Giáo án Tống hợp lớp 1 - Tuần 1 đến tuần 10

Giáo án Tống hợp lớp 1 - Tuần 1 đến tuần 10

TUẦN I

 Thứ 2 ngày 24 tháng 8 năm 2009.

HỌC VẦN

Ổn định tổ chức

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- HS làm quen, nhận biết được vị trí lớp học.

- Bầu ban cán sự lớp

- Tìm hiểu về lý lịch HS. Học nội quy HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1

1. Kiểm tra sỹ số: Sỹ số lớp : 23 em

 Nam: 10 em

 Nữ: 13 em

 Sinh năm 2003: 22 em. 2002: 1 em

2. Biên chế chỗ ngồi, tổ

Mỗi bàn 2 em: 1 Nam – 1 Nữ

Mỗi dãy một tổ: (Tính từ ngoài vào: Tổ 1 --> Tổ 2 --> Tổ 3)

3. Bầu ban cán sự lớp

GV nêu chỉ tiêu, cơ cấu, tiêu chuẩn ban cán sự lớp.

H/S bầu: Đề cử, biểu quyết.

Cơ cấu:

 Lớp trưởng: 1 em (PT chung)

 Lớp phó: 2 em (1 văn thể, 1 PT học tập)

Tổ trưởng: 3 em

Tổ phó: 3 em

 

doc 107 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 883Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tống hợp lớp 1 - Tuần 1 đến tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN I
 Thứ 2 ngày 24 tháng 8 năm 2009.
HỌC VẦN
Ổn định tổ chức
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS làm quen, nhận biết được vị trí lớp học.
- Bầu ban cán sự lớp
- Tìm hiểu về lý lịch HS. Học nội quy HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
Tiết 1
1. Kiểm tra sỹ số: Sỹ số lớp : 23 em
	Nam: 10 em
	Nữ: 13 em
	Sinh năm 2003: 22 em. 2002: 1 em
2. Biên chế chỗ ngồi, tổ
Mỗi bàn 2 em: 1 Nam – 1 Nữ
Mỗi dãy một tổ: (Tính từ ngoài vào: Tổ 1 --> Tổ 2 --> Tổ 3)
3. Bầu ban cán sự lớp
GV nêu chỉ tiêu, cơ cấu, tiêu chuẩn ban cán sự lớp.
H/S bầu: Đề cử, biểu quyết.
Cơ cấu:
	Lớp trưởng: 	1 em (PT chung)
	Lớp phó: 	2 em (1 văn thể, 1 PT học tập)
Tổ trưởng: 	3 em 
Tổ phó: 	3 em
Tiết 2
4. Tìm hiểu về lý lịch HS
	Cho HS tự giới thiệu về mình:
-Họ và tên, ngày sinh
-Con bố, mẹ, ở xóm mấy.
5. Học nội quy HS
GV nêu một số quy định của trường, của lớp.
Giờ vào học: Buổi sáng 6h45’: chiều 13h45’
Tan học: 	 10h 30`	 16h30`
Dặn dò:
Thực hiện đúng nội quy của trường, của lớp.
TOÁN
Tiết học đầu tiên
I. YÊU CẦU
 - Tạo không khí vui vẻ trong lớp, HS tự giới thiệu về mình.
- Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong giờ học toán.
II. ĐỒ DÙNG
 Sách Toán 1
 Bộ đồ dùng học toán lớp 1 của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Hướng dẫn HS cách lấy sách và mở sách
	Cho HS xem sách toán 1.
	Hướng dẫn HS cách lấy sách và mở sách.
	Giới thiệu ngắn gọn về sách toán 1.
	Thực hành gấp, mở sách, giữ gìn sách
2. Hướng dẫn HS làm quen với 1 số HĐ học tập Toán ở lớp 1.
	HS mở SGK đến bài “Tiết học đầu tiên” hướng dẫn HS QS tranh.
 Thảo luận các câu hỏi(SGV)
	GV tổng kết theo nội dung từng tranh và giải thích.
3. Giới thiệu những yêu cầu cần đạt sau khi học xong toán 1.
Những yêu cầu cơ bản và trọng tâm: HS biết:
	- Đếm, đọc số, viết số, so sánh 2 số. 
	- Làm tính cộng, trừ 
	- Nhìn hình vẽ nêu được bài toán rồi nêu phép tính giải.
	- Biết giải các bài toán .
	- Biết đo độ dài, biết hôm nay là thứ mấy, ngày mấy.
	- Biết xem lịch hàng ngày.
	 Đặc biệt HS biết cách học tập, suy nghĩ, nêu cách suy nghĩ bằng lời.
	 Muốn học giỏi HS phải đi học đều, chịu khó làm bài tập đầy đủ, tìm tòi suy nghĩ...
4. Giới thiệu bộ đồ dùng học toán của HS
	Hướng dẫn HS mở hộp ĐD học toán. 
	GV viên giơ từng đồ dùng và nêu tên gọi, HS làm theo.
	 GV nêu tác dụng của từng loại đồ dùng .
	Hướng dẫn HS cách các đồ dùng vào chỗ quy định.
Thứ 3 ngày 25 tháng 8 năm 2009
TOÁN
Nhiều hơn – ít hơn
 I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết cách so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật.
- Biết sử dụng các từ “nhiều hơn – ít hơn” để so sánh các nhóm đồ vật.
II. ĐỒ DÙNG
Tranh SGK: một số nhóm đồ vậït cụ thể.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. So sánh số lượng cốc và số lượng thìa
	HS quan sát tranh, trả lời
	GV đưa một số cốc (5 cái), một số thìa (4 cái).
 Gọi HS lên đặt 1 cái thìa vào một cái cốc.
	GV: Còn cốc nào chưa có thìa ?
	- Còn một cốc chưa có thìa .
	Ta nói số cốc nhiều hơn số thìa .HS nhắc lại.
	- Không còn thìa để đặt vào cốc còn lại 
	Ta nói số số thìa ít hơn số cốc. HS nhắc lại.
2. Hường dẫn HS quan sát hình vẽ ở SGK – GT cách so sánh số lượng 2 nhóm.
	Hướng dẫn HS nối một chỉ với một
	Nhóm nào có đối tượng bị thừa ra thì nhóm đó nhiều hơn, nhóm kia ít hơn.
	HS thực hành nói được nhóm có ĐT nhiều hơn, ít hơn
	So sánh 1 số nhóm ĐT khác
3. Trò chơi: “ nhiều hơn, ít hơn” 
	GV đưa lần lượt từng nhóm ĐT khác nhau
	HS phát hiện, thi đua nêu nhanh 
	VD: Bút và vởõ, bàn và ghế
IV. TỔNG KẾT - DẶN DÒ
Về nhà tìm và so sánh nhóm các đồ vật có SL khác nhau
THỦ CÔNG
Giới thiệu về một số loại giấy, bìa, dụng cụ thủ công
I.MỤC TIÊU 
HS Biết một số loài giấy, bìa và dụng cụ để học thủ công.
II. CHUẨN BỊ: giấy màu, bìa và dụng cụ thủ công
III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động 1: Giới thiệu giấy, bìa
GV lần lượt đưa ra các loại giấy màu, bìa giới thiệu
HS đưa ra để GV kiểm tra
Lưu ý: Khi sử dụng giấy màu đưa ra mặt sau có kể ô để cắt hoặc xé.
Hoạt động 2: Giới thiệu dụng cụ học tập
GV lần lượt đưa các dụng cụ:
Kéo, hồ dán, giấy màu, đất nặn
Kiểm tra của HS
Lưu ý: khi sử dụng kéo cần an toàn
Sử dụng hồ dán đảm bảo vệ sinh
 Nhận xét, dặn dò
Nhận xét về ý thức chuẩn bị, thái độ học tập của HS
Chuẩn bị bài sau, xác nhận hình ¨, D
HỌC VẦN
 Các nét cơ bản
I. MỤC TIÊU
- HS nhận biết và viết đúng các câu cơ bản
- Chuẩn bị cho HS viết đúng các chữ theo cở quy định 
II. ĐỒ DÙNG: Các mẫu nét cơ bản 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. HS q/s mẫu các nét cơ bản
	Cho HS nhận xét về độ về độ cao
2. GV viết mẫu
	GV vừa viết vừa nêu yêu cầu quy trình viết các nét
3. Hướng dẫn HS ghi nhớ và viết vào bảng con theo lần lượt 
	Nét sổ thẳng, nét xiên (xiên trái, xiên phải).
 Nét cong, Nét móc ngược, móc xuôi , nét móc 2 đầu.
	 Nét thắt,nét gút, nét khuyết trên, nét khuyết dưới.
 : Nét ngang
 : Nét sổ thẳng 
 : Nét xiên trái
 : Nét móc xuôi
 : Nét móc ngược
 : Nét móc 2 đầu
 : Nét gút
 c : Nét cong hở phải
 : Nét cong hở trái 
 o : Nét cong kín
 : Nét khuyết trên
 : Nét khuyết dưới
 : Nét thắt giữa
 GV theo dõi, uốn nắn HS cách ngồi viết, cách viết
Nhận xét và sữa sai cho từng em.
IV. NHẬN XÉT – DẶN DÒ
Ghi nhớ tên các nét cơ bản và cách viết từng nét 
HỌC VẦN
 Các nét cơ bản( tiếp)
I. MỤC TIÊU
- HS nhận biết và tô đúng các nét cơ bản theo mẫu.
- Luyện chữ viết cho HS 
- Luyện tư thế ngồi cho HS
II. ĐỒ DÙNG: Mẫu các nét cơ bản
	 Bảng con
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
- GV gt mẫu các nét cơ bản cho HS quan sát
- HS quan sát mẫu và nhận xét .
- GV viết mẫu – Hd quy trình viết .
- HS luyện viết vào bảng con lần lượt các nét.
- GV theo gỏi uốn nắn cách viết .
- Luyện viết ở vở bài tập.
- Cho HS tập tô các nét cơ bản theo mẫu. 
- Nét ngang, nét sổ, nét xiên, nét móc,nét cong, nét khuyết nét thắt...
- GV theo giỏi uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút, viết
- Chấm một số bài – sửa sai. 
IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ
HS nhắc lại tên các nét cơ bản .
Về nhà tập tô lại các nét cơ bản.
Thứ 4 ngày 26 tháng 8 năm 2009
	HỌC VẦN
 e
I. MỤC TIÊU 
 - HS nhận biết được chữ và âm e
 - Trả lời được 2 -3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
II. ĐỒ DÙNG: Mẫu chữ e, tranh vẽ SGK, sợi dây. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
 Tiết 1
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
	HS thảo luận và TLCH: các tranh này vẽ gì ? vẽ ai?
	GV: bé, me, xe, ve là các tiếng giống nhau ở chổ đều có âm e
Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm 
	GV ghi bảng chữ e
	a) Nhận diện chữ: GV vừa tô lại chữ e vừa nói:
Chữ e gồm một nét thắt
Chữ e giống hình gì? Sợi dây vắt chéo (lấy sợi dây vắt chéo lại)
	b) Nhận diện và phát âm 
GV – cá nhân – đồng thanh (GV sữa lỗi)
	c) Huớng dẫn HS viết trên bảng con
GV viết mẫu – nêu quy trình viết 
HS viết trên không
HS viết vào bảng con chữ e
GV hướng dẫn cách lấy bảng, đặt bảng lên bàn, giơ bảngcách cầm phấn đi nét...
	Nhận xét,uốn nắn.
Tiết 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Phát âm e: Nhóm, bàn, cá nhân
GV chú ý sửa sai.
Hoạt động 2: Luyện nói
Cho HS quan sát các tranh ở SGK 
GV nêu câu ? gợi y:ù
Quan sát tranh em thấy những gì ?
Mỗi bức tranh nói về bài nào?
Các bạn nhỏ trong các tranh làm gì ?
Các bức tranh có gì là chung?
GV kết luận.
Hoạt động 3: Luyện viết
 Hướng dẫn HS tập tô chữ e trong vở tập viết uốn nắn tư thế ngồi cách cầm bút...
 CỦNG CỐ - DẶN DÒ
	GV chỉ bảng HS đọc lại
	Tìm chữ vừa học trong các tiếng: mẹ, kẻ, nhẹ, vẽ... 	 
 Xem trước bài 2 
ĐẠO ĐỨC
Em là học sinh lớp một(T1)
I. MỤC TIÊU
1. HS biết
- Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.
- Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.
- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp.
2. HS có thái độ
 Vui ve ûphấn khởi đi học, tự hào đã trở thành HS lớp 1
 Biết yêu quý bạn bè, thầy cô giáo, trường lớp
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN
VBT Đạo đức 1
Các điều 7, 28 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em.
Các bài hát về quyền được ht của trẻ em, trường em, đi học,em yêu trường em
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 
 Hoạt động 1: “Vòng tròn giới thiệu tên”
Mục đích: HS được tự giới thiệu tên mình và nhớ tên các bạn trong lớp, biết trẻ em có quyền có họ, tên.
	- Cách chơi: GV HD theo SGV
	- Thảo luận: Câu ?( theo SGV)
	- Kết luận: Mỗi người có 1 cái tên. Trẻ em củng có quyền có họ, tên.
 Hoạt động 2: HS tự giới thiệu về sở thích của mình (BT2)
	- GV nêu yêu cầu BT2
	- HS tự giới thiệu trong nhóm 2 người với nhau 
	- Một HS tự giới thiệu trước lớp.
	- GV nêu một số câu ?:
	- Những điều các bạn cần thích có hoàn toàn giống như em không?
	- GV kết luận: (SGV)
 Hoạt động 3: HS kể về ngày đầu tiên đi học của mình (BT3)
	- GV nêu yêu cầu 
	- HS kêt trước lớp 
	- Kết luận: GV kết luận (dựa vào SGV)
TOÁN
Hình vuông, hình tròn
I. MỤC TIÊU: Giúp H ... áo sậu ïøû
 Cho HS lên bảng gạch chân tiếng chứa vần mới.
	HS luyện đọc cá nhân, bàn, dãy, lớp 
	GV đọc mẫu và giải thích các từ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn viết bảng con
 GV vừa viết lên bảng vừa hướng dẫn quy trình viết
 HS viết bảng con. Gv theo dõi, sữa chữa
Tiết 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
	Cho HS luyện đọc các vần, từ ở tiết 1
	Cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi tranh câu ứng dụng. GV ghi câu ứng dụng lên bảng ù Chào mào có áo màu nâu
 Cứ mùa ổi tới từ đâu bay về. õ.
 Cho HS tìm tiếng chứa vần mới và gạch chân
	HS đọc cá nhân, bàn, dãy, lớp 
Hoạt động 2: Luyện nói
	HS đọc tên bài luyện nói: Bà cháu 
 GV nêu câu ? gợi ý theo tranh (Hướng dẫn HS ở SGV)
	HS luyện nói trong nhóm
	Thi nói trước lớp. GV nhận xét
Hoạt động 3: Luyện viết
	Hướng dẫn HS viết vở tập viết
	HS viết bài. GV theo dõi hướng dẫn thêm. Chấm bài.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ 
	HS đọc lại toàn bài ở bảng
	Tìm chữ vừa học ở SGK
	Dặn: về đọc lại bài chuẩn bị bài sau.
TOÁN
Phép trừ trong phạm vi 4
I. MỤC TIÊU
- Thuộc bảng trừ và biết làm tính trừ trong phạm vi 4ø.
- Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
II. ĐỒ DÙNG 
Bộ đồ dùng học toán:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ trong phạm vi 4
Học phép trừ 4 - 1= 3
GV tiến hành trực quan –HS quan sát 
VD: Có 4 hình vuông – bớt 1 hình – còn? Hình
HS nêu lại bài toán
Rút ra: 4 bớt 1 còn 3, ta có thể viết 4 - 1 =3
HS đọc 4 - 1 = 3 
b) Hướng dẫn phép trừ 4 -2 = 2, 4 - 3 = 1 (tương tự)
c) Hướng dẫn HS biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ 
Hoạt động 2: Luyện tập 
Hướng dẫn HS làm vào vở bài tập toán 
HS nêu yêu cầu các bài tập 
HS làm lần lượt các bài tập – theo dõi, chấm ½ lớp
Chữa bài:
Củng cố dặn dò
Nhắc lại nội dung chính của bài
Học thuộc bảng trừ
Chiều Thứ 2 ngày 2 tháng 11 năm 2009
TOÁN
Luyện tập 
I. MỤC TIÊU 
 - Biết làm tính trừ trong phạm vi các số đã học
 - Biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động 1: Bài cũ 
Kiểm tra vở bài tập toán
Hoạt động 2: Luyện tập 
Hướng dẫn HS làm vào vở bài tập toán
a) Gọi HS lần lượt nêu yêu cầu từng BT 1, 2, 4
b) Hướng dẫn cách làm từng bài 
HS làm vào vở BT
GV theo dõi HS yếu 
c) Chấm bài ½ lớp 
d) Chấm, chữa bài: 
Bài 1; Bài 2: gọi HS lần lượt nêu kết quả bài làm 
Nhận xét đối chiếu
Bài 4:
Gọi HS lên bảng làm
Củng cố - dặn dò 
HỌC VẦN
 iu, êu
I. MỤC TIÊU
 - Đọc được: iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu
 - Luyện nói từ 2 -3 câu theo chủ đề: Ai chịu khó?
II. ĐỒ DÙNG
 Bộ đồ dùng tranh minh họa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Tiết 1
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài
	Cho HS đọc viết bảng con:
 T1: cây cau T2: châu chấu T3: cái cầu 
	1 – 2 HS đọc câu ứng dụng. Gv nhận xét, ghi điểm.
 GV giới thiệu bài mới và ghi mục bài lên bảng. HS đọc
Hoạt động 2: Dạy vần iu, êu	 
 Cho HS phân tích và ghép iu. HS đọc cá nhân, nhóm, lớp. HS đánh vần iu GV hỏi HS: Để được tiếng bay ta cần thêm âm gì và dấu gì?
 HS nêu và phân tích, ghép bay. HS đọc và đánh vần
 HS quan sát tranh và nêu từ khóã máy bay HS ghép và đọc. GV giải thích.
 Vần êu: Tương tự vần au. Cho HS so sánh vần au và êu
Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng 
	 Gv ghi từ ứng dụng lên bảng
 líu lo cây nêu
 chịu khó kêu gọi ïøû
 Cho HS lên bảng gạch chân tiếng chứa vần mới.
	HS luyện đọc cá nhân, bàn, dãy, lớp 
	GV đọc mẫu và giải thích các từ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn viết bảng con
 GV vừa viết lên bảng vừa hướng dẫn quy trình viết
 HS viết bảng con. Gv theo dõi, sữa chữa
Tiết 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
	Cho HS luyện đọc các vần, từ ở tiết 1
	Cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi tranh câu ứng dụng. GV ghi câu ứng dụng lên bảng ù Cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả,
 Cho HS tìm tiếng chứa vần mới và gạch chân
	HS đọc cá nhân, bàn, dãy, lớp 
Hoạt động 2: Luyện nói
	HS đọc tên bài luyện nói: Ai chịu khó?
 GV nêu câu ? gợi ý theo tranh (Hướng dẫn HS ở SGV)
	HS luyện nói trong nhóm
	Thi nói trước lớp. GV nhận xét
Hoạt động 3: Luyện viết
	Hướng dẫn HS viết vở tập viết
	HS viết bài. GV theo dõi hướng dẫn thêm. Chấm bài.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ 
	HS đọc lại toàn bài ở bảng
	Tìm chữ vừa học ở SGK
	Dặn: về đọc lại bài chuẩn bị bài sau.
Thứ 3 ngày 3 tháng 11 năm 2009
HỌC VẦN
Ôn tập giữa kì 1
I. MỤC TIÊU 
 - Đọc được các âm, vần ,các tư và câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 40
 - viết được các âm, vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 1 đến bài 40.
 - Nói được từ 2 - 3 câu theo các chủ đề đã học.
II. ĐỒ DÙNG: Bảng ôn, tranh minh hoạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Tiết 1
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài
 ùGV đọc cho HS viết bảng con:
 T1: máy bay T2: ngày hội T3: nhảy dây
	 1 – 2 HS đọc câu ứng dụng
 GV nhận xét ghi điểm
	 Gọi HS nêu các vần đã học GV ghi bảng
	 Gắn bảng ôn cho HS so sánh và kiểm tra
Hoạt động 2: Ôn tập 
a) Ôn các chữ và vần đã học 
	- Ghép chữ và vần thành tiếng 
	- Ghép chữ và dấu thanh thành tiếng
b) Ghép chữ thành tiếng
	- HS đọc tiếng ghép (cột dọc với cột ngang)
	- HS đọc tiếng (ghép cột dọc với dấu thanh dòng ngang)
Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng 
	 Gv ghi từ ứng dụng lên bảng
	HS luyện đọc cá nhân, bàn, dãy, lớp 
	GV đọc và giải thích các từ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn viết bảng con
	GV vừa viết lên bảng vừa hướng dẫn quy trình viết
 HS viết bảng con. Gv theo dõi, sữa chữa
Tiết 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
	Cho HS luyện đọc các âm, từ ở tiết 1
	Cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi tranh câu ứng dụng. GV ghi câu ứng dụng lên bảng
	HS đọc cá nhân, bàn, dãy, lớp 
Hoạt động 2: Luyện nói 
	Cho HS nêu lại các chủ đề luyện nói
 Tập cho Hs nói lại 
 Gv nhận xét
Hoạt động 3: Luyện viết
	Hướng dẫn HS viết vở tập viết
	HS viết bài. GV theo dõi hướng dẫn thêm. Chấm bài.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ 
	HS đọc lại toàn bài ở bảng
	Tìm tiếng chứa vần vừa học ở SGK
	Dặn: về đọc lại bài chuẩn bị bài sau.
TOÁN
Phép trừ trong phạm vi 5
I. MỤC TIÊU
- Thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 5
- Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
II. ĐỒ DÙNG 
Bộ đồ dùng học toán:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ
Học phép trừ 5 - 1= 4
GV tiến hành trực quan –HS quan sát 
VD: Có 5 hình vuông – bớt 1 hình – còn? Hình
HS nêu lại bài toán
Rút ra: 5 bớt 1 còn 4, ta có thể viết 5 - 1= 4
HS đọc 5 - 1= 4
b) Hướng dẫn phép trừ 5 - 2, 5 - 3, 5 - 4 (tương tự)
c) Hướng dẫn HS biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ 
Hoạt động 2: Luyện tập 
Hướng dẫn HS làm vào vở bài tập toán 
HS nêu yêu cầu các bài tập 
HS làm lần lượt các bài tập – theo dõi, chấm ½ lớp
Chữa bài:
Củng cố dặn dò
Nhắc lại nội dung chính của bài
Học thuộc bảng trừ
Chiều Thứ 3 ngày 3 tháng 11 năm 2009
HỌC VẦN
 iêu, yêu
I. MỤC TIÊU 
 - Đọc được: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý; từ và các câu ứng dụng.
 - Viết được: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý
 - Luyện nói từ 2 -4 câu theo chủ đề: Bé tự giới thiệu.
II. ĐỒ DÙNG
 Bộ đồ dùng tranh minh họa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Tiết 1
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài
	Cho HS đọc viết bảng con:
 T1: lưỡi rìu T2: cái phễu T3: cây nêu 
	1 – 2 HS đọc câu ứng dụng. Gv nhận xét, ghi điểm.
 GV giới thiệu bài mới và ghi mục bài lên bảng. HS đọc
Hoạt động 2: Dạy vần iêu, yêu	 
	Cho HS phân tích và ghép iêu. HS đọc cá nhân, nhóm, lớp. HS đánh vần iêu
 GV hỏi HS: Để được tiếng diều ta cần thêm âm gì và dấu gì?
 HS nêu và phân tích, ghép diều. HS đọc và đánh vần
 HS quan sát tranh và nêu từ khóã diều sáo HS ghép và đọc. GV giải thích.
 Vần yêu: Tương tự vần iêu. Cho HS so sánh vần iêu và yêu
Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng 
	 Gv ghi từ ứng dụng lên bảng
 buổi chiều yêu cầu
 hiểu bài già yếu ïøû
 Cho HS lên bảng gạch chân tiếng chứa vần mới.
	HS luyện đọc cá nhân, bàn, dãy, lớp 
	GV đọc mẫu và giải thích các từ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn viết bảng con
 GV vừa viết lên bảng vừa hướng dẫn quy trình viết
 HS viết bảng con. Gv theo dõi, sữa chữa
Tiết 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
	Cho HS luyện đọc các vần, từ ở tiết 1
	Cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi tranh câu ứng dụng. GV ghi câu ứng dụng lên bảng ù: Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về.
 Cho HS tìm tiếng chứa vần mới và gạch chân
	HS đọc cá nhân, bàn, dãy, lớp 
Hoạt động 2: Luyện nói
	HS đọc tên bài luyện nói: Bé tự giới thiệu
 GV nêu câu ? gợi ý theo tranh (Hướng dẫn HS ở SGV)
	HS luyện nói trong nhóm
	Thi nói trước lớp. GV nhận xét
Hoạt động 3: Luyện viết
	Hướng dẫn HS viết vở tập viết
	HS viết bài. GV theo dõi hướng dẫn thêm. Chấm bài.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ 
	HS đọc lại toàn bài ở bảng
	Tìm tiếng chứa vần vừa học ở SGK
	Dặn: về đọc lại bài chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of GIAO AN IB ( t1- 10).doc