Giáo án Tự nhiên xã hội 1 - Cả năm - GV: Hoàng Đình Thái - Trường TH Vĩnh Lộc

Giáo án Tự nhiên xã hội 1 - Cả năm - GV: Hoàng Đình Thái - Trường TH Vĩnh Lộc

Môn : TỰ NHIÊN – XÃ HỘI

CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

BÀI 1. CƠ THỂ CHÚNG TA

I/ Mục tiêu:

 Sau bài học này, học sinh biết:

- Kể tên các bộ phận chính của cơ thể.

- Biết 1 số cử động của đầu, cổ, mình, chân, tay.

- Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động đểc có cơ thể phát triển tốt.

II/ Đồ dùng dạy học

Các hình trong bài 1 SGK.

III/ Hoạt động dạy học:

 Giới thiệu hôm nay chúng ta học bài đầu tiên về cơ thể người.

Hoạt động 1: Quan sát tranh.

Mục tiêu: gọi đúng tện các bộ phận bên ngoài của cơ thể.

 

doc 48 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 1 - Cả năm - GV: Hoàng Đình Thái - Trường TH Vĩnh Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
BÀI 1. CƠ THỂ CHÚNG TA
I/ Mục tiêu:
 Sau bài học này, học sinh biết:
Kể tên các bộ phận chính của cơ thể.
Biết 1 số cử động của đầu, cổ, mình, chân, tay.
Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động đểc có cơ thể phát triển tốt.
II/ Đồ dùng dạy học
Các hình trong bài 1 SGK.
III/ Hoạt động dạy học:
 Giới thiệu hôm nay chúng ta học bài đầu tiên về cơ thể người.
Hoạt động 1: Quan sát tranh.
Mục tiêu: gọi đúng tện các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
Quan sát các hình ở trang 4 SGK hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
Theo dõi giúp đỡ học sinh thảo luận.
Hoạt động cả lớp.
Cho học sinh xung phong nói tên các bộ phận cơ thể.
Hoạt động 2: Quan sát tranh
Mục tiệu: quan sát tranh về hoạt động của một số bộ phận của cơ thể và nhận biết được cơ thể chúng ta gồm 3 phần: đầu, mình, và tay chân.
Quan sát các hình ở trang 5 SGK hãy chỉ và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì?
Qua các hoạt động của các bạn trong từng hình, các em hãy nói với nhau xem cơ thể của chúng ta gồm mấy phần?
Theo giúp đỡ học sinh thảo luận.
Hoạt động cả lớp:
Cho cá nhân nhoặc nhóm nào có thể biểu diễn lại từng hoạt động của đầu, mình và tay chân như các bạn trong hình.
Gọi một số em lên biểu diễn.
Cơ thể chúng ta gồm có mấy phần?
Hoạt động từng cặp + thảo luận.
Thảo luận nhóm nhỏ.
Cả lớp quan sát.
3 phần: đầu, mình và tay chân.
 	Kết luận: cơ thể chúng ta gồm có 3 phần: đầu mình và tay chân. Chúng ta nên tích cực vận động, không nên lúc nào cũng ngồi yên một chỗ. Hoạt động sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và nhanh nhẹn.
Hoạt động 3: Tập thể dục
Mục tiêu: gây hứng thú và rèn luyện thân thể.
Hướng dẫn cả lớp hát bài 
 “ Cúi mãi mỏi lưng.
Viết mãi mỏi tay.
Thể dục thế này là hết mệt mỏi”.
Làm mẫu từng động tác và hát.
Gọi một số học sinh lên thực hiện trước lớp.
Cả lớp cùng hát.
Học sinh làm theo
3,4 học sinh, cả lớp làm theo từng động tác của bạn.
Cả lớp vừa tập vừa hát.
Kết luận: Muốn cho cơ thể phát triển tốt cần tập thể dục hàng ngày.
Cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
Môn : TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
Bài 2. CHÚNG TA ĐANG LỚN
I/ Mục tiêu.
 Giúp học sinh biết:
Sức lớn của em thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.
So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp.
Ý thức được sức lớn của mọi người là không hoàn toàn như nhau, có người cao hơn, có người thấp hơn, có người nặng hơn, có người nhẹ hơn đó là bình thường.
II/ Đồ dùng dạy học.
Các hình trong SGK.
Phiếu bài tập.
III/ Hoạt động dạy học.
Khởi động: trò chơi vật tay.
Nhóm 4 học sinh : những người thắng đấu lại với nhau.
Kết thúc: nhóm 4 người này ai thắng đưa tay lên.
Kết luận: Các em có cùng độ tuổi nhưng có em khoẻ hơn, có em yếu hơn, có em cao hơn, có em thấp hơn hiện tượng đó nói lên điều gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời.
Hoạt động 1: Xem tranh SGK.
Biết sức lớn của các em thể hiện ở chiều cao, cân nặng, sự hiểu biết.
Hoạt động nhóm:
Gợi ý: 2 bạn này đang làm gì? Các bạn đó muốn biết điều gì? Em bé bắt đầu tập làm gì? So với lúc mới biết đi em bé đã biết thêm điều gì?
Hoạt động cả lớp:
Yêu cầu một số học sinh lên trước lớp nói về những gì mà mình đã nói với bạn trong nhóm.
Kết luận: Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hàng ngày, hàng tháng về cân nặng, chiều cao, các hoạt động vận động, hiểu biết. Mỗi năm các em cũng cao hơn, nặng hơn, học được nhiều thứ hơn
Hoạt động 2: So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp.
Thực hành nhóm nhỏ: 4 học sinh chia 2 cặp.
Dựa vào kết quả thực hành các em có thấy chúng ta tuy bằng tuổi nhưng lớn lên không giống nhau có phải không?
Điều đó có gì đáng lo không ?
Kết luận: sự lớn lên của các em có thể giống nhau hoặc khác nhau. Các em cần chú ý ăn uống điều độ, giữ gìn sức khoẻ, không ốm đau sẽ chóng lớn.
Mỗi lần 1 cặp.
2 học sinh cùng quan sát các hình ở trong SGK xem các hình ấy vẽ gì.
Học sinh khác bổ sung.
Từng cặp đứng sát lưng, đầu và gót chân chạm nhau cặp kia quan sát xem bạn nào cao hơn.
Đo xem tay ai dài hơn, vòng đầu, vòng ngực ai to hơn.
Ai béo hơn, ai gây hơn.
Hoạt động 3: vẽ về các bạn trong nhóm.
Nếu còn thời gian cho học sinh vẽ vào VBT ( 4 bạn trong nhóm).
Môn : TỰ NHIÊN – XÃ HỘI.
Bài 3. NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH
I/ Mục tiêu.
 Giúp học sinh biết:
Nhận xét và mô tả một số vật xung quanh.
Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay(da) là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết được các vật xung quanh.
Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận của cơ thể.
II/ Đồ dùng dạy học.
Các hình vẽ ở SGK bài 3.
Bông hoa hồng, nước hoa, quả bóng, quả mít, cốc nước nóng, cốc nước đá lạnh
III/ Các hoạt động dạy học.
Khởi động.
Giới thiệu bài: Cho học sinh chơi trò chơi “ Nhận biết các vật xung quanh”.
Dùng khăn bịt mắt 1 bạn lần lượt đặt vào tay bạn đó 1 số vật: quả bóng, quả mít, cóc nước nóng bạn đó đoán xem là cái gì, nếu đúng là thắng cuộc.
Qua trò chơi, chúng ta biết được các bộ phận như: mắt, mũi, tay, lưỡi mà chúng ta nhận biết được các sự vật và hiện tượng ở xung quanh.
Ghi tựa bài : “Nhận biết các vật xung quanh”
Hoạt động 1: Mô tả được một số vật xunh quanh.
Chia 2 nhóm học sinh .
Treo tranh và hướng dẫn : Nói về hình dánh, màu sắc, sự nóng, lạnh, trơn, nhẵn hay sần sùi của các vật xung quanh mà em nhìn thấy ở tranh.
Gọi một số học sinh lên trình bày trước lớp. Về hình dáng, màu sắc, các đặc điểm như: nóng, lạnh, sần sùi, nhẵn, mùi vị.
Hoạt động 2: Biết vai trò của các giác quan trong việc nhận biết thế giới xung quanh.
Thảo luận nhóm nhỏ.
Xem tranh 2:
Hướng dẫn học sinh cách đặt câu hỏi.
Cho các em thay phiên nhau hỏi và trả lời.
Cho học sinh xung phong lên đứng trước lớp nêu 1 trong những câu hỏi mà đã thảo luận trong nhóm
Ai trả lời đúng và đầy đủ sẽ được tiếp tục đặt ra 1 câu hỏi khác và chỉ bạn khác trả lời.
Thảo luận cả lớp.
Điều gì sẽ xảy ra nếu mắt chúng ta bị hỏng?
Điều gì sẽ xảy ra nếu tai chúng ta bị điếc?
Điều gì sẽ xảy ra nếu mũi, lưỡi của chúng ta mất hết cảm giác?
Hát vui.
2,3 học sinh trình bày.
Các em khác bổ sung.
Thảo luận theo câu hỏi.
Nhờ đâu bạn biết được màu sắc của một vật?
Nhờ đâu bạn biết được hình dáng của một vật?
Nhờ đâu bạn biết được mùi của một vật?
Nhờ đâu bạn biết được vị của thức ăn?
Nhờ đâu bạn biết được một vật là cứng, mềm, sần sùi, trơn, nóng, lạnh?
Nhờ đâu bạn nhận ra đó là tiếng chim hót hay tiếng chó sủa?
Sẽ không nhìn thấy được mọi vật xung quanh.
Sẽ không nghe được những tiếng động xung quanh.
Sẽ không ngửi được và biết được mùi vị các vật xung quanh.
Kết luận: Nhờ mắt, mũi, tai, lưỡi, da mà chúng ta nhận biết được mọi vật xung quanh. Nếu một trong những ggiác quang đó bị hỏng chúng ta sẽ không biết được đầy đủ các vật xung quanh. Vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ, giữ gìn an toàn các giác quan của cơ thể.
Trò chơi: Nhận biết các vật xung quanh.
Nhận xét tiết học.
Môn : Tự nhiên - Xã hội.
Bài 4. BẢO VỆ MẮT VÀ TAI.
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh biết:
Các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai sạch sẽ.
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh phóng to SGK trang 10.
Phiếu bài tập , vở bài tập TN-XH. Bài 4.
III/ Các hoạt động dạy học:
Khởi động.
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: nhận ra việc nên làm và không nên làm.
Hướng dẫn tập đặt câu hỏi cho từng hình.( Từng đôi 1 em hỏi 1 em trả lời và ngược lại).
Cho học sinh tập đặt câu hỏi và trả lời nhau lần lượt cho đến hết các hình vẽ trang 10 SGK.
Giáo viên kết luận: đôi mắt rất quan trọng đối với con người, nhờ có mắt mà ta nhình thấy được mọi vật. Phải bảo vệ mắt không nên chơi những trò nguy hiểm có hại cho mắt như ném đá cát vào nhau, dùng tay dơ dụi vào mắt
Hoạt động 2: Nhận ra việc gì nên làm và không nên làm để bảo vệ tai.
Hướng dẫn tập đặt câu hỏi, tập trả lời câu hỏi cho từng hình.
Chỉ vào tranh bên phải của trang sách.
Chỉ vào hình phía dưới, bên phải của trang sách và hỏi:
Hỏi và trả lời lần lượt hết các hình vẽ ở trang 11 SGK.
Kết luận: nhờ có tai mà chúng ta nghe được các tiếng động xung quanh như tiếng hát, tiếng gà gáy nên bảo vệ tai cho sạch.
Hoạt động 3: Đóng vai.
Tập ứng xử bảo vệ mắt và tai.
Chia học sinh 2 nhóm để đóng vai theo ND sau: “ Hùng đi học về thấy Tuấn và bạn của Tuấn đang chơi kiếm bằng 2 chiếc que. Nếu là Hùng em xử trí như thế nào?”.
“Lan ngồi học, anh và của anh Lan đến chơi đem theo 1 băng nhạc. Hai anh mở nhạc rất to. Nếu là Lan, em sẽ làm gì?”
kết luận:
gọi học sinh phát biểu.
Nhận xét, biểu dương.
Hát vui.
Xem SGK, quan sát từng hình vẽ trang 10.
Khi có ánh sáng chói chiếu vào mắt, bạn trong hình dùng tay che mắt, việc làm đó đúng hay sai? Chúng ta có nên học t ... trả lời câu hỏi.
6 cặp lên thực hiện.
Các nhóm thảo luận theo nội dung bên.
Đại diện nhóm lên trình bày.
Cả lớp bổ sung.
Môn: Tự nhiên – Xã hội
Bài 29 NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CON VẬT 
I/ Mục tiêu
- Giúp HS biết nhận biết một số cây cối: cây rau, cây hoa, cây gỗ và tên các con vật. Biết ích lợi của hoa, rau, cây ăn trái, biết nêu tên các loài hoa, tên các con vật và nêu được ích lợi và nêu tác hại của một số con vật. Biết miêu tả một số loài hoa một cách đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học.
Tranh phóng to SGK
HS sưu tầm tranh cây cối con vật.
III/ Các hoạt động dạy học.
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Làm việc với những tranh ảnh vềacay cối và con vật .
Nhận biết các loại cây hoa cây rau , cây ăn quả .
Biết mô tả các cây hoa , cây rau , ca
Chia lớp 3 nhóm.
Gọi vài em phát biểu.
GV CHO hs thi nhau kể về ích lợi của các loại cây 
Tương tự trên GV cho HS chỉ vào tranh nói tên con vật và nêu ích lợi của chúng
Gv cho Hs kể thêm những con vật mà Hs biết
 GV cho Hs chơi trò chơi “ Đố bạn cây gì , con gì ? “ .
 Củng cố - Dặn dò
Gv nhận xét tiết học 
Dặn HS chuẩn bị bài trời nắng , trời mưa .
Phân loại tranh ảnh mà các em mang đến lớp.
1 em trong nhóm nêu lên 1tên từng loại cây hoa, cây rau, cây ăn trái ,, nói và chỉ vào tranh.
1 vài em kể thêm một số cây mà em biết :
Vài học sinh nhắc lại.
Đại diện nhóm lên trình bày.
 Hoa làm đẹp cuộc sốnh , làm quà tặng , trang trí nhà cửa , làm dầu thơm , .. .rau,trái cây cung cấp chất vitamin, chất khoáng , dinh dưỡng giúp cơ thể khoẻ mạnh , tránh táo bón. ,
Con chó giữ nhà , con mèo bắt chuột giúp nhà sạch chuột , cá , gà, vịt ,cho ta thịt cho ta ăn , ruồi, muỗi, gián,chuột , là những con vật mang nhiều vi khuẩn gây bệnh chúng ta nên tránh.
Môn: Tự nhiên – Xã hội
Bài 30. TRỜI NẮNG – TRỜI MƯA
I/ Mục tiêu.
Giúp học sinh biết:
Những dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa.
Có ý thức bảo vệ sức khỏe khi đi dưới trời nắng, trời mưa.
II/ Đồ dùng dạy học.
Tranh phóng to SGK.
Tranh sưu tầm về cảnh trời nắng, trời mưa.
III/ Các hoạt động dạy học.
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Làm việc với những tranh ảnh về trời mưa, trời nắng.
Nhận biết các dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa.
Biết mô tả bầu trời và những đám mây.
Chia lớp 3 nhóm.
Kết luận:
Khi trời nắng, bầu trời trong xanh, có mây trắng. Mặt trời sáng chói, nắng vàng chiếu rọi mọi cảnh vật, đường phố khô ráo.
Khi trời mưa, có nhiều giọt mưa rơi, bầu trời phủ đầy mây xám nên thường không nhìn thấy mặt trời, nước mưa làm ướt đường phố, cỏ cây mọi vật đều ở ngòai trời
Hoạt động 2: Thảo luận. Học sinh có ý thức bảo vệ sức khỏe khi đi dưới trời mưa, trời nắng.
Tại sao khi đi dưới trời nắng, các bạn phải nhớ đội nón, mũ?
Để không bị ướt, khi đi dưới trời mưa, bạn phải nhớ làm gì?
Gọi vài em phát biểu.
Kết luận:
Đi dưới trời nắng phải đội mũ, nón để khhông bị ốm (nhức đầu, sổ mũi)
Đi dưới trời mưa, phải nhớ mặc áo mưa, đội nón hoặc che ô (dù) để không bị ướt.
- Cho học sinh chơi trò chơi: Trời mưa, trời nắng.
Phân loại tranh ảnh mà các em mang đến lớp.
1 em trong nhóm nêu lên 1 dấu hiệu của trời nắng, nói và chỉ vào tranh.
1 em trong nhóm nêu dấu hiệu trời mưa, nói và chỉ vào tranh.
Vài học sinh nhắc lại.
Đại diện nhóm lên trình bày.
Mở SGK bài 30.
Thảo luận.
Trả lời câu hỏi.
Môn: Tự nhiên – Xã hội
Bài 30. THỰC HÀNH QUAN SÁT BẦU TRỜI
I/ Mục tiêu.
Học sinh biết:
Sự thay đổi của đám mây trên bầu trời là 1 trong những dấu hiệu cho thấy sự thay đổi của thời tiết.
Sử dụng vốn từ của mình để mô tả bầu trời và những đám mây trong thực tế hằng ngày và biểu đạt nó bằng hình vẽ đơn giản.
Học sinh có ý thức cảm thụ cái đẹp của thiên nhiên, phat huy trí tưởng tượng.
II/ Đồ dùng dạy học.
Giấy vẽ, bút màu.
III/ Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Quan sát bầu trời.
Nhìn lên bầu trời, em có trông thấy mặt trời và những khỏang trời xanh không?
Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây?
Những đám mây có màu gì? Chúng đứng yên hay chuyển động?
Quan sát cảnh vật xung quanh.
Sân trường, cây cối, mọi vật lúc này khô ráo hay ẩm ướt?
Em có trông thấy ánh nắng vàng hay những giọt mưa rơi không?
Những đám mây trên bầu trời cho chúng ta biết được điều gì?
Kết luận: Quan sát những đám mây trên bầu trời ta biết được trời đang nắng, đang dâm mát hay trời sắp mưa.
Hoạt động 2: Vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh.
Chọn 1 số bức cho cả lớp xem.
Nhận xét, biểu dương.
ra sân quan sát.
Vào lớp thảo luận.
Lấy giấy vở, bút màu ra vẽ.
Vẽ xong giới thiệu bức tranh của mình.
Môn: Tự nhiên – Xã hội
Bài 21. GIÓ 
I/ Mục tiêu.
Giúp học sinh biết.
Nhận xét trời có gió hay không có gió, gió nhẹ hay gió mạnh.
Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi có gió vào người.
II/ Đồ dùng dạy học.
Tranh phóng to bài 32.
Mỗi học sinh làm sẵn 1 cái chong chóng.
III/ Các hoạt động dạy học.
Giới thiệu: Hôm nay học bài GIÓ.
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Nêu những gì bạn nhận thấy khi gió thổi vào người?
Hôm nay nếu trời nóng các em cảm thấy thế nào? Nếu trời rét các em cảm thấy thế nào?
Nói với nhau về cảm giác của cậu bé trong hình vẽ.
Kết luận: Khi trời lặng gió, cây cối đứng yên. Gió nhẹ làm cho lá cây ngọn cỏ lay động. Gió mạnh hơn làm cho cành lá nghiêng ngã
Họat động 2: Quan sát ngòai trời. Nêu nhiệm vụ kho quan sát.
Nhìn xem lá cây, ngọn cỏ ngoài sân trường có lay động hay không? Từ đó em rút ra kt luận gì?
Chia thành nhiều nhóm nhỏ.
Gọi 1 em bào cáo.
Kết luận:
Nhờ quan sát câu cối, mọi vật xugn quanh và chính cảm nhận của mỗi người mà ta biết được là khi đó trời lặng gió hay có gió.
Khi trời lặng gió cây cối đứng im.
Gió nhẹ làm lá cây, gnọn cỏ lay động.
Gió mạnh hơn làm cho cành lá đung đưa
Khi gió thổi vào người, ta cảm thấy mát.
Cho học sinh chơi trò chơi chóng chóng theo nhóm.
Mở SGK.
Làm việc theo cặp.
Dùng quạt hoặc quyển vở quạt vào mình để đưa ra nhận xét.
Qaun sát hình ở SGK và nhận xét.
Từng cặp lên hỏi và trả lời nhau trước lớp.
Bổ sung.
Quan sát ngòai trời.
Thảo luận thoe nhóm.
Đại diện báo cáo kết quả của nhóm đã thảo luận.
Môn: Tự nhiên – Xã hội
 Bài 33 TRỜI NÓNG TRỜI RÉT.
I/ Mục tiêu.
Học sinh biết:
Nhận biết thế nào là trời nóng thế nào là trời rét, biết ăn mặc theo đúng thời tiết. 
Nêu được cảm giác khi trời trời nóng và khi trời rét. Biết cách giữ gìn cơ thể khi trời nóng và khi trời rét.
II/ Đồ dùng dạy học.
Tranh vẽ phóng to bài 33 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học.
Giới thiệu: Hôm nay học bài trời nóng trới rét.
Hoạt động 1: Làm việc với tranh ảnh sưu tầm được.
Chia lớp thành 4 nhóm.
Cho học sinh xếp tranh và dán vào giấy.
GV ví sao em biết đó là tranh nói về trời nóng ?
GV ví sao em biết đó là tranh nói về trời rét ?
GV cho HS nhận xét . 
Vậy khi trời nóng ta phải ăn mặc như thế nào ?
Vậy khi trời rét ta phải ăn mặc như thế nào?
Em cảm thấy gì khi trời nóng và khi trời rét?
Củng cố - Dặn dò 
GV nhận xét tiết học 
Dặn HS chuẩn bị bài Thời tiết.
Xếp tranh ảnh mô tả cảnh trời nóng và cảnh trời rét 
 Vì các bạn đi học phải đội nón , và có bóng các bạn xuống sân .
Vì các bạn phải mặc thêm áo ấm ..
Quần áo thoáng mát , thấm mồ hôi , ra ngoài trời phải đội nón .
Phải đắp chăn mềm khi ngủ , ra ngoài trời phải mặc thêm áo ấm .
 Khi trời nóng ta cảm thấy nóng nực oi bức do đó ta nên uống nhiều nước , ăn nhiều rau ,quả, khi trời rét ta cảm thấy lạnh , ,bị cóng, cơ thể dễ bị cảm , nên ta phải mặc đồ phù hợp , ăn nhiều chất bột đường để cơ thể giữ ấm hơn.
Môn: Tự nhiên – Xã hội
Bài 34. THỜI TIẾT 
I/ Mục tiêu.
Học sinh biết:
Thời tiết luôn luôn thay đổi.
Sử dụng vố từ riêng của mình để nói về sự thay đổi của thời tiết.
Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khỏe.
II/ Đồ dùng dạy học.
Tranh vẽ phóng to bài 34 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học.
Giới thiệu: Hôm nay học bài THỜI TIẾT.
Hoạt động 1: Làm việc với tranh ảnh sưu tầm được.
Chia lớp thành 4 nhóm.
Cho học sinh xếp tranh và dán vào giấy.
Nhận xét.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp, Trả lời cầu hỏi.
Vì sao em biết ngày mai sẽ nắng (hoặc mưa, nóng, rét)?
Em mặc như thế nào lúc trời nóng? Khi trời rét?
Kết luận:
Chúng ta biết được thời tiết ngày mai sẽ như thế nào là do các bản ti dự báo thời tiết được phát thanh trên đài hoặc trên ti vi.
Phải ăn mặc phù hợp thời tiết để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.
Cho học sinh chơi trò chơi “Dự báo thời tiết”.
Xếp tranh ảnh mô tả hiện tượng thời tiết.
Dán các tranh vào tờ giấy khổ lớn để thể hiện thời tiết lôn thay đổi: lúc nắng, lúc mưa, lúc gió.
Đại diện nhóm trình bày.
Nhận xét, bổ sung.
Thảo luận
Trả lời câu hỏi.
Môn: Tự nhiên – Xã hội
ÔN TẬP
Môn: Tự nhiên – Xã hội
KIỂM TRA CUỐI NĂM

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_AN_TU_NHIEN_VA_XA_HOI_LOP_1_CA_NAM.doc