Giáo án tổng hợp lớp 1 – Tuần 7 - Năm học 2010 - 2011

Giáo án tổng hợp lớp 1 – Tuần 7 - Năm học 2010 - 2011

I. MỤC TIÊU:

- HS nắm được cấu tạo của các âm, chữ : ph nh, gi, tr, g, ng, ngh, gh, qu.

- HS đọc, viết thành thạo các âm, tiếng, từ có các vần cần ôn,đọc đúng các từ, câu ứng dụng. Tập kể chuyện : “ tre ngà”theo tranh

- Tự hào vì là con cháu người Việt Nam.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh minh hoạ câu chuyện: tre ngà.

- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.

 

doc 19 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 1 – Tuần 7 - Năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7
Thứ hai, ngày 11 tháng 10 năm 2010
Mĩ thuật
Vẽ mầu vào hình quả cây
******************************************************
Toán
Bài kiểm tra số 1.
*******************************************************
 Tiếng Việt
Bài 27: Ôn tập 
I. Mục tiêu:
- HS nắm được cấu tạo của các âm, chữ : ph nh, gi, tr, g, ng, ngh, gh, qu.
- HS đọc, viết thành thạo các âm, tiếng, từ có các vần cần ôn,đọc đúng các từ, câu ứng dụng. Tập kể chuyện : “ tre ngà”theo tranh
- Tự hào vì là con cháu người Việt Nam.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ câu chuyện: tre ngà.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ .
- Đọc bài: y, tr.
- đọc SGK.
- Viết: y, tr, y tá, tre ngà.
- GV nhận xét cho điểm.
- viết bảng con.
3. Bài mới .
3.1. Giới thiệu bài 
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3.2. Ôn tập 
a. Các chữ và âm vừa học
- Trong tuần các con đã học những âm nào?
- âm: ph, nh, tr, ng, ngh, g, gh
- Ghi bảng.
- theo dõi.
- So sánh các âm đó.
- đều là phụ âm
- Gv treo bảng ôn.
- GV chỉ chữ.
- GV đọc âm
b. Ghép chữ thành tiếng.
- GV hướng dẫn học sinh ghép
- GV sửa sai cho học sinh
- Học sinh đọc âm.
- Học sinh chỉ chữ
- Học sinh vừa chỉ chữ vừa đọc âm.
- Học sinh lần lượt ghép để hoàn thành bảng 1, bảng 2.
- Học sinh đọc các tiếng vừa ghép ở 2 bảng
 c. Đọc từ ứng dụng 
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định âm đang ôn, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có âm mới.
- GV đọc mẫu 
- Học sinh đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Giải thích từ: tre già, ý nghĩ.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
- Cả lớp đọc đồng thanh lại các từ ứng dụng.
d. Hướng dẫn học sinh viết 
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết 
- GV sửa sai cho học sinh.
- tập viết bảng.
Tiết 2
3.3.Luyện tập.
a. Luyện đoc
* Đọc bảng 
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- cá nhân, tập thể.
* Đọc câu 
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- thợ xẻ gỗ, giã giò.
- Gọi HS xác định tiếng có chứa âm đang ôn, đọc tiếng, từ khó.
- tiếng: quê, nghề, phố
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, tập thể.
* Đọc SGK
- Cho HS luyện đọc SGK.
- cá nhân, tập thể.
b. Luyện viết.
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- tập viết vở.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
c. Kể chuyện 
- GV kể chuyện hai lần, lần hai kết hợp chỉ tranh.
- theo dõi kết hợp quan sát tranh.
- Gọi HS nêu lại nội dung từng nội dung tranh vẽ.
- tập kể chuyện theo tranh.
+Tranh 1: Có một em bé lên 3 tuổi mà vẫn chưa biết nói biết cười
+Tranh 2: Bỗng một hôm có người giao”Vua đang cần người đánh giặc.”
+ Tranh 3:Từ đó chú bé bỗng lớn nhanh như thổi.
+Tranh 4:Chú và ngựa đi đén đâu quân giặc chết như ngả dạ....
- Gọi HS khá, giỏi kể lại toàn bộ nội dung truyện.
4. Củng cố 
- Nêu lại các âm vừa ôn.
- GV nhận xét giờ học.
5. dặn dò .
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: Chữ thường, chữ hoa. . iVết bảng
- theo dõi, nhận xét bổ sung cho bạn.
- Cả lớp đọc đồng thanh lại bài vừa học .
********************************************************************** 
Thứ ba, ngày 13 tháng 10 năm 2010
Tiếng Việt
 Ôn tập âm và chữ ghi âm.
I. Mục tiêu:
- HS hệ thống lại tên các âm và tên chữ ghi lại các âm đó .
- HS nhận đọc được các âm đã học và viết lại được các chữ ghi lại các âm đó.
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Hệ thống âm, chữ ghi âm trong Tiếng Việt.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bài: Ôn tập.
- đọc SGK.
- Viết: tre già, quả nho.
- GV nhận xét, cho điểm.
- viết bảng con.
3. Bài mới . 
3.1. Giới thiệu bài 
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3.2. Ôn tập lại các âm đã học.
- Treo bảng ôn tập âm lên bảng lớp. - - Gọi HS đọc.
- GV sửa sai cho học sinh.
- HS đọc cá nhân, chủ yếu là những em yếu.
 - lớp theo dõi.
- Những âm nào gần giống nhau?
- a, ă, â.
- Tìm thêm tiếng, từ có những âm đang ôn?
- Chủ yếu là HS khá giỏi trả lời.
- Chủ yếu là HS trung bình, yếu đọc.
- Đọc tên các chữ cái ghi lại âm đó?
- hoạt động cá nhân
Tiết 2
3.3 .Luyện tập
* Ôn lại cách viết chữ cái 
- Đọc cho HS viết các âm vào bảng con. Chú ý đọc những âm gần giống nhau liền nhau để khắc sâu kiến thức cho HS.
- Đọc cho HS viết vở một số âm, sau đó thu bài và chấm.
4. Củng cố.
- Chơi tìm tiếng có âm nào đó.
- GV nhận xét giờ học .
5. dặn dò
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: Chữ thường, chữ hoa.
- viết bảng con và đọc các âm, những âm ghép phân tích lại âm để khắc sâu kiến thức, sau đó sửa sai nếu có
- viết vở và thu bài để cô giáo chấm
- Học sinh chơi trò chơi.
*************************************************
Toán
 Phép cộng trong phạm vi 3 
I. Mục tiêu:
- Hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng, thành lập bảng cộng.
- Ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 3, biết làm tính cộng trong phạmvi 3.
- Yêu thích môn toán.
II. Chuẩn bị:
GV: - Bộ đồ dùng toán 1.
Mô hình 3 con gà, 2 ô tô.
HS: Nhóm có 3 đối tượng cùng loại.
III. Hoạt động dạy- học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
- Đếm từ 0-3 và ngược lại
- Tách 3 que tính thành 2 phần tuỳ ý và nêu kết quả?
- Học sinh thực hiện.
3. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
b. Nội dung.
- nêu lại nội dung bài
* HĐ1: Phép cộng 1 + 1 = 2
- Treo bảng gài: 1con gà thêm một con nữa là mấy con?
- nêu lại bài toán, và trả lời:được 2 con
- Vậy 1 thêm 1 được mấy?
- bằng 2
- Cho thao tác trên que tính hỏi tương tự trên
- Ta viết 1 thêm 1 hoặc 1và 1 bằng2 là: 1 + 1 = 2
- đọc cá nhân, tập thể
- Cho hs ghép phép tính
- ghép trên bảng cài
- Vậy 1 + 1 bằng mấy?
- 1 + 1 = 2
* HĐ2: Phép cộng 1 + 2 = 3
- Tiến hành tương tự hoạt động1
* HĐ3: Phép cộng: 1 + 2 = 3, 2 + 1=3
- Quan sát SGK hai chấm tròn thêm một chấm tròn là mấy?
- ba chấm tròn
- Thay bằng phép tính?
- 2 + 1 = 3
- Một chấm tròn thêm 2 chấm tròn là mấy, thay bằng phép tính gì?
- là 3, 1 + 2 = 3
- Nhận xét 2 phép tính trên?
- kết quả bằng nhau, chỉ đổi chỗ 2 số
- Chỉ toàn bộ phép tính đã hình thành và nói: đây là những phép tính gì?
- phép tính cộng
c. Luyện tập:
Bài 1: Dựa hình vẽ tự làm bài và nêu kết qủa
- HS làm bài cá nhân
Bài 2: Hướng dẫn cách đặt tính, chú ý dấu- phía dưới thay cho dấu =
- HS làm bài theo nhóm
- làm bài và chữa
Bài 3: Cho hs tự làm và nêu kết quả
4. Củng có:
- Đọc lại bảng cộng3, đọc thuộc không cần nhìn bảng
- Nhận xét giờ học.
5. dặn dò: 
Về học bài,làm bài tập.
- Cả lớp đọc lại bảng cộng trong phạm vi 3.
Đạo đức
 Bài 4: Gia đình em (Tiết1).
 I. Mục tiêu:
- HS hiểu trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương. Trẻ em có bổn phận phải lễ phép vâng lời cha mẹ và anh chị em.
- HS biết yêu quý gia đình của mình, yêu thương anh chị em , quý trọng, vâng lới ông bà cha mẹ.
- Có ý thức tự giác lễ phép vâng lờii cha mẹ.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tranh vẽ minh hoạ 2.
- Học sinh: Bài tập đạo đức.
III. Hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ. 
- Vì sao phải giữ gìn sách vở đồ dùng học tập?
- Em đã làm gì để giữ gìn sách vở đồ dùng học tập
- GV nhận xét, tuyên dương.
 3.Bài mới.
 a.Giới thiệu bài 
- Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài 
b.Nội dung.
* Hoạt động 1: Khởi động .
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- HS đọc đầu bài.
- Hoạt động .
Mục tiêu: Chuẩn bị tư thế cho HS bước vào học tập được tốt.
Cách tiến hành:
- Hát bài cả nhà thương nhau.
- Cả lớp hát.
* Hoạt động 2: Kể nội dung tranh bài 2 .
- Hoạt động nhóm.
Mục tiêu: Kể được nội dung từng tranh.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận về nội dung từng tranh, sau đó đại diện nhóm lên báo cáo kết quả trước lớp.
- Theo dõi bổ sung cho bạn: bố mẹ hướng dẫn con học, cho con đi chơi công viên, mâm cơm đầm ấm
Chốt: Chúng ta thật là hạnh phúc khi có bố mẹ được bố mẹ chăm sócvây chúng ta phải cảm thông những bạn không được sống cùng bố mẹ gia đình.
- Theo dõi.
* Hoạt động 3: Đóng vai .
- Hoạt động nhóm.
Mục tiêu: Biết ứng xử cho phù hợp với các tình huống.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận cách ứng xử theo một bức tranh, sau đó lên thể hiện cách ứng xử của nhóm mình trước lớp.
- Tự đưa ra cách giải quyết của nhóm mình, nhóm khác bổ sung cho nhóm bạn.
Chốt: Các em có bổn phận phải vâng lời ông bà cha mẹ
4. Củng cố 
- Nêu lại phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học.
5. dặn dò
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: Tiết 2.
- Theo dõi.
- Học sinh nêu lại ghi nhớ
Thứ tư, ngày 13 tháng 10 năm 2010
Tiếng Việt
Bài 28: Chữ thường, chữ hoa.
I.Mục tiêu: 
- HS biết được chữ in hoa và bước đầu làm quen với chữ in hoa.
- HS nhận ra và đọc được chữ in hoa trong câu ứng dụng. Phát triển lời nói theo chủ đề: Ba vì.
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ câu, phần luyện nói.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bài: Ôn tập.
- 2 học sinh đọc SGK.
- Viết: tre già, quả nho.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Cả lớp viết bảng con.
3. Bài mới .
 3.1. Giới thiệu bài 
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- Nắm yêu cầu của bài.
3.2. Nhận diện chữ hoa 
- Treo bảng chữ thường, chữ hoa lên bảng lớp. 
- Gọi HS khá giỏi đọc.
- Một em đọc
- Lớp theo dõi.
- Chữ in hoa nào gần giống chữ in thường?
- C, E, Ê, I, 
- Chữ cái in có chữ hoa và chữ thường khác nhau nhiều?
- A, Ă, Â, B, D
- GV chỉ chữ in hoa.
- Dựa vào chữ in thường để đọc chữ in hoa.
- Che phần chữ in hoa, chỉ chữ in thường.
- Nhận diện và đọc âm của chữ.
Tiết 2
3.3.Luyện tập.
a. Luyện đọc.
* Kiểm tra bài cũ 
- Hôm nay ta học chữ hoa gì? 
- Đọc lại bảng lớp.
* Luyện đọc 
- Cho HS đọc SGK
- Đọc chữ thườ ...  ia 
 I. Mục tiêu:
 	 - Biết cách đọc và viết vần ia, lá tía tô.
- Biết đọc và viết được vần ia, lá tía tô, đọc câu ứng dụng “ bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá”.
 - Yêu thích môn Tiếng Việt.
II.Chuẩn bị:
GV: Cành tía tô, tranh minh hoạ: bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá, chia quà.
HS: SGK,VBT.
 III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
- Đọc câu: Bố cho bé và chị Kha đi 
nghỉ hè ở Sa Pa.	 
 - Viết: nghỉ hè, quả khế, gồ ghề 
- Nhận xét cho điểm	
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu vần
- ghi vần mới lên bảng 
 b. Dạy vần
 * Nhận diện
- Vần ia gồm có mấy âm? âm nào đứng trước? âm nào đứng sau? 
* Đánh vần và ghép vần
- Giáo viên đọc mẫu 
- Cho HS phân tích và đánh vần 
- Có vần ia muốn có tiếng tỉa phải làm gì? 
- Cho HS đọc tiếng “tía”	
- Cho HS phân tích tiếng “tía”	
 -Cho HS quan sát cành lá tía tô và hỏi đây là lá gì? 	
- Ta có từ mới gì?	 
- Giáo viên nói thêm về lá tía tô.
 - Cô vừa dạy vần gì? có trong tiếng gì?từ gì?	
- Cho HS đọc xuôi, ngược trên bảng 
* Đọc từ ứng dụng
- Ghi lên bảng: tờ bìa, lá mía, vỉa hè, 
tỉa lá. 
- Cho HS nhận diện vần vừa học
- Cho HS phân tích tiếng chứa vần mới, đành vần, đọc trơn. 	
- GV giải thích một số từ
*. Nghỉ giải lao
c. Hướng dẫn viết
- Cho HS quan sát chữ mẫu
- 2 học sinh đọc
- viết bảng con
- HS đọc vần mới.
- 2 âm, âm i đứng trước, âm a đứng sau.
- Học sinh theo dõi
- Cá nhân, tập thể
- Thêm phụ âm t trớc và dấu thanh sắc 
 trên đầu.
- HS đọc trơn
- HS phân tích,đánh vần tiếng “tía”
- Lá tía tô
 - Lá tía tô, HS đọc từ mới.
- vần ia trong tiếng tía, từ lá tía tô.
- HS đọc cá nhân, tập thể.
- Đọc trơn, cá nhân tập thể
- Lên bảng gạch chân tiếng có chứa vần mới
- HS đọc cá nhân, tập thể
- HS quan sát, nhận xét chữ ia gồm có chữ i đứng trước chữ a đứng sau.
 - GV giảng quy trình viết và viết mẫu
- HS theo dõi, viết bảng con
Chú ý nối nét giữa chữ t và chữ i
- Nhận xét chữ viết của HS
Tiết 2
c. Luyện đọc
- Cho HS đọc trên bảng lớp
- HS đọc cá nhân, tập thể
- Quan sát tranh ở SGK và cho biết tranh vẽ gì?
- Vẽ bé nhổ cỏ, chị tỉa lá.
- Hai chị em nhổ cỏ và tỉa lá ở đâu?
- ở trong vườn
- GV ghi câu ứng dụng lên bảng
- HS đọc trơn
- Cho HS nhận diện vần, phân tíchvà đánh vần tiếng có chứa vần mới
- HS đọc cá nhân, tập thể
- GV hớng dẫn cách đọc câu, đọc mẫu
- HS luyện đọc câu ứng dụng
- Cho HS đọc SGK
- HS đọc các nhân tập thể
b. Luyện viết
- GV giảng quy trình viết chữlá tía tô
- HS theo dõi
- Cho HS nhận xét cách viết, cách nối nét
- HS tập viết bảng con, viết vở
- Quan sát, uốn nắn tư thế viết cho HS
c. Luyện nói: 
- Cho hs đọc tên bài luyện nói.
Cho hs quan sát tranh và trả lời
?Trong tranh vẽ gì?
 ?Ai đang chia quà cho cá em nhỏ trong tranh?
?Bà chia những quà gì?
? Các em nhỏ trong tranh vui hay buồn?
?Bà vui hay buồn?
- HS đọc:Chia quà
- HS quan sát tranh thảo luận nhóm đôi.
- Vẽ bà và hai em bé.
- Bà đang chia quà cho hai em nhỏ trong tranh.
- Bà chai quả chuối, quả hồng.
- Các em nhỏ rất vui.
- Bà rất vui.
* Trò chơi ghép tiếng có vần vừa học
4. Củng cố.
- Đọc trên bảng lớp
- Tìm những tiếng có vần ia?
5. dặn dò:
- Về nhà làm bài tập TV và xem trước bài 20.
************************************************
Toán
 Phép cộng trong phạm vi 4 
I. Mục tiêu
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 4.
- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 4.
- Yêu thích môn toán.
II. CHUẩN Bị
GV:- Bộ đồ dùng toán 1.
 - Tranh vẽ phong to hình vẽ SGK.
 HS: Bảng con
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Đọc thuộc bảng cộng 3
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 học sinh lên bảng đọc bảng cộng 3
3. Bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Nội dung.
*HĐ1: Giới thiệu phép cộng
- Tự nêu yêu cầu bài toán theo hình vẽ: 3 con chim thêm 1 con chim là mấy con chim?
- Được mấy con chim tất cả? 
- 4 con
- Nhìn vào hình vẽ nhắc lại
- 3 thêm 1 bằng 4
- Viết phép toán ghi lại phép tính trên? 
- 3 + 1 = 4, đọc lại phép tính.
- Các phép cộng 2 + 2, 1 + 3 tiến hành tương tự
- Tổ chức cho hs ghi nhớ cộng thức cộng theo hai chiều
- 3 + 1 = 4, 4 = 3 + 1
*HĐ2: Làm bài tập
Bài 1: Nêu yêu cầu
- hs tự làm vào bảng con
- Gọi hs chữa bài, tổ chức cho hs khác nhận xét.
Bài 2: tương tự bài 1
- làm tính theo cột dọc
 3 2 2 1
+ + + +
 1 1 2 3
 4 3 4 4
Bài 3: 
- Nêu yêu cầu: điền dấu thích hợp
- Hướng dẫn mẫu: 2+13, điền dấu gì, vì sao?
 - dấu = vì 2 + 1 = 3 mà 3 = 3
 - làm các phần còn lại và chữa bài
Bài 4:
- Nhìn tranh và cho biết tranh vẽ gì?
- trên cành có 3 con chim, một con đang bay tới
- Nêu đề toán?
 - hs tự nêu khác nhau
- Nêu phép tính để diền vào ô trống
4. Củng cố 
- Đọc lại bảng cộng 4
- Nhận xét giờ học.
5.dăn dò:
- Về nhà làm bài tập ở vở bài tập
- 1 + 3 = 4 hay 3 + 1 = 4
- Cả lớp đọc đồng thanh lại bảng cộng trong phạm vi 4.
**********************************************************************
Thứ sáu, ngày 15 tháng 10 năm 2010
Thể dục
Đội hình - Đội ngũ-Chơi trò chơi
I. Mục tiêu:
- Giúp hs:Ôn một số đội hình đội ngũ đã học.Yêu cầu thực hiện chính xácnhanh và kỉ luật,trật tự hơn giờ trước.Học dàn hàng ,.Yêu cầu biết và thực hiện được ở mức cơ bản đúng.
	- Giúp HS:Ôn “ trò chơi qua đường lội”
- Giáo dục ý thức học tập,ý thức kỉ luật,rèn luyện thể lực,rèn luyện khéo léo nhanh nhẹn
II . Chuẩn bị:
	- GV: Vệ sinh sân tập,1 cái còi
	- HS: Trang phục đầu tóc gọn gàng
III. Các hoạt động dạy- học:
Nội dung
ĐL
TG
PHƯƠNG PHáP Tổ CHứC
1.Phần mở đầu
.- Phổ biến nội dung yêu cầu bài học
- Đứng vỗ tay hát.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1hàng dọc
- Đi vòng tròn hít thở sâu.
-Trò chơi “Diệt con vật có hại 
2. Phần cơ bản.
- Ôn tập hợp hàng dọc,dóng hàng,đứng nghiêm,đứng nghỉ,quay phải, quay trái
- Học dàn hàng ,dồn hàng.
-.Ôn trò chơi “Qua đường lội ”
- Chạy bền 
3. Phần kết thúc
- Hồi tĩnh
- Hệ thống bài,nhận xét giờ học .
- Giao bài tập về nhà
1
2
2
2
1
1
1
2’
1’
2’
2’
2’
7’
8’
5’
2’
2’
1’
1’
-Lớp trưởng báo cáo sĩ số
-Tập trung 4 hàng ngang.
+ + + + + + +
+ + + + + + +
+ + + + + + +
+ + + + + + +
- GV điều khiển lớp thực hiện
- HS tập luyện theo tổ
- Các tổ thi đua trình diễn
-Tập luyện theo sự điều khiển của GV
- HS tập luyện theo đơn vị tổ
- GVquan sát ,sửa sai
- GVnêu cách chơi và luật chơi
- Cả lớp ôn lại vần điệu 
- 2 HS làm mẫu
- 1 tổ chơi thử 
- Các tổ chơi 
- Cả lớp thi đua chơi
- Cả lớp chạy đều. 
- Hát vỗ tay 
***********************************************************
Tập viết
 cử tạ, thợ xẻ, chữ số 
I. Mục tiêu:
- HS nắm cấu tạo chữ, kĩ thuật viết chữ: cử tạ, thợ xẻ, chữ số.
- Biết viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ: cử tạ, thợ xẻ, chữ số, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.
- Say mê luyện viết chữ đẹp.
II. chuẩn bị
- Giáo viên: Chữ: cử tạ, thợ xẻ, chữ số và vần, từ ứng dụng đặt trong khung chữ.
- Học sinh: Vở tập viết.
III. Hoạt động dạy- học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Hôm trước viết bài chữ gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: mơ ,do , ta, thơ.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài 
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
b. Hướng dẫn viết chữ và viết vần từ ứng dụng.
- Treo chữ mẫu: “cử tạ” yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu con chữ? Gồm các nét gì? Độ cao các nét?
- GV nêu quy trình viết chữ trong khung chữ mẫu, sau đó viết mẫu trên bảng.
- Gọi HS nêu lại quy trình viết?
- Yêu cầu HS viết bảng
- GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai.
- Các từ: thợ xẻ, chữ số hướng dẫn tương tự.
c. Hướng dẫn HS tập tô tập viết vở.
- GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở
d. Chấm bài 
- Thu 18 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
4. Củng cố 
- Nêu lại các chữ vừa viết?
- Nhận xét chữ viết của học sinh.
5. dặn dò 
- Về viết lại bài cho đẹp hơn.
-HS viết bảng con.
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
- HS quan sát
- HS nêu quy trình viết
- HS viết bảng con.
- HS quan sát GV viết mẫu vần và từ ứng dụng trên bảng.
- HS tập viết trên bảng con.
- HS tập viết chữ: cử tạ, thợ xẻ, chữ số.
*********************************************************
Tập viết
 nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê. 
I. Mục tiêu:
- HS nắm cấu tạo chữ, kĩ thuật viết chữ: nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê.
- Biết viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ: nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.
- Say mê luyện viết chữ đẹp.
II. chuẩn bị
- Giáo viên: Chữ: nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê đặt trong khung chữ.
- Học sinh: Vở tập viết.
III. Hoạt động dạy- học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Hôm trước viết bài chữ gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: : cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô. 
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài 
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
b. Hướng dẫn viết chữ và viết vần từ ứng dụng.
- Treo chữ mẫu: “nho khô”” yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu con chữ? Gồm các nét gì? Độ cao các nét?
- GV nêu quy trình viết chữ trong khung chữ mẫu, sau đó viết mẫu trên bảng.
- Gọi HS nêu lại quy trình viết?
- Yêu cầu HS viết bảng
- GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai.
- Các từ: nghé ọ, chú ý, cá trê hướng dẫn tương tự.
c. Hướng dẫn HS tập tô tập viết vở.
- GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở
d.Chấm bài 
- Thu 18 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
4. Củng cố 
- Nêu lại các chữ vừa viết?
- Nhận xét giờ học
5. dặn dò 
- Về viết lại bài cho đẹp hơn.
- HS viết bảng con.
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
- HS quan sát
- HS nêu quy trình viết
- HS viết bảng con.
- HS quan sát GV viết mẫu vần và từ ứng dụng trên bảng.
- HS tập viết trên bảng con.
- HS tập viết chữ: cử tạ, thợ xẻ, chữ số.
- Học sinh viết bài trong vở tập viết.
**********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc