Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 cả năm - GV: Hoàng Thị Hồng Huấn

Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 cả năm - GV: Hoàng Thị Hồng Huấn

TUẦN 1:

Tự nhiên và xã hội :

 Tiết 1: HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ

 CƠ QUAN HÔ HẤP

I. MỤC TIÊU :

+ Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp .

+Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ .

+ Hiểu được hoạt động thở diễn ra liên tục . Nếu bị ngừng thở từ 3đến 4 phút ta có thể bị chết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Các hình trong SGK (45)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu .

 a. Mục tiêu : HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức .

b. Cách tiến hành :

 

doc 91 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 cả năm - GV: Hoàng Thị Hồng Huấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:
Tự nhiên và xã hội :
	Tiết 1: Hoạt động thở và 
 cơ quan hô hấp 
I. Mục tiêu : 
+ Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp .
+Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ .
+ Hiểu được hoạt động thở diễn ra liên tục . Nếu bị ngừng thở từ 3đến 4 phút ta có thể bị chết.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Các hình trong SGK (45)
III. Các hoạt động dạy học : 
1. Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu .
 a. Mục tiêu : HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức .
b. Cách tiến hành : 
* Bước 1: Trò chơi 
- GV cho HS cùng thực hiện động tác “ bịt mũi nín thở ”
- HS thực hiện 
+ Cảm giác sau khi nín thở lâu ?
- Thở gấp hơn , sâu hơn bình thường .
- 1HS đứng trước lớp thực hiện 
thở sâu như H1 
- Lớp quan sát 
- Cả lớp đứng tại chỗ đặt tay lên lồng ngực và hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
- Nxét sự thay đổi của lồng ngực ?
So sánh lồng ngực khi hít vào và thở ra bình thường với thở sâu ?
C. Kết luận : - Khi ta thở , lồng ngực phồng lên , xẹp xuống đều đặn đó là cử động hô hấp gồm hai động tác : Hít vào và thở ra , khi hít vào thật sâu thì phổi phồng lên để nhận không khí, lồng ngực sẽ mở to ra khi thở het lồng ngực
xẹp xuống đẩy không khí ra ngoài.
- HS nêu 
2. Hoạt động 2: Làm việc với SGK 
a. Mục tiêu: 
 - Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các cơ quan hô hấp .
 - Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi hít vào và thở ra 
 - Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người .
b. Cách tiến hành : 
* Bước 1: Làm việc theo cặp .
- HS quan sát H2 (5 ) 
 - GV hd mẫu 
+ HS a. Bạn hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp ? 
 - HS b: Hãy chỉ đường đi của không khí trên hình 2 (5 ) 
- HS làm việc theo cặp 
- HS a: Đố bạn biết mũi tên dùng để làm gì? 
- HS b: Vậy khí quản, phế quản có chức năng gì?
- HSa: Phổi có chức năng gì?
- HSb: Chỉ H5 (5) đường đi của không khí ta hít vào thở ra....
* Bước 2: Làm việc cả lớp 
- HS từng cặp hỏi đáp 
-> GV kết luận đúng sai và khen ngợi HS hỏi đáp hay.
- Vậy cơ quan hô hấp là gì và chức năng của từng bộ phận của cơ quan hô hấp?
- HS nêu
c. Kết luận: Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
- Cơ quan hô hấp gồm: Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi.
- Mũi, khí quản, phế quản là đường dẫn khí.
- 2 lá phổi có chức năng trao đổi khí.
IV. Củng cố – dặn dò:
- Điều gì sảy ra khi có di vật làm tắc đường thở?
- Nhắc lại ND bài học?
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị tiết học sau.
Tự nhiên - xã hội :
	Tiết 2: Nên thở như thế nào ?
I. Mục tiêu : 
Sau bài học học sinh có khả năng: 
+ Hiểu được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng + Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khí các bô níc, nhiều khói bụi, bụi đối với sức khoẻ con người.
-Biết được khi hít vào khí ô- xi thấm vào máu ở phổi đi nuôi cơ thể ; khi thở ra khí các- bô - nic có trong máu được thải ra ngoài.
II. Đồ dùng dạy học :
	- Các hình trong SGK 
	- Gương soi nhỏ 
III. Các hoạt động dạy học : 
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm .
a. Mục tiêu : Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng mồm .
b. Cách tiến hành :
- GV yêu cầu HS lấy gương soi để quan sát phía trong của mũi
- HS dùng gương quan sát
+ Em thấy gì trong mũi? 
- Có lông mũi 
+ Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra ở từ hai lỗ mũi ?
- Nước mũi
+ Hàng ngày dùng khăn sạch lau phía trong mũi em thấy trên khăn có gì ? 
- Rỉ mũi 
+ Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng ?
- Vì trong muĩ không có lông mũi giúp cản bụi tốt hơn, làm không khí vào phổi tốt hơn
c. Kết luận : thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ, vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi . 
2. Hoạt động 2: Làm việc với SGK 
a. Mục tiêu : Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành với tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói bụi đối với sức khoẻ .
b. Tiến hành : 
+ Bước 1: Làm việc theo cặp 
- HS quan sát các hình 3,4,5 ,7 và thảo luận 
- Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành ? Bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi ? 
- Khi được thở nơi có không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào ? 
- Nêu cảm giác của bạn khi phải thở khong khí có nhiều khói bụi ? 
* Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Gọi vaì HS lên trình bày trước lớp kết quả thảo luận
- GV hỏi : 
+ Thở không khí trong lành có lợi gì 
+ Thở không khí có khói, bụi có hại gì? 
c. Kết luận : Không khí trong lành là không khí chứa nhiều ô xi, ít khí 
các- bon -níc và khói bụi . Khí ô xi cần cho hoạt động sống của sơ thể . Vì vậy thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh, không khí chứa nhiều các – bon –níc, khói bụi ... là không khí bị ô nhiễm , vì vậy thở không khí ô nhiễm sẽ có hại cho sức khoẻ. 	
IV. Củng cố – dặn dò : 
	- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau 
	- Đánh giá tiết học.
Tuần 2
 Tự nhiên và xã hội:
Tiết 3: 	 Vệ sinh hô hấp
I. Mục tiêu:
	Sau bài học, HS biết:
- Kể ra những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
- Nêu lợi ích của việc tập thở buổi sáng và giữ sạch mũi, miệng.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Các hình trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
a. Mục tiêu: Nêu được lợi ích của việc tập thở buổi sáng.
b. Cách tiến hành:
Bước1: Làm việc theo nhóm
- HS quan sát các tình hình 1, 2, 3 trong SGK
 - Thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì?
- Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi, họng?
- Bước2: Làm việc lớp.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
2. Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp.
a. Mục tiêu: Kể ra những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
b. Tiến hành
* Bước 1: Làm việc theo cặp
- Các cặp quan sát hình ở trong SGK và trả lời câu hỏi.
+ Chỉ và nói tên các việc nên và không nên để bảo vệ giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
+ Hình vẽ gì?
+ Việc làm của các bạn trong hình đó là có lợi hay có hại đối với cơ quan hô hấp? tại sao?
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
. HS lên trình bày (mỗi HS phân tích mỗi bức tranh).
- Lớp nhận xét – bổ sung.
- Liên hệ thực tế:
+ Kể những việc nên làm và có thể làm đợc để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp ?
+ Nêu những việc các em có thể làm ở nhà và sung quanh khu vực nơi các em sống để giữ cho bầu không khí luôn trong lành?
- HS nêu
c. Kết luận:
- Không nên ở trong phòng người hút thuốc lá, thuốc lào (vì trong khói thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất độc) và chơi đùa ở nơi có nhiều khói, bụi, khi quét dọn, làm vệ sinh lớp học, nhà ở cần phải đeo khẩu trang.
- Luôn quét dọn và lau sạch đồ đạc cũng nh sàn nhà để đảm bảo không khí trong nhà luôn trong sạch, không có nhiều bụi.....
- Tham gia tổng vệ sinh đường đi, ngõ xóm, không vứt sai khạc nhổ bừa bãi.
IV. Củng cố dặn dò:
	- Nhận xét tiết học
	- Chuẩn bị bài sau.
Tự nhiên và xã hôi :
Tiết 4: 	Phòng bệnh đường hô hấp 
I. Mục tiêu :
Sau bài học HS có thể : 
- Kể tên một số bệnh hô hấp thường gặp ở cơ quan hô hấpnhư viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Biết cách giữ ấm cơ thể , giữ về sinh mũi , miệng.
- Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp .
- Có ý thức phòng bệnh đương hô hấp .
II. Đồ dùng dạy học : 
	- Các hình trong SGK 10, 11 
III. Các hoạt động dạy học : 
1. Hoạt động 1 : Động não 	
* Mục tiêu : Kể tên một số bệnh hô hấp thường gặp .
* Tiến hành :
- Nhắc lại tên các bộ phận của cơ quan hô hấp ? 
- HS nêu 
- Kể tên 1 bệnh đường hô hấp mà em biết?
- sổ mũi, ho , đau họng .....
GV : tất cả các bộ phận của cơ quan hô hấp đều có thể bị mắc bệnh . Những đường hô hấp là : viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi 
- HS chú ý nghe 
2. Hoạt động 2 : Làm việc với SGK 
* Mục tiêu : - Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp .
	 - Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp 
* Tiến hành.
Bước 1. Làm việc theo cặp
- Học sinh quan sát và trao đổi với nhau về nội dung của các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 (10,11)
+ GV có thể gợi ý cho HS về cách hỏi ở mỗi hình
VD: H1,2. Nam đã nói gì với bạn của Nam? Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của Nam và bạn của Nam...
H3. Bác sĩ đã khuyên Nam điều gì?
H4. Tại sao thầy giáo lại khuyên bạn HS lại phải mặc thêm áo ấm ...
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện một số cặp trình bày
( Mỗi nhóm nói về một hình)
-> Lớp nhận xét, bổ xung
- GV. Người bị viêm phổi hoặc viêm phế quản thường bị ho, sốt. Đặc biệt trẻ em nếu không chữa trị kịp thời, để quá nặng có thể bị chết....
- HS chú ý nghe
+ Chúng ta cần phải làm gì để phòng bệnh viêm đường hô hấp?
- HS nêu
+ Em đã có ý thức phòng bệnh viêm đường hô hấp chưa?
- HS trả lời
* Kết luận: Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp là: Viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi...
- Nguyên nhân chính: Do bị nhiễm lạnh...
- Cách đề phòng: Giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, họng...
4. Hoạt động 3. Chơi trò chơi bác sĩ.
Mục tiêu: Giúp HS củng cố những kiến thức đã học được về phòng bệnh viêm đường hô hấp.
* Tiến hành:
Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi
- HS chú ý nghe
Bước 2. Tổ chức cho HS chơi
- HS chơi thử trong nhóm
- 1 cặp lên bảng đóng vai bệnh nhân và bác sĩ 
- Lớp xem và góp ý
IV. Củng cố , dặn dò:
	- Về nhà chuẩn bị bài sau.
	- Đánh giá tiết học.
Tuần 3
Tự nhiên và xã hội
	Tiết 5: 	 Bệnh Lao phổi
I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh biết:
- Cần tiêm phòng lao , thở không khí trong lành, ăn đủ chất để phòng bệnh lao phổi.
- Biết được nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi..
II.Đồ dùng day học :
 - Các hình trong SGK – 12,13.
III.Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động 1: Làm việc với SGK – 12, 13
a. Mục tiêu: Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
b. Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ
- HS hoạt động nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm mình quan sát H1, 2,3,4,5
 Yêu cầu các nhóm phân công 2 bạn đọc lời thoại giữa bác sĩ và bệnh nhân sau đó đặt câu hỏi trong SGK
- Cả nhóm  ... cực hay đến nam cực có các đới sau : nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
b. HĐ2 : Thực hành theo nhóm
* Mục tiêu : Biết chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu. Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu.
* Cách tiến hành.
+ Bước 1 : GV HD HS cách chỉ vị trí các đới khí hậu
+ Bước 2 :
+ Bước 3 :
- HS làm việc trong nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
* GVKL : Trên trái đất những nơi các ơ gần xích đạo càng nóng, càng ở xa xích đạo càng lạnh. Nhiệt đới thường nóng quanh năm, ôn đới, ôn hoà có đủ 4 mùa, hàn đới rất lạnh. ở hai cực trái đất quanh năm đóng băng.
c. HĐ3 : Chơi trò chơi tìm vị trí các đới khí hậu
* Mục tiêu : Giúp HS nắm vững vị trí của các đới khí hậu. Tạo hứng thú trong học tập
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : GV chia nhóm phát cho các nhóm hình vẽ như SGK và 6 dải màu.
+ Bước 2 :
+ Bước 3 : 
- Đánh giá KQ của HS
- HS trong nhóm trao đổi với nhau dán các dải màu vào hình vẽ
- HS trưng bày sản phảm trước lớp
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Tự nhiên và xã hội
	Tiết 66:	Bề mặt trái đất.
I. Mục tiêu
+ Sau bài học HS có khả năng :
	- Phân biệt được lục địa, đại dương. Biết bề mặt trái đất có 6 lục địa, 4 đại dương.
	- Nói tên và chỉ được vị trí 6 lục địa và 4 đại dương trên lược đồ các châu lục và các đại dương
II. Đồ dùng GV : Các hình rtong SGK. Tranh ảnh về lục địa và đại dương
	 HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
a. HĐ1 : Thảo luận cả lớp
* Mục tiêu : Nhận biết được thế nào là lục địa đại dương
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : 
+ Bước 2 : GV chỉ cho HS biết phần đất và phần nước trên quả địa cầu
- Nước hau đất chiến phần lớn hơn trên bề mặt trái đất ?
+ Bước 3 : GV giải thích kết hợp với minh hoạ bằng tranh ảnh để HS biết thế nào là lục địa thế nào đại dương
- HS chỉ đâu là đất, đâu là nước trong H1
* GVKL : Trên bề mặt trái đất có chỗ là đất có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt trái đất. Những khối đất liền lớn trên bề mặt trái đất gọi là lục địa. Phần lục địa được chia thành 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Trên bề mặt trái đất có 4 đại dương.
b. HĐ2 : Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu : Biết tên của 6 châu lục và 4 đại dương trên thế giới.
 Chỉ được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ.
* Cách tiến hành : 
+ Bước 1
- Có mấy châu lục ? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ H3.
- Có mấy đại dương ? Chỉ và tên các đại dương trên lược đồ H3
- Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào ?
+ Bước 2 : 
- HS trong nhóm làm việc theo gợi ý.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
* GVKL : Trên thế giới có 6 châu lục: châu á, châu âu, châu mĩ, châu phi, châu đại dương, châu nam cực và 4 đại dương : thái bình dương, ấn độ dương, đại tây dương, bắc băng dương.
c. HĐ3 : Chơi trò chơi tìm vị trí châu lục và các đại dương
* Mục tiêu : Giúp HS nhớ tên và nắm vững vị trí của các châu lục và các đại dương
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : Chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 lược đồ câm 10 tấm bìa nhỏ ghi tên châu lục hoặc đại dương.
+ Bước 2 : 
+ Bước 3 : 
- Đánh giá kết quả.
- HS trao đổi với nhau dán các tấm bìa vào lược đồ câm
- Trưng bày sản phẩm
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Tuần 34
Tự nhiên và xã hội
	Tiết 67:	Bề mặt lục địa.( T1)
I. Mục tiêu
+ Sau bài học, HS 
	- Mô tả bề mặt lục địa.
	- Nhận biết được suối, sông, hồ.
II. Đồ dùng 
 GV : Các hình trong SGK. Tranh ảnh suối, sông, hồ.
	 HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
a. HĐ1 : Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu : Biết mô tả bề mặt lục địa
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : 
- Chỉ trên H1 chỗ nào mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước.
- Mô tả bề mặt lục địa.
+ Bước 2 :
+ HS QS H1 trả lời theo các gợi ý.
+ 1 số HS trả lời trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
* GVKL : Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao ( đồi, núi ) có chỗ bằng phẳng ( đồng bằng, cao nguyên ), có những dòng nước chảy ( sông, suối ) và những nơi chứa nước ( ao, hồ )
b. HĐ2 : Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu : Nhận biết được suối, sông, hồ
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : 
- Chỉ con suối, con sông trên sơ đồ ?
- Con suối thường bắt nguồn từ đâu ?
- Chỉ trên sơ đồ dòng chảy của các dòng suối, con sông ( dựa vào mũi tên trên sơ đồ )
- Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu 
+ Bước 2 :
+ QS H1 trả lời theo câu hỏi gợi ý
+ HS trả lời câu hỏi trong 3 hình
* GVKL : Nước theo những khe chảy ra thành suối, thành sông rồi chảy ra biển hoặc đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ
c. HĐ3 : làm việc cả lớp
* Mục tiêu : Củng cố các biểu tượng suối, sông, hồ
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : 
- Nêu tên 1 số suối, sông, hồ gần nơi em ở
+ Bước 2 :
+ Bước 3 : GV giới thiệu thêm 1 số vài con sông, hồ....nổi tiếng ở nước ta.
- HS nêu
- HS trả lời kết hợp trưng bày sản phẩm.
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét giờ học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài
Tự nhiên và xã hội
	Tiết 68:	Bề mặt lục địa ( tiếp )
I. Mục tiêu
+ Sau bài học, HS có khả năng :
	- Nhận biết được núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên.
	- Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng.
II. Đồ dùng
	GV : Hình trong SGK. Tranh ảnh đồi, núi, đồng bằng, cao nguyên.
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
a. HĐ1 : Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu
- Nhận biết được núi đồi.
- Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi.
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : 
Bước 2 : 
+ Dựa vào vốn hiểu biết bà QS thảo luận và hoàn thành bảng sau 
Núi
Đồi
Độ cao
Đỉnh
Sườn
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét bổ sung
* GVKL : Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc, còn đồi có đỉnh tròn, sườn thoải
b. HĐ2 : QS tranh theo cặp
* Mục tiêu - Nhận biết được đồng bằng và cao nguyên
 - Nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên ?
- Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau và khác nhau ở điểm nào 
+ Bước 2 : 
- HS QS H3,4,5/131 trả lời theo gợi ý.
- 1 số HS trả lời câu hỏi trước lớp
- Nhận xét
* GVKL : Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng, những cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc.
c. HĐ3 : Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên
* Mục tiêu : Giúp HS khắc sâu các biểu tượng về đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên
* Cách tiến hành
+ Bước 1
+ Bước 2 : 
+ Bước 3 :
- HS vẽ đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên ra giấy
- Đổi vở nhận xét hình vẽ của bạn
- Trưng bày 1 số hình vẽ của HS trước lớp
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Tuần 35:
	Tự nhiên & Xã hội
	Tiết 69:	Ôn tập học kỳ II: Tự nhiên ( T1)
 I/Mục tiêu:
 Sau bài học, học sinh biết
 Nêu tác hại của rác thải đối với sức khoẻ của con người
 Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường
* Điều chỉnh chương trình:
 II/Đồ dùng dạy học:
 Các hình trong sgk trang 68, 69 
Tranh ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lí rác thải 
III/ Hoạt động dạy học: 
A/ Kiểm tra: 
B/ Bài mới:
1, Giới thiệu: Nêu mục tiêu giờ học
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: HS biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khoẻ của con người 
Cách tiến hành 
Bước 1: Thảo luận nhóm 
Yêu cầu quan sát thảo luận
Bước 2: Yêu cầu trình bày kết quả 
Hình 1 vẽ nội dung gì ?
Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác ?
Rác có hại như thế nào ?
Rác là gì ?
Vứt rác bừa bãi có hại gì ?
Những sinh vật nào sống ở trong rác ?
Chúng gây hại gì cho con người ?
Két luận:Trong các loại rác, những loại rác bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, chuột, gián, ruồi thường sống ở những nơi có rác, chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho con người 
HS quan sát hình 1, 2 trang 68
Quang cảnh một đống rác 
Khó chịu, khó thở vì hôi thối
Chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, làm ô nhiễm môi trường
Rác là vở đồ hộp, giấy gói thức ăn, rau củ quả hỏng, đồ dùng bị hỏng ...
Vứt rác bừa bãi sẽ tạo điều kiện cho những con vật trung gian sinh sống và gây bệnh cho con người 
Ruồi, muỗi, chuột
Gây bênh và truyền bệnh 
4/ Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học
Tự nhiên & Xã hội
	Tiết 70:	Ôn tập học kỳ II: Tự nhiên ( T2)
 I/Mục tiêu:
 Sau bài học, học sinh biết
 Nêu tác hại của rác thải đối với sức khoẻ của con người
 Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường
* Điều chỉnh chương trình:
 II/Đồ dùng dạy học:
 Các hình trong sgk trang 68, 69 
Tranh ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lí rác thải 
III/ Hoạt động dạy học: 
A/ Kiểm tra: 
B/ Bài mới:
1, Giới thiệu: Nêu mục tiêu giờ học
Hoạt động 2: Làm việc theo cặp
Mục tiêu: HS nói những việc làm sai, làm đúng trong việc thu gom rác 
Cách tiến hành 
Bước 1: Yêu cầu HS quan sát theo cặp
Bước 2: Yêu cầu các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ xung
Hình 3 vẽ nội dung gì ?
Việc làm đó đúng hay sai ? Vì sao ?
Hình 4 vẽ nội dung gì ?
Đây là việc làm như thế nào ?
Hình 5 vẽ nội dung gì ?
Hành động này đúng hay sai ?
Hình 6 vẽ nội dung gì ?
Đây là việc làm như thế nào ?
Cần làm gì để giữ vệ sinh môi trường ?
Em đã làm gì để giữ về sinh công cộng ?
Nêu cách xử lí rác thải ở địa phương em ?
Nơi em ở có môi trường như thế nào ?
GV giới thiệu cách xử lí rác hợp vệ sinh là chôn, đốt rác, ủ tái chế 
Quan sát theo cặp các tranh ảnh sưu tầm chỉ việc làm đúng, làm sai
Bạn nhỏ đổ rác bừa bãi ra đường
Đó là việc làm sai vì gây ô nhiễm môi trường xung quanh 
Cô công nhân đẩy xe rác đầy làm rơi rác ra đường 
Đây là việc làm sai vì làm rơi rác ra đường gây ô nhiễm môi trường 
Bạn nhỏ bỏ rác vào thùng 
Đây là hành động nên làm 
Cô công nhân đang chôn rác 
Việc nên làm 
Không vứt rác bừa bãi, nhắc nhở mọi người giữ gìn vệ sinh chung, không khạc nhổ bừa bãi 
HS nêu thực tế bản thân
Chôn rác và đốt rác 
HS nêu
Hoạt động 3: Tập sáng tác bài hát theo nhạc có sãn hoặc hoạt cảnh ngắn đóng vai
VD: Sáng tác bài hát dựa theo nhạc có sẵn của bài hát: Cháu yêu cô lắm
Cho HS trình bày tại lớp 
4/ Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • docTu nhien xa hoi.doc