Giáo án tổng hợp Tuần 4 Lớp 1

Giáo án tổng hợp Tuần 4 Lớp 1

Tiết 1: CHÀO CỜ

Tiết 2: Mĩ thuật:

VẼ HÌNH TAM GIÁC

Đ/c Tuyết soạn giảng

Tiết 3,4: Tiếng Việt: (T1,2)

BÀI 13: M, N

I. Mục tiêu : Sau bài học HS có thể:

 - Đọc được n, m, nơ, me : từ và câu ứng dụng.

 - Viết được n, m, nơ, me.

 - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Bố mẹ, ba má.

II. Đồ dùng dạy học:

- Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I.

- Một cái nơ thật đẹp, vài quả me.

- Bộ ghép chữ tiếng Việt.

- Tranh minh hoạ SGK.

 

doc 21 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1036Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần 4 Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Ngày soạn: 20 /9 /2012
Ngày dạy: Sáng thứ hai, ngày 24 /9/2012
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 2: 	Mĩ thuật:
VẼ HÌNH TAM GIÁC
Đ/c Tuyết soạn giảng
Tiết 3,4: 	Tiếng Việt: (T1,2)
BÀI 13: M, N
I. Mục tiêu : Sau bài học HS có thể:
 	- Đọc được n, m, nơ, me : từ và câu ứng dụng.
 	- Viết được n, m, nơ, me.
 	- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Bố mẹ, ba má.
II. Đồ dùng dạy học: 	
- Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I.
- Một cái nơ thật đẹp, vài quả me.
- Bộ ghép chữ tiếng Việt.
- Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Hỏi bài trước.
- Đọc sách kết hợp bảng con.
- Chia lớp thành 2 nhóm viết bảng con.
- Đọc câu ứng dụng: bé hà có vở ô li.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
- GV cầm nơ, quả me trên tay hỏi: Cô có cái gì đây?
- Nơ (me) dùng để làm gì?
- Trong tiếng nơ và me, chữ nào đã học?
- Hôm nay chúng ta sẽ học các chữ mới còn lại: n, m.
- GV viết bảng n, m. 
2.2. Dạy chữ ghi âm.
a) Nhận diện chữ:
- GV viết chữ n và nói: Chữ n in gồm một nét sổ thẳng và một nét móc xuôi. Chữ n thường gồm một nét móc xuôi và một nét móc hai đầu.
- Yêu cầu HS tìm chữ n trên bộ chữ.
- Nhận xét, bổ sung.
b) Phát âm và đánh vần tiếng:
* Phát âm.
- GV phát âm mẫu: âm n.
- Lưu ý HS khi phát âm n, đầu lưỡi chạm lợi, hơi thoát ra qua cả miệng và mũi.
* Giới thiệu tiếng:
- GV gọi HS đọc âm n.
- GV theo dõi, chỉnh sữa cho học sinh.
- Có âm n muốn có tiếng nơ ta làm như thế nào? 
- Yêu cầu HS cài tiếng nơ.
- GV nhận xét và ghi tiếng nơ lên bảng.
- Gọi HS phân tích.
* Hướng dẫn đánh vần
- GV hướng dẫn đánh vần 1 lân.
- Gọi đọc n, nơ
- GV chỉnh sữa cho HS. 
Âm m (dạy tương tự âm n).
- Chữ “m” gồm 2 nét móc xuôi và một nét móc hai đầu.
* So sánh chữ “n” và chữ “m”.
* Phát âm: Hai môi khép lại rồi bật ra, hơi thoát ra qua cả miệng và mũi.
* Viết: Lưu ý HS nét móc xuôi thứ hai phải rộng gấp hai nét móc xuôi thứ nhất
- Đọc lại 2 cột âm.
- Viết bảng con: n – ơ, m – me.
- GV nhận xét và sửa sai.
* Hướng dẫn HS viết 
- GV viết mẫu
 n nơ m me 
- GV chỉnh sửa chữ viết, nhận xét.
* Dạy tiếng ứng dụng:
- GV ghi lên bảng: no - nô - nơ,
 mo - mô - mơ. 
- GV gọi HS đánh vần và đọc trơn tiếng.
- Gọi HS đọc trơn tiếng ứng dụng. 
- Gọi HS đọc toàn bảng.
 3. Củng cố tiết 1: 
- Tìm tiếng mang âm mới học
- Đọc lại bài
- NX tiết 1.
 Tiết 2
 * Luyện đọc trên bảng lớp.
- Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn.
- GV nhận xét.
* Luyện câu:
- GV trình bày tranh, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
- Tranh vẽ gì?
- Từ tranh vẽ rút ra câu ứng dụng ghi bảng: bò bê có cỏ, bò bê no nê.
- Gọi đánh vần tiếng no, nê, đọc trơn tiếng.
- Gọi đọc trơn toàn câu.
- GV nhận xét.
* Luyện viết 
- Hướng dẫn viết vào vở
- Thu chấm, nhận xét một số bài 
* Luyện nói: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì nhỉ?
- GV gợi ý cho HS bằng hệ thống các câu hỏi, giúp HS nói tốt theo chủ đề.
* VD:
Ở quê em gọi người sinh ra mình là gì?
Con có biết cách gọi nào khác không?
Nhà em có mấy anh em? Em là con thứ mấy?
Bố mẹ con làm nghề gì?
Hằng ngày bố mẹ, ba málàm gì để chăm sóc và giúp đỡ em trong học tập?
Em có yêu bố mẹ không? Vì sao?
Em đã làm gì để bố mẹ vui lòng?
Em có biết bài hát nào nói về bố mẹ không?
- Giáo dục tư tưởng tình cảm.
* Đọc sách kết hợp bảng con.
- GV đọc mẫu. 
- Gọi HS đọc sách kết hợp đọc tiếng từ.
- GV nhận xét cho điểm.
4. Củng cố: Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học 
5. Nhận xét, dặn dò:
- Đọc bài ở nhà.
- HS nêu tên bài trước.
- HS đọc bài.
N1: i – bi , N2: a – cá.
- 1 em đọc.
- Nơ (me).
- Nơ dùng để cài đầu. (Me dùng để ăn, nấu canh.)
- Âm ơ, âm e.
- Theo dõi và lắng nghe.
- Tìm chữ n và đưa lên cho GV kiểm tra.
- Lắng nghe.
- CN 6 em, tổ 1, 2 
- Ta cài âm n trước âm ơ.
- Cả lớp
- 1 em
- HS lắng nghe.
- CN đánh vần 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm 1, nhóm 2.
- Lớp theo dõi.
- Giống nhau: đều có nét móc xuôi và nét móc hai đầu.
- Khác nhau: Âm m có nhiều hơn một nét móc xuôi.
- Theo dõi và lắng nghe.
- CN 2 em.
- Toàn lớp.
* Nghỉ 5 phút.
- HS viết bảng con 
- CN 6 em, tổ 2, 3. 
- 1 em.
- Đại diện 2 nhóm 2 em.
- Thi đua.
- 1 em.
- Cá nhân, tổ 1, 2, 3, cả lớp. 
- Tranh vẽ bò, bê đang ăn cỏ.
- HS tìm âm mới học trong câu (tiếng no, nê).
- CN 6 em.
- CN 7 em.
- Viết theo vở tập viết 1, tập một. 
- “bố mẹ, ba má”.
- HS trả lời.
- Bố mẹ.
- Ba má, bố mẹ, tía bầm, thầy u, mế,
- Trả lời theo ý của mỗi người.
- CN 10 em, lớp 
- Cả lớp 
- Lắng nghe.
Chiều thứ hai, ngày 24/9/2012, đ/c Thân soạn và dạy.
Sáng thứ ba, ngày 25 /9/2012, đ/c Thân soạn và dạy.
Ngày soạn: 21 /9 /2012
Ngày dạy: Chiều thứ ba, ngày 25 /9/2012
Tiết 1:	 Luyện Tiếng Việt:
LUYỆN TẬP D, Đ
I. Mục tiêu:
- Giúp H đọc đúng, viết đúng các tiếng, từ và câu có chứa d, đ.
- Nâng cao kỉ năng đọc trơn cho H khá, giỏi ; H trung bình, yếu đọc đánh vần.
- Giáo dục HS tính cẩn thận.(đăng, Tuân, Đạt, ...)
II. Đồ dùng dạy học:	- Phiếu bài tập; SGK; VBT, Bộ chữ ghép.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Viết Ca nô, lá me, bó mạ.
- Đọc bài n, m
- Nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới:
a) Luyện đọc:
- Luyện đọc bài d, đ.
- Rèn thêm HS yếu đọc.
- Đọc bài theo nhóm.
- Khen nhóm đọc to trôi chảy.
- Đọc cả lớp.
b) Luyện viết: Viết mẫu và h.dẫn cách viết
- Chữ nào cao 5 li? Cao 4 li?
- Các chữ còn lại cao mấy li?
- K/cách giữa các chữ là bao nhiêu? giữa các tiếng trong 1 từ là bao nhiêu?
- Theo dõi, giúp đỡ HS viết chậm.
c) Làm bài tập:
- Yêu cầu HS đọc các từ : da dê, đi bộ, bí đỏ, quan sát hình vẽ rồi nối từ với hình thích hợp.
- Điền d hay đ làm tương tự trên.
- Chấm 1/3 lớp, nhận xét
3. Củng cố dặn dò:
- Đọc, viết thành thạo chữ d, đ các tiếng, từ có chứa d, đ . 
- Nhận xét giờ học.
- Viết bảng con, 3 dãy viết 3 từ.
- 2 em.
- HS khá, giỏi đọc trơn, HS trung bình đọc đánh vần toàn bài, HS yếu đánh vần tiếng từ.
- Các nhóm thi đọc, nhận xét.
- Lớp đọc đồng thanh (2 lần)
- Quan sát nhận xét.
- Chữ cao 5 li: l , b ; chữ cao 4 li d, đ.
- Các chữ còn lại cao 2 li.
- K/cách giữa các chữ 1 ô li, giữa các tiếng trong từ 1 con chữ o.
- Luyện viết bảng con, viết vở ô li
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm VBT.
- Quan sát kĩ hình vẽ rồi điền d / đ vào vở bài tập.
- Các từ đã điền: dế, đá, đa
- Đọc lại bài 1 lần
- HS lắng nghe.
Tiết 2:	Luyện Âm nhạc:
Luyện hát: MỜI BẠN VUI MÚA CA
Đ/c Lực soạn và dạy.
Tiết 3:	Luyện Toán:
LUYỆN TẬP BẰNG NHAU, DẤU =
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS nắm chắc cách viết dấu = , cách so sánh các số để điền dấu đúng.
- Rèn cho HS có kĩ năng làm toán thành thạo.
- Giáo dục HS tính cẩn thận: Lệ , Linh, Đạt, Đức...
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ: Điền dấu 
 3....4 1..... 3 2 .....5
 5....2 4..... 2 1 .... 4
- Nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới:
Bài 1: Viết dấu =
- Hướng dẫn cách viết : viết 1 ô cách 1 ô
Bài 2: Viết theo mẫu . Phiếu học tập.
 * * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * * * * *
4
>
3
3
<
4
* Hướng dẫn cách làm : Đếm số lượng chấm tròn rồi viết
số tương ứng, so sánh hai số rồi điền dấu 
- Theo dõi nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Điền dấu > ,< , = 
 5......4 1......4 3.......5
 2......2 2......5 5.......1
 1......3 3......3 1.......1
- So sánh 2 số rồi điền dáu thích hợp vào chỗ chấm.
Chấm 1/ 3lớp nhận xét sửa sai
Bài 4: Làm cho bằng nhau.
 5 =5
3. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học./.
- 3 HS lên bảng, lớp làm bảng con.
- Viết dấu = vào vở bài tập
- Nêu yêu cầu bài tập
- 2 em lên bảng làm, lớp làm VBT.
- Nêu yêu cầu
- Làm VBT toán, 3 em lên bảng làm.
- Nêu yêu cầu
- 3 tổ , mỗi tổ 3 em thi nhau nối , tổ nào nối nhanh đúng tổ đó thắng 
- Lớp nối vào VBT.
Ngày soạn: 22 /9 /2012
Ngày dạy: thứ tư, ngày 26/9/2012
Tiết 1:	Toán:
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS được củng cố về:
- Biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn.và các dấu =, < , để so sánh các số lượng.
II. Đồ dùng dạy học:	- Phiếu học tập, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC:
- GV tự thiết kế bài tập để kiểm tra việc thực hành so sánh các số trong phạm vi 5 cho các em.
1
2
<
<
<
5
5
>
4
>
1
- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: Giới thiệu bài và ghi đề 
* Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở gọi 1 HS lên bảng làm bài, gọi HS chữa bài.
- Yêu cầu HS quan sát cột 3 hỏi: Các số được so sánh ở 2 dòng đầu có gì giống nhau.
- Kết quả thế nào?
- Vì hai bé hơn ba, ba bé hơn bốn, nên hai bé hơn bốn. 
Bài 2: GV yêu cầu HS nêu cách làm bài tập 2 ? So sánh rồi viết kết quả: chẳng hạn so sánh số bút mực với số bút chì ta thấy ba bút mực nhiều hơn hai bút chì, ta viết 3 > 2 và 2 < 3.
- Yêu cầu cả lớp làm bài: Theo dõi việc làm bài của HS, gọi HS đọc kết quả.
Bài 3: GV treo hình phóng to hỏi: bạn nào có thể cho cô biết ở bài tập 3 ta làm như thế nào?
Yêu cầu học sinh tự làm bài vào phiếu, gọi học sinh lên bảng làm bài.
Chữa bài: Gọi học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng, yêu cầu học sinh dưới lớp kiểm tra bài làm của mình.
3. Củng cố : Hỏi tên bài.
Trong các số chúng ta đã học:
Số 5 lớn hơn những số nào?
Những số nào bé hơn số 5?
Số 1 bé hơn những số nào?
Những số nào lớn hơn số 1?
Nhận xét, tuyên dương
4. Dặn dò: Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, xem bài mới.
- Lớp làm phiếu học tập, 1 HS làm bảng từ.
1
<
2
<
3
<
4
<
5
5
>
4
>
3
>
2
>
1
- Nhắc lại.
- Thực hiện trên vở học tập, nêu miệng kết quả.
- Cùng được so sánh với 3.
hai bé hơn ba, ba bé hơn bốn.
- Nhắc lại.
- Thực hiện bài nêu kết quả.
Làm cho bằng nhau.
- 1, 2, 3, 4.
- 1, 2, 3, 4.
- HS lắng nghe, thực hiện ở nhà.
	Tiết 3,4: 	Tiếng Việt:
BÀI 15 : T, TH.
I. Mục tiêu: 
 	- Đọc được t, th, tổ, thỏ, từ và câu ứng dụng.
 	- Viết được t, th, tổ, thỏ.
 	- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: ổ, tổ. 
 	- HS cẩn thận trong luyện đọc, viết.
II. Đồ dùng dạy học: 	- Tranh minh hoạ SGK. - Bộ chữ ghép Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC: Hỏi bà ... i.
* Trò chơi: Viết số thích hợp vào ô trống:
GV thiết kế 4 bài tập như sau và chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm nhận 1 hình. Yêu cầu các em chuyền tay nhau trong nhóm, mỗi em được quyền nghĩ và ghi một số thích hợp vào 1 ô trống.
- Nhóm nào ghi nhanh và đúng nhóm đó thắng cuộc.
5
>
4
<
=
<
>
- Nhận xét, tuyên dương
4. Dặn dò: Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, xem bài mới.
- Thực hiện trên bảng con
- Nhắc lại
- HS nêu nhận xét: Số hoa ở hai bình hoa không bằng nhau, một bên 3 bông hoa một bên 2 bông hoa.
Vẽ thêm 1 bông hoa vào bên 2 bông hoa.
Nêu nhận xét.
- Quan sát và nhận xét.
- Nêu cách thực hiện.
- Thực hiện vào phiếu và nêu kết quả.
- Thực hiện vào phiếu và nêu kết quả.
- Lắng nghe nắm luật chơi.
- Tiến hành thi đua giữa các nhóm.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
5
>
4
1
<
3
4
=
4
3
<
5
4
>
3
- HS lắng nghe, thực hiện ở nhà.
Ngày dạy: Chiều thứ năm, ngày 27 /9/2012
Tiết 1:	 Luyện Toán:
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS nắm chắc cấu tạo số từ 1 - 5 và thứ tự các số từ 1 - 5 và từ 5 - 1.
- Rèn cho HS có kĩ năng đọc, viết số thành thạo.
- Giáo dục HS tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:	Bảng, VBT, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ: Viết các số 1 , 2, 3, 4, 5.
- Nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới:
* Bài 1: Điền số thích hợp vào ô trống.
Treo bảng phụ vẽ hình nội dung BT1
Chia nhóm 2, theo dõi giúp đỡ thêm các nhóm.
 * * * * * 
 * * * * * 
Nhận xét , sửa sai.
* Bài 2: Số: Phiếu học tập.
 1	 5
 3 1
Nhận xét , sửa sai.
* Bài 3: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 2, 4, 5, 3.
Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé: 1, 5, 3, 2, 4.
 Chấm 1/3 lớp. Nhận xét, sửa sai.
* Bài 4: Viết số:
- Theo dõi, giúp đỡ em Tuân, Lệ, Đạt, Đăng, ...
3. Củng cố, dặn dò:
- Ôn lại các số từ 1 - 5
- Đọc, viết các số từ 1 - 5 thành thạo ở nhà.
- Xem trước bài Bé hơn, dấu <.
- Viết bảng con toàn lớp.
- Nêu yêu cầu bài tập
- Quan sát, thảo luận nhóm 2
- 2 đại diện 2 nhóm điền số trên bảng.
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- Quan sát, làm VBT, 2 em lên làm bảng lớp.
- Lớp nhận xét, sửa sai.
- Làm vở ô li, 2 HS lên bảng làm.
- Viết vở ô li, 4 hàng
- Đọc lại các số từ 1 – 5; từ 5 – 1.
Tiết 2:	Thủ công:
XÉ DÁN HÌNH VUÔNG
đ/c Nhi soạn và dạy
Tiết 3:	Luyện TNXH:
LUYỆN BÀI: BẢO VỆ MẮT VÀ TAI
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS nắm chắc cách bảo vệ mắt và tai.
- Rèn cho HS có thói quen bảo vệ mắt và tai.
- Giáo dục HS biết dược tầm quan trọng của mắt và tai.
II. Đồ dùng dạy học:	GV: Sưu tầm một số tranh ảnh về mắt và tai.
HS: Tranh ảnh về mắt và tai.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ: - Nhận biết mùi vị của các vật bằng gì?
- Điều gì sẽ xãy ra khi da tay không còn cảm giác?
- GV nhận xét, bổ sung.
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Quan sát và xếp tranh theo ý " nên và không nên"
+ Mục tiêu: HS nhận ra được những việc gì nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
+ Tiến hành: Đưa ra một số tranh ảnh gắn bảng
- Chia nhóm 
- Thảo luận rồi chia phiếu thành 2 phần,1phần những việc nên làm, 1 phần những việc không nên làm.
- Theo dõi nhận xét bổ sung.
Kết luận: Hằng ngày để bảo vệ mắt và tai chúng ta phải: Rửa mặt bằng nước sạch, khăn mặt thường xuyên giặt sạch và phơi nơi có ánh sáng, không dùng chung khăn mặt, không dùng vật nhọn ngoáy vào tai.
*Hoạt động 2: Đóng vai.
+ Mục tiêu: Tập xử lí các tình huống đúng để bảo vệ mắt và tai
+ Tiến hành:
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm, thảo luận và phân công các bạn trong nhóm đóng vai theo tình huống.
- N1: Đi học về Nam nhìn thấy Sơn cùng bạn của Sơn đang chơi trò bắn súng cao su vào nhau. Nếu em là Nam em sẽ làm gì khi đó?
- N2: Lan đến nhà Thư chơi, Lan nhìn thấy Mai em của Thư đang dùng que nhọn, cứng ngoáy vào tai. 
- Nếu em là Lan em sẽ làm gì khi đó?
- Nhận xét, sửa sai.
3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học./.
- 2HS lên bảng trả lời
- Quan sát nhận xét 
- Chia nhóm 4 thảo luận 7 phút
Các nhóm thảo luận rồi tìm và gắn tranh theo hai phần 
- Đại diện các nhóm gắn phiếu lên bảng
- 2 HS nhắc lại
- Làm việc theo nhóm
- Thảo luận về cách xử lí tình huống và chọn cách xử lí hay nhất rồi đóng vai
- Tập đóng vai đối đáp thành thạo 
- Đại diện các nhóm nêu cách ứng xử của nhóm mình.
- Liên hệ: Kể những việc đã làm hằng ngày để bảo vệ mắt và tai.
Ngày soạn: 25 /9 /2012
Ngày dạy: Sáng thứ sáu, ngày 28 /9/2012
Đ/c Thân soạn và dạy.
Ngày dạy: Chiều thứ sáu, ngày 28 /9/2012
Tiết 1:	Luyện Tiếng Việt:
ÔN TẬP
I. Yêu cầu:
- Đọc được : i, a,n ,m, d, đ, t ,th; các từ ngữ ,câu ứng dụng từ bài 12đến bài 15.
- Viết được : i, a, n, m, d, đ, t, th, các từ ngữ ứng dụng từ bài 12 đến bài 15; Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể : Cò đi lò dò.
 	- Rèn cho HS có kĩ năng đọc viết các âm, từ đã học thành thạo
 	- Giúp HS làm đúng các bài tập với dạng nối, điền.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ: Viết: tha, thơ.
- Đọc bài t, th.
- Nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới:
a) Luyện đọc: HS đọc đúng tiếng, từ, câu có chứa i, a, n, m, d, đ, t, th.
- Luyện đọc bài ôn tập.
- Rèn cho một số HS đọc yếu
- Thi đọc bài giữa các nhóm.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt, nhắc nhở khuyến khích nhóm đọc còn chậm.
- Đọc bài cả lớp.
b) Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: Nối:Hướng dẫn HS đọc các từ ở 2 cột rồi nối từ ở cột trái với từ ở cột phải để tạo thành câu có nghĩa. 
 cò đố bé
 dì na ô tô
 mẹ đi tha cá
- GV nhận xét sửa sai.
Bài 2: Điền tiếng thích hợp vào chỗ chấm.
 ... ...
- Nhận xét, sửa sai
Bài 3: Viết : da thỏ, thợ nề
- Viết mẫu lên bảng lớp và hướng dẫn cách viết.
- Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu?
- K cách giữa các tiếng trong một từ là bao nhiêu?
- Hướng dẫn HS viết vào vở ô li
- Theo dõi giúp đỡ những HS còn chậm.
3. Củng cố dặn dò: - đọc lại bài.
- Nhận xét giờ học, xem trước bài u, ư./.
- Viết bảng con.
- 2 em đọc bài t, th.
- Luyện đọc cá nhân: HS khá, giỏi đọc trơn toàn bài ; HS trung bình đánh vần toàn bài; HS yếu đánh vần tiếng, từ ứng dụng.
(chú ý em Duyên, Tuân, Đạt, Đăng, ...)
- Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi nhận xét tuyên dương nhóm đọc to, rõ ràng, trôi chảy.
- Lớp đọc bài 2 lần.
- HS nêu yêu cầu bài tập
 cò đố bé
 dì na ô tô
 mẹ đi tha cá
- HS nêu yêu cầu BT, làm vào vở
 Thỏ, dê
- Quan sát GV viết mẫu.
- Cách nhau 1 ô li
- Cách nhau con chữ o
- Luyện viết bảng con
- Viết vào vở ô li mỗi chữ 1 hàng
- Làm VBT
- Đọc lại các tiếng từ trên bảng.
Tiết 2:	Luyện Tiếng Việt:
LUYỆN VIẾT: T, TH, DA THỎ, THỢ NỀ
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Nắm được cấu tạo, độ cao, khoảng cách giữa các con chữ, khoảng cách giữa các tiếng. 
- Rèn cho HS có kĩ năng viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ.
- Giáo dục HS biết giữ gìn vở sạch, rèn chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:	- viết sẳn các tiếng.
- Vở ô li.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ: Viết : cá, bi, ba lô.
- Nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới:
*Hoạt động 1:
+ Mục tiêu: HS nắm chắc quy trình viết chữ t, th, tổ, thỏ, thọ mỏ.
+ Tiến hành:
- Treo bảng phụ yêu cầu HS đọc các âm, tiếng, từ 
- Bài viết có những âm nào?
Những chữ nào viết cao 5 ô li ?
Những chữ nào viết cao 2 ô li ?
Những chữ nào viết cao 3 ô li ?
- Khi viết khoảng cách giữa các chữ như thế nào?
Khi viết các tiếng trong một từ thì viết như thế nào?
* Hoạt động 2: Luyện viết:
- viết đúng đẹp các chữ t, th, tổ, thỏ, thọ mỏ.
- Viết mẫu và hướng dẫn cách viết 
- Thu chấm, nhận xét, sửa sai.
3. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
- Luyện viết ở nhà mỗi chữ 1 dòng.
 - Lớp viết bảng con, 2 em lên bảng viết.
- Quan sát đọc cá nhân, lớp
t, h, o, ô, 
h, 
o , ô
t
- Cách nhau 1 ô li.
Cách nhau một con chữ o
- Quan sát và nhận xét.
- Luyện viết bảng con
- Viết vào vở ô li.
- Viết xong nộp vở chấm.
- Đọc lại các tiếng từ trên bảng.
Tiết 3: 	Hoạt động tập thể:
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
I. Yêu cầu:
- HS hiểu và biết được truyền thống tốt đẹp của nhà trường trong nhiều năm qua.
- Biết vệ sinh, giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Giáo dục HS biết yêu trường lớp có ý thức giữ gìn trường lớp.
II. Đồ dùng dạy học:	- Một số trnh ảnh nhân các ngày lễ lớn của trường.
- Ảnh lễ khai giảng năm học mới.
- Ảnh giáo viên, học sinh nhận phần thưởng cuối năm.
- Bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài mới:
* Hoạt động 1: Ôn lại Truyền thống của nhà trường.
- Mục tiêu: HS hiểu và biết được những truyền thống tốt đẹp của trường trong nhiều năm qua.
- Tiến hành: Nhắc lại tiểu sử của trường mang tên Lê Thế Hiếu
- Truyền thống của trường.
- Trường được công nhận chuẩn Quốc gia giai đoạn 1.
* Kết luận: Nhiều năm qua trường có nhiều GV, HS đạt cấp Tỉnh, cấp Huyện.
* Hoạt động 2: Vệ sinh trường lớp.
- Mục tiêu: HS vệ sinh, giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Tiến hành: Phổ biến công việc.
Chia tổ, phân công công việc.
Theo dõi nhắc nhở thêm
Nhận xét vệ sinh đã sạch sẽ chưa?
* Liên hệ: Hằng ngày các em đã giữ gìn trường lớp sạch đẹp chưa?
Kết luận: Hằng ngày các em đến lớp phải biết bảo vệ, giữ gìn trường lớp sạch đẹp, không vứt rác bừa bãi, đại tiểu tiện đúng nơi quy định
* Hoạt động 3: HS Làm gì để xứng đáng là HS của trường.
- Mục tiêu: Biết và hành động để xứng đáng là HS của trường Lê Thế Hiếu.
- Tiến hành:
 Em đã làm gì để xứng đáng là HS của trường?
=> các em phải cố gắng học tập, ngoan ngoãn rèn luyện tốt để trở thành con ngoan trò giỏi.
3. Củng cố dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh về ông Lê Thế Hiếu. Nhận xét giờ học.
- Tên trường mang ý nghĩa sâu sắc : Lê Thế Hiếu sinh năm 1892, hy sinh ngày 01/4/1947. Ông là một chiến sĩ kiên cường, anh dũng ...Ông bị bắt giam tháng 11/ 1929 tại nhà lao Quảng Trị đến năm 1929 bị đày vào nhà tù Lao Bảo bị tra tấn dã man nhưng Ông rất kiên cường, anh dũng.Và sau này trường của chúng ta mang tên ông.
Quan sát
- Lắng nghe và nhắc lại.
- Theo dõi
Tổ 1: Quét nhà 
Tổ 2: lau cửa kính 
Tổ 3: Nhặt rác xung quanh hè 
- Thi nhau nói
- Tự nêu ý kiến
Hát bài: Em yêu trường em
 Lớp chúng mình
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 1 TUAN 4 2012.doc