Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần 8

Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần 8

I/ Mục tiêu :

A. Tập đọc :

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ;Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc được lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng động phải quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.(trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).

B. Kể chuyện :

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

- HS khá- giỏi kể lại từng đoạn hoặc toàn câu chuyện.

II/ Các kĩ năng sống cơ bản:

- Xác định giá trị.

- Thể hiện sự cảm thông

 

doc 37 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1338Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 26 tháng 9 năm 2011
Kế hoạch dạy học
Môn : Tập đọc – Kể chuyện
Các em nhỏ và cụ già
Giáo dục kĩ năng sống
I/ Mục tiêu : 
Tập đọc :
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ;Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc được lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng động phải quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.(trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).
Kể chuyện :
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- HS khá- giỏi kể lại từng đoạn hoặc toàn câu chuyện.
II/ Các kĩ năng sống cơ bản:
- Xác định giá trị.
- Thể hiện sự cảm thông
III/ Phương pháp kĩ thuật dạy học
- Đặt câu hỏi.
- Trình bày ý kiến cá nhân
VI/ Phương tiện dạy học :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, 
HS : SGK.
V/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) Bận
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Hoạt động 1 : luyện đọc ( 15’ )
Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. 
Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật. 
Nắm được nghĩa của các từ mới.
Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại
GV đọc mẫu toàn bài
GV đọc mẫu với giọng thong thả 
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng câu, bài có 28 câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài, có thể đọc liền mạch lời của nhân vật có xen lời dẫn chuyện 
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 5 đoạn.
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy 
GV kết hợp giải nghĩa từ khó : sếu, u sầu, nghẹn ngào
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1.
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 2
Cho cả lớp đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4, 5.
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 18’ )
Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện.
Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận 
 Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1, 2 và hỏi :
+ Các bạn nhỏ đi đâu ?
+ Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại ?
+ Các bạn nhỏ quan tâm đến ông cụ như thế nào?
+ Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3, 4 hỏi :
+ Ông cụ gặp chuyện gì buồn ? 
+ Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 5 hỏi :
+ Chọn một tên khác cho truyện theo gợi ý dưới đây : 
Những đứa trẻ tốt bụng
Chia sẻ
Cảm ơn các cháu
Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày, yêu cầu học sinh nêu rõ lí do vì sao nhóm em lại chọn tên đó cho câu chuyện.
Giáo viên cho học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi :
+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
-Giáo viên chốt ý : Mọi người trong cộng động phải quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.
Hát
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân 
Cá nhân, Đồng thanh.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Học sinh đọc theo nhóm đôi.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân 
Cá nhân 
Đồng thanh 
Học sinh đọc thầm.
Các bạn nhỏ đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ.
Điều gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại là các bạn gặp một cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi. Cặp mắt lộ vẻ u sầu.
Các bạn nhỏ băn khoăn không biết có chuyện gì xảy ra với ông cụ nên đã bàn tán rất sôi nổi. Có bạn đoán ông cụ bị ốm, có bạn đoán ông cụ đánh mất cái gì. Cuối cùng cả tốp đến hỏi thăm ông cụ.
Các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu.
 1 HS đọc đoạn 3, 4 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo 
Ông cụ gặp chuyện buồn vì cụ bà ốm nặng, đang nằm trong bệnh viện, rất khó qua khỏi.
-Học sinh thảo luận nhóm và trả lời : vì ông cụ được chia sẻ nỗi buồn với các bạn nhỏ. Vì sự quan tâm của các bạn nhỏ làm ông cụ thấy bớt cô đơn. Vì ông cụ cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ. Vì ông được các bạn nhỏ quan tâm, an ủi.
Cả lớp đọc thầm theo
HS suy nghĩ, thảo luận 
Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nghe và nhận xét. 
Học sinh thảo luận nhóm và tự do phát biểu suy nghĩ của mình : Con người phải quan tâm giúp đỡ nhau. Con người phải yêu thương nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau. Sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau là rất cần thiết, rất đáng quý.
Kể chuyện
Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ )
Mục tiêu : giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật. 
Phương pháp : Thực hành, thi đua 
 Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2, 3, 4, 5 và lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn.
Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc bài tiếp nối 
Cho học sinh thi đọc bài phân vai
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4 : hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được một đoạn chuyện bằng lời của mình
Phương pháp : Quan sát, kể chuyện
 Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài
Giáo viên hỏi :
+ Trong truyện có những nhân vật nào ?
Giáo viên : Vậy nếu chọn kể đoạn 1, em sẽ đóng vai một trong 3 nhân vật mà mình sẽ đóng vai để kể
+ Khi đóng vai nhân vật trong truyện để kể, em phải chú ý điều gì trong cách xưng hô?
Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 2 HS, yêu cầu mỗi em chọn một đoạn truyện và kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe 
Giáo viên cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn 
Củng cố : ( 2’ )
Giáo viên hỏi :
+ Các em học được bài học gì từ các bạn nhỏ trong truyện ?
Giáo viên : trong cuộc sống hằng ngày, mọi người nên quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với nhau những nỗi buồn, niềm vui, sự vất vả khó khăn vì như thế sẽ làm cho mọi người gần gũi, yêu thương nhau hơn, cuộc sống cũng vì thế mà tươi đẹp hơn.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- GV nhận xét tiết học.
- Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
- Khuyến khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Học sinh các nhóm thi đọc.
Một vài tốp học sinh phân vai : người dẫn chuyện, ông cụ, 4 bạn nhỏ.
Bạn nhận xét.
Kể lại một đoạn của câu chuyện Các em nhỏ và cụ già theo lời một bạn nhỏ
Học sinh trả lời 
Khi đóng vai nhân vật trong truyện để kể, em phải chọn xưng hô là tôi ( hoặc mình, em ) và giữ cách xưng hô ấy từ đầu đến cuối câu chuyện, không được thay đổi 
Lần lượt từng HS kể trong nhóm của mình, các bạn trong cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau 
Lớp nhận xét. 
Học sinh trả lời : Biết quan tâm giúp đỡ người khác.
* Rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch dạy học
Môn : Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu : 
- Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được bảng chia 7 trong giải toán.
- Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản.
- BT cần làm: BT1,2(cột 1,2,3),3,4.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
MONG ĐỢI Ở HS
Hoạt động 1: Nhằm đạt mục tiêu số 1
Hoạt động được lựa chọn là: Thực hành, đàm thoại
Hình thức tổ chức: thi đua, trò chơi 
Bài 1 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Hoạt động 2: Nhằm đạt mục tiêu số 2
Hoạt động được lựa chọn là: Thực hành, đàm thoại
 Hình thức tổ chức: Cá nhân, lớp
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 4a : GV gọi HS đọc yêu cầu
Cho học sinh tự làm bài và thi đua sửa bài 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 4b : chấm 1 điểm I trên đoạn thẳng AB, sao cho độ dài đoạn thẳng AI bằng độ dài đoạn thẳng AB. 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
tính nhẩm
HS làm bài
Cá nhân 
Lớp nhận xét
Tính
HS làm bài
Cá nhân 
Lớp nhận xét
Học sinh đọc
Trong vườn có 63 cây ăn quả, số cây đó là cây bưởi.
Hỏi trong vườn có bao nhiêu cây bưởi ?
1 HS lên bảng làm bài. 
Cả lớp làm vở.
- Đo rồi viết số đo độ dài đoạn thẳng AB
Học sinh làm ... hơ gì ?
+ Nêu cách trình bày bài thơ lục bát ?
+ Dòng thơ nào có dấu chấm phẩy ?
+ Dòng thơ nào có dấu gạch nối ?
+ Dòng thơ nào có dấu chấm hỏi ?
+ Dòng thơ nào có dấu chấm than ?
+ Chữ đầu câu viết như thế nào ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai 
Học sinh nhớ – viết hai khổ thơ vào vở
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Cho HS viết vào vở 2 khổ thơ.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. 
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài 
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 10’ )
Mục tiêu : giúp học sinh làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : r / gi / d hoặc uôn / uông
Phương pháp : thực hành 
Bài tập : Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Làm chín vàng thức ăn trong dầu, mỡ sôi : 
 Thời điểm chuyển từ năm cũ sang năm mới : 
Trái nghĩa với khó : 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b
Sóng nước nổi lên rất mạnh, từng lớp nối tiếp nhau : 
Nơi nuôi, nhốt các con vật : 
Khoảng đất dài được vun cao lên để tồng trọt : 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- GV nhận xét tiết học.
- Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Hát
Học sinh nghe Giáo viên đọc. 2 – 3 học sinh đọc. 
Khổ thơ này chép từ bài Tiếng ru
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Bài thơ này có 8 dòng thơ
Học sinh đọc
Bài thơ viết theo thể thơ lục bát : 1 dòng 6 chữ, 1 dòng 8 chữ.
Dòng 6 chữ viết cách lề vở 2 ô li, dòng 8 chữ viết cách lề vở 1 ô li
Dòng thứ 2
Dòng thứ 7
Dòng thứ 7
Dòng thứ 8
Chữ đầu câu viết hoa.
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS nhớ – viết bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Tìm và viết vào chỗ trống các từ chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau :
Rán
giao thừa
dễ 
-Tìm và viết vào chỗ trống các từ chứa tiếng có vần uôn hoặc uông, có nghĩa như sau :
Cuồn cuộn
Chuồng
luống
* Rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch dạy học
Môn :Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu : 
Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
Biết làm tính nhân (chia) số có hai chữ số với số (cho) số có một chữ số.
BT cần làm: 1,2( cột1,2),BT 3.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
MONG ĐỢI Ở HS
Hoạt động 1: Nhằm đạt được mục tiêu số 1,
Hoạt động được lựa chọn là: thực hành
Hình thức tổ chức: thi đua, trò chơi
Bài 1 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài 
GV gọi HS nêu lại cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ, số bị chia, số chia chưa biết.
GV Nhận xét 
Bài 2 : Tính
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài 
GV gọi HS nêu lại cách tính
GV Nhận xét 
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Bài 4 GV gọi HS đọc yêu cầu
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Hát
Tìm x :
HS làm bài
Học sinh nêu
HS nêu 
Học sinh làm bài và sửa bài
HS nêu
Học sinh đọc
Một cửa hàng có 24 đồng hồ. Sau một tuần lễ bán hàng, số đồng hồ còn lại bằng số đồng hồ đã có.
Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu đồng hồ ?
Giải
Cửa hàng còn lại số đồng hồ là
24 : 6 = 4 ( đồng hồ)
 Đáp số : 4 đồng hồ
- Học sinh đọc: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng 
Học sinh làm bài và sửa bài
Lớp nhận xét
III/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
* Rút kinh nghiệm: ..
Thứ sáu, ngày 30 tháng 9 năm 2011
Kế hoạch dạy học
Môn :Tập làm văn
Kể về người hàng xóm
GD BVMT – Trực tiếp
I/ Mục tiêu : 
Biết kể về một người hàng xóm theo gợi BT1.
 - Viết lại những điều vừa kể thành một đọan văn ngắn (khoảng 5 câu) (BT2).
II/ Chuẩn bị :
GV : Viết sẵn các câu hỏi gợi ý kể về một người hàng xóm trên bảng phụ.
HS : Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) Nghe - kể : Không nỡ nhìn. 
Bài mới :
Giới thiệu bài: Kể về người hàng xóm (1’ )
Hoạt động 1: Kể về người hàng xóm (20’ )
Mục tiêu : giúp học sinh kể lại tự nhiên, chân thật về một người hàng xóm mà em quý mến
Phương pháp : giảng giải, thực hành, thi đua 
 Giáo viên nêu yêu cầu : Để kể về người hàng xóm của mình, em cần dựa vào các câu hỏi gợi ý và nhớ lại đặc điểm hình dáng, tính tình của người đó, tình cảm của gia đình em đối với người đó và tình cảm của người đó đối với gia đình em như thế nào ? 
Gọi học sinh đọc các câu hỏi gợi ý :
Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi ?
Người đó làm nghề gì ?
Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào ?
Tình cảm của người hàmg xóm đối với gia đình em như thế nào ?
GDBVMT: GV nêu: Đối với những người hàng xóm thì ta phải luôn quan tâm giúp đỡ , biết đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ nhau, cùng nhau góp phần xây dựng quê hương và góp phần BVMT.
Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe về người hàng xóm của mình
Giáo viên gọi 1 học sinh khá kể mẫu cho cả lớp nghe
Giáo viên nhận xét, bổ sung vào từng bài kể cho học sinh.
Hoạt động 2 : Viết đoạn văn ( 13’ )
Mục tiêu : giúp học sinh viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu ), diễn đạt rõ ràng
Phương pháp : thực hành 
Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu 
Giáo viên chú ý nhắc học sinh viết bài tự nhiên, chân thật những điều vừa kể.
Cho học sinh làm bài
Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài : Ôn tập giữa học kì 1
Hát
Học sinh lắng nghe Giáo viên nêu
Cá nhân 
Học sinh làm việc theo nhóm đôi
Cá nhân
Cả lớp nghe bạn kể và nhận xét. 
Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu
Học sinh làm bài
Cá nhân 
* Rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch dạy học
Môn :Thủ công
Gấp, cắt, dán bông hoa ( T2 )
I/ MỤC TIÊU : 
- Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa.
- Cắt,gấp,dán được bông hoa. Các cánh của bông hoa tương đối đều nhau.
- Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được bông hoa 5 cánh, tám cánh, các cánh đều nhau; có thể cắt được nhiều bông hoa, trình bày đẹp.
II/ CHUẨN BỊ :
	GV : Mẫu các bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát 
Tranh quy trình gấp, cắt, dán bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh 
Kéo, thủ công, bút chì.
	HS : bút chì, kéo thủ công, giấy nháp.
III/ Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ổn định: ( 1’ ) 
Bài cũ: ( 4’ )
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu bài : gấp, cắt, dán bông hoa ( Tiết 2 ) ( 1’ )
Hoạt động 1 : ( 10’ )
Mục tiêu : giúp học sinh ôn lại quy trình cách gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh để cắt được bông hoa 5 cánh, qua đó gấp, cắt, dán bông hoa 4 cánh, 8 cánh
Phương pháp : Trực quan, quan sát, đàm thoại
Giáo viên cho học sinh quan sát một số mẫu bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh được gấp, cắt từ giấy màu và nêu câu hỏi gợi ý cho HS nhớ lại quy trình gấp cắt, dán. 
GV hỏi :
+ Các bông hoa có màu sắc như thế nào ?
+ Các cánh của bông hoa có giống nhau không?
+ Khoảng cách giữa các bông hoa như thế nào ?
Hoạt động 2 : thực hành ( 23’ )
Mục tiêu : giúp học sinh thực hành gấp, cắt, dán bông hoa 5 cánh, qua đó gấp, cắt, dán bông hoa 4 cánh, 8 cánh
Phương pháp : thực hành 
Gấp, cắt bông hoa 5 cánh .
Giáo viên hướng dẫn học sinh gấp, cắt bông hoa 5 cánh 
Giáo viên : tùy theo từng cách vẽ và cắt lượn theo đường cong sẽ được 5 cánh hoa có hình dạng khác nhau ( Hình 3, 4 ).
Gấp, cắt bông hoa 4 cánh, 8 cánh .
Giáo viên hướng dẫn học sinh gấp, cắt bông hoa 4 cánh 
Giáo viên hướng dẫn cách gấp, cắt bông hoa 8 cánh : Giáo viên cắt mẫu và lưu ý học sinh : khi cắt phải mở rộng khẩu độ kéo, vì mẫu gấp có nhiều nếp gấp chồng lên nhau nên rất dày.
Dán các hình bông hoa .
Giáo viên hướng dẫn dán các hình bông. 
Giáo viên vừa hướng dẫn cách dán, vừa thực hiện thao tác dán.
 Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán bông hoa và nhận xét
Giáo viên uốn nắn những thao tác chưa đúng của học sinh.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành gấp, cắt, dán bông hoa theo nhóm.
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp, cắt chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. 
GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình.
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Nhận xét, dặn dò: ( 1’ )
- Chuẩn bị : Kiểm tra chương 1 : Phối hợp gấp, cắt, dánh hình
- Nhận xét tiết học
Hát
* Rút kinh nghiệm: ..

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8 Lop 3.doc