc nối tiếp câu theo nhóm (trong nhóm, trước lớp)
- HS đọc cả bài: cá nhân, nhóm, lớp
c. Trả lời câu hỏi:
- Tam thể làm gì?- Tam thể mơ thấy gì?
d. Nói và nghe:
- HS đọc câu hỏi trong phần nói và nghe.
- HS hỏi đáp theo cặp.
- Khuyến khích HS đặt câu về đố bạn về con vật.
e. Viết vở tập viết vào vở tập viết
- HS viết: im, ip, con nhím, bắp nhịp.
- HS ngồi đúng tư thế ngồi viết, cách cầm bút
- Nghe GVNX vở của 1 số bạn.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Chia sẽ với người thân tìm tiếng có im hoặc ip. Đặt câu với tiếng đó
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
--------------------------------------------------------
TIẾT 3: TĂNG CƯỜNG TOÁN
ÔN LUYỆN TRỪ TRONG PHẠM VI 10
I. Yêu cầu cần đạt
- Học sinh biết trừ trong phạm vi 10.
- Thuộc bảng trừ trong vi phạm vi 10.
- HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu hoặc tranh ảnh.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Khởi động : Tổ chức Trò chơi: Ai nhanh,ai đúng. 
2. Thực hành: HS làm bài ở vở BTT. GV theo dõi giúp đỡ các em còn chậm.
Bài 1: GV đọc yêu cầu
- HS làm bài cá nhân, chia sẻ N2.
- HS báo cáo kết quả.
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2: Viết số vào ô trống.
- Hướng dẫn yêu cầu , yêu cầu HS tự thực hiện . 
- Theo sát từng HS để kịp thời hướng dẫn.
- GV NX, chốt lại.
Bài 3: Yêu HS tô màu rồi viết phép tính.
- HS chia sẻ.
- GV NX, chốt
3. Vận dụng, trải nghiệm: Chia sẻ với người thân những điều đã học.
Học thuộc phép trừ trong phạm vi 10
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
TIẾT 4: ĐẠO ĐỨC
BÀI 5: EM TỰ GIÁC HỌC TẬP (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được vì sao cần tự giác trong học tập, biết được ý nghĩa
của việc tự giác trong học tập.
- Thực hiện các hành động tự giác trong học tập, biết lắng nghe, chia sẻ.
- Hs biết tự giác làm việc của mình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình ảnh và nhạc nền bài hát Hổng dám đâu 
III. Các hoạt động học :
1. Khởi động: HS hát bài hát: Hổng dám đâu
2. Thực hành: 
HĐ1. Em hãy kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi.
- Tổ chức hoạt động nhóm đóng vai câu chuyện.
- HS quan sát tranh
- HS nghe Gv hướng dẫn đóng vai tình huống.
- 3-4 HS xung phong đóng vai các nhân vật trong câu chuyện, 1 HS làm người dẫn chuyện. 
- HS trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa
- GV nhận xét và chốt
HĐ2. Em hãy chọn đồ dùng phù hợp cho các môn học.
+Hoạt động cặp đôi.
- HS quan sát tranh thật kĩ. Nghe GV đưa ra câu hỏi gợi ý để quan sát đúng đích. 
 ... ữ, nét nối, vị trí dấu thanh
- GV quan sát, uốn nắn. NX
3. Vận dụng, trải nghiệm
 - Chia sẻ với người thân tìm 1 tiếng có om hoặc op. Đặt câu với tiếng đó
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
Thứ 5 ngày 24 tháng 11 nmă 2022
TIẾT 1: TOÁN
ÔN TẬP 4
I. Yêu cầu cần đạt: 
- HS thành thạo viết phép tính trừ để tìm câu trả lời cho câu hỏi “Bớt đithì còn lại bao nhiêu?”, thành thạo việc viết phép tính để tìm câu trả lời cho câu hỏi đó.
- Thành thạo tính trừ trong phạm vi 10.
- Thành thao việc so sánh xem nhóm này nhiều/ít hơn nhóm kia bao nhiêu.
- Say mê, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng nhóm, băng giấy. Đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
1.Khởi động: Trò chơi :Tiếp sức.
2. Luyện tập:
Bài 1: (HĐ cá nhân ) HS ôn về ý nghĩa của phép trừ “ Có bớt.còn lại.”
-HS trình bày kết quả,
Bài 2: (Cá nhân) HS ôn lại luyện tính trừ.
-HS tự tính nhẩm rồi viết kết quả vào vở.
-GV theo dõi, nhận xét.
Bài 3: GV hd HS đọc yêu cầu.(Cá nhân)
-Hs tính nhẩm và nhận xét đặc điểm các phép tính ở hai vế để so sánh nhanh hơn.
- Luyện kĩ năng QS, nhận xét đặc điểm của phép tính ( HS có thể nhẩm theo bảng trừ để có kết quả của 2 vế rồi so sánh, kết luận)
- HS ghi ra nháp hoặc bảng con
- Đại diện 1 số em nêu kết quả
3. Vận dụng, trải nghiệm
* HS thực hiện HĐ4 trong SHS.HĐ4 phát triển năng lực cho HS
- Vận dụng những điều đã học để ôn luyện
 IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
---------------------------------------------------------
TIẾT 2. TIẾNG VIỆT
ÔM ÔP ( Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt: 	
- Đọc hiểu bài: Cốm và trả lời được câu đố về các loại hạt.
- Đọc đúng , to ,rõ ràng. Ngắt nghỉ đúng dấu phảy, dấu chấm. 
- Biết yêu quí , trân trọng bảo quản thực phẩm.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh/ ảnh/ slide minh họa bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Tổ chức TC ôn lại bài ôm, ôp.(Tiết 1)
2. Thực hành:
HĐ1. Đọc bài ứng dụng: Cốm
- Giới thiệu bài đọc
- Đọc tành tiếng: 
+ HS đọc thầm:  đánh vần, trơn từng tiếng trong các câu dưới tranh
+ HS nghe GV đọc 
+HS đọc các từ có tiếng chứa vần ôm, ôp ở SGK
+ HS luyện đọc từng câu ( cá nhân)
+ HS luyện đọc nối tiếp câu theo nhóm ( đọc trong nhóm, trước lớp)
+ Đọc cả đoạn trước lớp.
HĐ 2: Trả lời câu hỏi: Cốm làm từ gì?
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 
- HS nghe GV đặt câu hỏi. HS trả lời. Lớp nhận xét.
HĐ 3: Nói và nghe:
- GVHDHS luyện nói theo cặp:Hạt gì đen nhánh như than?.....
HĐ 4: Viết
- HS viết vào vở tập viết: ôm ôp con tôm ,hộp sữa.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
3. Vận dụng, trải nghiệm
- Ôn lại bài học, đọc lại nhiều lần 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
----------------------------------------------
TIẾT 4: TIẾNG VIỆT
BÀI 60: ÔN TẬP (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:	
- Đọc, viết được các vần, các tiếng/chữ chứa các vần đã học trong tuần.
- Đọc to, rõ ràng. Viết đúng kiểu chữ thường ,cỡ vừa các TN ứng dụng; Viết đúng chữ số cỡ nhỏ; Viết (Chính tả nhìn - viết) câu ứng dụng cỡ vừa.
- Biết hình thành phẩm chất nhân ái, yêu thương.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa SGK, bảng chữ thường, chữ hoa.
III.Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Trò chơi: ôn lại các vần đã học
2. Khám phá:
HĐ1.a. Đọc (Ghép âm, vần và thanh thành tiếng)
- HS đọc phần ghép âm vần trong SGK
- HS đọc lại âm, vần và dấu thanh thành tiếng 
- HS nghe GV chỉnh sửa, làm rõ nghĩa tiếng 
b. Tìm từ ngữ phù hợp với tranh
- HS đọc từ. GV sửa phát âm
- GVNX, trình chiếu kết quả
HĐ2. Viết bảng con:
- HS quan sát chữ mẫu: 
- HS theo dõi GV viết mẫu: lom khom
- HS lưu ý HS nét nối con chữ, vị trí dấu thanh và khoảng cách các tiếng
- GV quan sát, uốn nắn
- GV thực hiện tương tự với: sim tím
HĐ3. Viết vở Tập viết
- lom khom, sim tím.
- GV lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút
- GVQS, giúp đỡ HS khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng.
- GVNX vở của 1 số HS
 3. Vận dụng, trải nghiệm
- Về tìm tiếng có chứa các vẫn vừa ôn tập
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
--------------------------------------------
Thứ 6 ngày 25 tháng 11 năm 2022
TIẾT 2: TIẾNG VIỆT
BÀI 60: ÔN TẬP (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:	
- Đọc – hiểu bài: Quả các miền. 
- Đọc to, rõ ràng. Viết đúng kiểu chữ thường ,cỡ vừa các TN ứng dụng; Viết đúng chữ số cỡ nhỏ; Viết (Chính tả nhìn - viết) câu ứng dụng cỡ vừa.
- Biết thể hiện tình yêu,niềm tự hào về các sản vật quê hương.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa SGK, bảng chữ thường, chữ hoa.
III.Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: TC : Gọi thuyền: Luyện đọc lại bài ở tiết 1
2. Thực hành:
HĐ1: Đọc bài ứng dụng: Quả các miền
a.Giới thiệu bài đọc
- HS theo dõi GV giới thiệu tranh vẽ gì?
b. Đọc thành tiếng:
- HS nghe GV đọc mẫu. HS đọc nối tiếp câu. HS đọc cả bài. 
- HS theo dõi GV nghe và chỉnh sửa 
HĐ2. Trả lời câu hỏi:
- HS nghe GV giới thiệu phần câu hỏi:Quê em có những loại quả nào?
HĐ3: Viết vở chính tả (nhìn – viết)
- HS viết chữ dễ viết sai vào bảng con: chua, khắp
- HS viết vào vở chính tả, lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- GVNX vở 1 số bạn, HD sửa lỗi nếu có
3. Vận dụng, trải nghiệm: Đọc và tập nói câu có chứa vần mới học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
TIẾT 3: TIẾNG VIỆT
TẬP VIẾT
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS tập viết đúng kiểu chữ thường, cỡ vừa từ ngữ ứng dụng sắp xếp, họp nhóm,chôm chôm, tốp ca.
- Chữ viết rõ ràng
- Rèn tính cẩn thận khi viết.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết mẫu chữ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: 
2. Thực hành: 
HĐ 1: Viết bảng con
- HS quan sát các từ:  dụng sắp xếp, họp nhóm,chôm chôm, tốp ca.
- HS nhận xét độ cao, độ rộng các chữ cái, cách đặt dấu thanh, cách nối nét
- HS quan sát GV viết trên bảng lớp: sắp xếp
- HS viết bảng con : sắp xếp .GV quan sát chỉnh sửa chữ viết cho HS
- Thực hiện tương tự như vậy với nấm sò, tấp nập, lễ phép 
HĐ 2: Viết vào vở tập viết
- HS viết vào vở TV 
- GV hỗ trợ những em viết chưa tốt
3. Vận dụng, trải nghiệm: Viết vào vở ô li những từ vừa học
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
TIẾT 4: TC TOÁN
ÔN LUYỆN TRỪ TRONG PHẠM VI 10
I. Yêu cầu cần đạt:
- Thuộc bảng trừ trong phạm vi 10 để sử dụng.
- Hiểu và vận dụng làm đúng các bài tập.
-Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn khi học toán.
II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng toán
III.Hoạt động dạy học
1. Khởi động: Tổ chức trò chơi 	 
2. Luyện tập: 
Bài 1: Gạch chéo những chú vịt để nhầm chuồng.
- HS làm bài cá nhân vào vở BTT.
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2: GV đọc y/c.
- HS viết số vào ô trống.
- 1 số HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở.
- HS chia sẻ bài làm.
- GV NX, chốt lại. 
Bài 3: GV đọc yêu cầu bài:Tô màu rồi viết phép tính.
- HS tự thực hiện N2. 
- Theo sát từng HS để kịp thời hướng dẫn: HS viết đúng.
- GV NX, chốt lại.
3. Vận dụng: Viết vào vở ô li những từ vừa học
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
BUỔI CHIỀU
TIẾT 1: KỂ CHUYỆN
XEM – KỂ : ( Xem kể) Quả bóng rùa.
I. Yêu cầu cần đạt:
- Kể được câu chuyện Quả bóng rùa. bằng 4- 5 câu,Thấy được lợi ích của tinh thần hợp tác trong khi giải quyết những tình huống khó nhă.
- Kể lại được câu chuyện rõ ràng, đúng nội dung theo từng bức tranh,
- Tích cực hợp tác với các bạn trong tổ, nhóm, lớp..
II. Đồ dùng dạy học: Slide minh họa câu chuyện: Quả bóng rùa.
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: học sinh hát 
2.Khám phá:
HĐ 1: Kể theo từng tranh.
- HS quan sát tranh 1 GV trình chiếu
- HS nghe GV nêu câu hỏi dưới mỗi bức tranh cho HS nghe
- HS trả lời câu hỏi cá nhân
- Lớp nhận xét đúng, sai
- Tương tự như vậy với các bức tranh còn lại.
HĐ 2: Kể toàn bộ câu chuyện
- Kể chuyện tiếp nối câu chuyện theo nhóm 4
- Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
- Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- HS nhận xét về các nhân vật trong câu chuyện.
HĐ 3: Mở rộng: Chi tiết nào trong chuyện thú vị?
HĐ4: Tổng kết, mở rộng, đánh giá
- GV tổng kết giờ học, tuyên dương HS có ý thức học tốt.
3. Vận dụng: Về nhà kể lại cho gđ nghe
IV. Hoạt động ứng dụng: 
Em kể lại câu chuyện “Quả bóng rùa”cho người thân nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
TIẾT 2 : TC TIẾNG VIỆT
ÔN LUYỆN NỘI DUNG BÀI 60.
I. Yêu cầu cần đạt:
- Học sinh đọc, viết được bài 60, làm bài tập VBT.
- Học sinh viết đúng, đẹp
- HS có hứng thú học tập. Rèn cho học sinh tính cẩn thân, chăm chỉ.
II. Hoạt động dạy học
1. Khởi động: HS ôn lại các vần trong tuần
2. Thực hành:
HĐ 1: Đọc bài trong SGK 
- HS đọc bài nhóm đôi
- HS luyện đọc cá nhân trước lớp
- Chỉnh sửa và nhận xét cách đọc của học sinh
HĐ 2: Làm  vở bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài ở VBT 
- HS làm vào vở theo hướng dẫn.
- GV kiểm tra nhận xét.
HĐ 3: Luyện viết
- GV treo câu: 
- YC HS nhìn viết câu trên vào vở. 
- GV nhận xét vở của 1 số HS
3. Vận dụng: Đọc lại toàn bài 60
IV. Hoạt động ứng dụng: Chia sẻ với người thân những điều đã học. 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
TIẾT 3: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT LỚP
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS chia sẻ cảm xúc sau tiết trải nghiệm trước; ý thức được về ngày 20-11, bày tỏ cảm xúc với thầy cô, ngôi trường của mình.
II. Đồ dùng dạy học:. Dây, kẹp để treo tranh.
III. Hoạt động dạy học
1. Khởi động: Thi hát về thầy, cô
2. Thực hành:
HĐ 1: Tổng kết tuần: GV thực hiện công tác tổng kết tuần và phổ biến những hoạt động của tuần sau.
HĐ 2: Chia sẽ cảm xúc:
Cùng nhắc lại những thông tin đã biết về thầy cô của mình.
HĐ3. Hoạt động nhóm:
*Triển lãm hình ảnh “Thầy cô trong mắt em”
 Bản chất: Tạo cảm xúc thoải mái, tích cực trong ngày 20 - 11.
*Dẫn dắt và tổ chức hoạt động:
-Các tổ treo hoặc trưng bày các bức tranh về thầy cô. HS tặng những tấm thiệp, tờ giấy đã chuẩn bị cho thầy cô.
-GV chia sẻ cảm xúc về ngày 20 - 11, kể cho HS nghe về ngày 20-11 của mình hồi nhỏ, về thầy cô của mình ngày xưa.
Kết luận: Ngày 20-11 là ngày lễ chung của cả thầy cô và học trò mọi lứa tuổi. Cả lớp cùng hát một bài với thầy, cô giáo.
- HĐ4: Tổng kết và vĩ thanh:GV gợi ý HS về nhà hỏi thăm ông bà, bố mẹ về những người thầy của họ; hỏi xem họ yêu quý thầy cô nào, vì sao, và đề xuất cùng bố mẹ đến thăm một thầy cô của bố mẹ..
IV. Hoạt động ứng dụng: Đọc đoạn thơ của thám tử Tò mò trong SGK với sự hỗ trợ của bố mẹ
 KHỐI TRƯỞNG DUYỆT GIÁO VIÊN SOẠN
 Nguyễn Thị Phương Thúy Trần Thị Thương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_1_nam_hoc_2022_2023_tuan_12.doc