Giáo án Tự nhiên xã hội 1 - Bài 23 đến 35

Giáo án Tự nhiên xã hội 1 - Bài 23 đến 35

TN-XH

BÀI 23: CÂY HOA

I - MỤC TIÊU

_Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây hoa. HS khá, giỏi kể về một số cây hoa theo mùa: ích lợi, màu sắc, hương thơm.

_Chỉ được rễ, thân , lá, hoa của cây hoa.

_Nói được ích lợi của việc trồng hoa

_HS có ý thức chăm sóc các cây hoa ở nhà, không bẻ cây, hái hoa nơi công cộng

II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

_GV và HS đem cây hoa (hoa) đến lớp

_Hình ảnh các cây hoa trong bài 23 SGK

_Khăn bịt mắt

III - HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 47 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 1 - Bài 23 đến 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư, ngày 27 tháng 1 năm 2010
TN-XH
BÀI 23: CÂY HOA
I - MỤC TIÊU
_Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây hoa. HS khá, giỏi kể về một số cây hoa theo mùa: ích lợi, màu sắc, hương thơm.
_Chỉ được rễ, thân , lá, hoa của cây hoa.
_Nói được ích lợi của việc trồng hoa
_HS có ý thức chăm sóc các cây hoa ở nhà, không bẻ cây, hái hoa nơi công cộng
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
_GV và HS đem cây hoa (hoa) đến lớp
_Hình ảnh các cây hoa trong bài 23 SGK
_Khăn bịt mắt
III - HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐTHS
2’
9’
8’
8’
2’
1’
1.Giới thiệu bài: GV và HS giới thiệu cây hoa của mình.
_GV nói tên cây hoa và nơi sống của cây hoa mà mình đem đến lớp.
Ví dụ: Đây là cây hoa hồng, nó được trồng ở trong vườn (trong chậu) 
_GV hỏi:
+ Cây (loại) hoa các em mang đến lớp tên là gì? Nó sống ở đâu?
Hoạt động 1: Quan sát cây hoa
_Mục tiêu:
+HS biết chỉ và nói tên các bộ phận của cây hoa.
+Biết phân biệt loại hoa này với các loại hoa khác.
_Cách tiến hành:
*Bước 1:
_GV chia lớp thành các nhóm nhỏ.
_GV hướng dẫn các nhóm làm việc:
+Hãy chỉ đâu là rễ, thân, lá, hoa của cây hoa em mang đến lớp. (Lưu ý: nếu cây hoa được trồng trong chậu hay cây hoa được trồng ngoài vườn trường thì các em sẽ không nhìn thấy rễ. Một số HS có thể chỉ mang một bông hoa hoặc một cành hoa đến lớp, khi đó các em sẽ chỉ vào các bộ phận của bông hoa hoặc cành hoa đó để giới thiệu với bạn).
+Sau đó thảo luận câu hỏi: 
“Các bông hoa thường có đặc điểm gì mà ai cũng thích nhìn, thích ngắm?”
+Các nhóm so sánh các loại hoa có trong nhóm, để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hương thơm giữa chúng.
(Nếu HS nào không có cây hoa mang đến lớp các em có thể vẽ một cây hoa, viết tên cây hoa và các bộ phận của cây hoa rồi giới thiệu với các bạn)
*Bước 2:
_GV gọi đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp.
Kết luận:
 GV giúp HS hiểu những ý sau (không yêu cầu HS phải nhớ).
-Các cây hoa đều có: rễ, thân, lá, hoa.
-Có nhiều loại hoa khác nhau, mỗi loại hoa có màu sắc, hương thơm, hình dáng khác nhau  Có loại hoa màu sắc rất đẹp, có loại hoa có hương thơm, có loại hoa vừa có hương thơm vừa có màu sắc đẹp.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
_Mục tiêu:
+HS biết đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi dựa trên các hình trong SGK.
+Biết ích lợi của việc trồng hoa.
_Cách tiến hành:
*Bước 1:
_GV hướng dẫn HS tìm bài 23 SGK.
_GV giúp đỡ và kiểm tra hoạt động của HS. Đảm bảo các em thay nhau hỏi và trả lời các câu hỏi trong SGK.
*Bước 2: GV yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời nhau trước lớp.
*Bước 3:
_GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+Kể tên các loại hoa có trong bài 23 SGK.
+Kể tên các loại hoa khác mà em biết.
+Hoa được dùng để làm gì?
Kết luận:
-Các hoa có trong bài 23 SGK: hoa hồng (gồm ảnh cây hoa hồng, cành hoa hồng, bình hoa hồng), hoa dâm bụt, hoa mua, hoa loa kèn, hoa cúc.
-GV kể tên một số cây hoa có ở địa phương.
-Người ta trồng hoa để làm cảnh, trang trí, làm nước hoa (ví dụ: hoa hồng ) 
 GV có thể giảng thêm: Cây hoa dâm bụt thường được trồng để làm hàng rào, cây hoa mua thường mọc dại ở vùng đồi trọc.
*GDBVMT:Trồng hoa có ích lợi như:Hoa được dùng để làm nước hoa, trang trí, làm cảnh góp phần làm cho MT sống thêm tươi đẹp. Chúng ta phải yêu quý, chăm sóc các cây hoa, không được bẻ cành, hái hoa nơi công cộng.
Hoạt động 3: Trò chơi “Đố bạn hoa gì?”
_Mục tiêu: HS củng cố những hiểu biết về cây hoa.
_Cách tiến hành:
+GV yêu cầu mỗi tổ cử một bạn lên chơi và cầm theo khăn sạch để bịt mắt.
+Các em tham gia chơi đứng thành hàng ngang trước lớp.
+GV đưa cho mỗi em một bông hoa và yêu cầu các em đoán xem đó là hoa gì?
Ai đoán nhanh và đúng là thắng cuộc
2.Củng cố:
_Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK
3.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 24 “Cây gỗ”
+HS nói tên cây hoa và nơi sống của cây hoa em mang đến lớp
_Các nhóm làm việc
+Quan sát
+Thảo luận
_HS (theo cặp) quan sát tranh, đọc câu hỏi và trả lời các câu hỏi trong SGK.
_Vài cặp lên hỏi và trả lời
_HS thảo luận theo câu hỏi của GV 
+HS dùng tay sờ và dùng mũi để ngửi, đoán xem đó là hoa gì?
-G, K
-G, K
-K, TB
-TB
-G, K
-G
Thứ tư, ngày 3 tháng 2 năm 2010
TN-XH
BÀI 24: CÂY GỖ
I - MỤC TIÊU:
_Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây gỗ.
_Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của cây gỗ.
_HS khá, giỏi so sánh các bộ phận chính, hình dạng, kích thước, ích lợi của cây rau và cây gỗ.
_Nói được ích lợi việc trồng cây gỗ
_HS có ý thức bảo vệ cây cối, không bẻ cành, ngắt lá
II - ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Hình ảnh các cây gỗ trong bài 24 SGK
III - HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐTHS
2’
9’
17’
2’
1.Giới thiệu bài: 
 GV giới thiệu “Bài học hôm nay chúng ta sẽ học về cây gỗ”
Hoạt động 1: Quan sát cây gỗ 
_Mục tiêu: 
 HS nhận ra cây nào là cây gỗ và phân biệt các bộ phận chính của cây gỗ
_Cách tiến hành:
+GV tổ chức cho cả lớp ra sân trường, dẫn các em đi quanh sân và yêu cầu các em chỉ xem cây nào là cây gỗ, nói tên cây đó là gì?
+GV cho HS dừng lại bên một cây gỗ và cho các em quan sát, để trả lời các câu hỏi sau:
-Cây gỗ này tên gì?
-Hãy chỉ thân, lá của cây. Em có nhìn thấy rễ cây không?
-Thân cây này có đặc điểm gì (cao hay thấp, to hay nhỏ, cứng hay mềm so với cây rau, cây hoa đã học)?
Kết luận:
 Giống như các cây đã học, cây gỗ cũng có rễ, thân, lá và hoa. Nhưng cây gỗ có thân to, cao cho ta gỗ để dùng, cây gỗ còn có nhiều cành cà lá cây làm thành tán tỏa bóng mát.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
_Mục tiêu:
+HS biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa vào các hình trong SGK.
+Biết lợi ích của việc trồng cây gỗ.
_Cách tiến hành: 
*Bước 1:
_GV hướng dẫn HS tìm bài 24 SGK.
_GV giúp đỡ và kiểm tra hoạt động của HS. Đảm bảo các em thay nhau hỏi và trả lời các câu hỏi trong SGK.
*Bước 2:
_GV gọi HS trả lời các câu hỏi sau:
+Cây gỗ được trồng ở đâu?
+Kể tên một số cây gỗ thường gặp ở địa phương?
+Kể tên các đồ dùng làm bằng gỗ?
+Nêu lợi ích khác của cây gỗ?
Kết luận:
 Cây gỗ được trồng để lấy gỗ làm đồ dùng và làm nhiều việc khác. Cây gỗ có bộ rễ ăn sâu và tán lá cao, có tác dụng giữ đất, chắn gió, toả bóng mát. Vì vậy, cây gỗ được trồng nhiều thành rừng (ảnh chụp trang 50 SGK là rừng cây sao được trồng ở Đắc Lắc), hoặc được trồng ở những khu đô thị để có bóng mát, làm cho không khí trong lành (các ảnh chụp ở trang 51 SGK: phía trên là những cây sao ở thành phố Hồ Chí Minh, phía dưới là cây phượng vĩ ở Huế). 
*GDBVMT: Do đó,chúng ta phải biết ù
yêu quý, bảo vệ cây cối, không bẻ 
cành, ngắt lá, chặt phá cây bừa bãi.
Ngoài ra còn phải tích cựcbảo vệ rừng
trồng cây gây rừng.
2.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 25 “Con cá”
+HS chỉ và nói tên cây nào là cây gỗ có ở sân trường
+Quan sát và trả lời câu hỏi
_HS (theo cặp) quan sát tranh, đọc câu hỏi và trả lời các câu hỏi trong SGK.
_Một số HS trả lời, các em khác bổ sung.
-TB, Y
-G, K
-K
-TB
-Y
-G
Thứ tư, ngày 24 tháng 2 năm 2010
TN-XH
BÀI 25: CON CÁ
I - MỤC TIÊU
_ Kể tên và nêu ích lợi của cá.
_ Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con cá trên hình vẽ hay vật thật.
_ HS khá giỏi: Kể tên một số loại cá sống ở nước ngọt và nước mặn.
_ Aên cá giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt.
_ Biết bảo vệ các loài cá, tránh các cách đánh bắt cá có tính hủy diệt.
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
_Các hình ảnh trong bài 25 SGK
_GV và HS đem đến lớp lọ (bình) đựng cá (mỗi nhóm một lọ) và cá
_Phiếu học tập (Vở bài tập TN – XH 1 bài 25, nếu có)
_Bút chì
III - HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐTHS
2’
8’
8’
7’
3’
2’
1.Giới thiệu bài: 
 GV và HS giới thiệu con cá của mình.
_GV nói tên cá và nơi sống của con cá mà mình đem đến lớp. 
 Ví dụ: Đây là con cá chép. Nó sống ở hồ (ao, sông hoặc suối).
_GV hỏi HS: 
+Các em mang đến loại cá gì?
+Nó sống ở đâu?
2.Các hoạt động trên lớp: 
Hoạt động 1: Quan sát con cá được mang đến lớp
_Mục tiêu: 
+ HS nhận ra các bộ phận của con cá
+Mô tả được con cá bơi và thở như thế nào?
_Cách tiến hành:
*Bước 1:
_GV hướng dẫn các nhóm làm việc theo gợi ý: Các em cần quan sát con cá thật kĩ và trả lời các câu hỏi sau:
+Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con cá?
+Cá sử dụng bộ phận nào của cơ thể để bơi?
+Cá thở như thế nào?
*Bước 2:
_GV giúp đỡ và kiểm tra, đảm bảo rằng học sinh nhìn vào con cá và mô tả dược những gì các em thấy. GV có thể sử dụng những câu hỏi phụ để gợi ý thêm khi đến làm việc với mỗi nhóm:
+Các em biết những bộ phận nào của con cá?
+Bộ phận nào của con cá đang chuyển động? 
+Tại sao con cá lại đang mở miệng?
+Tại sao nắp mang của con cá luôn luôn mở ra rồi khép l ... những tranh, ảnh về trời nóng, những tranh, ảnh về trời rét 
*Bước 2: 
_GV yêu cầu đại diện vài nhóm đem những tranh, ảnh về trời nóng đã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp.
_GV cho HS cả lớp thảo luận câu hỏi: 
+Hãy nêu cảm giác của em trong những ngày trời nóng (hoặc trời rét). 
+Kể tên những đồ dùng cần thiết mà em biết để giúp ta bớt nóng (hoặc bớt rét). 
 Lưu ý: Ở những vùng quanh năm nóng, đôi khi trời chỉ hơi lạnh, GV sẽ giúp các em biết cảm giác cơ thể khi trời rét. 
Kết luận:
-Trời nóng quá, thường thấy trong người bức bối, toát mồ hôi  Người ta thường mặc áo quần ngắn tay, màu sáng. Để làm cho bớt nóng, cần dùng quạt hoặc dùng máy điều hoà nhiệt độ để làm giảm nhiệt độ trong phòng 
-Trời rét quá có thể làm cho chân tay tê cóng, người run lên, da sởn gai óc. Người ta cần phải mặc nhiều quần áo và quần áo được may bằng vải dày hoặc len, dạ có màu sẫm  Những nơi rét quá cần phải dùng lò sưởi hoặc dùng máy điều hoà nhiệt độ để làm tăng nhiệt độ trong phòng 
Hoạt động 2: Trò chơi “ Trời nóng, trời rét” 
_Mục tiêu: HS hình thành thói quen ăn mặc phù hợp với thời tiết. 
_Chuẩn bị: Một số tấm bìa, mỗi tấm có vẽ hoặc viết tên một số đồ dùng: quần, áo, khăn, mũ, nón và các đồ dùng khác dùng cho mùa hè và mùa đông 
_Cách tiến hành: 
*Bước 1: 
_GV nêu cách chơi: 
+Cử một bạn hô “Trời nóng”. Các bạn tham gia sẽ nhanh chóng cầm các tấm bìa có vẽ (hoặc viết tên) trang phục và các đồ dùng phù hợp với trời nóng 
+ Cũng tương tự như thế với trời rét  
+ Ai nhanh sẽ thắng cuộc. 
*Bước 2: 
_GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm hoặc chỉ định đại diện của các nhóm lên chơi tuỳ theo số lượng các đồ dùng chuẩn bị được 
Kết luận:
-Trang phục sẽ bảo vệ dược cơ thể phòng chống được một số bệnh như cảm nắng hoặc cảm lạnh, sổ mũi, nhức đầu, viêm phổi  
2.Củng cố:
 GV yêu cầu HS giở SGK tìm bài 33 “Trời nóng, trời rét” và gọi một số HS đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK để củng cố bài
3.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 34 “Thời tiết”
_Chia HS trong lớp thành 3 đến 4 nhóm
_HS phân loại tranh, ảnh trời nóng, trời rét
_Lần lượt mỗi HS (trong nhóm) nêu lên một dấu hiệu của trời nóng (vừa nói, vừa chỉ vào những tranh, ảnh mô tả trời nóng mà nhóm đã xếp riêng)
_Mỗi HS nêu lên một dấu hiệu của trời rét (vừa nói, vừa chỉ vào những tranh, ảnh mô tả trời rét) 
_HS thảo luận
_HS chơi theo nhóm
_HS thảo luận câu hỏi:
+Tại sao chúng ta cần mặc phù hợp với thời tiết nóng, rét? 
 HS mở SGK
_Một số HS đọc và trả lời câu hỏi
-G, K
Thứ tư, ngày 5 tháng 5 năm 2010
TN-XH
 BÀI 34: THỜI TIẾT 	 
I.MỤC TIÊU: 
_Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.
_Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi.
_HS khá, giỏi: Nêu cách tìm thông tin về dự báo thời tiết hằng ngày: nghe đài, xem ti vi,...
_Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khoẻ
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
_Các hình ảnh trong bài 34 SGK 
_GV và HS đem đến lớp tất cả các tranh, ảnh về thời tiết đã học trong các bài trước
_Giấy khổ to và băng dính đủ dùng cho các nhóm 
_Các tấm bìa có vẽ hoặc viết tên một số đồ dùng cần thiết cho trò chơi dự báo thời tiết: mũ, nón, áo đi mưa, khăn quàng, quần áo mùa hè và mùa đông 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐTHS
2’
12’
10’
5’
1’
1.Giới thiệu bài:
_GV yêu cầu HS kể tên một số hiện tượng của thời tiết mà các em đã được học. Sau đó, hỏi HS xem các em còn biết những hiện tượng nào khác của thời tiết? 
_GV kết luận: 
+Các hiện tượng về thời tiết đã học: nắng, mưa, gió, nóng, rét 
+Các hiện tượng khác của thời tiết mà HS quan sát được trong thực tế: bão, sấm, chớp  
Hoạt động 1: Làm việc với các tranh ảnh sưu tầm được 
_Mục tiêu: 
+HS biết sắp sếp các tranh, ảnh mô tả các hiện tượng của thời tiết một cách sáng tạo làm nổi bật nội dung thời tiết luôn luôn thay đổi 
+Biết nói lại những hiểu biết về thời tiết với các bạn.
_Cách tiến hành: 
*Bước 1: 
_GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Sắp xếp các tranh, ảnh mô tả các hiện tượng của thời tiết một cách sáng tạo làm nổi bật nội dung thời tiết luôn luôn thay đổi.
_HS bàn với nhau về cách sắp xếp những tranh, ảnh các em sưu tầm và dán vào giấy khổ to để thể hiện thời tiết luôn luôn thay đổi. Ví dụ: trời lúc nắng, lúc mưa; trời lặng gió, có gió 
*Bước 2 :
 GV yêu cầu đại diện vài nhóm đem những sản phẩm của nhóm lên giới thiệu trước lớp và trình bày lí do tại sao nhóm mình lại sắp xếp như vậy.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
_Mục tiêu:
+HS biết ích lợi của dự báo thời tiết.
+Ôn lại sự cần thiết phải mặc phù hợp với thời tiết.
_Cách tiến hành:
+GV nêu câu hỏi:
-Vì sao em biết ngày mai sẽ nắng (hoặc mưa, rét ) ?
-Em mặc như thế nào khi trời nóng, khi trời rét?
 GV gợi ý cho các em trả lời và kết luận:
-Chúng ta biết được thời tiết ngày mai sẽ như thế nào là do có các bản tin dự báo thời tiết được phát thanh trên đài hoặc được phát sóng trên tivi.
-Phải ăn mặc phù hợp thời tiết để bảo vệ cơ thể khoẻ mạnh.
2.Củng cố:
 GV cho HS chơi trò “dự báo thời tiết”
_Cách chơi: Tương tự như trò chơi “Trời nắng, trời mưa”. Chỉ khác người quản trò phải nói được nhiều dấu hiệu của thời tiết hơn, không đơn thuần chỉ làtrời nắng, trời mưa. 
 Ví dụ: Hôm nay trời nhiều mây, có lúc có mưa  Các HS khác tham gia chơi sẽ phải lắng nghe và phản ứng nhanh, cầm đúng đồ dùng phù hợp với lời hô của bạn.
3.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 35 “Ôn tập: Tự nhiên”
_Kể tên một số hiện tượng của thời tiết
_Chia nhóm
_Xếp tranh mô tả các hiện tượng của thời tiết
_Các nhóm trình bày sản phẩm
+HS trả lời 
-G, K, TB
-G, K
-TB, Y
Thứ tư, ngày 12 tháng 5 năm 2010
TN-XH
 BÀI 35: ÔN TẬP: TỰ NHIÊN
I.MỤC TIÊU:
Biết quan sát , đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về bầu trời, cảnh vật tự nhiên xung quanh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Tất cả những tranh, ảnh GV và HS đã sưu tầm được về chủ đề tự nhiên
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐTHS
2’
22’
4’
2’
1.Giới thiệu bài:
_GV nói: “Đây là bài học cuối cùng của môn tự nhiên và xã hội lớp 1” và hỏi HS: 
+Từ đầu năm học đến nay các em đã được học những chủ đề nào?
_GV giới thiệu tên của bài học “Ôn tập: tự nhiên”
*Có nhiều cách:
Cách 1: Tổ chức cho HS đi tham quan cảnh quan thiên nhiên ở khu vực xung quanh trường.
_Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Quan sát thời tiết
_GV cho HS đứng vòng tròn ngoài sân trường và yêu cầu hai HS quay mặt vào nhau để hỏi và trả lời nhau về thời tiết tại thời điểm đó. Ví dụ:
+Bầu trời hôm nay màu gì?
+Có mây không, mây màu gì?
+Bạn có cảm thấy gió đang thổi không? Gió nhẹ hay gió mạnh?
+Thời tiết hôm nay nóng hay rét?
_GV yêu cầu HS quay mặt vào giữa vòng tròn và chỉ một vài em nói lại những gì các em đã quan sát được và đã trao đổi với bạn.
_GV bổ sung những ý thiếu.
Hoạt động 2: Quan sát cây cối (các con vật nếu có) ở khu vực xung quanh trường
_GV dẫn HS đi vào vườn trường hoặc đi trên đường phố (đường làng) dừng lại bên cây cối, con vật, giành thời gian cho HS đố nhau đó là loại cây gì, con gì?
 Lưu ý: Nếu trường ở gần vườn hoa (hay đồng ruộng, trang trại hoặc nhà dân có chăn nuôi ), GV tổ chức cho các em đến tham quan ở đó là tốt nhất.
Cách 2: Tổ chức trưng bày các tranh, ảnh về cây cối, con vật, thời tiết theo nhóm.
_Cách tiến hành:
Bước 1:
_GV chia nhóm và giao nhiện vụ như sau:
+Nhóm thứ nhất: nhận đề tài về thực vật.
 -Nhiệm vụ thu thập tất cả những tranh, ảnh về cây cối và sắp xếp lại một cách hệ thống (Ví dụ: các loại cây rau, các loại cây hoa phân công mỗi bạn trong nhóm chịu trách nhiệm giới thiệu một loại cây.
+Nhóm thứ 2: Nhận đề tài về động vật.
 -Nhiệm vụ thu thập tất cả những tranh, ảnh về các con vật và sắp xếp lại một cách có hệ thống (các con cá, gà mèo hoặc các con vật có ích – có hại). Phân công mỗi bạn trong nhóm chịu trách nhiệm giới thiệu về một loài vật.
+Nhóm thứ ba: nhận đề tài về thời tiết.
 Cách làm tương tự như hai nhóm trên.
*Bước 2:
 *Bước 3:
_Lần lượt những bạn được phân công của các nhóm lên trình bày trước lớp phần việc nhóm mình phụ trách.
_Nếu HS hiểu bài và trình bày tốt, GV không cần tóm tắt lại.
2.Củng cố:
_Cho HS mở sách
_Đọc và trả lời câu hỏi
3.Nhận xét -dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: “Ôn tập cuối năm”
+Một số HS nhắc lại tên các chủ đề đã học.
_HS đứng thành vòng tròn từng đôi một hỏi và trả lời
_Chia lớp thành ba nhóm lớn
_HS làm việc trong nhóm theo sự phân công trên.
_Đại diện nhóm lên trình bày
_Các HS khác trong nhóm có thể bổ sung.
_Mở SGK
-cả lớp
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
Nhận xét của BGH
Nhận xét của TTCM

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH.doc