Giáo án Tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần 13

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần 13

Học vần

Bài : Ôn tập

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh có thể:

-Đọc, viết một cách chắc chắn các vần kết thúc bằng n.

-Đọc đúng các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng.

-Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể Chia phần.

II. CHUẨN BỊ:

-Bảng ôn.

-Tranh minh họa đoạn thơ ứng dụng và truyện kể.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 17 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Chủ đề: Thương người như thể thương thân
THỨ
MÔN
TÊN BÀI
HAI
Chào cờ
Học vần
Học vần
Toán
Oân tập
Oân tập
Phép cộng trong phạm vi 7
BA
Học vần
Học vần
Toán
Đạo đức
Ong – ông
Ong - ông
Phép trừ trong phạm vi 7
TƯ
Học vần
Học vần
Toán
Aêng – âng
Aêng – âng
Luyện tập
NĂM
Toán
Học vần
Học vần
Phép cộng trong phạm vi 8
Ung – ưng
Ung – ưng
SÁU
Tập viết
Tập viết
HĐTT
Tuần 11
Tuần 12
Sinh hoạt lớp
Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009
Học vần
Bài : Ôn tập
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh có thể:
-Đọc, viết một cách chắc chắn các vần kết thúc bằng n.
-Đọc đúng các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng.
-Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể Chia phần.
II. CHUẨN BỊ:
-Bảng ôn.
-Tranh minh họa đoạn thơ ứng dụng và truyện kể.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ : uôn - ươn
B. Bài mới :
 1. Giới thiệu bài: Ôn tập
 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 *Hoạt động 1:Ôn tập
 a/ Các vần đã học :
 -HS kể các vần đã học.
 -So sánh với bảng ôn.
 -So sánh các vần vừa kể
 -Đọc vần vừa kể.
 b/ Ghép tiếng :
 -Đọc các chữ ở dòng ngang, cột dọc.
 -Ghép chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang để được tiếng có nghĩa.
 -Ghép và đọc từng dòng.
 -Ghép tiếng với dấu thanh.
 -Đọc cả bảng ôn.
 c/Đọc từ ứng dụng :
 cuồn cuộn con vượn thôn bản
 -HS tìm tiếng có vần vừa ôn.
 -Đọc tiếng (mới, cũ). Đọc từ.
 -Giảng từ.
 -Đọc cả bài.
 d/Luyện viết :
 -GV đọc. HS viết bảng con.( Lưu ý cách nối nét giữa các con chữ)
	cuồn cuộn con vượn
TIẾT 2
*Hoạt động 2 : Luyện tập
 a/Luyện đọc :
 -Đọc bài trên bảng.
 -Đọc bài ở Sgk.
 -Đọc bài ứng dụng :
 +GV treo tranh. Giảng tranh.
 Gà mẹ dẫn đàn con ra bãi cỏ. Gà con vừa chơivừa chờ mẹ rẽ cỏ, bới giun.
 b/Luyện viết : cuồn cuộn - con vượn
 -HS viết bài vào vở.
*Hoạt động 3: Kể chuyện : Chia phần
 -GV kể câu chuyện lần 1
 -Kể lần 2 có tranh minh họa.
Câu chuyện có mấy nhân vật?
 Là những ai?
 Câu chuyện xảy ra ở đâu?
 -HS kể từng đoạn theo tranh.
 -Kể toàn câu chuyện.
 =>Ý nghĩa : Trong cuộc sống phải biết nhường nhịn nhau.
C. Củng cố - Dặn dò :
 -Hệ thống lại bài.
 -Trò chơi : Ghép từ
 -Nhận xét tiết học.
-10 - 15HS
-Đọc bảng xoay, đọc Sgk, viết bảng con
-GV ghi bảng
-Cá nhân
-Cá nhân, lớp
-Cá nhân
-Cá nhân, lớp
-GV ghi bảng
-GV giảng giải
-Cá nhân, lớp
-Cả lớp
-Cá nhân
-Quan sát và thực hành
-Cá nhân
-GV hướng dẫn
-Cả lớp
-HS lắng nghe
-Quan sát và hỏi đáp
-Cá nhân
-Nhóm
-Nhóm(4)
Rút kinh nghiệm
Toán
Bài: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 7
I. MỤC TIÊU:
-Tiếp tục củng cố, khắc sâu khái niệmphép cộng.
-Tự thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7.
-Thực hành tính cộng đúng trong phạm vi 7.
II. CHUẨN BỊ:
-GV : Các vật mẫu.
-HS : Bộ đồ dùng học Toán, bảng con, Sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ:
-Thực hiện tính cộng, điền số và so sánh các phép tính trong phạm vi 6.
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Phép cộng trong phạm vi 7.
 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
*Hoạt động 1: Thành lập phép cộng :
 ªThành lập công thức 6 + 1 = 7; 1 + 6 = 7
 -GV treo tranh, hỏi:
Có mấy hình tam giác? Thêm mấy hình tam giác?
 -HS nhìn vật mẫu nêu bài toán.
6 tam giác thêm 1 tam giác được mấy tam giác?
Vậy 6 thêm 1 được mấy?Thêm là làm tính gì?
 -HS nêu phép tính 6 + 1 = 7 - Cài phép tính.
 -HS đọc phép tính.GV ghi bảng.
 +Giới thiệu phép cộng 1 + 6 = 7 (tương tự)
 -So sánh kết quả hai phép tính (6 + 1 = 7, 1 + 6 = 7)
 ªThành lập công thức 5 + 2 = 7; 2 + 5 = 7; 4 + 3 = 7; 3 + 4 = 7 (tương tự)
 + Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 7.
 *Hoạt động 2: Luyện tập:
 +Bài 1: Tính:
 - HS thực hiện vào bảng con - Nêu cách đặt tính và tính.
 +Bài 2: Tính :
 - HS thi đua làm bài -Nêu tính chất giao hoán của phép cộng
 +Bài 3: Tính: (giảm dòng 2)
 - HS nêu kết quả ở bảng xoay - Nêu các bước tính.
 +Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
 -GV treo tranh - HS nhìn tranh nêu bài toán.
 -Viết phép tính : a/ 6 + 1 = 7 ; b/ 4 + 3 = 7
C. Củng cố - Dặn dò:
 -Trò chơi: Đính phép tính ứng với tranh vẽ.
 -Nhận xét tiết học. 
-10 - 15 HS
-Nêu miệng, đọc bảng xoay, viết bảng con.
-GV ghi bảng
-Quan sát và hỏi đáp
-Cá nhân
-2HS
-Cả lớp
-Cá nhân, cả lớp
-Cá nhân, cả lớp
-Giải các bài tập Sgk/68.
-Cá nhân// cả lớp
-Nhóm (bàn)
-Nhóm(3)
-Quan sát
-4HS
-Cá nhân // lớp
-Nhóm(4)
Rút kinh nghiệm
Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2009
Học vần
Bài : ong - ông
I. MỤC TIÊU:
-Học sinh đọc và viết được ong, ông, cái võng, dòng sông.
-Đọc được bài ứng dụng: Sóng nối sóng
 Mãi không thôi
 Sóng, sóng, sóng
 Đến chân trời 
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Đá bóng.
II. CHUẨN BỊ:
-Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng và phần luyện nói.
-Bộ đồ dùng học Tiếng việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ: 
-Đọc, viết bài ôn 51
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài : ong - ông
 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
*Hoạt động 1 :Dạy vần mới:
a/Học vần ong:
 +Nhận diện vần :
 -Phân tích vần ong
 -Cài vần ong
 -Đánh vần và đọc ong
 +Ghép chữ và đọc tiếng :
 •Có vần ong muốn có tiếng võng ta ghép thêm âm và dấu gì?
 -Cài tiếng võng.
 -Phân tích tiếng võng.
 -Đánh vần và đọc : võng.
 -Cho hs xem tranh, giảng tranh và ghi từ khóa lên bảng.
 -Đọc từ khóa cái võng.
 -Đọc lại phần bảng ghi vần ong
 +Luyện viết : ong - cái võng
 -HS viết bảng con.
b/Học vần ông (tương tự)
*Hoạt động 2 : Luyện đọc từ ứng dụng:
 con ong cây thông
 vòng tròn công viên
 -Tìm tiếng có vần mới.
 -Đọc vần, âm, tiếng, từ.
 -Giảng từ.
 -Đọc cả bài
TIẾT 2
*Hoạt động 3 :Luyện tập:
 a/Luyện đọc :
 -Đọc trên bảng lớp
 -Đọc Sgk
 -Đọc bài ứng dụng: Sóng nối sóng
 Mãi không thôi
 Sóng, sóng, sóng
 Đến chân trời.
Bài ứng dụng có mấy dòng thơ ? 
Mỗi dòng thơ có mấy tiếng?
Tìm những tiếng viết hoa? 
Trong dòng thơ có những dấu câu nào?
 b/Luyện viết ong, ông, cái võng, dòng sông.
 - HS viết từng dòng vào vở.
 c/Luyện nói:
 -Cho hs xem tranh 
Trong tranh vẽ gì?
Em có thích xem đá bóng không? Vì sao?
Em thường xem đá bóng ở đâu?
Em thích đội bóng, cầu thủ nào?
Trong đội bóng, ai là người dùng tay bắt bóng mà vẫn không bị phạt?
Em có thích trở thành cầu thủ bóng đá không?
Em đã bao giờ chơi bóng chưa?
Chơi bóng có lợi gì? Nên chơi vào lúc nào? Ở đâu?
 -Luyện nói trước lớp.
C. Củng cố - Dặn dò :
 -Hệ thống lại bài.
 -Trò chơi : Gạch chân tiếng có vần vừa học.
 -Nhận xét tiết học.
-10 - 15HS
-Đọc bảng xoay, đọc Sgk, viết bảng con
-GV ghi bảng
-Quan sát và đàm thoại
-2HS
-Cả lớp
-Cá nhân, cả lớp
-2HS
-Cả lớp
-2HS
-20HS - Cả lớp
-Quan sát
-Cá nhân
-GV hướng dẫn
-Cả lớp
-GV ghi bảng
-Cá nhân
-Cá nhân
-GV ghi bảng
-Cá nhân, cả lớp
-Cá nhân
-GV hướng dẫn
-Cả lớp
-Quan sát và đàm thoại
-Cá nhân
-Đôi bạn
-Nhóm (5)
Rút kinh nghiệm
Toán
Bài: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 7
I. MỤC TIÊU:
-Tiếp tục củng cố, khắc sâu khái niệmphép trừ.
-Tự thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7.
-Thực hành tính trừ đúng trong phạm vi 7.
II. CHUẨN BỊ:
-GV : Các vật mẫu.
-HS : Bộ đồ dùng học Toán, bảng con, Sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ: -Đọc bảng cộng trong phạm vi 7.
-Thực hiện tính cộng, trừ, điền số và so sánh các phép tính trong phạm vi 7.
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Phép trừ trong phạm vi 7
 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
*Hoạt động 1: Thành lập phép trừ :
 ªThành lập công thức 7 - 1 = 6; 7 - 6 = 1
 -HS quan sát các hình tam giác. GV nêu đề toán. HS nêu bài toán.
7 tam giác bớt 1 tam giác còn mấy tam giác?
Vậy 7 bớt 1 còn mấy? Bớt là làm tính gì?
 -HS nêu phép tính 7 - 1 = 6 - Cài phép tính.
 -HS đọc phép tính.GV ghi bảng.
 +Giới thiệu phép cộng 7 - 6 = 1 (tương tự)
 ªThành lập công thức 7 - 2 = 5; 7 - 5 = 2; 7 - 4 = 3; 7 - 3 = 4 (t. tự)
 + Học thuộc bảng trừ trong phạm vi 7.
 *Hoạt động 2: Luyện tập:
 +Bài 1: Tính:
 - HS thực hiện vào bảng con - Nêu cách đặt tính và tính.
 +Bài 2: Tính :
 - HS thi đua làm bài.
 +Bài 3: Tính: (giảm dòng 2)
 - HS nêu kết quả ở bảng xoay - Nêu các bước tính.
 +Bài 4: Viết phéptính thích hợp:
 -GV treo tranh - HS nhìn tranh nêu bài toán.
 -Viết phép tính .
 a/ 7 - 2 = 5
 b/ 7 - 3 = 4
C. Củng cố - Dặn dò:
 -Hệ thống lại bài.
 -Trò chơi: Xây nhà.
 -Nhận xét tiết học. 
-10 - 15 HS
-Nêu miệng, đọc bảng xoay, viết bảng con.
-GV ghi bảng
-Quan sát và hỏi đáp
-Cá nhân
-2HS
-Cả lớp
-Cá nhân, cả lớp
-Giải các bài tập Sgk/69
-Cá nhân// cả lớp
-Nhóm (bàn)
-Cá nhân
-Quan sát
-4HS
-Cá nhân // lớp
-Nhóm(4)
Rút kinh nghiệm
Đạo đức
Bài : GIỮ GÌN SÁCH VỞ , ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
I/MỤC TIÊU: Học sinh biết:
- Giúp học sinh hiểu được giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập để chúng bền đẹp giúp cho các em học tập thuận lợi.
- Biết bảo quản, giữ gìn sách vở đồ dùn ... on, Sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ:
-Đọc bảng cộng, trừ trong phạm vi 7.
-Đọc, viết, điền số, điền dấu các phép tính trong phạm vi 7.
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Luyện tập
 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
*Hoạt động 1: Củng cố về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 7.
 +Bài 1: Tính :
 - HS nêu cách đặt tính và tính.
 - Cần chú ý điều gì khi đặt tính theo cột dọc?
 +Bài 2: Tính:(giảm cột 3)
 - HS đính kết quả vào phép tính.
 - Nêu tính chất của phép cộng.
 - Nêu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
 +Bài 3: Điền số: (giảm cột 2)
 -Dựa vào các bảng cộng, trừ trong các phạm vi đã học hs điền số vào các phép tính.
 -Điền kết quả trên bảng xoay.
 +Bài 4: >, <, = :
Trước khi điền dấu ta phải làm gì?
 -HS thi đua làm bài.
*Hoạt động 2: Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính : 
 +Bài 5: Viết phép tính thích hợp:
 -GV treo tranh.
 -HS nhìn tranh nêu bài toán.
 -HS thực hiện viết phép tính :
 3 + 4 = 7
C. Củng cố - Dặn dò:
 -Hệ thống lại bài.
 -Trò chơi: Xây nhà.
 -Nhận xét tiết học.
-10 - 15HS
Đọc bảng xoay, nêu miệng, viết bảng con
-GV ghi bảng
-Cá nhân //lớp
-Nhóm 
-Nhóm(3)
-2 đội
-4HS
2HS // lớp
-Nhóm
Rút kinh nghiệm
Thứ năm ngày 26 tháng 11 năm 2009
Học vần
Bài : ung - ưng
I. MỤC TIÊU:
-Học sinh đọc và viết được ung, ưng, bông súng, bánh chưng.
-Đọc được câu đố: 	Không sơn mà đỏ
	Không gõ mà kêu
	Không khều mà rụng.
	(Là những gì?)
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Rừng, thung lũng, suối, đèo.
II. CHUẨN BỊ:
-Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng và phần luyện nói.
-Bộ đồ dùng học Tiếng việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ: ăng - âng
-
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài : ung - ưng
 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
*Hoạt động 1 :Dạy vần mới:
a/Học vần ung:
 +Nhận diện vần :
 -Phân tích vần ung.
 -Cài vần ung.
 -Đánh vần và đọc ung.
 +Ghép chữ và đọc tiếng :
 •Có vần ung muốn có tiếng súng ta ghép thêm âm và dấu gì?
 -Cài tiếng súng.
 -Phân tích tiếng súng.
 -Đánh vần và đọc : súng.
 -Cho hs xem tranh, giảng tranh và ghi từ khóa lên bảng.
 -Đọc từ khóa bông súng.
 -Đọc lại phần bảng ghi vần ung.
 +Luyện viết : ung - bông súng.
 -HS viết bảng con.
b/Học vần ưng (tương tự)
*Hoạt động 2 : Luyện đọc từ ứng dụng:
 cây sung củ gừng
 trung thu vui mừng
 -Tìm tiếng có vần mới.
 -Đọc vần, âm, tiếng, từ.
 -Giảng từ.
 -Đọc cả bài
TIẾT 2
*Hoạt động 3 :Luyện tập:
 a/Luyện đọc :
 -Đọc trên bảng lớp
 -Đọc Sgk
 -Đọc câu đố : 
 Không sơn mà đỏ
	 Không gõ mà kêu
	 Không khều mà rụng.
	(Là những gì?) 
Giải câu đố.
Tìm những tiếng viết hoa? 
 b/Luyện viết ung, ưng, bông súng, bánh chưng.
 - HS viết từng dòng vào vở.
 c/Luyện nói:
 -Cho hs xem tranh 
Trong tranh vẽ gì?
Trong rừng thường có những gì?
Em thích nhất con vật nào ở trong rừng?
Em có thích được đi picnic ở rừng không? Vì sao?
Em có biết thung lũng, suối, đèo ở đâu không?
Hãy chỉ vào tranh xem đâu là suối, đèo, thung lũng?
Có bạn nào đã được vào rừng, qua suối chưa? Hãy kể cho cả lớp nghe về rừng và suối?
Rừng có lợi hay có hại?
Chúng ta có cần bảo vệ rừng không?
Để bảo vệ rừng chúng ta phải làm gì?
 -Luyện nói trước lớp.
C. Củng cố - Dặn dò :
 -Hệ thống lại bài.
 -Trò chơi : Gạch chân tiếng có vần vừa học.
 -Nhận xét tiết học.
-10 - 15HS
-Đọc bảng xoay, đọc Sgk, viết bảng con
-GV ghi bảng
-Quan sát và đàm thoại
-2HS
-Cả lớp
-Cá nhân, cả lớp
-2HS
-Cả lớp
-2HS
-20HS - Cả lớp
-Quan sát
-Cá nhân
-GV hướng dẫn
-Cả lớp
-GV ghi bảng
-Cá nhân
-Cá nhân
-GV ghi bảng
-Cá nhân, cả lớp
-GV hướng dẫn
-Cả lớp
-Quan sát và đàm thoại
-Cá nhân
-Đôi bạn
-Nhóm (5)
Rút kinh nghiệm
Toán
Bài: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 8
 	I. MỤC TIÊU: Học sinh biết :
-Tự thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 8.
-Thực hành tính cộng đúng trong phạm vi 8.
II. CHUẨN BỊ:
-GV : Các vật mẫu.
-HS : Bộ đồ dùng học Toán, bảng con, Sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ:
-Thực hiện tính cộng, điền số và so sánh các phép tính trong phạm vi 7.
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Phép cộng trong phạm vi 8.
 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
*Hoạt động 1: Thành lập phép cộng :
 ªThành lập công thức 7 + 1 = 8; 1 + 7 = 8
 -GV treo tranh, hỏi:
Có mấy hình vuông?Thêm mấy hình vuông?
 -HS nhìn vật mẫu nêu bài toán.
7 hình vuông thêm 1 hình vuông được mấy hình vuông?
Vậy 7 thêm 1 được mấy?Thêm là làm tính gì?
 -HS nêu phép tính 7 + 1 = 8 - Cài phép tính.
 -HS đọc phép tính.GV ghi bảng.
 +Giới thiệu phép cộng 1 + 7 = 8 (tương tự)
 -So sánh kết quả hai phép tính (7 + 1 = 8, 1 + 7 = 8)
 ªThành lập công thức 6 + 2 = 8; 2 + 6 = 8; 5 + 3 = 8; 3 + 5 = 8 4 + 4 = 8 (tương tự)
 + Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 8.
 *Hoạt động 2: Luyện tập:
 +Bài 1: Tính:
 - HS thực hiện vào bảng con => Nêu cách đặt tính và tính.
 +Bài 2: Tính :(giảm cột 2)
 - HS thi đua làm bài=> Nêu tính chất giao hoán của phép cộng
 +Bài 3: Tính: (giảm dòng 2)
 - HS nêu kết quả ở bảng xoay => Nêu các bước tính.
 +Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
 -GV treo tranh -HS nhìn tranh nêu bài toán.
 -Viết phép tính : a/ 6 + 2 = 8 ; b/ 4 + 4 = 8
C. Củng cố - Dặn dò:
 -Trò chơi: Đính phép tính ứng với tranh vẽ.
 -Nhận xét tiết học.
-10 - 15 HS
-Nêu miệng, đọc bảng xoay, viết bảng con.
-Gv ghi bảng
-Quan sát và hỏi đáp
-Cá nhân
-2HS
-Cả lớp
-Cá nhân, cả lớp
-Cá nhân, cả lớp
-Giải các bài tập Sgk/71,72
-Cá nhân// cả lớp
-Nhóm (bàn)
-Nhóm(3)
-Quan sát
-4HS
-Cá nhân // lớp
-Nhóm(4)
Rút kinh nghiệm
Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2009
Tập viết
Bài : TUẦN 11 - TUẦN 12
I. MỤC TIÊU:
 -Học sinh nắm được cấu tạo các con chữ.
 -Viết đúng độ cao, đúng mẫu chữ.
 -Biết ước lượng khoảng cách.
II. CHUẨN BỊ:
-GV : Chữ mẫu
-HS : Bảng con, vở tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ : 
-Chấm trả bài tập viết tiết trước
-Nhận xét cách viết.
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài : Tập viết bài của Tuần 11, Tuần 12.
 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
*Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết bài Tuần 11:
 a/Từ nền nhà :
 -Phân tích từ nền nhà.
 -Phân tích tiếng nền, tiếng nhà.
 -Nêu độ cao các con chữ.
 -GV viết mẫu. Đồ bóng và hướng dẫn.
 -HS viết bảng con.
 b/Từ nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây, vườn nhãn (tương tự)
*Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết bài Tuần 12 :
 a/ Từ con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng, củ riềng :
 -Phân tích từ. -Phân tích tiếng.
 -Nêu độ cao các con chữ.
 -Các con chữ nào có độ cao bằng nhau?
 b/Luyện viết bảng con:
 -GV hướng dẫn.
 -HS viết.
*Hoạt động 3 : Thực hành 
 -HS viết bài vào vở theo hướng dẫn của GV
 -Chấm trả bài.
C. Củng cố - Dặn dò:
 -Hệ thống lại bài.
 -Trò chơi : Thi viết chữ đẹp.
 -Nhận xét tiết học. 
-3bàn
-GV ghi bảng
-Quan sát và đàm thoại
-Cá nhân
-Cá nhân // lớp
-Nhóm (bàn)
-Hoạt động theo nhóm(bàn)
-Giảng giải
-Cá nhân // lớp
-Cả lớp
-Nhận xét cách viết
-Nhóm (3)
Rút kinh nghiệm
Hoạt động tập thể
SƠ KẾT TUẦN 13
I/ MỤC TIÊU:
- Rút kinh nghiệm ưu khuyết điểm trong tuần.
- Phương hứơng tuần 14. 
II/ CHUẨN BI :
- Sổ theo dõi thi đua của 4 tổ.
III/ TIẾN HÀNH :	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
H. Đ CỦA H. SINH
Cả lớp hát bài: Lý cây xanh
A. Rút kinh nghiệm ưu khuyết điểm trong tuần:
 1/Nề nếp:
-Chuyên cần: ...........................................................................................
-Đồng phục: .............................................................................................
-Vệ sinh: ...................................................................................................
-Trật tự : ...................................................................................................
2/An toàn giao thông và an toàn trong giờ chơi: ...............................
3/Học tập: 
-................................................................................................................. 
-.................................................................................................................
-.................................................................................................................
-.................................................................................................................
C. Phương hướng tuần 14:
-Tiếp tục thực hiện nề nếp thi đua trong học sinh.
-Củng cố các vần có ng, nh ở cuối
-Tiếp tục thành lập và củng cố các phép tính trừ trong phạm vi 8, 9.
-Phụ đạo học sinh yếu.
-Rèn chữ giữ vở sạch đẹp.
-Bảo quản đồ dùng trường, lớp.
-Thực hiện theo chủ đề : Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- Cả lớp.
- HS đứng trong lớp.
- GV điều khiển.
- Tuyên dương.
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt hơn.
-GV nêu biện pháp khắc phục.
- HS thực hiện
–—
Nhận xét của tổ, khối
 Ngày .... tháng .... năm 2009
Bùi Thị Thú

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13.doc